Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:
• Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
• Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,.). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
• Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
• Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ giữa môi trường với phát triển kinh tế xã hội
Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:
• Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
• Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
• Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
• Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên đã đưa ra quan niệm phát triển
Thực trạng môi trường ở nước ta:
Môi trường ở Việt Nam:
Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Nước ta thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng, do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một nội địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông.
Trước những điểm nóng về ô nhiễm môi trường như trên, nhiều giải pháp tương đối đồng bộ và cụ thể đã được kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường cả trong hiện tại và trong dự báo về chính sách, chiến lược, quy hoạch đến các giải pháp về công nghệ, nhân lực, giải pháp xã hội, các cộng cụ kinh tế và các biện pháp quan trắc theo dõi, kèm theo một số dự án hoặc nghiên cúu sâu đối với các trường hợp cụ thể.
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường
• Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.
• Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. • Tầng ozon bị phá huỷ.
• Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn.
• Nguồn nước bị ô nhiễm.
• Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
• Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng • Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
• Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
Các kết quả đã đạt được trong việc bảo vệ môi trường
Từ sau hội nghị quốc tế về môi trường lần đầu tiên năm 1972, vấn đề môi trường ngày càng trở nên cấp thiết ở mỗi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nước đã đề ra những mục tiêu, chiến lược bảo vệ môi trường, chống sự nóng lên của trái đất, các giảm lượng khí thải, đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc xử lý chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. Nước ta cũng đã kí cam kết với thế giới trong việc bảo vệ môi trường với nhiều chương trình hành động thiết thực như: phủ xanh đất trống đồi trọc, trổng rừng phòng hộ ven biển, giao rừng cho dân quản lý, trồng rừng,..
Ngoài ra nước ta còn đầu tư nhiều chi phí cho việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải của các khu công nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động môi trường thế giới, kí các hiệp định về môi trường.. chứng tỏ chính phủ ta rất quan tâm đến vấn đề môi trường.Riêng đối với các khu công nghiệp thì tất cả các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và hầu hết các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp đã hoàn tất thủ tục về môi trường trước khi đi vào hoạt động. Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư ngày một nâng cao. Hằng năm đều tham gia các hoạt động về truyền thông môi trường Một số doanh nghiệp thực hiện rất tốt công tác bảo vệ môi trường như: các nhà máy điện, một số cảng,…đều đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống xử lý chất thải, các chất thải nguy hại đều được thu gom và xử lý đúng quy định thông qua các hợp đồng với các đơn vị có chức năng và năng lực xử lý, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và thực hiện giám sát môi trường hằng năm theo quy định. Nhiều chương trình như “Go green – hành trình xanh thắp sáng ước mơ” là sự phối hợp hợp tác giữa Tổng cục Bảo vệ Môi trường (VEPA), Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) và công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV).
Một số tồn tại
Quy chế bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp được ban hành theo Quyết định 62/2002/QĐ.BKHCNMT của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng kéo dài đầu tư các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp ( Điều 19 của Quy chế quy định phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý tập trung khi khu công nghiệp đã lấp đầy 70% diện tích đất ).Phần lớn các chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp không thực hiện nghiêm các cam kết trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào?
Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS.
Cập nhật 03:09, 31/1/2008, bởi WikiSysop
Jump to: navigation, search
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:
Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.
Mối quan hệ giữa phát triển đô thị và bảo vệ tài nguyên môi trường theo hướng phát triển bền vững
KS.Phạm Thị Thanh Hải
[1]
Trước hết, chúng ta cũng nên điểm qua một số khái quát chung về “Phát triển bền vững” (PTBV) và xem hiện tại Thế giới và Việt nam đang làm gì cho phát triển bền vững, trước khi đi vào nội dung chính về “Mối quan hệ giữa phát triển đô thị và bảo vệ tài nguyên môi trường theo hướng phát triển bền vững” nói chung và “Phát triển bền vững thành phố Hồ Chí Minh” nói riêng.
Bối cảnh Thế giới
Có lẽ Trái đất của chúng ta vẫn cứ tiếp diễn quá trình phát triển bình thường và Nhân loại chưa cần phải tìm kiếm con đường “Phát triển bền vững” cho đến thời điểm những năm thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khi Thế giới phải đối mặt với rất nhiều vấn nạn về môi trường và điều kiện sống của con người trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Năm 1972, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường con người ở Stockholm, Thụy Điển. Hội nghị ra tuyên bố xác nhận hiện trạng môi trường toàn thế giới đang xấu đi và kêu gọi nhân loại hãy cứu lấy trái đất, cái nôi của sự sống. Thế giới tỉnh ngộ và bước vào thập niên “Nhận thức về môi trường” (1972- 1982). Tiếp đó bước sang thập niên “Hành động vì môi trường” (1982 - 1992).
