Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược

Trong hệ thống kinh tế thị trường, khi kĩ nghệ dược phẩm và giới thầy

thuốc cọ sát sẽ gây ra nhiều lợi ích, nhưng chính mối tương tác này cũng có thể tạo

nên xung đột và mâu thuẫn. Hoạt động chính của kĩ nghệ dược liên tục nghiên

cứu, sản xuất và phân phối các loại thuốc được “chứng minh” là có hiệu quả lâm

sàng và cứu sống bệnh nhân. Nếu giới thầy thuốc không sử dụng những thuốc

mới có hiệu quả lâm sàng hơn thuốc hiện hành (có thể do thiếu cập nhật hóa hay

thiếu hiểu biết), thì các nỗ lực tiếp thị thuốc của các công ti dược nhằm thuyết

phục thầy thuốc sử dụng thuốc mới có thể xem là một việc làm tích cực và đem lại

lợi ích cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu những tiếp thị của các công ti dược chỉ

nhắm đến việc tăng lợi nhuận, và trong quá trình tiếp thị gây ra tác hại đến xã hội

(như tăng giá thuốc và lạm dụng thuốc) thì hành động này có thể xem là tiêu cực

và vi phạm y đức. Vấn đề, do đó, là cân bằng giữa lợi ích và tác hại trong mối

tương tác giữa kĩ nghệ dược và y giới.

Nhiều sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây làm cho công chúng đặc biệt

quan tâm đến ảnh hưởng của kĩ nghệ dược phẩm đến hệ thống y tế toàn cầu. Sự

kiện thứ nhất là thị trường thuốc đắt tiền càng ngày càng gia tăng đáng ngại, nhất

là ở các nước như Mĩ và Âu châu, làm cho ngân sách y tế ở các nước này lâm vào

tình trạng khủng hoảng. Riêng ở Mĩ, chi phí cho các loại thuốc cần toa bác sĩ đã

lên đến gần 200 tỉ USD, làm cho chính phủ mới của Tổng thống Obama phải đặc

biệt quan tâm. Sự kiện thứ hai là một số công ti thuốc bị tòa án kết tội phạm hình

sự vì những hoạt động tiếp thị của họ. Phần lớn những vụ kiện này đều được giải

quyết ngoài tòa với những khoản bồi thường khổng lồ. Sự kiện thứ ba là các công

ti dược và y giới càngngày càng nhận thức rằng mối liên hệ giữa hai bên làm cho

thành viên của hai phía cảm thấy xấu hổ, và cần phải có sự thay đổi cơ bản trong

mối liên hệ này.

Theo báo cáo của các “đại gia” dược, năm 2002 họ chi ra 1/3 doanh thu cho

các dịch vụ “selling & administration” (một mĩ từ cho hoạt động tiếp thị). Có

công ti (như Norvatis) còn chi đến 36% cho hoạt động tiếp thị! Tính chung, kĩ

nghệ dược chi ra khoảng 12 đến 15 tỉ USD hàng năm cho hoạt động tiếp thị. Tính

trung bình, ngân sách tiếp thị thuốc trên mỗi bác sĩ dao động từ 8.000 đến 15.000

USD / năm.

Nhưng nói đến “hoạt động tiếp thị” là nói đến cái gì? Một nghiên cứu ở Mĩ

cho thấy có khỏng 16 cách thức tiếp thị, từ những hoạt động thân mật nh ư tặng

quà cáp, bút, đồ chơi (đương nhiên là có logo củathuốc và công ti) đến những

hành vi có thể xem là đáng quan tâm như “tác giả ma” và mua chuộc các giáo sư

đại học. Cần nói thêm rằng hiện tượng tác giả ma (ghost authorship) là một thủ

thuật của các công ti dược mướn các nhà viết thuê viết bài báo khoa học, và họ trả

tiền cho các giáo sư kí tên vào như là tác giả (dù các giáo sư này chẳng biết hay

dính dáng gì đến công trình nghiên cứu). Trong thực tế cũng có không ít giáo sư

chịu kí tên vào các bài nghiên cứu như thế để nhận từ 5000 đến 20000 USD!

