Môi trường đô thị - Chương V: Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam

Phân loại vũng vịnh – Loại hình học vũng vịnh (Typology) - có một ý nghiã quan

trọng vềkhoa học cũng nhưthực tiễn. Vềmặt khoa học, giải quyết vấn đềnày, sẽcho ta

hiểu biết, đánh giá được sâu sắc hơn bản chất của các loại hình thuỷvực này, tránh được

sự đánh giá theo cảm quan, hình thức, chỉdựa trên các đặc điểm bềngoài, dễnhận biết,

mà chưa thấy được những đặc điểm bản chất hơn, có ý nghĩa quan trọng đối với sựtồn

tại, phát triển tiến hoá, diễn biến theo thời gian, không gian của mỗi loại hình thuỷvực.

Việc phân loại vũng vịnh, sắp xếp thành hệthống dựa trên các tiêu chuẩn loại hình học

cũng sẽchuẩn xác hơn, phản ánh đúng bản chất tựnhiên hơn, giảm bớt tính chủquan,

nhân tạo, trong việc phân loại. Vềmặt thực tiễn, việc phân loại thuỷvực theo tiêu chuẩn

loại hình học cũng sẽgiúp ta có cơsở đểxác định đúng đắn hơn phương hướng sử

dụng, khai thác tài nguyên, môi trường mỗi loại hình vũng vịnh, phù hợp với bản chất

và xu thếphát triển của chúng, bảo đảm phát triển bền vững. Mặt khác, phân loại vũng

vịnh theo các tiêu chuẩn loại hình học cũng sẽgóp phần dựbáo các diễn biến sinh thái

qua từng giai đoạn đểdựkiến những giải pháp cải tạo, chỉnh sửa, các quá trình vận

động vật chất, năng lượng bất lợi cho sựtồn tại, phát triển của thuỷvực, do tác động của

các nhân tốthiên nhiên hoặc do hoạt động của con người, đểtránh những tổn thất có thể

xảy ra trong quá trình khai thác, sửdụng thuỷvực.