Năm 1983, Liên hợp quốc đã thành lập Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển. Chỉ 4 năm sau khi thành lập, Hội đồng công bố báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” trong đó cảnh tỉnh loài người phải thay đổi ngay, thay đổi cơ bản về lối sống và cách hành động của mình, nếu không sẽ phải đối mặt với tình hình không thể chịu đựng được và môi trường sẽ bị phá huỷ tới mức thảm họa. Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” đã tác động mạnh mẽ tới cộng đồng thế giới và, vào năm 1989 Liên hợp quốc bắt đầu việc chuẩn bị cho cuộc hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên bàn về môi trường và phát triển. Một quá trình chuẩn bị và thương lượng quốc tế rộng lớn và hữu hiệu chưa từng có đã được mở ra, không phải chỉ nhằm tổ chức riêng hội nghị này, mà là tiền đề cho hàng loạt hội nghị mang tính thượng đỉnh khác như Hội nghị thượng đỉnh về trẻ em, các hội nghị về các phương diện chính của kinh tế và xã hội được Liên hợp quốc liên tục tổ chức trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Nhân loại đã được thức tỉnh và đã nghiêm túc cùng nhau tìm kiếm con đường đi lên.
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về “Môi trường và Phát triển” được tổ chức ở Rio de Janero của Braxin, là cuộc gặp gỡ của 179 nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới. Thành công lớn nhất của Hội nghị RIO-92 là đưa ra được 2 tuyên bố mang tính nguyên tắc, ký kết hai Công ước quốc tế và thông qua Chương trình hành động 21.
Bằng những văn kiện này, cộng đồng quốc tế đã bước đầu chính thức thừa nhận con người đường đi lên phải là con đường phát triển bền vững. RIO-92 là một tầm nhìn bao quát, một bản đồ chỉ đường. Nhiều hứa hẹn đã được đưa ra và người ta chờ đợi tin vui ngay sau RIO-92 về giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển ở phạm vi toàn thế giới.
Tuy nhiên, 10 năm sau RIO lại là 10 năm thoái trào, khoảng cách giàu nghèo giữa khối Bắc và khối Nam, giữa người giàu và người nghèo rộng thêm, số người không được hưởng nước sạch tăng lên, chỉ có 2 tỷ người được tiếp cận năng lượng. Thế nhưng, về một phương diện nào đó, cuộc sống vẫn đi lên phía trước. Do vậy, tiếp sau Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên, Hội nghị thượng đỉnh lần 2 họp tại Johannesburg, Nam Phi năm 2002 đã lại tiếp tục khẳng định việc lựa chọn con đường phát triển bền vững của nhân loại. Tại Hội nghị lần này đại diện của 196 quốc gia đã thể hiện tính đồng thuận hành động vì quá trình phát triển bền vững của nhân loại và thông qua văn bản cực kỳ quan trọng: Kế hoạch thực hiện Johannesburg.
Từ Kế hoạch hành động đến Kế hoạch thực hiện, từ tấm bản đồ chỉ đường (Rio - 92) đến lịch trình cụ thể (Joha - 02), loài người đã thừa nhận và bước những bước đầu tiên trên con đường phát triển bền vững. Các quốc gia, dù hàng trang đầy vơi khác nhau, dù lên đường nhanh chậm khác nhau, đều đang hướng theo con đường phát triển bền vững này.
Chương trình nghị sự 21 Rio
(Chương trình hành động 21) là văn kiện đồ sộ gồm 40 chương nêu lên các công việc cần phải làm, các biện pháp cần thực hiện và kinh phí cần phải có cho các công việc đó. Đây là văn kiện quan trọng giúp các quốc gia soạn thảo và hiệu đính chiến lược phát triển của mình và định hướng hợp tác toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường trên trái đất.
Kế hoạch thực hiện Joha
Nêu cụ thể các mục tiêu và khung thời gian, chủ yếu là trung hạn của hàng loạt hành động nhằm giải quyết các vấn đề phát triển bền vững, bao gồm việc làm giảm một nửa số người không được hưởng các điều kiện nước sạch và vệ sinh môi trường vào năm 2015, phục hồi trữ lượng nguồn thủy sản nhằm bảo vệ đa dạng sinh học vào năm 2015, loại bỏ hoá chất độc hại vào năm 2005 và cam kết về tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo như là một vấn đề cấp bách.