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ giữa giới y khoa và kĩ nghệ dược 1 Nguyễn Văn Tuấn Trong hệ thống kinh tế thị trường, khi kĩ nghệ dược phẩm và giới thầy thuốc cọ sát sẽ gây ra nhiều lợi ích, nhưng chính mối tương tác này cũng có thể tạo nên xung đột và mâu thuẫn. Hoạt động chính của kĩ nghệ dược liên tục nghiên cứu, sản xuất và phân phối các loại thuốc được “chứng minh” là có hiệu quả lâm sàng và cứu sống bệnh nhân. Nếu giới thầy thuốc không sử dụng những thuốc mới có hiệu quả lâm sàng hơn thuốc hiện hành (có thể do thiếu cập nhật hóa hay thiếu hiểu biết), thì các nỗ lực tiếp thị thuốc của các công ti dược nhằm thuyết phục thầy thuốc sử dụng thuốc mới có thể xem là một việc làm tích cực và đem lại lợi ích cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu những tiếp thị của các công ti dược chỉ nhắm đến việc tăng lợi nhuận, và trong quá trình tiếp thị gây ra tác hại đến xã hội (như tăng giá thuốc và lạm dụng thuốc) thì hành động này có thể xem là tiêu cực và vi phạm y đức. Vấn đề, do đó, là cân bằng giữa lợi ích và tác hại trong mối tương tác giữa kĩ nghệ dược và y giới. Nhiều sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây làm cho công chúng đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của kĩ nghệ dược phẩm đến hệ thống y tế toàn cầu. Sự kiện thứ nhất là thị trường thuốc đắt tiền càng ngày càng gia tăng đáng ngại, nhất là ở các nước như Mĩ và Âu châu, làm cho ngân sách y tế ở các nước này lâm vào tình trạng khủng hoảng. Riêng ở Mĩ, chi phí cho các loại thuốc cần toa bác sĩ đã lên đến gần 200 tỉ USD, làm cho chính phủ mới của Tổng thống Obama phải đặc biệt quan tâm. Sự kiện thứ hai là một số công ti thuốc bị tòa án kết tội phạm hình sự vì những hoạt động tiếp thị của họ. Phần lớn những vụ kiện này đều được giải quyết ngoài tòa với những khoản bồi thường khổng lồ. Sự kiện thứ ba là các công ti dược và y giới càng ngày càng nhận thức rằng mối liên hệ giữa hai bên làm cho thành viên của hai phía cảm thấy xấu hổ, và cần phải có sự thay đổi cơ bản trong mối liên hệ này. Theo báo cáo của các “đại gia” dược, năm 2002 họ chi ra 1/3 doanh thu cho các dịch vụ “selling & administration” (một mĩ từ cho hoạt động tiếp thị). Có công ti (như Norvatis) còn chi đến 36% cho hoạt động tiếp thị! Tính chung, kĩ nghệ dược chi ra khoảng 12 đến 15 tỉ USD hàng năm cho hoạt động tiếp thị. Tính trung bình, ngân sách tiếp thị thuốc trên mỗi bác sĩ dao động từ 8.000 đến 15.000 USD / năm. Nhưng nói đến “hoạt động tiếp thị” là nói đến cái gì? Một nghiên cứu ở Mĩ cho thấy có khỏng 16 cách thức tiếp thị, từ những hoạt động thân mật như tặng quà cáp, bút, đồ chơi (đương nhiên là có logo của thuốc và công ti) đến những hành vi có thể xem là đáng quan tâm như “tác giả ma” và mua chuộc các giáo sư đại học. Cần nói thêm rằng hiện tượng tác giả ma (ghost authorship) là một thủ thuật của các công ti dược mướn các nhà viết thuê viết bài báo khoa học, và họ trả tiền cho các giáo sư kí tên vào như là tác giả (dù các giáo sư này chẳng biết hay dính dáng gì đến công trình nghiên cứu). Trong thực tế cũng có không ít giáo sư chịu kí tên vào các bài nghiên cứu như thế để nhận từ 5000 đến 20000 USD! Tuy nhiên, trong thực tế thì mối quan hệ này đặt ra nhiều vấn đề y đức và có khi làm ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của nhiều nhà nghiên cứu danh tiếng. Một số hành động của một số công ti dược còn có thể mô tả là hối lộ hay đút lót. Chẳng hạn như vào giữa thập niên 1990, công ti TAP (Mĩ) tung ra thị trường thuốc Lupron (dùng điều trị ung thư tiền liệt tuyến) nhưng gặp phải cạnh tranh của một loại thuốc khác rẻ hơn là Zoladex. Để đối đầu với đối thủ, TAP tìm cách gặp giám đốc y vụ của một công ti bảo hiểm y tế và đề nghị