pdf148 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Môi trường đô thị - Chương V: Phân loại và phân vùng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương hướng khai thác, sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 249 Khu vực Tầng nước Mùa mưa (Tháng 10) Mùa khô (Tháng 4) Trung bình Mặt 14 15 14 Cửa sông Đáy 7 7 7 Mặt 3 9 6 Bắc vịnh Đáy 4 8 6 Mặt 6 10 8 Nam vịnh Đáy 7 8 8 Mặt 6 10 8 Toàn vịnh Đáy 5 8 7 • Các vật chất hữu cơ tiêu hao oxy Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước bởi các hợp chất hữu cơ tiêu hao oxy, đã sử dụng hệ số tai biến đối với nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản của các thông số DO, BOD và COD đã khảo sát trong vùng vũng Chân Mây. Kết quả tính RQts được trình bày trong (bảng 6.32). Hình 6.11. Mô phỏng BOD khu vực vũng Chân Mây Bảng 6.32. Hệ số tai biến đối với nước nuôi trồng thuỷ sản (RQts) của DO, Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 250 BOD5 và COD trong nước vịnh Chân Mây RQts Cửa sông Ngoài khơi Toàn vịnh Thông số M. mưa M. khô Tr.Bình M. mưa M. khô Tr.Bình M. mưa M. khô Tr.Bình DO 0,740 0,722 0,731 0,767 0,749 0,758 0,753 0,735 0,744 BOD5 0,372 0,077 0,224 0,295 0,075 0,185 0,334 0,076 0,205 COD 0,294 0,072 0,183 0,170 0,075 0,123 0,232 0,074 0,153 Tr. Bình 0,296 0,290 0,380 0,411 0,297 0,355 0,440 0,295 0,367 RQts trung bình trong nước vũng Chân Mây khá thấp, mặc dù có sự tăng cao trong cửa sông so với khu vực ngoài cửa vịnh, nhưng ngay trong mùa mưa, nước khu vực cửa sông vẫn có hệ số RQts nhỏ hơn giới hạn ảnh hưởng đến sinh vật (0,75) 1,8 lần. Như vậy nước vũng Chân Mây hiện nay chưa bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ tiêu hao oxy. Hình 6.12. Mô phỏng COD khu vực vũng Chân Mây Chương VI. Phương hướng khai thác, sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 251 Hình 6.13. Mô phỏng DO khu vực vũng Chân Mây Hình 6.14. Mô phỏng tràn dầu khu vực vũng Chân Mây Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 252 3.1.3. Đặc trưng đa dạng sinh học a) Đặc trưng khu hệ động thực vât Thực vật phù du Đã phát hiện được trong hệ thực vật phù du (TVPD) có 194 loài, 60 chi thuộc 3 ngành. Trong đó ngành tảo silic Bacillariophita chiếm ưu thế có 140 loài, 39 chi (chiếm 72.2% tổng số loài TVPD được phát hiện). Tiếp sau là ngành tảo giáp Pyrophyta có 53 loài, 22 chi (27.3%), ít nhất là ngành tảo lam Cyanophyta chỉ gặp 1 loài, 1 chi (0.5%) (bảng 6.33). Bảng 6.33. Thành phần % của các ngành tảo phù du ở phá Tam Giang - Cầu Hai và cảng Chân Mây Khu vực Ngành TVPD Tam Giang - Cầu Hai Cảng Chân Mây Bacillariophyta 66,66 68,6 72,2 Pyrrophyta 10,73 3,2 27,3 Cyanophyta 7,34 4,5 0,50 Chlodophyta 14,12 16,0 0 Crysophyta 1,75 1,3 0 Euglenophyta 0 6,4 0 Bước đầu đã phát hiện khoảng 23 loài vi tảo có khả năng gây hại thuộc 10 chi có mặt ở vùng nghiên cứu, trong đó có 1 loài thuộc tảo silic, còn lại là các loài tảo giáp. Theo các dẫn liệu hiện có đây là các loài vi tảo có hại đối với nguồn lợi sinh vật biển, thậm chí cả sức khoẻ con người. Trong số các loài vi tảo gây hại phân bố ở vùng nghiên cứu có 14 loài sống phù du, số còn lại sống đáy hoặc bám đáy điển hình. Về mặt cấu trúc, khu hệ TVPD cảng Chân Mây bao gồm 3 nhóm sinh thái: Nhóm loài phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ biển ấm, nhóm loài phân bố ở biển khơi nhiệt đới và á nhiệt đới và nhóm loài phân bố rộng khắp thế giới. Rong và cỏ biển Qua kết quả khảo sát đã thu được 103 loài rong biển, thuộc 4 ngành. Trong đó ngành rong đỏ Rhodophyta phát hiện được 54 loài (chiếm 52,4% tổng số loài), ngành rong