Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang

Nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa diễn biến diện tích rừng và các chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp tại các xã của Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang, mà qua đó cũng đánh giá được hiệu quả của các chính sách này. Thông qua phân tích ảnh viễn thám, các bản đồ rừng hiện có và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, nghiên cứu đã xác định được diễn biến diện tích rừng trong khoảng 40 năm (1986-2017), mà tập trung vào các năm 2013-2017, chính sách bảo tồn và phát triển rừng và tình hình sản xuất cam trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả cũng chỉ ra được hiệu quả công tác bảo vệ rừng của Khu Bảo tồn, thực trạng trồng rừng và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây ăn quả (cam, chanh), đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra một số bất cập trong sản xuất và đề xuất một số khuyến nghị để khắc phục theo hướng phát triển bền vững

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trị giá đạt trên 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc nhân dân mở rộng diện tích trồng cam tự phát có tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không gắn với chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường công tác quản lý chất lượng, giữ vững thương hiệu. Hình 6. Diện tích trồng cam (a) và giá trị sản xuất cam; (b) trong các xã của KBTLSC Cham Chu [12] Hình 7. Diện tích đất trống trong các loại đất rừng các xã của KBTLSC Cham Chu [2, 3, 4, 5, 6] Các xã của KBTLSC Cham Chu là vùng trọng điểm trồng cam của tỉnh Tuyên Quang, với diện tích cam là 2.552,8 ha trong tổng số 4.430 ha, tương đương 57,6%. Trong các xã của KBT, Phù Lưu có 1.619 ha trồng cam 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Năm 2008 Năm 2013 Diện tích trồng cam các xã của Khu bảo tồn (ha) Yên Thuận Phù Lưu Hạ Lang Trung Hà 0 50000 100000 150000 200000 250000 Năm 2008 Năm 2013 Giá trị trồng cây cam theo các xã của Khu bảo tồn (triệu đồng) Yên Thuận Phù Lưu Hạ Lang Trung Hà 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2013 2014 2015 2016 2017 Diện tích đất trống trong các loại rừng (ha) Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất a. b. 120 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương (63,4%), tiếp đến là Yên Thuận 541,9 ha (21,2%) và Trung Hà 276,4 ha (14,7%), trong khi 2 xã đầu của huyện Hàm Yên và xã sau thuộc huyện Chiêm Hóa chiếm tới 99,4% diện tích (Hình 6). Như vậy, trong 5 năm (2008- 2013), diện tích trồng cam trong các các xã của KBT Cham Chu đã tăng từ 1.473,3 ha lên 2.552,8 ha, tương đương 215,9 ha/năm, trong đó riêng xã Phù Lưu tăng thêm 151,8 ha/năm. Sự mở rộng nhanh chóng của diện tích đất trồng cam, nhất tại xã Phù Lưu, không những đã bao phủ hoàn toàn diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp, mà còn lấn sang đất rừng sản xuất và có thể cả rừng phòng hộ ở vùng đồi núi trên cao với độ dốc lớn. Sự mở rộng diện tích đất trồng cam đã tạo ra được sản lượng lớn và đem lại giá trị rất lớn cho người dân địa phương. Chỉ trong thời gian 5 năm, từ năm 2008 tới năm 2013, giá trị sản xuất cam của các xã KBTLSC Cham Chu đã tăng lên từ 36,6 tỷ đồng lên 220,4 tỷ, trong đó riêng xã Phù Lưu đã chiếm 71,2% giá trị (Hình 6). Hơn nữa, theo kết quả điều tra đánh giá tại xã Phù Lưu của Viện Tài nguyên và Môi trường, được triển khai thực hiện trong năm 2019, xã Phù Lưu đã đem lại sản lượng cam là 45.000 tấn/năm và góp phần nâng thu nhập đầu người lên 34 - 40 triệu đồng/năm, nhất là vào những năm được giá. Tuy nhiên, với sản lượng lớn, chất lượng không đồng đều và chi phí lớn, nhất là cho diện tích trồng cây trên đồi núi cao, đất dốc, sản xuất cam cũng đang đặt ra những thách thức rất lớn cả về môi trường cũng như về hiệu quả phát triển. Mặc dù số độ che phủ của rừng tương đối cao, nhưng số liệu thống kê cho thấy, diện tích đất trống trong các loại đất rừng đã tăng nhanh, từ dưới 2.000 ha vào năm 2013 lên tới gần khoảng 4.000 ha vào năm 2016 và 2017 (Hình 7). Diện tích đất trống ghi nhận được vào năm 2017 là gần 3.800 ha, trong đó 75,3% là nằm trong đất rừng sản xuất, 13,9% là trong đất rừng đặc dụng và 10,8% trong đất rừng phòng hộ. Sự gia tăng đất trống này thể hiện áp lực ngày càng tăng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội lên tài nguyên rừng và đa dạng sinh học