Môi trường tổ chức

Giải thích được khái niệm môi trường tổng quát và phác thảo được các yếu tố chính của nó

Phân biệt giữa khái niệm môi trường đặc thù và môi trường tổng quát, đồng thời mô tả được các yếu tố chính của môi trường đặc thù

Hiểu được hai quan điểm về mối quan hệ của môi trường và tổ chức

Giải thích sự thay đổi của môi trường tác động vào tổ chức như thế nào

Mô tả những phương thức mà tổ chức sử dụng để quản trị môi trường.

Hiểu được sự gắn kết quan trọng của môi trường tổ chức với phát triển bền vững.

Xác định sự cần thiết phải đổi mới

 

pptx32 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Môi trường tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨCMÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC- SỰ BỀN VỮNG & ĐỔI MỚIMục tiêuGiải thích được khái niệm môi trường tổng quát và phác thảo được các yếu tố chính của nóPhân biệt giữa khái niệm môi trường đặc thù và môi trường tổng quát, đồng thời mô tả được các yếu tố chính của môi trường đặc thùHiểu được hai quan điểm về mối quan hệ của môi trường và tổ chứcGiải thích sự thay đổi của môi trường tác động vào tổ chức như thế nàoMô tả những phương thức mà tổ chức sử dụng để quản trị môi trường.Hiểu được sự gắn kết quan trọng của môi trường tổ chức với phát triển bền vững.Xác định sự cần thiết phải đổi mớiNội dungMôi trường của tổ chức.Mối quan hệ tổ chức – môi trườngMôi trường và sự bền vữngMôi trường và đổi mớiI. Môi trường của tổ chứcMôi trường tổng quát Môi trường đặc thù (môi trường công việc)Khái niệmMôi trường tổ chức là tất cả các điều kiện ở bên ngoài tổ chức, có thể tác động và gây ra những ảnh hưởng đối với hoạt động và thực hiện mục tiêu của tổ chức.Môi trường tổ chức bao gồm hai loại:Môi trường tổng quátMôi trường đặc thù (môi trường nhiệm vụ) 1. Môi trường tổng quát (Môi trường vĩ mô) Môi trường tổng quát là toàn bộ các điều kiện bên ngoài của tổ chức và thiết lập bối cảnh cho việc ra quyết định quản trị. Môi trường tổng quát chứa đựng các lực tác động biến đổi năng động và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức. Tổ chức thường phải thích nghi với môi trường này.Chúng ta có thể phân loại các lực tác động này thành các loại như: các điều kiện kinh tế, điều kiện pháp luật – chính trị, điều kiện công nghệ, điều kiện văn hóa-xã hội và điều kiện môi trường tự nhiên Các điều kiện của môi trường tổng quát Các điều kiện kinh tếĐiều kiện pháp luật– chính trịCác điều kiện công nghệCác điều kiện văn hóa-xã hộiCác điều kiện môi trường tự nhiên 1. Môi trường tổng quát (Môi trường vĩ mô) Môi trường chính trị-luật phápLuật và các quy địnhHình thức kinh doanhXu hướng chính trịMôi trường tự nhiênCác giá trị “xanh”Nền tảng của chu kỳ tái sinhMôi trường xã hộiThành phần dân cưHệ thống giáo dụcGiá trị của sức khỏe/dinh dưỡngMôi trường công nghệCơ sở/Hệ thống công nghệ thông tinBăng tần và tốc độ đường truyền internetMôi trường kinh tếTăng trưởng kinh tếTỷ lệ thất nghiệpThu nhập có thể sử dụng 2. Môi trường đặc thù (Môi trường công việc) Yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến hoạt động của tổ chứcCác tổ chức có thể tác động và có những điều chỉnh nhất định đối với môi trường đạc thù Các đối tượng hữu quan của tổ chức (Organgatoinal Stakeholders) Các nhân tố tương tác của môi trường đặc thù được mô tả như là các đối tượng hữu quan-đó là những cá nhân, những nhóm và các tổ chức ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Các đối tượng hữu quan là các thành phần then chốt có những ảnh hưởng đến cách thức vận hành của một tổ chức, chúng có thể bị ảnh hưởng từ tổ chức và có thể ảnh hưởng vào tổ chức. Các đối tượng hữu quan quan trọng của hầu hết tổ chức bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, công ty cạnh tranh, các nhóm ủng hộ, các nhà đầu tư hay chủ sở hữu, và các nhân viên “xã hội nói chung” và “các thế hệ tương lai” cũng là một phần của sơ đồ đối tượng hữu quan, chúng liên qua đến sự đảm bảo sự bền vững và môi trường thiên nhiên”.