Môi trường đô thị - Chương V: Khả năng bồi lắng trầm tích đáy vịnh Hạ Long - Bái Tử Long

Bồi lắng trầm tích đáy Vịnh HạLong - Bái TửLong là một quá trình tựnhiên,

nhưng gần đây có xu hướng gia tăng do tác động của con người, quan trọng nhất là các

hoạt động sửdụng đất, khai khoáng trên lưu vực, san lấp mặt bằng ven bờvịnh cho đô

thịhoá, phát triển kinh tếvà đổtải bùn nạo vét cho các tuyến luồng vào cảng. Bồi lắng

trầm tích đáy vịnh có quan hệtác động hai chiều với đục hoá thểhiện qua hàm lượng

TSS trong nước vịnh. Ngoài tác động gây đục trởlại khối nước vịnh khi có điều kiện

làm bẩn nước và cản trởquá trình quang hợp của thực vật nổi, bồi lắng trầm tích đáy

vịnh, nhất là với vật liệu bùn bột, bùn sét bột và vật liệu bụi than đá, có thểphủbùn làm

chết san hô, rong biển và cỏbiển. Quá trình bồi lắng tích luỹtheo thời gian sẽtạo nên

lớp trầm tích mặt đáy dày dần, làm nông hoá và cạn hoá vực nước vịnh, dẫn đến những

thay đổi bất lợi cho sinh thái vực nước vịnh. Vềgóc độtựlàm sạch của thuỷvực, khi

đáy cạn dần thì thểtích khối nước thuỷvực vịnh cũng giảm và khảnăng tựlàm sạch của

thuỷvực cũng giảm đi. Vì vậy, bồi lắng đáy vịnh là một nguy cơtai biến môi trường

tiềm ẩn của Vịnh HạLong - Bái TửLong.