nâu Phaeophyta: 32 loài (31% ), ngành rong lục Chlorophyta 13 loài (12,6%) và ngành rong lam Cyanophyta 4 loài (4%). Phân bố của rong biển khu vực Chân Mây có liên quan chặt chẽ với chất đáy. Đã phát hiện được rong biển ở Bãi Cả, Bãi Chuối (40 loài); điểm Chân Mây Đông (11 loài) và cửa Tư Hiền (12 loài), nền đáy ở những điểm này là đá hoặc các chất rắn lẫn vỏ sinh vật. Về cỏ biển đã phát hiện được 7 loài thuộc 5 chi, 3 họ, trong đó 2 họ thuỷ thảo Hydrocharitaceae và họ kiệu Cymodoceae đều có 3 loài, Họ cỏ lươn Zosteraceae chỉ có 1 loài. Các loài phổ biến là Halophila beccarii, Thalassia hemprichii, Ruppia maritima. Cỏ biển ở khu vực Chân Mây phân bố chủ yếu ở hai bên bờ đông, đông bắc và tây, tây nam đầm Lăng Cô. Ở bờ phía đông, đông bắc loài Thalassia hemprichii mọc thuần chủng, độ phủ 60 - 70%. Chương VI. Phương hướng khai thác, sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 253 Thực vật ngập mặn (TVNM) Cho đến nay đã thống kê được 25 loài, 22 chi thuộc 21 họ, trong đó họ nhiều nhất có 3 loài, 18 họ chỉ có 1 loài. Phân bố TVNM trong toàn vùng khảo sát tập trung ở đầm Lăng Cô và khu vực Cảnh Dương. Trong đầm Lăng Cô có 22 loài, sống tập trung trên dải hẹp khoảng 4 - 5 ha ở cửa sông Hói Mít và Hói Dừa. Ở khu vực Cảnh Dương có 14 loài phân bố tập trung trên dải hẹp khoảng 4 - 5 ha trong sông Bu Lu. Do đặc trưng về địa hình (bãi biển hẹp, sông ngắn và dốc) nên TVNM ở khu vực Chân Mây không tạo thành rừng và phân đới rõ rệt như những vùng cửa sông khác ở phía bắc và nam Việt Nam. Động vật phù du Cho đến nay đã thống kê được 74 loài động vật phù du thuộc 46 giống, 37 họ, 10 bộ, 6 lớp, 6 ngành và 17 nhóm thuộc ấu trùng tôm, cua, thân mềm, da gai, san hô và giáp xác đáy. Trong đó ngành động vật chân khớp Arthropoda có 67 loài. Trong ngành động vật chân khớp, lớp phụ chân mái chèo Copepoda là thành phần chủ yếu trong khu hệ ĐVPD ở khu vực cảng Chân Mây. Dựa vào đặc tính sinh thái, có thể thấy, thành phần ĐVPD ở đây bao gồm 4 nhóm loài: Nhóm loài nước mặn biển khơi; nhóm loài ven bờ; nhóm loài phân bố rộng và nhóm loài nước lợ. Về phân bố số lượng cá thể (mật độ) có xu hướng chung là giảm dần mật độ từ ngoài biển vào, xu thế phân bố thẳng đứng cũng giống như TVPD: nói chung, tầng đáy cao hơn tầng mặt. Điều đáng chú ý là, tại vũng Chân Mây, trong khi thành phần ĐVPD thấp nhất trong toàn khu vực khảo sát (6 loài và 750 cá thể/m3) thì số lượng của nhóm loài thuộc giống Cyclopoda chiếm tới 60%. Động vật đáy Kết quả khảo sát chỉ tính riêng 6 ngành giun đốt, thân mềm, chân đốt, da gai, tay cuốn và xoang tràng đã phát hiện 161 loài, 124 giống, 71 họ và 12 lớp, trong đó lớp giáp xác có số loài phong phú nhất - 60 loài, chiếm 37,5%, Thân mềm 53 loài – 33,13%, giun đốt 33 loài – 20,63%, tiếp đến ngành da gai 12 loài – 7,5%, 2 ngành còn lại đều chỉ có 1 loài, chiếm 0,63% Đặc điểm địa lý tự nhiên vùng Chân Mây tuy không rộng nhưng bao gồm nhiều hệ sinh thái (san hô, bãi triều cửa sông, TVNM, đầm phá, cỏ biển...) nên nguồn gen ĐVĐ tương đối phong phú và tính đa dạng sinh học cao: Mỗi hệ sinh thái có quần xã ĐVĐ riêng và những loài đặc trưng khác nhau. Ví dụ hệ sinh thái (HST) rừng ngập mặn và cỏ biển có các loài tôm he (Panaeus và Metapenaeus) các loài cua họ (Grapsidae), loài ghẹ Thalamita crenata và các loài thâm mềm điển hình như: Terebralia sulcata, Batilaria zonalis, Ostrea cucullata...) HST san hô có bào ngư (Haliotis ovina) ốc nón (Trochus maculatus), ốc bảo bối (Cyprea walkeri), trai ngọc (Pteria spp.), tôm hùm (Panulirus penicillatus),... HST vùng triều đáy mềm có loài cua ma (Ocypoda