Thực vật có hoa có thể sinh sản bằng nhiều hình thức. Sự đa dạng về các hình thức sinh sản này giúp cho thực vật có hoa phân bố rộng rải và chiếm ưu thế trên môi trường đất liền. Trong sự sinh sản hữu tính, hạt phấn được gió hay động vật mang đi đến các bộ phận cái của hoa để được thụ tinh. Hợp tử được phát triển thành phôi và được bảo vệ trong hạt. Ngoài ra có nhiều thực vật có thể tự nhân giống lên mà không qua sự thụ phấn hay thụ tinh gọi là sự sinh sản vô tính.
28 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Môi trường lên men - Chương 7: Sự sinh sản ở thực vật có hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7SỰ SINH SẢN Ở THỰC VẬT CÓ HOAThực vật có hoa có thể sinh sản bằng nhiều hình thức. Sự đa dạng về các hình thức sinh sản này giúp cho thực vật có hoa phân bố rộng rải và chiếm ưu thế trên môi trường đất liền. Trong sự sinh sản hữu tính, hạt phấn được gió hay động vật mang đi đến các bộ phận cái của hoa để được thụ tinh. Hợp tử được phát triển thành phôi và được bảo vệ trong hạt. Ngoài ra có nhiều thực vật có thể tự nhân giống lên mà không qua sự thụ phấn hay thụ tinh gọi là sự sinh sản vô tính. I. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNH1. Sự sinh sản vô tính trong tự nhiênSinh sản vô tính là một hình thức sinh sản mà trong đó thế hệ con cháu xuất xứ từ một cá thể cha mẹ duy nhất do sự nguyên phân của tế bào, không có sự phối hợp giao tử; do đó con cháu đồng nhất về kiểu di truyền. Nhiều cây có thể được nhân giống vô tính từ một phần của cây cha mẹ. Hình thức sinh sản vô tính này thường được gọi là sinh sản dinh dưỡng. Ở cây Sống đời (Kalanchoe), cây con nẩy chồi dọc theo bìa lá, những cây này khi chạm đất sẽ mọc thành cây mới rời rạc. Đôi khi từ một hệ thống rễ bất định của cây mọc ra nhiều rễ bất định và sau đó trở thành hệ thống rễ riêng biệt cho từng cây. Một kiểu sinh sản vô tính khác như ở cây Taraxacum họ Cúc và các loài cỏ tạo ra hạt mà không cần có sự thụ tinh, các tế bào lưỡng bội trong noãn phát triển theo kiểu trinh sản thành phôi. Ở các loài thuộc giống Citrus (Cam, Chanh...), những tế bào kế cận phôi phân cắt tạo ra phôi dinh dưỡng (phôi soma) và phát triển thành hạt. Sự sinh sản theo kiểu này được gọi là sự tiếp hợp vô tính. I. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNHI. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNH2. Ứng dụng sự sinh sản dinh dưỡng của thực vật trong trồng trọt* Giâm cành* Chiết cành * Ghép cành I. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNH* Ghép cànhI. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNHI. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNH* Chiết cànhI. SỰ SINH SẢN VÔ TÍNH* Cây trong ống nghiệm Là một trong các kỹ thuật mới của ngành thực vật học và công nghệ di truyền, ứng dụng sự sinh sản dinh dưỡng của thực vật. Người ta có thể nuôi cấy tạo ra một cây hoàn chỉnh từ một phần nhỏ của một cây; từ một mảnh mô hay từ một tế bào. Trong môi trường nhân tạo với các dưỡng chất và hormon, các tế bào phân cắt tạo ra mô sẹo, từ mô sẹo được nuôi tiếp tục với các hóa chất và các chất kích thích tăng trưởng, mô sẹo sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh. Nhiều loài cây được nhân giống theo kiểu này có thể được trồng và tăng trưởng tốt ngoài đồngCác bước căn bản của nuôi cấy mô thực vậtII. SỰ SINH SẢN HỮU TÍNHSự xen giai đoạn ở thực vật hạt kín Tổ chức của cơ quan sinh sản2. Quang kỳ và sự trổ hoaDựa vào ảnh hưởng của quang kỳ, thực vật ra làm ba nhóm: + Cây ngày ngắn: cây chỉ trổ hoa trong điều kiện ngày ngắn, thường là các cây trổ hoa vào mùa xuân và mùa thu như các cây Đậu xanh (Vigna aureus), Trạng nguyên (Poinsettia pulcherrima ), Thược dược (Dahlia pinnata), Cải bắp (Brassica vulgaris), Thuốc lá(Nicotiana tabacum) đột biến nêu trên ... + Cây ngày dài: thường là các cây trổ hoa vào mùa hè như Hành (Allium cepa), Cà rốt (Dacus carota), Thuốc lá(Nicotiana tabacum), Củ cải đường (Beta vulgaris)... + Cây trung tính: không bị ảnh hưởng, trổ hoa dù ngày dài hay ngắn như cây Húng quế (Ocimum basilicum), Hướng dương (Helianthus annuus), Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus), Cà chua (Lycopersicum esculentum)... So sánh cây ngày dài và cây ngày ngắn Thí nghiệm của Chailakian Cấu trúc Phytochrome 3. Sự phát sinh giao tửSự hình thành giao tử đực Sự hình thành giao trử cái 4. Sự thụ phấn và sự thụ tinhSự phát triển của phôi Cấu tạo của hạt. (A) Hạt đậu, (B) Hạt bắp Sự liên quan giữa hoa và trái III. SỰ PHÁT TÁN CỦA HẠT Trái có lông phát tán nhờ gió.(A) Họ Cúc, (B) Họ Thiên lý
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_7_su_sinh_san_o_thu_vat_bac_cao_2916 (4).ppt