sử dụng Lupron, và hãng sẽ tặng cho vị giám đốc này 25.000 USD dưới danh nghĩa “tài trợ giáo dục” nhưng ông sẽ toàn quyền sử dụng. Khi vị giám đốc từ chối, công ti đề nghị tăng 65.000 USD. Nhưng vị giám đốc đã báo cho cảnh sát liên bang Mĩ biết và vụ việc được đưa ra ánh sáng với nhiều tình tiết động trời khác, và công ti bị phạt 875 triệu USD. Một trong những chiến lược mà các công ti dược thường áp dụng có hiệu quả là sử dụng các chuyên gia, các giáo sư có tiếng trong ngành để nhờ các chuyên gia này tư vấn và nói chuyện trong các hội nghị do họ tổ chức. Phần lớn những hội nghị này mang tính chuyên môn cao và đem lại nhiều thông tin có ích cho bác sĩ, nhưng cũng có một số hội nghị này cũng mang hình thức quảng bá sản phẩm của công ti hơn là hội nghị khoa học. Ngoài ra, các công ti còn muốn sử dụng các chuyên gia này để ảnh hưởng đến chính sách và định hướng cho chuyên ngành. Theo một cuộc điều tra vào năm 2002, hơn 80% các giáo sư và bác sĩ trong các tổ chức y khoa chuyên soạn thảo các phác đồ điều trị có liên hệ hay nhận tiền thuyết giảng (speaking fee) hay tư vấn phí (consultant fee) từ các công ti dược. Có người nhận cả nửa triệu USD mỗi năm và nhiều lợi lộc khác từ các công ti dược. Không ai biết các công ti dược đã cung cấp bao nhiêu tiền cho các giáo sư và bác sĩ. Nhưng dựa vào các báo cáo thường niên, bác sĩ Marcia Angell (tổng biên tập tập san y khoa New England Journal of Medicine) ước tính rằng con số có thể lên đến 10 tỉ USD. Với số tiền đó, các công ti dược đã kiểm soát được các chuyên gia hàng đầu trong y khoa về việc sử dụng các sản phẩm của họ. Qua những mối quan hệ mật thiết với các giáo sư các công ti dược có thể kiểm soát kết quả nghiên cứu và định hướng mà y khoa thực hành ra sao và thậm chí định nghĩa thế nào là bệnh. Mối liên hệ giữa y giới và kĩ nghệ dược sẽ chẳng được quan tâm nếu nó không ảnh hưởng đến bệnh nhân và xã hội nói chung. Câu hỏi mà công chúng và chính quyền hay đặt ra là: giới thầy thuốc có bị chi phối bởi các hoạt động tiếp thị của các công ti dược, và nếu có thì ảnh hưởng đến bệnh nhân và xã hội mang tính tích cực hay tiêu cực? Nhiều bác sĩ cho rằng các công ti thuốc không hề chi phối việc ra toa hay chăm sóc bệnh nhân, và câu hỏi đó là một xúc phạm đến nhân cách của họ! Một số bác sĩ khác thì cho rằng mối quan hệ đó tích cực bởi vì họ học hỏi và cập nhật hóa thông tin từ các công ti dược. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều phân tích và nghiên cứu khoa học cho thấy rõ ràng rằng nói chung các bác sĩ thường ra toa những thuốc của công ti mà họ có liên hệ mật thiết. Ngoài ra, những giáo sư ngồi trong các hội đồng y khoa và soạn thảo phác đồ điều trị cũng chịu ảnh hưởng từ mối liên hệ của họ với các công ti thuốc. Các giáo sư này thường có xu hướng đề nghị thuốc của công ti mà họ có liên hệ mật thiết, và nhiều khi họ cũng cố tình che dấu những tác hại của thuốc các công ti đó. Điều đáng nói ở đây là sứ mệnh của y khoa là đào tạo bác sĩ, nghiên cứu khoa học, và chăm sóc bệnh nhân. Nhiệm vụ của y khoa không phải là thiết lập những liên minh thương vụ với các công ti thuốc. Các công ti thuốc không phải là nhà từ thiện; họ kì vọng phải có lời hay lợi ích cho những đồng tiền họ bỏ ra, và trong thực tế họ cũng đạt được mục tiêu đó, chứ nếu không thì chắc chắn họ chẳng tiếp tục làm như hiện nay. Do đó, chịu ảnh hưởng bởi các công ti thuốc là một cách tự đánh mất phẩm cách của người thầy thuốc. Timothy Kuklo Bác sĩ Timothy R. Kuklo, 48 tuổi, là một chuyên gia chấn thương chỉnh hình và phó giáo sư y khoa thuộc Đại học Washington ở St Louis (bang Missori, Mĩ). Tốt nghiệp từ trường võ bị danh tiếng Westpoint, ông từng phục vụ trong quân y Mĩ tại Trung tâm quân y Walter Reed, một trung tâm y