Giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa
tăng tr-ởng kinh tế và công bằng xã hội đang
là vấn đề đ-ợc l-u tâm hàng đầu ở hầu hết
các quốc gia trong thời đại ngày nay. Điều đó
lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế
thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, việc đạt đ-ợc mục tiêu kép này không
dễ dàng. Trên thực tế đã có nhiều bằng chứng
về sự “đối lập” giữa tăng tr-ởng kinh tế và
công bằng xã hội. Các chính sách dựa trên
mục tiêu công bằng thái quá có thể dẫn đến
triệt tiêu các động lực tăng tr-ởng kinh tế;
ng-ợc lại, những chính sách chỉ nhằm vào các
tăng tr-ởng kinh tế có thể làm cho bất bình
đẳng xã hội tăng lên. Vậy, phải chăng giữa
tăng tr-ởng kinh tế và công bằng xã hội là
mâu thuẫn không thể giải quyết và không thể
dung hoà? Nói cách khác, xét trên cả ph-ơng
diện lý luận và thực tiễn, liệu có thể tạo dựng
mối quan hệ hợp lý giữa tăng tr-ởng và công
bằng? D-ới đây chúng tôi sẽ góp phần lý giải
vấn đề đó.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ giữa tăng tr−ởng kinh tế
vμ công bằng xã hội
CN. Nguyễn trung hiếu
Bộ môn Kinh tế chính trị
Khoa Mác – Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh
Tr−ờng Đại học GTVT
Tóm tắt: Mối quan hệ giữa tăng tr−ởng kinh tế vμ công bằng xã hội từ lâu luôn lμ một
trong những đề tμi giμnh đ−ợc sự quan tâm của nhiều nhμ nghiên cứu, từ đó hình thμnh nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề nμy. Báo cáo nμy, chúng tôi trình bμy một số quan điểm về
mối quan hệ giữa tăng tr−ởng kinh tế vμ công bằng xã hội vμ phân tích sự t−ơng tác giữa tăng
tr−ởng kinh tế vμ công bằng xã hội.
Summary: For a long time, the relationship between economic growth and social equity is
always one of themes, which attract many researchers' attention and accordingly, lead to
different opinions of the theme. In this article, we present some opinions of the relationship
between economic growth and social equity as well as interaction between them.
KT-ML
i. đặt vấn đề
Giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa
tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội đang
là vấn đề đ−ợc l−u tâm hàng đầu ở hầu hết
các quốc gia trong thời đại ngày nay. Điều đó
lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế
thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, việc đạt đ−ợc mục tiêu kép này không
dễ dàng. Trên thực tế đã có nhiều bằng chứng
về sự “đối lập” giữa tăng tr−ởng kinh tế và
công bằng xã hội. Các chính sách dựa trên
mục tiêu công bằng thái quá có thể dẫn đến
triệt tiêu các động lực tăng tr−ởng kinh tế;
ng−ợc lại, những chính sách chỉ nhằm vào các
tăng tr−ởng kinh tế có thể làm cho bất bình
đẳng xã hội tăng lên. Vậy, phải chăng giữa
tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội là
mâu thuẫn không thể giải quyết và không thể
dung hoà? Nói cách khác, xét trên cả ph−ơng
diện lý luận và thực tiễn, liệu có thể tạo dựng
mối quan hệ hợp lý giữa tăng tr−ởng và công
bằng? D−ới đây chúng tôi sẽ góp phần lý giải
vấn đề đó.
ii. nội dung
1. Các quan điểm lý thuyết về việc giải
quyết mối quan hệ giữa tăng tr−ởng kinh tế
và công bằng x∙ hội
Quá trình hình thành và phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế thị tr−ờng, đặc biệt là ở
các n−ớc đang phát triển, dẫn đến sự mâu
thuẫn giữa việc thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế
với giải quyết công bằng xã hội. Có rất nhiều
quan điểm khác nhau về việc giải quyết mối
quan hệ giữa tăng tr−ởng và thực hiện công
bằng. Nhìn chung, có thể tổng hợp thành ba
loại quan điểm chính d−ới đây.
a. Quan điểm “Tập trung thúc đẩy tăng
tr−ởng kinh tế bằng mọi giá, coi các vấn đề xã
hội nảy sinh là cái giá phải trả của nền kinh tế
thị tr−ờng” và hệ quả t−ơng ứng của quan
điểm này.
