Mối quan hệ giữa các môn học Kế toán, Kiểm toán góc nhìn từ sinh viên

Muốn học nghề kế toán- kiểm toán hay để trả lời câu hỏi “kế toán - kiểm toán là

gì?” một cách chi tiết, chúng ta cần tìm hiểu và học tập những môn nguyên lý kế toán,

kế toán và kiểm toán. Môn học Nguyên lý kế toán, Kế toán và Kiểm toán có mối quan

hệ chặt chẽ với nhau, kiến thức môn này là tiền đề để học tập tốt môn khác.

Để tìm hiểu mối quan hệ này, trước hết phải biết chúng ta sẽ học được những gì

ở những môn này.

Đối với môn nguyên lý kế toán cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản, nền tảng

của kế toán - kiểm toán với 6 chương bao gồm:

+ Chương 1: Tổng quan về kế toán.

+ Chương 2: Các yếu tố cơ bản của kế toán tài chính.

+ Chương 3: Các phương pháp kế toán

+ Chương 4: Sổ kế toán và hình thức kế toán.

+ Chương 5: Hệ thống pháp lý kế toán.

+ Chương 6: Tổ chức công tác kế toán.

Các môn học kế toán bao gồm: kế toán tài chính (học phần 1,2,3,4), kế toán quản

trị (học phần 1,2), kế toán doanh nghiệp nông nghiệp, kế toán doanh nghiệp xây dựng,

kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, kế toán tài

chính (giảng bằng tiếng anh), tổ chức công tác kế toán, chuẩn mực kế toán quốc tế, kế

toán ngân hàng thương mại, đại cương kế toán tập đoàn Các môn học kế toán cung

cấp kiến thức, hướng dẫn kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn, việc tổ chức thực hiện, vận

dụng hệ thống tài khoản kế toán trong từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực sản