Bối cảnh Việt Nam
Như các quốc gia và các dân tộc khác trên Thế giới, Việt nam cũng mong muốn đất nước mình phát triển tốt và bền vững. Ngay những năm 40 của thế kỷ trước khi hát bài Tiến quân ca mà sau này trở thành Quốc ca, chắc mọi người đều nghĩ đến tương lai sáng lạn của đất nước mình sau ngày độc lập .. “Nước non Việt Nam ta vững bền!” Và đúng như vậy, hơn nửa thế kỷ sau, đất nước tiếp tục được định hướng phát triển bền vững trong trào lưu chung của cộng đồng thế giới.
Trong quá trình hội nhập quốc tế về tài nguyên và môi trường, vào năm 1991, Việt Nam đã thông qua “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991- 2000”. Đây là một trong những hoạt động về phát triển bền vững đầu tiên ở tầm quốc gia và được quốc tế chính thức công bố. Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển x∙ hội và bảo vệ môi trường. Cùng với hơn 110 nước khác, Việt Nam đã hội nhập vào con đường phát triển bền vững theo đúng các yêu cầu mà quốc tế mong đợi.
Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21. Định hướng nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện. Định hướng không thay thế các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước.
Những nguyên tắc chính phát triển bền vững ở Việt Nam:
Nguyên tắc 1: Con người là trung tâm của phát triển bền vững
Nguyên tắc 2: Phát triển kinh tế là trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới.
Nguyên tắc 3: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.
Nguyên tắc 4: Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
Nguyên tắc 5: Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.
Nguyên tắc 6: Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.
Nguyên tắc 7: Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, để phát triển bền vững đất nước.
Nguyên tắc 8: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Phát triển bền vững là gì?
Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa … Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên; tạo lập nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài người ta đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng về kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển.
Sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới vào các năm 50 -80 của thế kỷ trước, loài người nhận thức được rằng: độ đo kinh tế không phản ánh được đầy đủ quan niệm về phát triển. Do vậy, phải xem xét lại và đánh giá đúng đắn các mối quan hệ: con người - trái đất, phát triển kinh tế xã hội - bảo vệ môi trường. Tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác hoặc thống trị theo ý mình; khả năng đồng hoá chất thải của môi trường là có giới hạn; cần thiết phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng, của các thế hệ tương lai và các chi phí môi trường cho sự phát triển… Hiểu được tất cả các yêu cầu trên chính là hiểu được định nghĩa về Phát triển bền vững. Còn trong điều kiện Thế giới hiện nay, “Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng (các) nhu cầu (ấy) của các thế hệ mai sau” (Theo văn bản chính thức của Liên Hiệp Quốc).
Tuy nhiên, lấy gì để đo được sự phát triển bền vững? Và có thể đưa ra khái niệm “PTBV ở mức chấp nhận được”? Đây là vấn đề không đơn giản, hiện đang được nghiên cứu. Đã có nhiều hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu được đề xuất, nhưng được thừa nhận ngày càng rộng rãi là 4 mức độ đo sau:
Độ đo kinh tế:
Độ đo kinh tế của sự phát triển bền vững được tính trên giá trị GDP hoặc GNP. Tuy nhiên với cách tính này, để phát triển kinh tế phải tiêu tốn tài nguyên và tạo ra các chất thải độc hại. Do vậy, trong độ đo này cần phải tính đến việc hạn chế tối đa nhu cầu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo và mức độ tái sinh tài nguyên, vật liệu từ các chất thải. Bên cạnh các giá trị bình quân GDP, GNP, sự chênh lệch các giá trị này ở các tầng lớp dân cư khác nhau cũng được tính như một giá trị đo kinh tế của sự phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu và được thể hiện ở mức độ và quy mô duy trì viện trợ của các nước công nghiệp phát triển cho các nước đang phát triển; sự công bằng về kinh tế và trao đổi thương mại giữa hai nhóm nước trên thể hiện ở các khía cạnh: tăng giá nguyên liệu thô, hạ giá thiết bị, xoá nợ nước ngoài và trừng phạt kinh tế đối với các nước đang phát triển.