Những ng−ời theo quan điểm này cho
rằng tăng tr−ởng kinh tế tất yếu dẫn đến bất
bình đẳng và chính sự bất bình đẳng là điều
kiện thúc đẩy tăng tr−ởng. Lập luận của họ là:
Chỉ tầng lớp có thu nhập cao mới có khả năng
tích luỹ và đó là nguồn bảo đảm đầu t− chủ
yếu cho tăng tr−ởng. Bất kỳ sự phân phối nào
làm giảm mức độ tập trung thu nhập cho tầng
lớp này đều ảnh h−ởng xấu đến tăng tr−ởng
kinh tế. Lập luận đó dựa vào thực tiễn và lịch
sử của chủ nghĩa t− bản trong giai đoạn tích
luỹ t− bản nguyên thuỷ. Ng−ời đầu tiên đặt
nền móng cho lập luận này là D. Ricardo. Ông
cho rằng tăng tr−ởng kinh tế có đ−ợc nhờ mức
tiết kiệm cao của tầng lớp t− sản, do đó ông
chống lại việc phân phối lại thu nhập gây bất
lợi cho tầng lớp này. Những lập luận đầy đủ
nhất về tăng tr−ởng đối lập với công bằng
đ−ợc trình bày trong lý thuyết nhị nguyên của
W.Arthur Lewis, nhà kinh tế học Jamica.
Trong lý thuyết về mô hình kinh tế nhị nguyên
hay còn gọi là mô hình kinh tế hai khu vực. Mô
hình của W. A. Lewis cũng đ−ợc các nhà kinh
tế học John Fei và Guatav Raris áp dụng vào
phân tích quá trình tăng tr−ởng ở các n−ớc
đang phát triển. T− t−ởng cơ bản của mô hình
này là chuyển số lao động d− thừa trong
ngành nông nghiệp sang các ngành công
nghiệp. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho
nền kinh tế phát triển.
Theo W. A. Lewis, bất bình đẳng không
những là kết quả tất yếu của tăng tr−ởng mà
còn là nguyên nhân thúc đẩy tăng tr−ởng. Sự
chênh lệch trong thu nhập của lao động trong
ngành công nghiệp và ngành nông nghiệp là
tiền đề cho mô hình của ông. Tuy nhiên W. A.
Lewis không cho rằng bất bình đẳng thu nhập
là vĩnh viễn, mà chỉ trong giai đoạn đầu của
sự phát triển. Sự tăng lên nhất thời của bất
bình đẳng là cái giá phải trả cho thành công
và tất cả mọi ng−ời nếu biết chờ đợi sự phát
triển đi theo đúng tiến trình của nó, họ sẽ
đ−ợc h−ởng thành quả. Khi lao động d− thừa
đ−ợc chuyển hết sang khu vực hiện đại, lao
động sẽ trở thành nguồn lực khan hiếm, tạo
thành sức ép tăng l−ơng. Tiền l−ơng tăng sẽ
giảm bất bình đẳng và nghèo khổ.
Mô hình của W. A. Lewis đã đ−ợc thừa
nhận và áp dụng khá rộng rãi ở các n−ớc
đang phát triển trong nhiều thập niên thuộc
nửa cuối thế kỷ XX. Tuy vậy, nó cũng bộc lộ
nhiều khiếm khuyết và bị phê phán từ nhiều
phía. Thứ nhất, W. A. Lewis đã giả định chỉ
trong nông nghiệp mới d− thừa lao động, còn
trong công nghiệp đạt đ−ợc mức hữu hiệp
toàn thể. Thực tế ở các n−ớc đang phát triển
cho thấy hiện t−ợng thất nghiệp ở khu vực
công nghiệp cũng ngày càng tăng. Thứ hai,
mô hình này chỉ phù hợp khi nhà t− bản sử
dụng công nghệ nhiều lao động, nh−ng thực
tế th−ờng diễn ra ng−ợc lại. Mặt khác, lao
động d− thừa trong nông nghiệp là lao động
không có chuyên môn, còn lao động đ−ợc sử
dụng trong các ngành công nghiệp phải có kỹ
năng nhất định. Thứ ba, ở các n−ớc châu á
gió mùa, nên nông nghiệp lúa n−ớc vẫn thiếu
lao động trong các đỉnh cao của thời vụ, chỉ
d− thừa lao động trong thời kỳ nông nhàn.