pdf119 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Môi trường đô thị - Chương V: Khả năng bồi lắng trầm tích đáy vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y; Nuôi trồng thuỷ sản 164.407m2 ô lồng; dân số 29.410 người; 3.676 tàu thuyền du lịch. Nếu xử lý môi trường tốt, các chỉ tiêu này có thể tăng lên tối đa 25%. Đối với Vịnh Hạ Long, khả năng đạt tải đối với một số thông số môi trường còn ở mức bền vững (dưới 50% sức tải) bao gồm: BOD5, nitrrit, các kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd, As, Hg); một số thông số ở mức chấp nhận được (50 - 75% sức tải), bao gồm: COD, TSS, phot-phate); không có thông số nào ở mức cảnh báo (75% - 100% tải). Tuy nhiên, riêng amoni vượt mức cảnh báo 55,65% và vượt tải 30, 65%. Để đảm bảo phát triển an toàn ở giữa mức cảnh báo, lượng amoni cần giảm 42%. Có hai phương án: - Phương án 1: Giảm cơ học các hoạt động phát thải: giảm 13,3% lượng du khách tham quan Vịnh Hạ Long; giảm 21,6% số lượng đàn gia súc và giảm 6,6% tổng sản phẩm công nghiệp thực phẩm. - Phương án 2: Tăng cường thu gom và xử lý chất thải để đảm bảo tổng lượng chất thải sinh hoạt ra vịnh giảm 13%; tổng lượng chất thải từ chăn nuôi ra vịnh giảm 21,6% và tổng lượng chất thải từ công nghiệp thực phẩm ra vịnh giảm 6,6%. Mỗi một ngành, một lĩnh vực cần có các quy hoạch bảo vệ môi trường đi kèm với các quy hoạch phát triển kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, ngoài tiêu chuẩn chất lượng, cần thiết tiến tới đạt tiêu chuẩn về môi trường ISO 14001 trong đó đề ra các chính sách môi trường, các mục tiêu môi trường mình cần phải đạt được và dựa trên các mục tiêu đó có các kế hoạch, hành động tương ứng. Mỗi doanh nghịêp, nhà máy cần có nhóm cán bộ chuyên phụ trách về môi trường để đảm bảo môi trường trong khu vực mình quản lý luôn đảm bảo (về không khí, chất lượng nước, đất, trầm tích v.v.). Đây là lĩnh vực khá mới và đòi hỏi cần kinh phí cũng như các kiến thức về tiêu chuẩn ISO 14001. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay trên thế giới do có nhiều thảm hoạ môi trường và sự biến đổi của khí hậu, vấn đề này đang ngày càng được quan tâm và trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Tỉnh Quảng Ninh Chương VII: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỊNH HẠ LONG – BÁI TỬ LONG TỪ GÓC ĐỘ SỨC TẢI MÔI TRƯỜNG 251 nên đặt tiêu chuẩn phải có chứng chỉ ISO 14001 về môi trường đối với các doanh nghiệp hoặc có lộ trình thực hiện việc xây dựng chính chỉ này bằng các biện pháp hỗ trợ vay vốn v.v. để khuyến khích. Thực tế hiện nay ở các nước phát triển cũng như ở Việt Nam, các hàng hoá được sản xuất từ các cơ sở bảo vệ môi trường bao giờ cũng được mọi người quan tâm và ưu tiên dù giá thành đắt hơn so với các hàng hoá khác. Ngoài ra, toàn tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng quy hoạch môi trường chiến lược cho tỉnh mình nói chung và cho Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long nói riêng, trong đó đặt ra các mục tiêu rõ ràng ở từng giai đoạn liên quan đến giảm thiểu khí thải, nước thải hoặc cải thiện môi trường nước và trầm tích. Các báo cáo về môi trường cần được công bố rộng rãi cho tất cả mọi người dân và được người dân kiểm chứng. II. TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Hiện nay, liên quan đến quản lý, bảo vệ môi trường khu vực đã có rất nhiều văn bản pháp quy, các luật và công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, nhưng cần phải hiện thực hoá và hiệu lực hoá các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường kèm theo các chế tài chặt chẽ. 1. Xây dựng nguồn lực quản lý môi trường - Đầu tư cho nguồn nhân lực quản lý môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đảm bảo thực hiện việc giám sát đổ thải. Hiện nay, nguồn nhân lực quản lý môi trường của khu vực còn ít, không thể đảm bảo được một khối lượng công việc lớn trong toàn bộ khu vực. Vì vậy cần dành kinh phí để trả lương và đào tạo cán bộ chuyên trách. Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho các cán bộ môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý. Đầu tư cho các cán bộ tham quan học hỏi công tác quản lý môi trường ở các nước phát triển để nâng cao trình độ. - Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và kiểm toán nguồn thải. Hiện tại hệ thống quan trắc môi trường biển quốc gia và địa phương đã được xây dựng, tuy nhiên các thông số còn ít và tần suất quan trắc còn thưa. Ngoài ra cần bổ sung các trạm quan trắc không khí tự động tại các khu công nghiệp, khu dân cư với các bảng tin điện tử nhằm cảnh báo với người dân về nồng độ khí thải. Xây dựng các trạm quan trắc đánh giá nguồn thải từ lục địa đưa ra vịnh phối hợp với các trạm quan trắc thuỷ văn trên các sông đã có để giảm chi phí quan trắc. Tập trung quan trắc hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước và trầm tích tại các khu NTTS. - Xây dựng hệ thống GIS quản lý nguồn thải theo khu vực và theo ngành. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, kinh tế xã hội toàn khu vực giúp cho việc quản lý được thuận tiện. Tập huấn cho các cán bộ quản lý có thể làm chủ các cơ sở dữ liệu và cập nhật những thay đổi liên quan để kịp thời có biện pháp xử lý. 2. Giám sát việc thực hiện nghiêm túc các dự án đánh giá tác động môi trường Hiện nay, theo yêu cầu của lụât bảo vệ môi trường, các dự án đổ thải, san lấp mặt bằng, xây dựng nhà máy v.v. cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trần Đức Thạnh (Chủ biên), Trần Văn Minh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú 252 Tuy nhiên, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường không được tuân thủ ở một số dự án (chỉ có khoảng 20-47% dự án san lấp, đổ thải là có đánh giá tác động môi trường) hoặc nhiều dự án chỉ làm cho đúng lệ, qua loa. Vì vậy việc thực hiện nghiêm chỉnh các báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ góp phần cải thiện môi trường trong khu vực. Các báo cáo đánh giá tác động môi trường không những thực hiện khi dự án đã được phê duyệt mà cần phải thực hiện thường xuyên và định kỳ. Nếu dự án không có báo cáo đánh giá tác động môi trường thì nhất định không được thực hiện. Việc theo dõi các dự án và các báo cáo đánh giá tác động môi trường được phụ trách bởi các chuyên viên có kinh nghiệm. Khi có vấn đề môi trường xảy ra liên quan đến các dự án này thì những người này cùng với ban quản lý dự án sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết. Cần có chế tài để xử lý đối với các dự án thực hiện khi chưa có đánh giá tác động môi trường như phạt về kinh tế hoặc các hình thức cao hơn. Đặc biệt, đối với các dự án gây tổn thất môi trường nghiêm trọng, cần có hình thức xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe. Luật và quy định của Việt Nam nhiều nhưng việc thực hiện thì chưa tốt. 3. Giám sát và quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường Giải pháp này không mới nhưng việc thực hiện rất khó, bởi lẽ thường thiếu nhân lực, vật lực để có thể giám sát và quản lý các nguồn thải này. Chính vì vậy, cần yêu cầu các doanh nghiệp cử cán bộ phụ trách về môi trường của đơn vị mình chịu trách nhiệm về môi trường của công ty bao gồm môi trường không khí, đất, nước, nước thải v.v. đảm bảo đúng tiêu chuẩn môi trường. Các nhà quản lý môi trường địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn thải trên toàn bộ địa bàn về hàm lượng chất thải, thể tích và lưu lượng chất thải, đặc tính nước thải của mỗi loại cơ sở sản xuất v.v. để từ đó cấp phép xả thải đối với các cơ sở này. Việc kiểm tra, giám sát các nguồn thải này cần phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên với sự tham gia của cảnh sát môi trường và của cộng đồng. Thực hiện đóng cửa cơ sở sản xuất nếu có hành vi gian lận trong việc xả thải. Các nguồn thải trước khi thải ra môi trường phải được xử lý đảm bảo nồng độ chất gây ô nhiễm trong tiêu chuẩn môi trường. Trên thực tế, các nhà quản lý môi trường vẫn còn chưa làm tròn trách nhiệm của mình, trong đó có nhiều nguyên nhân như thiếu nhân lực để giám sát, thiếu các công cụ để thực hiện như phòng thí nghiệm và phòng nghiên cứu, thiếu chế tài để có thể đóng cửa các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, mối liên hệ với các viện nghiên cứu, các trung tâm quan trắc môi trường theo hệ thống Quốc gia còn lỏng lẻo và thiếu cơ chế phối hợp. Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất là các đơn vị của nhà nước, công ty lớn nên việc kiểm soát càng khó khăn. Nhưng thực hiện tốt việc này tức là đã giảm thiểu đáng kể lượng chất thải vào khu vực vịnh. Trên thế giới, sự tham gia của cộng đồng trong các vấn đề về môi trường rất quan trọng. Cần lắng nghe và tham khảo ý kiến của người dân trong khu vực để phát hiện và giải quyết vấn đề. Sự giám sát của người dân là sự giám sát hiệu quả nhất. Chương VII: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỊNH HẠ LONG – BÁI TỬ LONG TỪ GÓC ĐỘ SỨC TẢI MÔI TRƯỜNG 253 4. Quản lý chặt chẽ các phương tiện hoạt động, các công trình xây dựng và neo thả trên mặt biển Hạn chế và tiến tới không cấp phép cho các tàu thuyền vận chuyển khách du lịch và các tàu thuyền đang kinh doanh không được trang bị đầy đủ thiết bị thu gom rác thải đối với chất rắn, cũng như rác thải lỏng. Các chất thải lỏng trên tàu cần được thu gom và xử lý. Nếu tàu có hành vi xả thải trên biển, đình chỉ không cho hoạt động. Để kiểm tra việc xả thải của các tàu có thể gắn các thiết bị theo dõi trên tàu. Không cho phép các tàu bán xăng dầu tự do mua bán trên vịnh. Quy định quy mô của tàu phải đảm bảo độ mớn nước không quá sâu, công suất tàu không quá lớn, có sự hạn chế về tốc độ, như vậy mới giảm khả năng khuấy đục đáy vịnh. Trừ các công trình đặc biệt phục vụ các mục đích quốc phòng, cứu nạn và nghiên cứu khoa học được các cấp có thẩm quyền cho phép, nghiêm cấm mọi hình thức xây dựng, neo đặt các công trình di động hoặc bán di động trên mặt vịnh vì khả năng cản trở giao thông, cản trở hoàn lưu nước, phân tán chất gây ô nhiễm và làm sạch môi trường. Kiên quyết loại bỏ các nhà bè ẩm thực trên mặt nước vịnh. Trào lưu các nhà bè ẩm thực bắt đầu nhà hàng Biển Mơ từ cuối những năm 90 thế kỷ trước. Do chi phí rẻ (khoảng 5 - 20 triệu đồng/bè), các nhà hàng khác cũng đua nhau mọc lên không chỉ dọc theo bờ vịnh, dọc các phường Bạch Đằng, Hồng Hải và Hồng Hà. Hầu hết các nhà bè định vị tại những nơi gần các hang động, kín sóng gió nên thường trao đổi nước kém, khả năng tự làm sạch kém và tạo nên các xóm nhà bè như ở Vạ Giá, Bồ Nâu, Ba Hang, Sửng Sốt và Cửa Vạn v.v. Không chỉ làm hỏng cảnh quan thiên nhiên vịnh, các nhà bè là nguồn thải không kiểm soát các chất gây ô nhiễm và đặc biệt là cản trở hoàn lưu nước, hạn chế phân tán chất gây ô nhiễm trong lòng vịnh. Hiện tại có trên 120 bè neo đậu sai qui định và tất cả các bè này đều không có giấy phép vệ sinh môi trường và đều thải chất thải trực tiếp xuống biển. 5. Quản lý các xóm vạn chài trên mặt vịnh Các làng chài trên vịnh có xu hướng tăng dân số nhanh do cả tăng tự nhiên và tăng cơ học và là nguồn tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, đe doạ đa dạng sinh học vịnh. Các xóm vạn chài sống trên biển chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân cư, tuy nhiên, lượng chất thải ra lại không hề nhỏ do được xả trực tiếp xuống biển. Các vạn chài thường định cư ở nơi kín sóng gió và hoàn lưu nước kém, dễ thành các tụ điểm ô nhiễm cục bộ. Với mức tăng trưởng dân số như hiện nay, dự báo đến năm 2020, lượng chất thải do các xóm vạn chài xả xuống biển sẽ tăng 1,2 lần. Đối với các cụm dân cư sống thành các vạn chài trên mặt vịnh, theo quan điểm hoàn lưu và phân tán ô nhiễm, không nên tập trung thành các cụm mật độ quá dày và không khuyến khích phương thức sống định cư trên mặt nước. Không nên để mở rộng quy mô các làng chài trên vịnh và nên định cư dần dân vạn chài lên bờ theo lộ trình 40% vào 2015 và 100% vào 2020. Chủ trương từng bước di dời và định cư sinh sống trên bờ mang lại lợi ích bảo vệ môi trường và lợi ích cho chính Trần Đức Thạnh (Chủ biên), Trần Văn Minh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú 254 họ. Những kinh nghiệm về quản lý hơn một vạn dân thuỷ diện ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) cho thấy, vấn đề dân vạn chài trên vịnh, nếu lệch về cái nhìn văn hoá mà không chú trọng vấn đề an ninh và môi trường sẽ dẫn đến hậu quả lâu dài, càng để lâu, càng khó giải quyết. Mặc dù, các vạn chài có mang một số nét văn hoá đặc trưng, nhưng không phải là yếu tố truyền thống vì mới chỉ phát sinh trong vài chục năm gần đây. Nếu coi đây là một nét văn hoá địa phương cần bảo tồn thì cần phải có kế hoạch duy trì quy mô hợp lý, ổn định và phải có các giải pháp cụ thể hỗ trợ thu gom để xử lý chất thải; thuyết phục và hỗ trợ kinh phí cho những hộ tình nguyện lên bờ sinh sống, hoặc hỗ trợ xây dựng các khu chung cư cho họ lên bờ. III. HỖ TRỢ TÀI CHÍNH, KỸ THUẬT VÀ TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1. Hỗ trợ xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung Như đã nêu, nước thải dân cư, nước thải du lịch, chăn nuôi chiếm vai trò đáng kể trong tổng lượng thải của khu vực. Hiện tại trong khu vực mới chỉ có 01 nhà máy xử lý nước thải du lịch ở Bãi Cháy với công suất 2.500m3/ngày đêm, đảm bảo được 10% lượng nước thải của thành phố Hạ Long. Cần thiết phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất lớn. Nước thải của dân cư đô thị cũng như của khu vực ven biển sẽ được thu gom vào hệ thống cống chung của thành phố và xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy sẽ được tỉnh đầu tư. Thực hiện thu phí nước thải của người dân để đầu tư trở lại cho nhà máy. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào xây dựng các nhà máy xử lý nước thải. 2. Hỗ trợ xây dựng các khu vệ sinh và hệ thống thu gom chất thải, xây dựng các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh Các hộ dân ven biển thường là nghèo, thu nhập thấp và đông con. Đời sống vật chất của họ này còn rất khó khăn nên không thể tự trang bị các khu vệ sinh cho gia đình. Vì vậy, nước thải của các hộ gia đình này thường được xả trực tiếp ra các nguồn sông, kênh, mương gần cạnh và đổ ra biển. Các hộ này ngoài việc đi biển còn chăn nuôi gia súc và gia cầm. Nếu chính quyền hỗ trợ các gia đình này xây dựng các khu vệ sinh và hệ thống thu gom chất thải thì sẽ giảm thiểu một lượng lớn chất thải vào vịnh. Ở Việt Nam, chương trình hỗ trợ người dân xây dựng các khu vệ sinh cũng đã được thực hiện ở nhiều nơi với sự giúp đỡ của các dự án và chương trình Liên hiệp quốc. Đây là giải pháp không những giảm thiểu nguồn ô nhiễm mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy, ngoài nguồn kinh phí từ bảo vệ môi trường thì có thể kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các dự án vì cộng đồng, các chương trình và các doanh nghiệp tham gia. Hiện tại các bãi rác Đèo Sen và Hà Khẩu đã có dấu hiệu quá tải. Tới năm 2020, Nhà nước đang đầu tư để xây dựng bãi rác Sơn Dương tại Hoành Bồ với diện tích 100ha. Tuy nhiên, từ nay đến khi nhà máy xử lý rác thải mới được thành lập, rác thải Chương VII: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỊNH HẠ LONG – BÁI TỬ LONG TỪ GÓC ĐỘ SỨC TẢI MÔI TRƯỜNG 255 sinh hoạt và rác thải công nghiệp vẫn được thải ra hàng ngày. Cần thiết xây dựng những bãi chôn lấp rác với quy mô nhỏ hơn với công nghệ xử lý tiên tiến, giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu vực các bãi rác, nước ngầm và nước mặt khu vực gần cạnh. 3. Đầu tư kinh phí xây dựng các bể lắng tại các khu khai thác than Hoạt động khai thác than đang gây ô nhiễm nước vùng Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long trong đó làm gia tăng hàm lượng các kim loại nặng, gia tăng lượng chất rắn lơ lửng trong nước. Vì vậy, để hoạt động khai thác than được hiệu quả và bền vững, các cơ sở, doanh nghiệp khai thác than cần tập trung xây dựng các bể lắng, bể chứa nhằm thu gom các loại nước thải sàng, tuyển trước khi thải ra môi trường. 4. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ cho bảo vệ môi trường Giải pháp này cần được thực hiện bởi các cơ sở sản xuất. Các nhà quản lý môi trường cần đặt ra lộ trình để các cơ sở sản xuất từng bước thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu của mình bằng các công nghệ tiên tiến, ít tiêu hao nhiên liệu, tài nguyên và ít tổn thất đối với môi trường. Tuy nhiên, để các cơ sở sản xuất thực hiện việc chuyển hoá này, các nhà quản lý môi trường cần phải đặt ra các bước với thời hạn nhất định để họ có thời gian thay đổi. Bên cạnh đó phải có các chế tài, buộc đóng cửa các cơ sở không chịu thay đổi thiết bị công nghệ sản xuất. Cần có các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất sạch hoặc công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến, đặc biệt là công nghệ tái sử dụng chất thải nhằm giảm áp lực môi trường do việc đổ thải hoặc chôn lấp chất thải gây ra. Giải pháp công nghệ còn liên quan đến việc xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, chất thải bệnh viện, trạm xử lý nước thải v.v. đảm bảo sử dụng công nghệ phù hợp. Muốn vậy trình độ các nhà quản lý môi trường cũng cần được nâng cao thường xuyên để theo kịp với đà phát triển. Tăng