khoa danh tiếng của Mĩ. Tuần vừa qua, ông bị 4 đồng nghiệp tố cáo là giả tạo số liệu trong nhiều công trình nghiên cứu, và có những mối liên hệ đáng nghi ngờ với một công ti sinh học. Trong thời gian phục vụ tại Trung tâm quân y Walter Reed bác sĩ Kuklo thường đi thuyết giảng khắp nơi về hiệu quả của một sản phẩm của ông ti Medtronic có tên là Infuse, một loại protein mà ông cho là có hiệu quả làm lành xương nhanh chóng. Trong công trình nghiên cứu được công bố trên một tập san y khoa bên Anh vào năm ngoái, Kuklo báo cáo rằng trong thời gian 3/2003 đến 3/2005 ông đã sử dụng Infuse để điều trị cho 138 bệnh nhân (quân nhân) bị thương chân do nổ mìn trong cuộc chiến Iraq, và tỉ lệ thành công là 92%. Kuklo là một “cảm tình viên” của Infuse. Như nói trên, ông đi quảng bá Infuse khắp nơi về Infuse và thuyết phục đồng nghiệp nên sử dụng protein càng nhiều càng tốt cho bệnh nhân! Ông là người có tài ăn nói và thuyết phục đến độ có đồng nghiệp nhận xét nếu ông bảo đưa tài khoản ngân hàng thì chắc chắn có người sẽ đưa! Chỉ trong vòng vài năm, doanh thu của Medtronic từ Infuse lên đến 500 ngàn USD. Infuse được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện dân sự bên Mĩ cho giải phẫu xương cột sống và điều trị gãy xương. Nhưng các bác sĩ có thể sử dụng Infuse cho các chỉ định khác. Năm ngoái, Cục quản lí thuốc và thực phẩm Mĩ (FDA) ra thông báo cho biết nếu infuse được sử dụng trong giải phẫu cổ có thể làm cho bệnh nhân khó thở. Infuse không được FDA phê chuẩn cho sử dụng trong giải phẫu cổ. Do đó, việc làm và mối liên hệ của Kuklo với công ti Medtronic được đánh giá là có tiềm năng gây tác hại đến quân nhân và bệnh nhân. Công ti Medtronic cho biết họ có tài trợ cho Kuklo làm nghiên cứu và có trả tiền phí cho các buổi nói chuyện của ông, nhưng họ từ chối không cho biết số tiền đó là bao nhiêu. Một dân biểu liên bang yêu cầu phải mở cuộc điều tra để làm sáng tỏ vấn đề. Scott Reuben Trước vụ Kuklo, nước Mĩ và thế giới chứng kiến một vụ xì căng đan lớn đến nổi giới y khoa xem đó là một Madoff trong y khoa. Đó là trường hợp của bác sĩ Scott Reuben, một chuyên gia gây mê của Trung tâm Y khoa Baystate (bang Illinois, Mĩ). Ông còn là một một ngôi sao “đang lên” và giữ chức giáo sư y khoa, thuộc trường Đại học Tufts. Nếu Kuklo là “tín đồ” của Infuse, thì Reuben là tín đồ của các thuốc như Celebrex, Vioxx, và Bextra để giảm đau sau khi giải phẫu chỉnh hình và một vài chỉ định khác. Ông còn cho rằng phối hợp các thuốc trên và thuốc can thiệp hệ thần kinh (neuropathic agents) có hiệu quả cao hơn thuốc mô phỏng theo thuốc phiện (opioids). Có người cho rằng nhờ những nghiên cứu của Reuben mà những thuốc giảm đau như Celebrex, Vioxx có thị trường hàng tỉ đô-la mỗi năm. Cần nói thêm rằng thuốc Vioxx đã được rút khỏi thị trường do những tác hại làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, kể cả tai biến, cho bệnh nhân. Charles B. Nemeroff Có lẽ một trong những trường hợp quá đáng nhất là trường hợp bác sĩ Charles B. Nemeroff, chủ nhiệm khoa tâm thần học tại Đại học Emory, là tác giả của cuốn sách giáo khoa có ảnh hưởng trong chuyên ngành (Textbook of Psychopharmacology). Nemeroff là chủ nhiệm đề án nghiên cứu về một số thuốc của công ti GlaxoSmithKline (GSK) với ngân sách 3,95 USD. Ông còn là một người hay nói chuyện cho công ti GSK, Theo luật của Mĩ và qui ước của Đại học Emory, bất cứ giáo sư nào nhận trên 10.000 USD từ các công ti kĩ nghệ phải khai báo. Nhưng theo một điều tra của Quốc hội Mĩ, Nemeroff không khai báo đã nhận gần 500,000 USD mà ông thuyết giảng cho GSK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_gioi_y_khoa_va_ki_nghe_duoc_1_4651.pdf
  • pdfmoi_quan_he_giua_gioi_y_khoa_va_ki_nghe_duoc_2_8093.pdf
Tài liệu liên quan