crotophthalma) trên triều cát và ốc Cerithidea cingulata, Cerithum tenifilorum, Metapenaeus ensis ... trên bãi cát bùn có TVNM. Có thể xem đây là những sinh vật chỉ thị của các hệ sinh thái tiêu biểu trong vùng biển Chân Mây. San hô Tổng kết các kết quả nghiên cứu san hô từ trước tới nay chúng tôi đã thống kê được tổng số 144 loài thuộc 63 giống, 21 họ. Trong thành phần của lớp san hô (Anthozoa), bộ Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 254 san hô cứng Scleractinia chiếm tỷ lệ cao nhất có 14 họ với 49 giống, 129 loài, chiếm 66,7% tổng số họ 77,8 tổng số giống và 89,6% tổng số loài. Bộ san hô sừng Gorgonacea có 9 loài, 6 giống và bộ san hô mềm Alcyonacea có 5 loài, 4 giống. Ngoài ra, còn phát hiện có 1 loài san hô giả (còn gọi là thuỷ tức san hô Milleppora). Loài thuỷ tức san hô này thuộc lớp thuỷ tức Hydrozoa nhưng thường có hình thái giống với san hô cành, cũng có vai trò tạo rạn như san hô. Trong 63 giống san hô đã biết, giống Acropora có số loài nhiều nhất 20 loài, tiếp đó là giống Montiopora có 6 loài, hai giống Favia và Gonipora đều có 5 loài, 31 giống còn lại có số loài dưới 5. So với tổng số loài đã biết trong vịnh Bắc Bộ (165 loài, 50 giống) thì số loài ở vùng biển Chân Mây chiếm khoảng 50% và số giống bằng 70%. Qua đó cho thấy, khu hệ san hô vùng biển này tuy diện tích nhỏ nhưng tính đa dạng cao. Về phân bố, qua kết quả phân tích thành phần loài cho thấy, ở bộ san hô cứng, nhìn chung số lượng loài đáng kể nhất là rạn san hô Bãi Chuối. Điều đáng lưu ý nhất là tại đây thu được mẫu của 3 loài thuộc giống Pocillipora và loài Millepora platyphylla rất ít khi gặp ở vịnh Bắc Bộ. Cũng tại đây gặp loài Tubastrea micrantha lần đầu tiên phát hiện thấy ở vịnh Bắc Bộ. Đây là những loài có ý nghĩa khoa học quan trọng, chỉ thị cho các loài nhiệt đới điển hình. Ngoài ra các loài này còn có màu sắc và hình thù đẹp, góp phần tô điểm cho rạn san hô. Về mặt cấu trúc rạn, tại bãi Chuối còn thể hiện sự đa dạng cao về habitat trên rạn do có kiểu hình các tập đoàn đa dạng, đặc biệt xuất hiện nhóm Acropora có dạng tán phẳng (table form) tạo cho đáy biển cấu trúc tầng. Các loài san hô sừng và san hô mềm thường xen kẽ với san hô cứng tạo thành đám rậm rạp (san hô sừng) ở chân rạn. Cá Cho đến nay đã thống kê dược 201 loài, 121 giống, 62 họ, 16 bộ. Số lượng họ và loài trong các bộ như (bảng 6.34). Bảng 6.34. Các bộ, họ và loài cá khu vực Chân Mây- Cầu Hai STT Tên loài Số họ Số loài 1 Bộ cá trích Clupeiformes 2 12 2 Bộ cá đèn lồng Myctophiformes 1 3 3 Bộ cá còm Osteoglossiformes 1 1 4 Bộ cá chình Anguilliformes 6 13 5 Bộ cá chép Cypriniformes 1 11 6 Bộ cá nheo Siluriformes 4 6 7 Bộ cá suốt Atheriniformes 1 1 8 Bộ cá kìm Beloniformes 2 7 9 Bộ cá tráp mắt vàng Beryciformes 1 1 10 Bộ cá gai Gasterosteiformes 2 3 11 Bộ cá đối Mugiliformes 2 14 12 Bộ cá mang liền Symbranchiformes 1 1 13 Bộ cá vược Perciformes 30 115 14 Bộ cá mù làn Scorpaeniformes 2 5 15 Bộ cá bơn Pleuronectiformes 2 5 16 Bộ cá nóc Tetraodontiformes 4 9 Chương VI. Phương hướng khai thác, sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 255 Dẫn liệu bảng trên cho thấy, thành phần cá khu vực Chân Mây khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, số lượng giống, loài nhiều nhưng mật độ cá thể trong mỗi loài không lớn nên giá trị khai thác của mỗi loài thấp, không loài nào chiếm tỉ lệ tuyệt đối trong sản lượng của nghề lưới kéo đáy. Đó cũng là đặc tính chung của cá vùng biển nông nhiệt đới. Về cấu trúc, khu hệ cá khu vực cảng Chân Mây được hình thành bởi hai nhóm cơ bản: Nhóm cá nước ngọt có 19 loài (9,2 % tổng số loài); nhóm