KT-ML
Ngoài ra, một mô hình khác cũng chịu
ảnh h−ởng của quan điểm trên- đó là mô hình
tăng tr−ởng dạng chữ ∩ (chữ U ng−ợc) của
S.Kuznets. Mô hình đ−ợc xây dựng trên sự
khảo nghiệm thực tế của một số n−ớc đ−ợc
tiến hành vào năm 1995. Theo mô hình
S.Kuznets, khi thu nhập quốc dân bình quân
đầu ng−ời thấp thì mức độ bất bình đẳng cũng
thấp. Bất bình đẳng sẽ tăng lên liên tục theo
đà tăng tr−ởng kinh tế và chỉ giảm đi khi xã
hội đã đạt đến một trình độ phát triển kinh tế
nhất định. Lập luận của S.Kuznets tuy vậy
không thực sự đúng đối với một số n−ớc kém
phát triển. Không phải tất cả các nền kinh tế
lạc hậu, có mức thu nhập bình quân đầu ng−ời
thấp lại có mức độ bất bình đẳng thấp.
Mặt khác, bên cạnh những nh−ợc điểm
của các mô hình nói trên, việc htực thi quan
điểm thúc đẩy tăng tr−ởng bằng mọi giá còn
vấp phải một trở ngại lớn: các vấn đề xã hội
nảy sinh không đ−ợc quan tâm giải quyết kịp
thời đã dẫn tới bất ổn định xã hội và kìm hãm
sự tăng tr−ởng.
b. Quan điểm “Ưu tiên công bằng xã hội
hơn tăng tr−ởng kinh tế”
Một xã hội công bằng luôn là −ớc muốn
và mục tiêu của loài ng−ời. Trong khi đó, ở
một số n−ớc công nghiệp phát triển, sự tăng
tr−ởng nhanh chóng về kinh tế đã diễn ra
song hành - nói đúng hơn là, kéo theo sự gia
tăng của bất công và tệ nạn xã hội. Từ thực tế
đó đã hình thành quan điểm cho rằng, cần −u
tiên công bằng xã hội hơn là tăng tr−ởng và
càng đạt đ−ợc công bằng nhanh chóng thì
càng chứng tỏ xã hội phát triển nhanh.
Quan điểm này đ−ợc biểu hiện rõ thông
qua chính sách “phân phối tr−ớc, tăng tr−ởng
sau” của các n−ớc theo h−ớng xã hội chủ
nghĩa trong nhiều thập kỷ sau đại chiến thế
giới lần thứ hai, với sự ngự trị của mô hình kế
hoạch hoá tập trung. Theo lập luận mang tính
truyền thống và phổ biến của các n−ớc xã hội
chủ nghĩa tr−ớc đây, bất bình đẳng và bất
công chính là nguyên nhân cản trở sự phát
triển. Vì vậy, tr−ớc tiên cần phân phối lại thu
nhập giữa các thành viên trong xã hội bằng
nhiều biện pháp khác nhau để kích thích tăng
tr−ởng. Vấn đề phân phối thậm chí đ−ợc coi là
nội dung quan trọng nhất của quan hệ sản
xuất, có tác dụng mở đ−ờng và thúc đẩy lực
l−ợng sản xuất phát triển. Cơ chế phân phối
đ−ợc thiết lập sao cho đảm bảo thu nhập phụ
thuộc vào đóng góp lao động. Tuy nhiên, xét
về mặt thực tế, nền tảng của các quan hệ
phân phối ở các n−ớc xã hội chủ nghĩa tr−ớc
đây vẫn là chủ nghĩa bình quân, duy trì bình
đẳng theo quan điểm bình quân; hơn nữa, các
n−ớc này đã thực hiện chính sách phúc lợi
rộng rãi bất chấp trình độ phát triển kinh tế về
cơ bản còn yếu kém.
