Mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và sức khỏe tâm thần ở học sinh: Nghiên cứu tổng quan

Hoạt động thể chất có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe thể chất,

sức khỏe tâm thần và tự trọng ở học sinh. Bài viết này tổng quan các nghiên

cứu đa phân tích trên thế giới về mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và sức

khỏe tâm thần. Bài viết cũng tổng hợp các chiến lược tăng cường hoạt động

thể chất cho học sinh trong nhà trường ngoài khuôn khổ của môn giáo dục

thể chất đã được chứng minh có hiệu quả và khả năng áp dụng ở Việt Nam.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và sức khỏe tâm thần ở học sinh: Nghiên cứu tổng quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương trình nghỉ giữa giờ trên lớp dành cho hoạt động thể chất. Kibbe and colleagues (2011) đã đánh giá hiệu quả của chương trình và cho thấy mức độ hoạt động thể chất của học sinh mẫu giáo đến lớp 5 tăng thêm. Các hành vi tuân thủ, chỉ số cơ thể, các thói quen về sức khỏe và kết quả học tập cũng được cải thiện. Một chương trình khác là chương trình “Energizers” ( Với 10 phút hoạt động thể chất trong giờ học cùng với trung bình 782 bước/ngày sẽ giúp học sinh tăng các hành vi tuân thủ trên lớp học. Chương trình Jammin› Minute cũng là một chương trình hiệu quả để tăng cường hoạt động thể chất cho học sinh trong khi nhà trường chưa có đủ nguồn lực để cung cấp chương trình giáo dục thể chất tổng thể cho học sinh (Mahar et al., 2006). Chương trình Texas I-CAN (Bartholomew and Jowers, 2011) tập huấn cho giáo viên tiểu học cách thay đổi kế hoạch dạy học để tích hợp hoạt động thể chất trong giờ lên lớp các môn cơ bản như toán, văn, khoa học, v.v. Học sinh được khuyến khích đi 1000 bước/ngày. Các nghiên cứu này đều chỉ ra việc giáo viên bộ môn dành thời gian hoạt động thể chất cho học sinh trong giờ học của mình không làm tốn thời gian dạy học, không cản trở thành tích học tập của học sinh, mà có hiệu quả tích cực đối với học tập của học sinh (Erwin et al., 2012). 5. Kết luận Hoạt động thể chất có vai trò quan trọng không chỉ đối với sức khỏe thể chất mà còn với sức khỏe tâm thần và sự lành mạnh, tự trọng ở học sinh. Hiệu quả tác động của hoạt động thể chất đối với tự trọng là cao hơn so với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Các hoạt động thể chất hiệu quả có thể được thiết kế dưới nhiều hình thức, nhóm hoặc cá nhân, kết hợp các vận động tăng nhịp tim và sức bền, do bất cứ người lớn nào hướng dẫn. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của nhà trường. Chính việc quan tâm đến hoạt động thể chất của học sinh đã là một cách để ngăn ngừa và can thiệp hiệu quả các vấn đề sức khỏe tâm thần và tăng cường sự phát triển lành mạnh ở học sinh. Ngoài môn học giáo dục thể chất, nhà trường có thể tạo ra nhiều cơ hội khác nhau để học sinh có thể hoạt động thể chất trên lớp, giờ ra chơi, ngoài giờ lên lớp và ngoại khóa. Điều quan trọng là nhà trường tạo ra một môi trường luôn vận động và kích thích hoạt động cho học sinh. Những khó khăn về kinh phí, thiếu nhân sự, thiếu dụng cụ có thể cản trở việc triển khai hoạt động thể chất trong nhà trường. Ở Việt nam, khó khăn còn có thể do hiểu biết và nhận thức của nhà trường, phụ huynh và học sinh về vai trò của hoạt động thể chất. Giáo dục thể chất luôn được coi là môn “phụ” và không được nhà trường, học sinh ưu tiên. Để khắc phụ các rào cản này, việc nâng cao hiểu biết của nhà quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh, cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động thể chất đối với học 363 tập, sức khỏe, xã hội cần được triển khai. Nhà trường cũng cần có tiếp cận tổng thể đối với việc khuyến khích hoạt động thể chất cho học sinh. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 501.02-2016.03 Tài liệu tham khảo Ahn, S., & Fedewa, A. L. (2011). A meta-analysis of the relationship between children’s physical activity and mental health. Journal of pediatric psychology, 36(4), 385-397. Babyak, M., Blumenthal, J. A., Herman, S., Khatri, P., Doraiswamy, M., Moore, K., ... & Krishnan, K. R. (2000). Exercise treatment for major depression: maintenance of therapeutic benefit at 10 months. Psychosomatic medicine, 62(5), 633-638. Biddle, S. J., & Asare, M. (2011). Physical activity and mental health in children and adolescents: a review of reviews. British journal of sports medicine, bjsports90185. Centers for Disease Control and Prevention. (2001). Effects of physical activity on health and disease: A report from the Surgeon General. Retrieved March, 14, 2007. Craft, L. L., & Landers, D. M. (1998). The effect of exercise on clinical depression and depression resulting from mental illness: A meta-analysis. Journal of Sport and Exercise Psychology, 20(4), 339-357. Donnelly, J. E., Greene, J. L., Gibson, C. A., Smith, B. K., Washburn, R. A., Sullivan, D. K., ... & Jacobsen, D. J. (2009). Physical Activity Across the Curriculum (PAAC): a randomized controlled trial to promote physical activity and diminish overweight and obesity in elementary school children. Preventive medicine, 49(4), 336-341. Ekeland, E., Heian, F., & Hagen, K. B. (2005). Can exercise improve self esteem in children and young people? A systematic review of randomised controlled trials. British journal of sports medicine, 39(11), 792-798. Erwin, H., Fedewa, A., Beighle, A., & Ahn, S. (2012). A quantitative review of physical activity, health, and learning outcomes associated with classroom-based physical activity interventions. Journal of Applied School Psychology, 28(1), 14-36. Janssen, I., & LeBlanc, A. G. (2010). Systematic review of the health benefits of physical activity and fitness in school-aged children and youth. International journal of behavioral nutrition and physical activity, 7(1), 40. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở HỌC SINH: NGHIÊN CỨU... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 364 Kohl III, H. W., & Cook, H. D. (2013). Approaches to physical education in schools, Washington, D.C: National Academies Press. Larun, L., Nordheim, L. V., Ekeland, E., Hagen, K. B., & Heian, F. (2006). Exercise in prevention and treatment of anxiety and depression among children and young people. Cochrane database of systematic reviews, (3) Mahar, M. T. (2011). Impact of short bouts of physical activity on attention-to- task in elementary school children. Preventive medicine, 52, S60-S64. Murray, R., Ramstetter, C., Devore, C., Allison, M., Ancona, R., Barnett, S... & Okamoto, J. (2013). The crucial role of recess in school. Pediatrics, 131(1), 183-188. Penedo, F. J., & Dahn, J. R. (2005). Exercise and well-being: a review of mental and physical health benefits associated with physical activity. Current opinion in psychiatry, 18(2), 189-193. Petruzzello, S. J., Landers, D. M., Hatfield, B. D., Kubitz, K. A., & Salazar, W. (1991). A meta-analysis on the anxiety-reducing effects of acute and chronic exercise. Sports medicine, 11(3), 143-182. Simons-Morton, B.G., Taylor, W.C., Snider, S.A., et al., (1994). Observed levels of elementary and middle school children’s physical activity during physical education classes. Preventive Medicine, 23(4):437–441 Stevens, T. A., To, Y., Stevenson, S. J., & Lochbaum, M. R. (2008). The importance of physical activity and physical education in the prediction of academic achievement. Journal of Sport Behavior, 31(4), 368. Strong, W. B., Malina, R. M., Blimkie, C. J., Daniels, S. R., Dishman, R. K., Gutin, B., ... & Rowland, T. (2005). Evidence based physical activity for school- age youth. The Journal of pediatrics, 146(6), 732-737. Tudor-Locke, C., Lee, S. M., Morgan, C. F., Beighle, A., & Pangrazi, R. P. (2006). Children’s pedometer-determined physical activity during the segmented school day. Medicine and science in sports and exercise, 38(10), 1732-1738. WHO (2010) Global recommendations on physical activity for health, Genève, WHO ISBN: 9789241599979 Vũ Quỳnh Anh & Lê Đức Thiện (2017) Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, Tạp chí thể thao, 2017 Võ Văn Vũ (2014) Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường Trung học phổ thông ở Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học TDTT. 365 A RELATIONSHIP BETWEEN PHYSICAL ACTIVITY AND MENTAL HEALTH IN STUDENTS: A LITERACTURE REVIEW Assoc.Prof.PhD Dang Hoang Minh1 Abstract: Physical activity has impact not only on children’s physical health but also on mental health outcomes. The present study was a synthesis of literature examiming the effects of physical activity on anxiety, depression and self-esteem in children. The paper also reviewed various strategies to promote physical activity in schools beyond the physical education programs and discussed the practical implications in Vietnam. Keywords: physical activity, mental health, students, intervention 1 University of Education, Vietnam National University – Hanoi; Email: minhdh@vnu.edu.vn; Tel: 01696941115.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_hoat_dong_the_chat_va_suc_khoe_tam_than_o_h.pdf
Tài liệu liên quan