cá biển (mặn-lợ), có 188 loài (90,8 %). Về phân bố, cá là động vật bơi lội có phạm vi phân bố rộng. Hơn nữa cá vùng biển nông nhiệt đới lại có khả năng thích nghi với biên độ giao động của nhiệt độ và độ muối tương đối lớn. Vì vậy việc phân tích và đánh giá về sự phân bố của cá trong một vùng biển hẹp như khu vực cảng Chân Mây là điều rất khó chính xác. b) Các hệ sinh thái đặc trưng trong khu vực Khu vực nghiên cứu trải rộng từ trên rừng xuống biển nên tồn tại nhiều kiểu HST khác nhau. Để xác định các kiểu HST trên đã dùng các đặc trưng cơ bản về nhóm loài sinh vật chiếm ưu thế, đặc điểm của địa hình, địa mạo và trầm tích đáy. Đối với khu vực vũng Chân Mây, đã xác định được các kiểu HST sau: Các hệ sinh thái trên cạn Khu vực cảng Chân Mây nằm ở phía nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Về mặt khí hậu, đây là vùng nối tiếp giữa hai miền khí hậu: miền bắc và miền nam (vùng Bình- Trị Thiên, trong đó có cảng Chân Mây). Vùng có tổng bức xạ năm lớn 120-140 kcal/cm2, có 1800- 2000 giờ nắng/năm, tổng nhiệt độ 8100-8200 0C, vượt nhiều so với đồng bằng trung du sông Hồng. Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết bất lợi, áp thấp nhiệt đới, bão lũ lụt... Trung bình hàng năm có 4-5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều trận lụt lớn xảy ra. Tuy vậy, với vị trí đặc biệt của vùng lãnh thổ nên vùng nam Thừa Thiên - Huế là vùng chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng trong các HST khác nhau, là vùng có sự giao lưu giữa hai luồng sinh vật Bắc và Nam (Đặng Huy Huỳnh - 1991). Căn cứ vào vùng cảnh quan có thể thấy 3 HST chính đóng vai trò quan trọng nhất đối với đời sống kinh tế-xã hội cộng đồng là hệ sinh thái rừng núi, hệ sinh thái đồng bằng nông nghiệp và HST vùng cát ven biển. • Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới Trong phạm vi nghiên cứu, Vườn quốc gia Bạch Mã là HST rừng mưa nhiệt đới tiêu biểu của vùng. Dãy Bạch Mã - Hải Vân là một nhánh của dãy Trường Sơn ăn ra biển, có sự đa dạng cao về loài động thực vật và có nhiều loài quí hiếm. Chỉ trong phạm vi Vườn quốc gia với diện tích 22.031 ha đã thống kê được 501 loài thực vật bậc cao thuộc 251 chi, 124 họ, 9 bộ. Đặc biệt có nhiều loài đặc hữu chỉ gặp ở Vườn quốc gia Bạch Mã như dầu bọt tím (Dipterocarpus grandiflorus), dầu bọt đỏ (D. .basselltis), lan kim thấp lá tán to,... Ngoài các loài đặc hữu, nơi đây còn thể hiện là nơi hội nhập của hai luồng thực vật Bắc-Nam. Một số loài của phía bắc chỉ xuống đến dãy Bạch Mã như gụ lai, lim vàng tâm, chay lá bồ đề (Artocarpus styrycafolius) trong khi đó có một số loài phương nam cũng chỉ đến Bạch Mã như kiền kiền, chò đen, cẩm lai... Về tài nguyên động vật, Vườn quốc gia Bạch Mã đã thống kê được 55 loài thú thuộc 23 họ, 9 bộ; 150 loài chim thuộc 37 họ, 14 bộ. Nét nổi bật là tài nguyên động vật Bạch Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 256 Mã cũng như cả vùng Thừa Thiên - Huế mang yếu tố đặc hữu trội so với các nơi khác, ví dụ gà lôi lam màu đen (Lophura imperialis), gà lôi lam màu trắng (L. edwardsi), trĩ sao (Rheinareditia ocelata), gà lôi hồng tía (Lophura diardii). Theo các nhà nghiên cứu chim quốc tế thì Bạch Mã có thể coi là trung tâm phát tán các loài trĩ, gà lôi ở vùng Đông Nam Á. Bên cạnh các loài chim quí hiếm, ở đây còn gặp một số loài thú quý hiếm như: Voọc ngũ sắc (Pygathrix nemaeus), vượn (Hylobates concolor), hổ (Pantheria tigris), gấu ngựa (Henarotos thibetanus), chó sói (Cuon alpilus), báo hoa mai (Panthera pardus), voi (Elephas maximus). Trong số các loài đã biết có đến 25 loài thú và 7 loài