Đ−ờng lối phát triển kinh tế của các n−ớc
Bắc Âu theo mô hình “Nhà n−ớc phúc lợi xã
hội” cũng là một biểu hiện khác của quan
điểm −u tiên cho công bằng xã hội. Các n−ớc
này cho rằng công bằng xã hội là động lực
thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế. Vì vậy, họ chú
trọng thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội
rộng rãi, nhà n−ớc tập trung đầu t− vào các
hàng hoá công cộng, gắng sức tạo điều kiện
để mọi ng−ời dân trong xã hội đều đ−ợc
h−ởng thành quả của tăng tr−ởng kinh tế.
Nh−ng sau ba bốn thập kỷ, mô hình này cũng
bị phá sản do phúc lợi xã hội phình ra v−ợt
quá khả năng chịu đựng của nền kinht ế, cho
dù tiềm lực vật chất và tài chính của các n−ớc
Bắc Âu hơn hẳn các n−ớc xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu tr−ớc đây.
KT-ML
Trong thời kỳ đầu, các mô hình trên là
nguồn cổ vũ tinh thần to lớn với mọi tầng lớp
nhân dân, tao ra đ−ợc một nguồn động lực
thúc đẩy sự tăng tr−ởng kinh tế. Tuy nhiên,
qua thời gian, các mô hình này ngày càng bộc
lộ nhiều nh−ợc điểm. Tr−ớc hết, để tập trung
giải quyết công bằng xã hội cần có nguồn vốn
lớn mà điều này không thể đạt đ−ợc nếu
không có nền tài chính vững mạnh. Trong khi
đó, nếu xét về thực chất, hầu hết các n−ớc đi
theo con đ−ờng xã hội chủ nghĩa kiểu cũ đều
là những n−ớc có xuất phát điểm thấp, khả
năng tích luỹ nội bộ kém. Vì vậy, các chính
sách giải quyết công bằng xã hội phần lớn chỉ
đ−ợc thực hiện một cách hình thức, rất xa so
với mục tiêu mong muốn, rất ít hiệu quả và
không thể tạo ra sự phát triển bền vững. Mặt
khác, ng−ời lao động đ−ợc nhà n−ớc bao cấp
theo kiểu phân phối hiện vật kéo dài trong
suốt nhiều thập kỷ, do vậy trở nên thụ động, ỷ
nại và dân dần xuất hiện tình trạng kìm hãm
hoặc thập chí triệt tiêu động lực thúc đẩy sự
tăng tr−ởng kinh tế.
c. Quan điểm “Thực hiện đồng thời tăng
tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội”
Nh− đã phân tích, cả hai quan điểm trên
đều chứa đựng những mặt bất hợp lý. Vì vậy,
các nhà nghiên cứu đã và đang h−ớng tới một
quan điểm mới, kết hợp cả hai xu h−ớng trên,
theo đó, tăng tr−ởng kinh tế phải đ−ợc thực
hiện đồng thời với việc giải quyết bất bình
đẳng xã hội. Ngay từ năm 1968, Murdal là
ng−ời đầu tiên đã khẳng định rằng bất bình
đẳng cao có thể làm hại cho tăng tr−ởng. Các
nhà nghiên cứu khác nh− Ahluwalia (vào năm
1974), Alesia, Perrtotti (1994), Nancey
Birdsall, David Ross và Richard Sobort
(1995)… cũng đều khẳng định vai trò tích cực
của công bằng xã hội đối với tăng tr−ởng kinh
tế. Theo quan điểm của Tổ chức Th−ơng mại
Thế giới (WTO) thì “không có bằng chứng nào
cho thấy sự tăng tr−ởng kinh tế lại đi đôi một
cách tích cực với tình trạng bất bình đẳng về
thu nhập, hoặc sự bất bình đẳng dấy đ−a tới
những nhịp độ tăng tr−ởng cao hơn” (1)
KT-ML
Để thực hiện quan điểm kết hợp giữa
tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội, các
nhà nghiên cứu cấp tiến đã đ−a ra hai h−ớng
đi chính:
Một là, h−ớng sự hoạt động kinh tế vào
việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của con
ng−ời. Theo họ, thị tr−ờng không thể phân bổ
thích đáng lợi nhuận do tăng tr−ởng kinh tế
đem lại, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Chính
phủ các n−ớc cần chuyển giao thu nhập từ
những tầng lớp đ−ợc lợi nhiều hơn sang những
tầng lớp yếu thế trong xã hội bằng các hoạt
động trợ cấp, các ch−ơng trình xoá đói giảm
nghèo, cung cấp các dịch vụ xã hội miễn
phí… Mục tiêu đầu tiên mà các Chính phủ cần
đạt đ−ợc là từng b−ớc xoá bỏ tầng lớp nghèo
tuyệt đối và hạn chế tầng lớp nghèo t−ơng đối.