cường nghiên cứu kỹ thuật xử lý, tái sử dụng chất thải nguồn lục địa góp phần giảm thiểu ô nhiễm, giải quyết vấn đề tồn đọng chất thải, nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường. Khuyến khích các công nghệ tái sử dụng chất thải, ví dụ chế biến phân vi sinh, tái sử dụng các chất dẻo, sử dụng chất thải rắn làm vật liệu xây dựng, sử dụng bùn đổ thải nạo vét luồng lạch cho san lấp mặt bằng v.v. Khuyến khích nghiên cứu chế tạo hoặc nhập ngoại các công nghệ chế tạo các thiết bị thu gom vật liệu phế thải vệ sinh du khách trên tàu thuyền. Nên tham khảo cách thiết kế nhà vệ sinh di động trong các khu công viên và di sản ở Trung Quốc. Đầu tư kinh phí cho quản lý và nghiên cứu môi trường, tập trung vào các vấn đề sau: - Tập trung tài chính cho nghiên cứu về môi trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các giải pháp khắc phục v.v. Giám sát khả năng chống chịu của các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển trước những diễn Trần Đức Thạnh (Chủ biên), Trần Văn Minh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú 256 biến của môi trường. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị sinh học cho ô nhiễm. Theo dõi mức độ tập trung các chất gây ô nhiễm trong nước, trầm tích và sinh vật để cảnh báo các tai biến môi trường, đặc biệt đối với các loài sinh vật có khả năng tích luỹ cao các chất gây ô nhiễm có độc tính. - Xây dựng các phương án ứng cứu sự cố tràn dầu, tràn hoá chất để sẵn sàng đáp ứng khi có sự cố xảy ra trên biển, hạn chế thấp nhất thiệt hại sinh thái đến khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. - Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu sức tải du lịch dựa trên cở sở tài nguyên hiện có của khu vực về bãi cát, bãi tắm, diện tích mặt nước vịnh, sức tải sinh thái, sức tải vật lý, sức tải xã hội v.v. để từ đó có những quy định hoặc biện pháp quản lý phù hợp. 5. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường Trước hết phải tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về chức năng, vai trò của môi trường, khả năng sử dụng khôn khéo tài nguyên và sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nhạy cảm và giầu có tài nguyên như Khu Di sản - Kỳ quan Thế giới Vịnh Hạ Long. Các quan chức, lãnh đạo tỉnh cùng các phòng ban môi trường liên quan cần có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ để đào tạo, hướng dẫn người dân tham gia gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, không khai thác cạn kiệt nguồn lợi. Tăng cường công tác tuyên truyền đối với các cộng đồng dân cư trên biển về ý thức bảo vệ môi trường, nhận thức được “ Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc”. Xây dựng thói quen, nếp sống văn minh của công dân trong việc tự giác chấp hành luật pháp, các nội quy và quy định trong bảo vệ môi trường. Xây dựng các chương trình tập huấn, tuyên truyền về bảo vệ môi trường thiết thực, đặc trưng cho từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: chương trình Chứng chỉ sinh thái cho các khách sạn, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, tuyên truyền về chức năng và qui định của các khu bảo tồn, khu di sản thế giới Sử dụng các pano, biểu ngữ tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường đến tất cả mọi người bao gồm cả khách du lịch, dân cư địa phương, nhóm phục vụ hoạt động du lịch, sao cho dễ nhớ, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. 257 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hải An, 2009. Tính toán dự báo lượng tải vật chất do quá trình xói mòn, rửa trôi và tổng lượng thải vật chất vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài “Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long”. Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 2. Nguyễn Tác An (Chủ biên), 2001. Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thụât cải thiện chất lượng môi trường để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và du lịch vùng biển ven bờ Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KHCN 06 - 14. Lưu trữ tại Viện Hải dương học. 3. Atkinson MJ, Bilger RW (1992). Effects of water velocity on phosphate uptake in coral reef-flat communities. Limnol Oceanogr 37:273–279. 4. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, 2008. Kết quả quản lý, đón khách tham quan Vịnh Hạ Long tháng 6 năm 2008. Thông tin Di sản Vịnh Hạ Long, Số 35/tháng 6–2008, Tr 18. 5. Baird ME, Atkinson MJ (1997). Measurement and prediction of mass transfer to experimental coral reef communities. Limnol Oceanogr 42:1685–1693. 6. Báo Công an Nhân dân, ngày 13/10/2009. TP. Hạ Long, Quảng Ninh: Nguy cơ ô nhiễm từ các bãi rác. 7. Đỗ Trọng Bình, 1997. Kết quả tính toán năng suất sinh học sơ cấp và hiệu quả sinh thái của thực vật nổi vào mùa khô (tháng 1 năm 1997) tại Vịnh Hạ Long. Tài nguyên và Môi trường biển. T. IV. Nxb. KH&KT. Hà Nội. Tr. 206–213. 8. Đỗ Trọng Bình, 2003. Ứng dụng mô hình MIKE 21 để đánh giá và dự báo thuỷ động lực và chất lượng nước Vịnh Hạ Long. Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển. T. IX, Nxb. KH&KT, Hà Nội. Tr. 33-51. 9. Bộ Thuỷ sản, DANIDA/FSPS/SUMA, 2005. Tài liệu hội nghị tập huấn đánh giá tác động môi trường, tổ chức tại Cát Bà từ ngày 4-8/1/2005. 10. Bustamante P, Teyssié JL, Fowler SW, Cotret O, Danis B, Miramand P, Warnau M, 2002. Biokinetics of zinc and cadmium accumulation and depuration at different stages in the life cycle of the cuttlefish Sepia officinalis. Marine Ecology Progress Series, 2002b; 231:167-177. 11. Đỗ Đình Chiến, Vũ Duy Vĩnh, Chu Văn Thuộc, Trần Anh Tú, 2008. Nghiên cứu ứng dụng mô hình sinh thái phục vụ bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái vùng biển Cát Bà - Hạ Long. Đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2007-2008. Trần Đức Thạnh (Chủ biên), Trần Văn Minh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú 258 12. Carys L. Mitchelmore, E. Alan Verde, Virginia M. Weis, 2009. Uptake and partitioning of copper and cadmium in the coral Pocillopora damicornis. Aquatic Toxicology 85 (2007) 48–56. 13. Chandrkrachang, S., Chinadit, U., Chandayot, P and Supasiri, T., 1991. Profitable spin-offs from shrimp-seaweed polyculture. Infofish International. 6:26-28. 14. Clark, J. R. 1996. Coastal zone management handbook. Lewis Publishers, 694 ps. 15. Nguyễn Chí Công và nnk, 2007. Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, phục vụ công tác cấp phép xả thải. Đề tài cấp Bộ TN&MT. 16. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2007. Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2006. Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2007. 17. Nguyễn Đức Cự, 1998. Hiện trạng mất đất ngập nước triều ở Vịnh Hạ Long và tác động đến môi trường nước. Tài nguyên và Môi trường biển. T. V. Nxb. KH&KT. Hà Nội. Tr. 44-53. 18. Nguyễn Đức Cự, 2006. Tính toán quá trình chuyển hoá các hợp chất dinh dưỡng, hữu cơ trong nước và trầm tích - đề tài nhánh thuộc Đề tài: Nghiên cứu sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của một số thuỷ vực nuôi các lồng bè, làm cơ sở phát triển hợp lý nghề nuôi hải sản ven bờ biển Hải Phòng-Quảng Ninh. Lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hải sản. 19. De Casabianca, M. L., M. L., Laugier, T. and Collart, D. 1995. Impact of shellfish farming eutrophication on benthic macrophyte communities in the Thau lagoon, France. Aquaculture International, 5: 301-314. 20. Dellapena, T. M., Kuehl, S. A. and Schaffner, L. C. 1998. Sea-bed mixing and particle residence times in biologically and physically dominated estuarine systems: a comparison of lower Chesapeake bay and the York river sub-estuary. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 46(6): 777-795. 21. Donigian, A. S. Jr., 2002. Watershed Model Calibration and Validation: The HSPF Experience. WEF National TMDL Science and Policy, U. S. Environmental Protection Agency, Phoenix, AZ. 22. Dự án HABViệt, 2000. Tập số liệu kết quả quan trắc TVPD và tảo độc hại tại khu vực Hạ Long và Đồ Sơn. Tài liệu lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển 23. Nguyễn Tất Đắc, 2005. Mô hình toán cho dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh sông. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 24. Edwards, R. Y., and C. D. Fowle, 1974. "The Concept of Carrying Capacity". In Readings in Wildlife Management, edited by J. A. Bailey, W. Elder, and T. D. McKinney. Washington, DC: The Wildlife Society 25. Fenchel, T. (1972). Aspects of decomposer

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsuc_tai_moi_truong_vinh_ha_long_p2_5958.pdf