chim thuộc diện quý hiếm không những đối với nước ta mà còn cả thế giới. Đó là nguồn gen vô cùng quý giá cần được bảo vệ. Chính nguồn tài nguyên rừng và các dạng tài nguyên sinh vật đặc hữu luôn luôn giữ vai trò đặc hữu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp nguyên liệu cho các ngành nông - lâm và du lịch phục vụ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế văn hoá ở địa phương. • Hệ sinh thái đồng bằng cát Về sinh thái học, huyện Phú Lộc có đặc điểm của vùng savan, phần lớn bị hoang hoá. Quá trình hình thành đất savan là kết quả tác động của nhiều yếu tố: địa hình, đá mẹ, khí hậu động thực vật và tác động của con người. Sự hình thành đất cát ven biển thì tác động của biển đóng vai trò chủ đạo được xảy ra trong thời kỳ Đệ tứ đến nay. Đặc trưng thổ nhưỡng là loại vỏ phong hoá silic và đất cát phù sa bồi tụ. Đất có phẫu diện đặc trưng gồm 3 tầng: Tầng canh tác, tầng vàng nâu và tầng xanh lơ. Nhìn chung là loại đất kém dinh dưỡng, thành phần cơ giới là cát rời. Thảm thực vật chủ yếu là cây tràm, ngoài ra còn cây chổi sể, tranh hương, nắp ấm, bắt mồi, mua... • Hệ sinh vật vùng cát ven biển Đây là HST có đặc điểm là loại đất cát quá nghèo, thành phần cơ giới nhẹ, sét có tỷ lệ từ 10 - 15%, dưới lớp cát có kết vón hoặc có nơi có than bùn, xác thực vật chết màu đen - yếm khí - làm cây không phát triển được. Thực vật vùng này chủ yếu gồm các cây chịu hạn, mọc trên đất khô cằn, trên đất phèn mặn, có nhiều thảm cây khác nhau. Cây phổ biến nhất là phi lao trồng thành rừng, xen với xương rồng, dứa dại, dứa sợi, rau muống biển, cỏ lông chông, dứa mối, sú, vẹt, nắp ấm,... Tất cả các cây này đều chỉ thị cho vùng đất cát nghèo kiệt ven biển. Cây trồng chủ yếu có ngô, khoai, sắn, lạc, vừng, đào lộn hột..., giới động vật có nhóm thằn lằn, nhông cát. • Hệ sinh thái sông - suối Trong khu vực nghiên cứu có một số sông, suối đổ vào đầm Cầu Hai (Đại Giang, sông Truồi), sông Bu Lu và sông Chu Mới đổ vào vũng Chân Mây, sông - suối Hói Mít, Hói Can và Hói Dừa đổ vào đầm Lăng Cô. Các sông suối này thường ngắn, dốc, đặc biệt là phần thượng lưu, phần hạ lưu chảy qua đồng bằng thường cạn vào mùa khô nhưng vào mùa mưa lại thoát lũ không kịp cho khu vực nên thường xảy ra lũ - lụt. Khu hệ động thực vật của HST sông - suối vùng Chân Mây còn ít được nghiên cứu. Đáng chú ý là nhóm cá nước ngọt có số loài và số lượng cá thể không nhiều nhưng thường xuất hiện trong đầm vào mùa mưa lũ (tháng 9-12) và đặc biệt khi cửa Tư Hiền bị lấp đầy, nước trong đầm bị ngọt hoá nhanh chóng. Khi đó các loài thuộc bộ cá chép, bộ cá nheo phát triển mạnh. Đặc biệt loài cá dầy Cyprinus centralus trong thời gian đó có số lượng rất nhiều, là thành phần chính của cá khai thác. Chương VI. Phương hướng khai thác, sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 257 Ngoài ra cần phải kể đến một số loài cá di cư như giống cá mòi Clupanodon, cá lẹp Thrisa di cư từ biển vào sông đẻ trứng hay di cư từ sông ra biển đẻ trứng như giống cá chình Anguina. Trong quá trình sinh sản chúng có thể lưu lại trong đầm vỗ béo trước hoặc sau khi đẻ trứng. Hệ sinh thái biển Các HST biển trong khu vực rất đa dạng, tuy nhiên, do diện tích khu vực tương đối nhỏ nên quy mô của một số kiểu HST biển không đáng kể, vai trò và giá trị kinh tế của chúng không lớn. Vì vậy, trong khi nghiên cứu, một số chỉ tiêu của các HST không được quan tâm tới. Sau đây sẽ kiểm kê các kiểu HST trong khu vực và các đặc điểm cơ bản của chúng. • Hệ sinh thái rừng ngập mặn (Mangrove) Rừng ngập mặn (RNM) là loại hệ sinh thái đặc thù của vùng ven biển nhiệt đới, có giá