Hai là, tái phân phối cùng với tăng tr−ởng
hay tăng tr−ởng cùng chia sẻ (Redistribution
With Growth). Đây là ý t−ởng của Ngân hàng
Thế giới (WB) đ−ợc thể hiện trong công trình
nghiên cứu cùng tên. Phân phối lại cùng với
tăng tr−ởng nhấn mạnh vào việc tăng khả
năng sản xuất và tiêu dùng của dân chúng,
tức là tăng khả năng tiếp cận với các nguồn
lực có khả năng sinh lợi để phát triển và mở ra
những cơ hội mới làm tăng thu nhập.
H−ớng đi thứ nhất nhằm tháo gỡ những
vấn đề có tính cấp bách của các quốc gia
đang phát triển. H−ớng đi này có thể đ−ợc
thực hiện thông qua việc huy động các nguồn
vốn viện trợ trong và ngoài n−ớc. H−ớng đi thứ
hai giải quyết theo chiều sâu, mang tính lâu
dài, tháo gỡ đ−ợc vấn đề bức xúc nhất của
các nền kinh tế đang phát triển bằng cách huy
động sức dân và tạo cơ hội để đông đảo nội
dung có thể tham gia khai thác, sử dụng các
nguồn nhân lực (đất đai, vốn…) theo những
chính sách định h−ớng của nhà n−ớc.
2. Sự t−ơng tác giữa tăng tr−ởng kinh
tế và công bằng x∙ hội
a. Vai trò của tăng tr−ởng kinh tế đối với
công bằng xã hội
Tr−ớc hết, tăng tr−ởng kinh tế là điều kiện
cần thiết để thực hiện những nhu cầu cơ bản
và ngày càng tăng của con ng−ời. Xã hội loài
ng−ời không thể tồn tại và phát triển nếu
không có những thành quả của tăng tr−ởng
kinh tế. Với các n−ớc đang phát triển, tăng
tr−ởng kinh tế là yêu cầu tiên quyết để thoát
khỏi sự ràng buộc với đói khát, đau yếu, bệnh
tật… để nâng cao khả năng cạnh tranh, khắc
phục sự lệ thuộc và rút ngắn khoảng cách tụt
hậu so với các n−ớc đi tr−ớc. Với các n−ớc
phát triển, tăng tr−ởng kinh tế đã góp phần mở
ra những khả năng, nhu cầu tiêu dùng mới,
đáp ứng với những khát vọng vô tận của loài
ng−ời; đồng thời góp phần giải phóng con
ng−ời khỏi lao động nặng nhọc, lao động cơ
bắp nhờ sự phát triển v−ợt bậc của khoa học
và công nghệ. Chính W. Arthur Lewis trong
tác phẩm nổi tiếng đ−ợc giải th−ởng Nobel “Lý
thuyết về tăng tr−ởng kinh tế” đã từng nhấn
mạnh: tăng tr−ởng kinh tế có lợi cho xã hội
không phải bởi vì của cải nhất thiết làm tăng
hạnh phúc, mà vì của cải mở rộng phạm vi lựa
chọn của con ng−ời. “Đây là cài mà chúng ta
coi là thành tố thứ ba của ý nghĩa nội tại của
sự tăng tr−ởng và phát triển: quyền tự do lựa
chọn. Ng−ời ta muốn tăng tr−ởng kinh tế là vì
nó tạo cho con ng−ời quyền kiểm soát rộng rãi
hơn đối với môi tr−ờng xã hội và vật chất, và
do vậy, mở rộng quyền tự do của con
ng−ời”.(2)
KT-ML Bên cạnh đó, tăng tr−ởng kinh tế còn tạo
ra nguồn lực vật chất quan trọng để giải quyết
những vấn đề xã hội đa dạng, phức tạp, nâng
cao mức sống và điều kiện sống của ng−ời
dân. Nhờ những thành quả của tăng tr−ởng
kinh tế, các quốc gia có chỗ dựa về vật chất
và tài chính để thực thi các chính sách giáo
dục, y tế, văn hoá cũng nh− các công trình
công cộng và các ch−ơng trình phúc lợi chung
khác. Tăng tr−ởng kinh tế còn tạo ra nhiều