của KBT. 3.4. Mối liên hệ giữa công tác bảo vệ rừng, khai thác rừng trồng và phát triển sản xuất cây ăn quả tại khu bảo tồn Chạm Chu Như vậy có thể nói rằng, trong vài chục năm qua, nhờ nỗ lực của chính quyền địa phương, diện tích rừng của tỉnh nói chung và của KBTLSC Cham Chu nói riêng vẫn được duy trì và bảo vệ. KBT, vì thế vẫn giữ được tính đa dạng sinh học nhất định với nhiều các loài động thực vật có giá trị bảo tồn. Tuy nhiên, dưới tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tài nguyên rừng và săn bắt động vật, chuyển đổi sử dụng đất cho sản xuất nông lâm nghiệp, chất lượng rừng cũng bị suy giảm và đa dạng sinh học, vì thế cũng bị suy thoái. Trong khoảng 20 năm lại đây, nhờ có chính sách phát triển cây cam Hàm Yên, các xã của KBT đã có cơ hội mở rộng diện tích sản xuất, tăng sản lượng thu hoạch và tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương và góp phần làm giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng. Tuy nhiên, để đảm bảo duy trì được năng suất cây trồng, chống sâu bệnh và nấm bệnh, nên người dân sử dụng một lượng lớn các chất hóa học bảo vệ thực vật. Cũng vì áp lực của thị trường, mà diện tích trồng cam đã mở rộng lên cả sườn núi dốc, nơi mà tình trạng xói mòn đất xảy ra nghiêm trọng, và vì thế nhu cầu sử dụng phân hóa học ngày càng cao. Sự mở rộng đất nông nghiệp này lại tác động tiêu cực lên diện tích rừng và sinh cảnh sống của các loài động thực vật. Hơn nữa, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới các loài động thực vật thủy sinh cũng như các loài sinh vật sinh sống ở bìa rừng. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Nghiên cứu diễn biến rừng trong 40 năm qua kết hợp với số liệu thống kê về trồng rừng và các chính sách bảo vệ, phát triển rừng đã chỉ ra một số kết quả sau: i) Diện tích rừng cho KBTLSC Cham Chu đã được bảo vệ tốt và duy trì được ở độ che phủ khá cao. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tốt với tần suất vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng ngày càng giảm. ii) Công tác trồng rừng trong các xã của KBT được thực hiện tốt và cũng góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương và các lâm trường sản xuất. iii) Phát triển sản xuất cây ăn quả như cam, chanh đã đem lại nguồn thu lớn trong thời gian gần đây và góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, dưới áp lực của thị trường, diện tích trồng cam trên thực tế đã mở rộng vượt quá quy hoạch và ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, nên cần có những giải pháp để giám sát và đánh giá, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Nhằm thúc đẩy sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học của KBTLSC Cham Chu và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương theo hướng bền vững, một số khuyến nghị được đề xuất, như sau: Mối quan hệ giữa diễn biến rừng, chính sách bảo tồn và phát triển lâm nghiệp 121 tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 1. Với nhận thức tài nguyên thiên nhiên là nền tảng cho sự phát triển bền vững, cần có những chương trình đánh giá tổng thể giá trị của đa dạng sinh học rừng cho KBTLCS Cham Chu, qua đó, lồng ghép đa dạng sinh học vào trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Tiếp tục phát huy những chính sách bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân địa phương, tăng cường các biện pháp phục hồi hệ sinh thái rừng và ngăn chặn hoạt động khai thác tài nguyên rừng bất hợp pháp, bao gồm săn bắt và buôn bán động vật hoang dã. 3. Điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất cam Hàm Yên ở một quy mô hợp lý theo nguyên tắc khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật, gắn với áp dụng khoa học công nghệ để tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. 4. Đa dạng sinh kế của người dân địa phương, bao gồm hài hòa giữa sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ dựa trên thế mạnh của địa phương gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học KBT. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đề tài khoa học và công nghệ cấp ĐHQGHN năm 2020, mã số QG.20.43. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017. Hệ thống thông tin tài nguyên rừng: [2]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2013. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014. [3]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2014. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. [4]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2015. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. [5]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2016. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. [6]. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu, 2017. Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ & phát triển rừng năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018. [7]. Lê Huy Bá, 2007. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội: 840 tr. [8]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tuyên Quang, 2014. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Quyển 3: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu Bảo tồn Loài - Sinh cảnh Cham Chu. [9]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2008. Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 thành lập Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu. [10]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2013. Quyết định về việc Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, số 314/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 06 tháng 9 năm 2013. [11]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2014a. Quyết định về việc Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu, số 734/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 10 tháng 7 năm 2014. [12]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2014b. Đề án Phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014-2020, theo Quyết định số 338/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh. [13]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2015. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang, theo quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh. [14]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2016a. Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020, số 1858/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 31 tháng 12 năm 2016. [15]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2016b. Quyết định phê duyệt diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, số 1858/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 31 tháng 12 năm 2016. 122 Võ Thanh Sơn, Đào Minh Trường, Nguyễn Thị Lan Phương [16]. UBND tỉnh Tuyên Quang, 2017. Kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, số 80/KH-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang, ký ngày 25 tháng 9 năm 2017. [17]. Website của UBND tỉnh Tuyên Quang, 2019. Cho rừng thêm xanh. Báo Tuyên Quang. https://baotuyenquang.com.vn//kinh-te/nong-nghiep-nong-thon/cho-rung-them-xanh-126286.html [18]. Website của UBND tỉnh Tuyên Quang, 2020. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2020. quan-ly-bao-ve-va-phat-trien-rung-tren-dia-ban-tinh-tuyen-quang-giai-doan-2018-2020!-8193.html RELATIONSHIP BETWEEN FOREST COVER CHANGES, FORESTRY ONSERVATION AND DEVELOPMENT POLICIES IN CHAM CHU SPECIES - ABITAT CONSERVATION RESERVE, TUYEN QUANG PROVINCE Vo Thanh Son*, Dao Minh Truong, Nguyen Thi Lan Phuong Central Institute for Natural Resources and Environmental Studies Vietnam National University, Hanoi *Email: vtson@cres.edu.vn Abstract: This study focuses on the relationship between forest evolution and forest conservation and development policies in communes of Cham Chu species-habitat conservation reserve, Tuyen Quang province, by which the effectiveness of these policies has been evaluated. By analysising remote sensing images and existing forest maps in combination of in- depth interviews with managers, the study identifies forest area changes over the past 40 years (1986 - 2017), especially for period 2013 - 2017, forest conservation and development policy and orange production situation in the area. The results also show the effectiveness of the forest protection of the Reserve, the current status of reforestation and the economic efficiency of fruit tree production (oranges, lemons), at the same time, the study also points out limitations in agricultural production and propose some recommendations to overcome them twards a sustainable development. Keywords: Forest evoluation, forest conservation and development policies, Cham Chu species-habitat conservation reserve, sustainable development.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_dien_bien_rung_chinh_sach_bao_ton_va_phat_t.pdf