xuất kinh doanh,

pdf3 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa các môn học Kế toán, Kiểm toán góc nhìn từ sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 39 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC MÔN HỌC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN GÓC NHÌN TỪ SINH VIÊN Phạm Thị Tú Anh CQ52/22.09 Muốn học nghề kế toán- kiểm toán hay để trả lời câu hỏi “kế toán - kiểm toán là gì?” một cách chi tiết, chúng ta cần tìm hiểu và học tập những môn nguyên lý kế toán, kế toán và kiểm toán. Môn học Nguyên lý kế toán, Kế toán và Kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kiến thức môn này là tiền đề để học tập tốt môn khác. Để tìm hiểu mối quan hệ này, trước hết phải biết chúng ta sẽ học được những gì ở những môn này. Đối với môn nguyên lý kế toán cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản, nền tảng của kế toán - kiểm toán với 6 chương bao gồm: + Chương 1: Tổng quan về kế toán. + Chương 2: Các yếu tố cơ bản của kế toán tài chính. + Chương 3: Các phương pháp kế toán + Chương 4: Sổ kế toán và hình thức kế toán. + Chương 5: Hệ thống pháp lý kế toán. + Chương 6: Tổ chức công tác kế toán. Các môn học kế toán bao gồm: kế toán tài chính (học phần 1,2,3,4), kế toán quản trị (học phần 1,2), kế toán doanh nghiệp nông nghiệp, kế toán doanh nghiệp xây dựng, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, kế toán tài chính (giảng bằng tiếng anh), tổ chức công tác kế toán, chuẩn mực kế toán quốc tế, kế toán ngân hàng thương mại, đại cương kế toán tập đoànCác môn học kế toán cung cấp kiến thức, hướng dẫn kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn, việc tổ chức thực hiện, vận KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 40 dụng hệ thống tài khoản kế toán trong từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Các môn học kiểm toán bao gồm: kiểm toán căn bản, kiểm toán báo cáo tài chính (học phần 1,2,3), kiểm toán căn bản (giảng bằng tiếng anh). Các môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản về công việc kiểm toán. Muốn xây dựng một ngôi nhà thì trước hết phải xây móng, Nguyên lý kế toán được coi như cái “móng” của ngôi nhà, nó là môn học nền tảng, là cơ sở để hiểu sâu về kế toán. Môn nguyên lý kế toán cung cấp các khái niệm cơ bản và nguyên tắc khoa học của kế toán, cho chúng ta biết như thế nào thì được ghi nhận là tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chí phí... các loại tài khoản và kết cấu của tài khoản, cách lập các sổ kế toán, các báo cáo, kiểm tra, chữa sổ kế toán một cách chung nhất, cơ bản nhất. Học tốt môn này cũng như hiểu sâu về bản chất, nguyên lý của kế toán giúp chúng ta học tốt các môn kế toán- kiểm toán. Nếu không học môn này hay chỉ học một cách “lờ mờ” thì khi học những môn kế toán-kiểm toán, tức là chỉ học phần “ngọn” sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, dễ mắc những sai lầm khi gặp những nghiệp vụ khó, Để tìm hiểu chi tiết hơn về kế toán chúng ta sẽ học những môn kế toán. Kiến thức ở những môn này được xây dựng trên kiến thức của môn nguyên lý kế toán nhưng cụ thể, chi tiết hơn, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng mục đích sử dụng. Giữa các môn học kế toán thì cũng mối quan hệ với nhau, bổ trợ cho nhau. Ví dụ học môn Đại cương kế toán tập đoàn bổ trợ cho môn Kế toán tài chính 3. Đại cương kế toán tập đoàn giúp ta hiểu như thế nào về tập đoàn kinh tế, như thế nào là sáp nhập, hợp nhất, công ty mẹ, công ty con để từ đó lập các báo cáo, báo cáo hợp nhất (ở môn Kế toán tài chính 3). Học các môn Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, chúng ta sẽ có kiến thức để áp dụng, để phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, tức là tiếp cận với kiến thức của các môn Kế toán doanh nghiệp xây dựng, Kế toán doanh nghiệp thương mại và dịch vụ. Còn với các môn kiểm toán thì sao? Chúng ta không thể học kiểm toán, không thể làm một kiểm toán viên nếu không biết kế toán là gì. Bởi vì “Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên độc lập và có năng lực tiến hành thu thập thu thập và đánh giá KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN 41 các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này so với các chuẩn mực đã được thiết lập” - Theo giáo trình lý thuyết kiểm toán (xuất bản năm 2013), Học viện tài chính. Các kiểm toán viên cần căn cứ vào các chuẩn mực kiểm toán để đánh giá xem các thông tin được kiểm toán có phù hợp với các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực và quy định về kế toán hay không. Do đó, không hiểu về kế toán sẽ không thể làm được kiểm toán, cũng như không học các môn kế toán sẽ không thể học được các môn kiểm toán. Kiến thức ở những môn kế toán sẽ là nền tảng để học tốt những môn kiểm toán. Nếu không học tốt những môn kế toán thì khi học những môn kiểm toán thì sẽ rất khó học tốt, thậm chí là học mà không hiểu gì. Ngược lại học những môn kiểm toán thì chúng ta sẽ biết, sẽ hiểu công việc của kiểm toán viên sẽ làm những gì, từ đó vận dụng vào các công việc kế toán. Giữa các môn kiểm toán trong chương trình học cũng có mối quan hệ với nhau: Kiểm toán căn bản cung cấp các kiến thức cơ bản, các khái niệm về kiểm toán để từ đó có thể học nâng cao, chi tiết ở các học phần sau của kiểm toán. Theo chương trình giảng dạy môn kiểm toán các học phần sau đương nhiên là sẽ khó và phức tạp hơn các học phần trước nhưng khi học tốt các học phần trước thì học các học phần sau sẽ dễ dàng hơn. Tóm lại các môn học Nguyên lý kế toán, Kế toán và Kiểm toán có mối quan hệ bổ trợ cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần phải học tập tốt các môn học, chỉ cần chúng ta học lơ là đi một chút thì những môn học sau sẽ rất khó tiếp thu và cần vận dụng thích hợp kiến thức môn này trong việc học tập môn khác và đặc biệt lưu ý học để biết, để áp dụng vào thực tế, không phải học để thi.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_quan_he_giua_cac_mon_hoc_ke_toan_kiem_toan_goc_nhin_tu_s.pdf