khả năng hơn trong việc thực hiện chăm sóc
những nhóm yếu thế trong xã hội nh− ng−ời
đau ốm, tàn tật, thiểu năng… và những ng−ời
gặp rủi ro thông qua các hoạt động bảo đảm
xã hội của quốc gia và các tổ chức, các
ch−ơng trình t−ơng hỗ phi Chính phủ.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn đã cho
thấy, một sự tập trung quá mức cho tăng
tr−ởng kinh tế sẽ làm nảy sinh những vấn đề
xã hội phức tạp nh− nạn tham nhũng và buôn
bán ma tuý, nan ô nhiễm môi tr−ờng và cạn
kiệt tài nguyên, sự chệnh lệch giàu nghèo, sự
bất bình đẳng xã hội, sự xuống cấp về đạo
đức và lối sống, sự lan tràn các hành động
bạo lực…
Báo cáo về phát triển con ng−ời (Human
development report, 1998) với chủ đề “Những
mẫu hình tiêu dùng và sự liên quan của nó
đến sự phát triển con ng−ời”, đã đ−a ra những
bất bình đẳng trong xã hội hiện đại, và nhận
định: “sự tăng tr−ởng của tiêu dùng trong thế
kỷ XX với quy mô và sự đa dạng ch−a từng
thấy, đã đ−ợc phân phối không tốt, để lại vô
số những khiếm khuyết và bất bình đẳng
lớn”(3). Trong đó, 20% nghèo nhất trong dân
số thế giới đã bị loại ra khỏ con bùng nổ về
tiêu dùng. Hơn 1 tỷ ng−ời bị t−ớc những nhu
cầu tiêu dùng cơ bản. Hơn 2 tỷ ng−ời bị thiếu
máu, trong đó 55 triệu ng−ời ở các n−ớc công
nghiệp. Trong 4,4 tỷ dân ở các n−ớc đang
phát triển, gần 3/5 thiếu những điều kiện vệ
sinh cơ bản; gần 1/3 không đ−ợc dùng n−ớc
sạch; 1/4 không có điều kiện ở thoả đáng; 1/5
không đ−ợc h−ởng những dịch vụ y tế hiện
đại; 1/5 trẻ em không học đến hết bậc tiểu
học; 1/5 không đ−ợc ăn uống để có đủ năng
l−ợng và chất đạm. Ng−ợc lại, 20% ng−ời giàu
nhất thế giới tiêu thụ 45% thịt và cá; 58% tổng
số năng l−ợng; 84% tổng l−ợng giấy; sở hữu
87% tổng số xe cộ,v.v…
Về tài nguyên và môi tr−ờng sống, cũng
theo báo cáo trên, toàn cầu đang đứng tr−ớc
hai cuộc khủng hoảng lớn đẩy loài ng−ời đến
giới hạn tối đa: một là nạn ô nhiễm môi tr−ờng
và chất thải ngày nay đã v−ợt quá khả năng
của hành tinh để có thể hút và chuyển đổi
chúng; hai là sự sa sút của những tài nguyên
có thể khôi phục (n−ớc, đất, rừng, sự đa dạng
sinh học) ngày càng tăng ở mức báo động.
Thực trạng đáng buồn này càng chứng tỏ
rằng, tăng tr−ởng kinh tế dù chiếm một vị trí
đặc biệt quan trọng trong sự phát triển, song
không phải là điều kiện đủ và là th−ớc đo duy
nhất. Tăng tr−ởng kinh tế có tác động và ảnh
h−ởng hai mặt đối với việc giải quyết công
bằng xã hội: một mặt, tăng tr−ởng là biện
pháp cần thiết để tạo ra nguồn lực vật chất
thực hiện công bằng và mở rộng khả năng lựa
chon, thúc đẩy sự phát triển của con ng−ời;
mặt khác, tăng tr−ởng kinh tế thái quá có thể
dẫn đến hoặc gây ra hiệu ứng phụ làm nảy
sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Việc giải
quyết mâu thuẫn này phục thuộc chủ yếu vào
mức độ chuẩn xác của hệ thống quan điểm
trong chiến l−ợc phát triển và vai trò điều tiết
của chính phủ các n−ớc.