Đối tượng hữu quan trong môi trường đặc thù II. MỐI QUAN HỆ TỔ CHỨC – MÔI TRƯỜNG Quan điểm tổ chức-môi trườngLợi thế cạnh tranh.Bắc trắc của môi trườngHiệu suất của tổ chứcQuản trị môi trường của tổ chức 1. Quan điểm tổ chức-môi trường Bao gồm hai loại:Quan điểm môi trường dân cư Quan điểm môi trường tài nguyên 1. Quan điểm tổ chức-môi trường Quan điểm môi trường-dân cư Nhấn mạnh tính lệ thuộc của tổ chức vào mức độ tập trung của dân số và những nhóm cộng đồng xã hội. Nghiên cứu những tác động của các nhân tố môi trường tạo ra cho tổ chức những nét đặc trưng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Theo quan điểm này, những tổ chức có tồn tại hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những điều kiện của môi trường xã hội và sự thích nghi của chúng-gọi là mô hình chọn lọc tự nhiên. Quan điểm này cho rằng những nhà quản trị có ít cơ hội tác động mang tính chủ động để kiểm soát được môi trường của tổ chức. 1. Quan điểm tổ chức-môi trường (2) Quan điểm môi trường tài nguyênCác tổ chức hoạt động cần có các nguồn tài nguyên, và phải chủ động kiểm soát môi trường của họ để giảm bớt sự phụ thuộc vào môi trường. Tổ chức không thể tạo ra tất cả nguồn lực cần thiết để vận hành, do đó, tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sẽ giúp tổ chức giải quyết vấn đề về thiếu hụt tài nguyên. Tổ chức phụ thuộc vào môi trường và giảm đi tính linh hoạt trong việc đưa ra quyết định và kiểm soát môi trường. Vì vậy, tổ chức cố gắng tạo sự độc lập với môi trường bằng cách chỉ kiểm soát những nguồn lực tài nguyên quan trọng và chủ động phát triển những nguồn tài nguyên thay thế. 2. Lợi thế cạnh tranh Mục tiêu cơ bản của quản trị mối quan hệ giữa tổ chức – môi trường là đạt lợi thế cạnh tranh.Lợi thế cạnh tranh có thể được theo đuổi bằng các cách thức sau:Lợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua chi phíLợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua chất lượngLợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua cung ứngLợi thế cạnh tranh có thể đạt được thông qua sự linh hoạt 3. Sự bất trắc của môi trường Sự bất trắc môi trường bao gồm hai khía cạnh: mức độ phức tạp và sự thay đổi. Mức độ phức tạp: Mức độ phức tạp thể hiện số lượng các yếu tố khác nhau trong môi trường hoạt động của tổ chức. Mức độ phức tạp thể hiện ở hai cấp độ: đơn giản và phức tạp.Sự thay đổi: thể hiện mức độ biến đổi của các yếu tố và giữa các yếu tố trong điều kiện môi trường của tổ chức và được phân thành hai loại: ổn định và năng động. Các khía cạnh bất trắc trong môi trường 4. Hiệu năng của tổ chức (effectiveness) Hiệu năng của tổ chức - tiêu chuẩn thể hiện kết quả hoạt động của tổ chức khi sử dụng các nguồn lực để đạt được sứ mệnh và mục tiêu.Các quan điểm hiệu năng của tổ chức:Tiếp cận mục tiêu: đạt các mục tiêu vận hành then chốt như lợi nhuận và thị phần.Tiếp cận hệ thống nguồn lực: thành công trong việc thu hút được các nguồn lực cần thiết từ môi trường của tổ chức.Tiếp cận quá trình nội bộ: sử dụng nguồn lực như thế nào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.Tiếp cận các thành phần chiến lược: tác động của tổ chức trên các đối tượng hữu quan then chốt và lợi ích của họ. 5.Các biện pháp quản trị môi trường 5.Các biện pháp quản trị môi trường Thích ứngDùng “đệm”, san bằng, dự đoán, phân phối hạn chế.