Độ đo môi trường:
Độ đo môi trường của sự phát triển bền vững có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước, đất, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên không tái tạo; việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn của xã hội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Độ đo xã hội:
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành chiến lược chung của Liên Hiệp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là mục tiêu mang tính chất chính trị của tất cả các quốc gia trên thế giới; Phát triển bền vững đòi hỏi tự do thực sự của các công dân, về các thông tin về kế hoạch phát triển của Chính phủ và chất lượng môi trường nơi họ đang sống; Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng về các quyền lợi xã hội, như: có công ăn việc làm, đảm bảo các quyền lợi kinh tế và xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và nghèo trong xã hội, …
Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi chính sách xã hội cho phù hợp như: chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ xu hướng già hoá ở các xã hội phát triển.
Độ đô văn hoá:
Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và phong cách sống có hại cho môi trường chung của trái đất như các thói quen sinh nhiều con ở các nước đang phát triển theo triết lý: Trời sinh voi, trời trời sinh cỏ; thói quen tiêu dùng lãng phí của công dân các nước công nghiệp phát triển; Phát triển bền vững đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay cho các tập tục lạc hậu cũ và xác lập các tập tục phù hợp với điều kiện sống đang thay đổi của con người. Thí dụ, để phù hợp với quá trình đô thị hoá đang diễn ra trên trái đất, con người cần phải thay đổi các thói quen lành mạnh của nền văn minh đô thị; Độ đo văn hoá của phát triển bền vững còn là “văn hoá xanh”. Văn hoá xanh là nền văn hoá phù hợp với sự phát triển bền vững, đó là toàn bộ các hoạt động văn hoá của con người dựa trên đạo đức thế giới về cuộc sống cộng đồng. Văn hoá xanh thể hiện trong: việc xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà ở, giao thông đô thị…, các quan hệ xã hội của con người và thái độ của con người đối với thiên nhiên. Văn hoá xanh thể hiện trong thái độ và hành vi của con người hướng tới sự giảm nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. ở đây, sự vượt lên nghèo đói không phải bằng bất cứ cách nào mà chỉ bằng các phương thức phù hợp với đạo đức thế giới về cuộc sống cộng đồng. Trong văn hoá xanh có cả thái độ đúng đắn của con người đối với các hiện tượng tiêu cực trong môi trường xã hội như: chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội đang làm mai một cuộc sống tốt đẹp của nền văn minh nhân loại.
Để có được các thay đổi phù hợp với quan điểm về phát triển bền vững, mọi người trên trái đất cần phải thay đổi các quan điểm về đạo đức sống. Trước hết là trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên và thế hệ tương lai bao gồm: trách nhiệm sống hoà hợp với thiên nhiên, sự tồn tại bình đẳng của loài người và các dạng sống khác trên trái đất, ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống chung của hành tinh.
Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững
Trong cuốn “Cứu lấy Trái đất” xuất bản năm 1991, 200 nhà khoa học hàng đầu tập hợp trong 3 tổ chức là Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ hoang dã Thế giới (WWF) và Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã nêu lên hệ thống 9 nguyên tắc cơ bản để xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Đó là:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người;
- Bảo tồn sự sống và sự đa dạng sinh học của Trái đất;
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo;
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất;
- Thay đổi thái độ và hành vi của con người;
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình;
- Xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho bảo vệ và phát triển;
- Xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong bảo vệ môi trường.
Sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển bền vững:
Có khá nhiều sơ đồ biểu diễn nội dung phát triển bền vững đã được nghiên cứu, dưới đây là 3 sơ đồ mô hình phát triển bền vững được đề cập nhiều nhất hiện nay.
MÔ HÌNH CỦA HỘI ĐỒNG THẾ GIỚI VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI MÔ HÌNH THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Các mô hình PTBV cụ thể trong một số lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội và địa bàn sinh sống của cộng đồng cũng đã được thực hiện và được phân theo các loại sau:
- PTBV theo ngành: công nghiệp, nông nghiệp
- PTBV theo cộng đồng: miền núi, đồng bằng, đô thị, duyên hải
- PTBV theo lãnh thổ: thành phố, lưu vực sông, vùng ven biển
- Phát triển không bền vững: các mô hình không bền vững
Trong khuôn khổ của Hội thảo hôm nay, xin được đề cập sâu hơn về chủ đề “Mối quan hệ giữa phát triển đô thị và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững” và điểm qua tình hình phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh mà theo phân loại PTBV thuộc mô hình PTBV theo lãnh thổ.
Khái niệm về thành phố phát triể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_quan_he_giua_moi_truong_voi_phat.doc