b. Tác động của công bằng xã hội đến
tăng tr−ởng kinh tế
Tr−ớc đây, khi các nhà nghiên cứu đồng
nhất sự tăng tr−ởng kinh tế với sự phát triển
của các quốc gia, thì vai trò của công bằng xã
hội đối với tăng tr−ởng kinh tế th−ờng bị coi
nhẹ, hoặc một số mô hình phát triển còn coi
sự bất bình đẳng về thu nhập là điều kiện cần
thiết để thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế. Trong
giai đoạn hiện nay, xu h−ớng chung của thế
giới cũng đang chuyển h−ớng coi trọng vấn đề
giải quyết công bằng xã hội của các quốc gia
và thừa nhận vai trò tích cực của công bằng
xã hội đối với tăng tr−ởng kinh tế.
Việc thực hiện công bằng xã hội tr−ớc hết
dựa trên mục tiêu quan trọng nhất của sự phát
triển xã hội là bản thân con ng−ời và những
quyền lợi chính đáng của con ng−ời. Bất kỳ
mô hình tăng tr−ởng nào cũng phải nhằm vào
mục tiêu này đối với mọi thành viên chứ không
phải chỉ với những nhóm nhỏ cá nhân trong
cộng đồng. Sự công bằng xã hội thực thi và
mở rộng các quyền của con ng−ời nh− Tuyên
ngôn về nhân quyền năm 1948 đã khẳng
định: “Tất cả mọi ng−ời đều có quyền h−ởng
một mức sống đủ cho sức khoẻ và hạnh phúc
của bản thân và gia đình, bao gồm thức ăn,
thức mặc, nhà ở, sự chăm sóc y tế và những
dịch vụ xã hội cần thiết… Tất cả mọi ng−ời
đều có quyền đ−ợc học hành, đ−ợc làm việc…
và đ−ợc h−ởng bảo hiểm xã hội”(4). Hội nghị
th−ợng đỉnh bàn về con ng−ời tại Co-pen-ha-
ghen cũng đã khẳng định: Tăng tr−ởng kinh tế
không đồng nhất với việc mang lại hạnh phúc
cho con ng−ời, nếu không lấy con ng−ời làm
trung tâm.
Bên cạnh đó, công bằng xã hội còn là
yếu tố quan trọng thúc đẩy khả năng tái sản
xuất lao động xã hội, tạo ra động lực đối với
khả năng tăng tr−ởng kinh tế. Ng−ợc lại, sự
bất công cùng với các vấn đề xã hội bức xúc
không đ−ợc giải quyết kịp thời không chỉ tác
động xấu tới sự phát triển xã hội, mà còn là
nhân tố kìm hãm sức tăng tr−ởng của nền kinh
tế. KT-ML
Đặc biệt, đối với các n−ớc đang phát
triển, việc thực hiện công bằng xã hội giải
quyết đ−ợc một số vấn đề lớn, có vai trò nh−
những điều kiện tăng tr−ởng lâu dài.. ở một số
n−ớc đang phát triển, một bộ phận lớn tầng
lớp giàu có không tham gia vào quá trình tích
luỹ và tái đầu t− vào nền sản xuất trong n−ớc.