Ảnh hưởng, kiểm soátQuảng cáo, thúc đẩy mối quan hệ với công chúng,mở rộng qui mô, tuyển dụng, các hợp đồng thương lượng, sự kết nạp, sự liên kết mang tính chiến lược,tham gia các tổ chức thương mại và thúc đẩy các hoạt động chính trị.Sự chuyển đổi lĩnh vựcThay đổi hoàn toàn các lĩnh vực hoặc đa dạng hóa một vài lĩnh vực III. MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC VÀ BỀN VỮNG Mục tiêu bền vữngPhát triển bền vữngQuản trị xanh & Bền vững con ngườiLợi nhuận thực = Doanh thu - chi phí hàng bán - chi phí xã hội (Indra Nooyi)Các hoạt động của tổ chức không được làm tăng thêm “chi phí cho xã hội”Mục tiêu bền vững gắn với “Chi phí xã hội” và thể hiện qua bộ ba tiêu chuẩn về trách nhiệm: 3P–(Profit, People, Planet), 3P với môi trường và sự bền vững được nhấn mạnh trong ISO 14001-một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu, chứng nhận các tổ chức thiết lập các mục tiêu môi trường, tác động đến môi trường của các hoạt động, sản phẩm, hay dịch vụ, và liên tục cải thiện kết quả môi trường. 1. Các mục tiêu bền vững 2.Phát triển bền vững Phát triển bền vững mô tả cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên môi trường để hỗ trợ xã hội hiện tại đồng thời duy trì và bảo vệ môi trường để tiếp tục sử dụng cho thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là “dạng phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không đánh đổi khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.Phát triển bền vững đề cập đến các vấn đề như vốn môi trường hay vốn thiên nhiên 3. Quản trị xanh & Bền vững con người Quản trị xanh: “Quản trị con người và tổ chức theo cách thể hiện rõ và đạt được quản lý có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên”, “Quản trị con người và tài nguyên thiên nhiên theo cách ưu tiên cao cho phát triển bền vững và nuôi dưỡng nguồn vốn môi trường.” Quản trị xanh được thể hiện qua: dự án xanh (green projects), sản phẩm xanh (green products), marketing xanh (green marketing). 3. Quản trị xanh & Bền vững con người 2. Bền vững con người (Human Sustainability) “Quan tâm về bền vững con người phải gắn kết được tầm quan trọng của nhân viên như là các đối tượng hữu quan với sự quan tâm của quản trị để thỏa mãn nghề nghiệp và chất lượng đời sống công việc cho nhân viên” (Pfeffer). IV. MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC Các loại đổi mớiQuá trình đổi mớiThương mại hóa đổi mớiĐặc điểm của tổ chức đổi mới 1. Các loại đổi mới tổ chức Đổi mới kinh doanh:Đổi mới sản phẩm dẫn đến việc tạo ra các hàng hóa, dịch vụ mới hay cải tiến;Đổi mới quá trình dẫn đến các phương thức thực hiện công việc tốt hơn; Đổi mới mô hình kinh doanh dẫn đến các phương thức hoạt động mới cho doanh nghiệp 1. Các loại đổi mới tổ chức (2) Đổi mới bền vững hay đổi mới xanh: kinh doanh tạo ra sản phẩm và các phương pháp sản xuất mới đề cập đến vấn đề bền vững hay giảm thiểu tiêu cực đối với môi trường thiên nhiên, hoặc cải thiện môi trường. 1. Các loại đổi mới tổ chức (3) Đổi mới kinh doanh xã hội: sử dụng các mô hình đổi mới kinh doanh và bối cảnh kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng như nghèo đói, thất học, thất nghiệp, vô gia cư. 2. Quá trình đổi mới 5 bước- “bánh xe đổi mới” (Gany Hamel) Bước 1: Tưởng tượngBước 2: Thiết kếBước 3: Thực nghiệmBước 4: Đánh giáBước 5: Tăng quy môMột trong các phát triển mới hơn trong quá trình đổi mới là đổi mới đảo chiều (reverse innovation) hay còn gọi là đổi mới ngược (trickle-up innovations). 3.Thương mại hóa đổi mới Quá trình thương mại hóa đổi mới 4.Các yếu tố tạo ra tổ chức đổi mới Các yếu tố tạo ra một tổ chức đổi mới với mức độ cao:Chiến lược và văn hóaCấu trúc tổ chứcHệ thống quản trị tri thức và thông tinNhân viên và quản trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptx_forum_ueh_edu_vn_bai_giang_quan_tri_hoc_thay_le_viet_hung_chu_1__0652.pptx