trị to lớn về sinh thái môi trường. Trong khu vực nghiên cứu, RNM có diện tích nhỏ, phân bố ở hai nơi là đầm Lăng Cô và khu Cảnh Dương. Tại Lăng Cô, rừng có diện tích khoảng 5 ha tập trung chủ yếu ở bờ phía tây gần cửa sông Hói Dừa, Hói Mít và Hói Cau. Ở khu vực này đã phát hiện tổng số 22 loài, trong đó chủ yếu là cây mắm (Avicennia lanata, A. maria) chiếm tới 50% tổng độ phủ của RNM, sau đó tới các loài giá, sú, cóc kèn, na dại, ... RNM ở khu vực Cảnh Dương là một dải đất hẹp khoảng 4,5 ha nằm ở cửa sông Bu Lu, nơi có tích tụ phù sa. Thảm cây ở đây có thành phần nghèo hơn, chủ yếu là đước đôi, sau đó tới vẹt, mắm, bần chua, v.v. cây ở đây có kích thước khá lớn, ví dụ, đước đôi cao 3m, hoặc mắm cũng cao tới 2,5 - 3m. Về quần xã sinh vật trong HST RNM còn ít được nghiên cứu, đáng chú ý hơn cả có vẹm xanh (Mytilus viridis) và hàu muỗng (Crassostrea lugubris) có giá trị kinh tế hơn cả, được khai thác và nuôi trồng ở Lăng Cô. Ngoài ra có thể gặp các cá thể tôm rảo, cua bơi, và một số loài ốc. • Hệ sinh thái bãi triều cát - doi cát. Đây là một kiểu HST phổ biến trong khu vực, kéo dài hầu như suốt vùng biển nghiên cứu. Tuy nhiên, thành phần loài quần xã sinh vật nghèo nàn, vùng cao và trung triều chỉ có một số loài giáp xác như còng gió, cua ma (Ocypoda ceratophthalma), và các loài tôm sống nhờ (Clibanarius sp), về thân mềm có một số loài thuộc họ Veneridae sống trên vùng thấp triều là có giá trị kinh tế hơn cả. • Hệ sinh thái bãi triều rạn đá Kiểu hệ sinh thái này phân bố trên các mũi nhô, chân các ngọn núi sát biển ở Chân Mây Tây, Chân Mây Đông, chân núi Tròn, chân núi Hải Vân. Nền đáy của HST này là đá gốc với những kích cỡ khác nhau, đôi chỗ là những vách đá liền với nhau thành một khối. Thành phần loài của khu hệ sinh vật khá phong phú. Trong đó có rong biển (tới 40 loài), sinh vật đáy phong phú (khoảng 50 loài) do có nhiều hang hốc là nơi cư trú và trốn tránh kẻ thù. Trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế đối với ngư dân địa phương như ốc, trai biển, cua, ... • Hệ sinh thái rạn đá - san hô Các rạn đá - san hô là loại sinh cảnh đặc thù của vùng biển nông nhiệt đới, chỉ thị cho nơi có nước trong sạch, độ muối luôn luôn cao, đáy đá. HST rạn san hô thuộc loại HST có năng suất sinh học và tính đa dạng cao nhất trong biển, có ý nghĩa to lớn về kinh tế, nghề Trần Đức Thạnh (chủ biên), Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Công Thung, Đặng Ngọc Thanh 258 cá và du lịch sinh thái với đời sống nhân dân ven biển. Về mặt kinh tế rạn san hô thường cung cấp cho con người nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, độc đáo như tôm hùm, bào ngư, hải sâm, v.v., và nhiều loại thuốc chữa bệnh (từ rong trên rạn san hô, nhóm xoang tràng, cá có độc, v. v.). Về sinh thái học rạn san hô cung cấp nơi ở cho nhiều loài động thực vật (có khoảng 3.000 loài là thành viên của quần xã rạn) rạn san hô là nơi ấp trứng và ấu trùng của các loài hải sản ven bờ. Do có tảo cộng sinh và chính các loài san hô đã tạo ra các sản phẩm sơ cấp, là khởi đầu của chuỗi thức ăn trong HST, đồng thời còn cung cấp thức ăn cho cả sinh vật ngoài rạn san hô. Ngoài ra, rạn san hô còn có tiềm năng du lịch to lớn, có ý nghĩa trong việc xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên biển. Trong khu vực nghiên cứu, rạn san hô có ở vũng Chân Mây (mũi Chân Mây Đông), ven bờ Hải Vân và hòn Sơn Trà thuộc loại rạn tốt, có độ phủ cao và thành phần loài phong phú. Ngoài san hô, thành phần quần xã sống trên rạn cũng phong phú hơn các khu vực ngoài rạn, đặc biệt có các loài quý hiếm: tôm hùm (trên các rạn đều gặp), cá, bào ngư (trên rạn Bãi Chuối, Bãi Cả), ốc nón, bàn mai, trai ngọc, hải sâm... Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các rạn san hô trong khu vực này có vai trò to lớn trong việc cung cấp thức ăn, lưu giữ giống cho cả vùng. Trong tương lai có thể quy hoạch xây dựng các rạn thuộc hòn Sơn Trà và Hải Vân thành một khu bảo tồn thiên nhiên biển. • Hệ sinh thái rong - cỏ biển Hệ sinh thái rong - cỏ biển là loại HST giàu tiềm năng sinh học và có tính đa dạng cao. Chúng đóng vai trò sinh thái môi trường rất quan trọng của thuỷ vực như cung cấp thức ăn, nơi ở (habitat) cho nhiều loài động vật biển. Thảm cỏ biển là nơi đẻ trứng, ương ấp ấu trùng của nhiều loài hải sản (tôm, cua, thân mềm và cá). Thảm cỏ biển còn tham gia điều hoà môi trường như điều chỉnh dòng chảy, tăng cường quá trình bồi lắng làm giảm bớt độ đục... Bản thân cỏ biển còn được con người khai thác làm thức ăn gia súc, gia cầm và làm phân bón. Trong khu vực nghiên cứu, hệ sinh thái rong - cỏ biển phân bố ở trong đầm Lăng Cô với diện tích khoảng 120 ha (Nguyễn Văn Tiến và nnk, 2002). Bảng 6.35. Tiềm năng các hệ sinh thái vũng Chân Mây, Thừa Thiên - Huế Nhóm HST Các HST cơ bản Các phụ HST Diện tích (ha) HST đồi-núi 25129,3 HST đồng bằng 7922,3 HST đầm-phá 7071,3 HST doi cát sông 65,1 HST hồ sót 211,4 HST sông-suối 359,9 HST lục địa ven vịnh HST cồn-đụn cát ven biển 3314,0 HST bãi cát biển 310,7 HST vùng triều HST bãi triều rạn đá 47,4 HST đáy bùn-cát 1856,8 HST dưới triều HST đáy mềm 1398,1 HST rạn san hô 13,1 HST vũng-vịnh HST rừng ngập mặn 8,7 HST biển 221651900 Chương VI. Phương hướng khai thác, sử dụng vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam 259 • Hệ sinh thái đáy bùn - cát (đáy mềm) Đây là kiểu HST vùng ngập nước đáy mềm, chiếm hầu hết không gian của vùng ngập nước từ 0m HĐ trở xuống. Nền đáy của chúng thay đổi từ cát nhỏ trong phần ngập nước từ 0 đến 10 m nước, sâu xuống dưới có nền đáy là bùn. Thành phần khu hệ bao gồm các nhóm cá biển (khoảng 180 loài), động vật đáy (khoảng 40 loài), động vật phù du (78 loài) và thực vật phù du (245 loài), trong đó các nhóm sinh vật phù du là hợp phần chung của cả HST rạn đá - san hô. c) Đặc điểm của các hệ sinh thái trong khu vực Tính ổn định Trong các HST trên, HST rừng mưa nhiệt đới và HST rạn đá - san hô có tính ổn định cao hơn do môi trường ổn định hơn, mối quan hệ của các hợp phần vật chất và năng lượng phức tạp hơn hệ có khả năng tự điều chỉnh các mối quan hệ giữa các hợp phần hữu sinh trước những biến động của môi trường. Tiếp đến là HST rong - cỏ biển và HST rừng ngập mặn. Các HST còn lại có tính ổn định kém hơn do chúng tồn tại trong những môi trường khá khắc nghiệt, không ổn định theo thời gian. Mặt khác các hợp phần sinh học khá nghèo nàn nên mối quan hệ của chúng đơn giản. Hệ không thể tự điều chỉnh theo các biến động của môi trường. Tính nhạy cảm và tổn thương Trong các HST, HST nào có tính ổn định càng cao thì càng nhạy cảm trước các tác động của môi trường, dễ bị tổn thương hơn. Như vậy, tính nhạy cảm và dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái trên cũng xếp thứ tự như tính ổn định của chúng, tức là, HST rừng mưa nhiệt đới, HST rạn đá - san hô là các hệ có tính nhạy cảm cao và dễ bị tổn thương hơn cả, tiếp đến là HST rong - cỏ biển và rừng ngập mặn, cuối cùng là các HST khác. 3.2. Hiện trạng môi trường Để đánh giá hiện trạng môi trường nước vịnh, đề tài đã tiến hành khảo sát thu mẫu nước trong hai đợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvung_vinh_ven_bo_bien_viet_nam_p2_656.pdf
Tài liệu liên quan