Điều này một phần xuất phát từ thực tế bất ổn
định về chính trị, kinh tế, xã hội ở bên trong
quốc gia của họ. Việc các nhà t− bản trong
n−ớc chi tiêu vào các nhu cầu nghỉ ngơi, giải
trí và mở tài khoản ở n−ớc ngoài là một sự
lãng phí lớn nguồn tiềm lực trong n−ớc. “Vì
vậy, một chiến l−ợc tăng tr−ởng dựa vào sự
gia tăng mức độ bất công trong thu nhập trên
thực tế không hơn gì một phép màu mang tính
cơ hội đ−ợc tạo ra để giữ các đặc quyền, đặc
lợi và duy trì nguyên trạng của nhóm ng−ời
th−ợng l−u về kinh tế và chính trị ở các n−ớc
Thế giới thứ ba, mà th−ờng là tuyệt đại đa số
dân th−ờng phải trả giá cho việc đó. Những
chiến l−ợc nh− vậy tốt hơn nên đ−ợc gọi là
Phản phát triển”(5)
Thu nhập thấp và mức sống thấp của
ng−ời nghèo dẫn đến tình trạng sức khoẻ,
giáo dục kém và khả năng tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh thấp; năng suất
thấp lại kéo theo thu nhập thấp… tạo nên một
vòng luẩn quẩn khó thoát ra khỏi sự nghèo
đói. Trong khi đó, tầng lớp ng−ời nghèo chiếm
đa số trong các n−ớc đang phát triển. Vì vậy,
việc tăng thu nhập cho ng−ời nghèo bằng các
chính sách của chính phủ vừa có tác dụng
tăng thêm năng suất sản xuất của toàn xã hội,
vừa tăng thêm nhu cầu tiêu dùng các hàng
hoá thiết yếu. Điều này tạo ra một động lực
kích thích sản xuất trong n−ớc phát triển, tạo
điều kiện tăng tr−ởng kinh tế và thu hút sự
tham gia vào quá trình phát triển của mọi tầng
lớp và thành phần xã hội.
KT-ML
Sự công bằng đ−ợc thực hiện thông qua
phân phối thu nhập có tác dụng nh− một hình
thức khuyến khích về vật chất và tinh thần để
mở rộng sự tham gia của quần chúng vào quá
trình phát triển. Ng−ợc lại, sự bất bình đẳng
đ−ợc thừa nhận trong xã hội sẽ là một trở lực
lớn về tâm lý đối với tiến bộ kinh tế và tạo ra
những bất mãn xã hội của dân chúng.
Trong nền kinh tế thị tr−ờng hiện đại,
công bằng xã hội đ−ợc thực hiện theo xu
h−ớng tăng tr−ởng và phát triển bền vững. Sự
tăng tr−ởng và phát triển bền vững ở đây
không có nghĩa chỉ bao hàm sự tăng tr−ởng đi
đôi với bảo vệ môi tr−ờng mà là sự tăng
tr−ởng gắn với sự phát triển con ng−ời. Tính
bền vững có thể hiểu là sự đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ hiện tại mà không làm hại đến
những năng lực và cơ hội của các thế hệ
t−ơng lai. Nh− vậy, phát triển bền vững bao
hàm sự công bằng trong từng thế hệ và giữa
các thế hệ với nhau.
iii. Kết luận
Tăng tr−ởng kinh tế và công bằng xã hội
có thể coi nh− hai mặt t−ơng hỗ trong một
chỉnh thể xã hội. Chúng tồn tại một cách
khách quan và sự mâu thuẫn giữa chúng là
mâu thuẫn nội tại mang tính biện chứng của
sự phát triển: Tăng tr−ởng kinh tế vừa là môi
tr−ờng nảy sinh các vấn đề xã hội, vừa là điều
kiện cần thiết để thực hiện công bằng xã hội.
Đồng thời, công bằng xã hội góp phần thúc
đẩy tăng tr−ởng kinh tế, nhằm từng b−ớc phát
triển kinh tế toàn diện; song, nếu nhấn mạnh
thái quá các mục tiêu xã hội, đặt các vấn đề
xã hội tách rời khỏi điều kiện vật chất thì sẽ
thúc đẩy nền kinh tế vào trạng thái trì trệ.
Chú thích:
(1). Báo cáo phát triển con ng−ời năm 1998,
trang 12.
(2). Kinh tế học cho thế giới thứ ba, trang 175
(3). Báo cáo phát triển con ng−ời năm 1998,
trang 35.
(4). Báo cáo phát triển con ng−ời năm 1998,
trang 21.
(5). Kinh tế học cho Thế giới thứ ba, trang 221
Tài liệu tham khảo
[1]. Mai Ngọc C−ờng. Lịch sử các học thuyết kinh
tế. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.
[2]. Torodol. Kinh tế học cho thế giới thứ ba. NXB
Giáo dục, Hà Nội, 1998.
[3]. UNDP. Báo cáo phát triển con ng−ời năm 1998.
Hà Nội, 1999.
[4]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX.
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001♦
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 05_2008_600_8879.pdf