Mối quan hệ của luật tục với pháp luật trong tự quản cộng đồng

Sau khi thực hiện quá trình đối chiếu, các cơ quan chức năng cần thực hiện "hương ước hóa" luật tục:

 

Về nguyên tắc, việc xây dựng hương ước mới phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan trên cơ sở nền tảng văn hóa, vừa phải tôn trọng các nguyên tắc bắt buộc của pháp luật hiện hành. Hương ước mới cần phải xây dựng trên tinh thần pháp luật thì khi đó mới trở thành công cụ quan trọng, bổ sung cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong cộng đồng. Quá trình xây dựng và thực hiện hương ước mới cho cộng đồng là quá trình "luật tục hóa pháp luật". Nếu khéo léo đưa pháp luật, luật tục vào các qui định của hương ước và dùng những qui định đó điều chỉnh hành vi của người dân thông qua hoạt động tự quản thì sẽ làm tăng thêm hiệu lực của việc thực thi pháp luật mà vẫn giữ gìn và phát triển được bản sắc của địa phương.

 

Sau khi xây dựng nguyên tắc vận dụng và quy trình vận dụng luật tục để dự thảo hương ước mới thì tiếp tục ban hành hương ước mới để đưa vào cuộc sống.

 

docx16 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Mối quan hệ của luật tục với pháp luật trong tự quản cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
loại bỏ nhưng có thể lưu giữ làm tư liệu nghiên cứư lịch sử. Ba là, tổ chức lấy ý kiến góp ý kết quả phân tích, đánh giá luật tục: Sau khi thu thập luật tục các cơ quan chức năng cần tổ chức những cuộc họp thảo luận để đưa ra sự thống nhất cơ bản giữa quan điểm của các nhà khoa học và người đại diện nhân dân nhằm rút ra những giá trị tích cực, trong đó lưu ý hai cuộc hội nghị và hội thảo sau: + Hội nghị nhân dân + Hội thảo khoa học Sau khi tiến hành hội nghị, hội thảo, các nhà sưu tầm, nghiên cứu luật tục tiến hành tổng hợp ý kiến, chắt lọc các ý kiến. Từ đó, so sánh các qui định của luật tục với các qui phạm pháp luật hiện hành để làm cơ sở đánh giá, kết luận trước khi đưa các nội dung của luật tục vào vận dụng trong thực tiễn. 2.3. Vận dụng luật tục tiến bộ dưới hình thức hương ước mới Để luật tục có thể đi vào đời sống nhân dân dưới hình thức hương ước mới, trước hết phải đối chiếu giữa hệ thống luật tục được phê chuẩn với yêu cầu và nội dung hương ước mới để xác định những luật tục nào cần "hương ước hóa". Khi đã xác định rõ những luật tục tiến bộ cần được vận dụng phát huy, cần tiến hành so sánh các qui định của hệ thống luật tục với qui định của pháp luật hiện hành để đánh giá tính hợp pháp, hợp lý của các nội dung trong hệ thống luật tục ở các lĩnh vực như: lĩnh vực Luật hình sự, Luật tài nguyên và môi trường, Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình... Việc đối chiếu thực hiện trên cơ sở những vấn đề sau đây: Đối chiếu về phạm vi điều chỉnh: Luật tục trước đây có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng (toàn bản, toàn cộng đồng dân tộc), còn phạm vi điều chỉnh của hương ước mới ngày nay gắn liền với yêu cầu tự quản của thôn bản nên phạm vi điều chỉnh hệp hơn. Do đó cần dựa vào đó để thay đổi phạm vi điều chỉnh của luật tục. Đối chiếu về đối tượng điều chỉnh: hương ước ngày nay có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn luật tục vì hương ước yêu cầu tự quản trong phạm vi thôn bản. Mặt khác, luật tục ra đời trong nền kinh tế - xã hội ở trình độ thấp nên đối tượng điều chỉnh còn lạc hậu so với hương ước. Đối chiếu về qui phạm điều chỉnh: Qui phạm điều chỉnh của luật tục thực tế là qui phạm phong tục tập quán, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một tộc người nhất định. Do vậy, nếu không đối chiếu qui phạm điều chỉnh của luật tục với hương ước mới thì sẽ gây ra nhiều khó khăn khi dự thảo hương ước mới. Đối chiếu về hình thức thể hiện: Thông thường, nội dung diễn đạt của luật tục thường là thơ xuôi, tục ngữ, thành ngữ, ít có chế tài và mang tính chất giáo dục, răn đe là chính. Hương ước mới ngày nay trước hết phải tuân thủ nguyên tắc qui định của Nhà nước và thường thể hiện dưới hình thức mệnh lệnh hành chính, nên khi vận dụng để xây dựng hương ước mới cần đối chiếu với luật tục và khi đưa vào vận dụng cũng cần phải phù hợp với điều kiện thực tiễn. Như vậy, mục đích của việc đối chiếu nêu trên là nhằm làm cho quá trình vận dụng luật tục trong xây dựng hương ước mới đi đến thống nhất cả nội dung lẫn hình thức thể hiện ngay từ ban đầu, sát sao với thực tế và sẽ được cộng đồng đón nhận và thực hiện có hiệu quả hơn. Sau khi thực hiện quá trình đối chiếu, các cơ quan chức năng cần thực hiện "hương ước hóa" luật tục: Về nguyên tắc, việc xây dựng hương ước mới phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan trên cơ sở nền tảng văn hóa, vừa phải tôn trọng các nguyên tắc bắt buộc của pháp luật hiện hành. Hương ước mới cần phải xây dựng trên tinh thần pháp luật thì khi đó mới trở thành công cụ quan trọng, bổ sung cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong cộng đồng. Quá trình xây dựng và thực hiện hương ước mới cho cộng đồng là quá trình "luật tục hóa pháp luật". Nếu khéo léo đưa pháp luật, luật tục vào các qui định của hương ước và dùng những qui định đó điều chỉnh hành vi của người dân thông qua hoạt động tự quản thì sẽ làm tăng thêm hiệu lực của việc thực thi pháp luật mà vẫn giữ gìn và phát triển được bản sắc của địa phương. Sau khi xây dựng nguyên tắc vận dụng và quy trình vận dụng luật tục để dự thảo hương ước mới thì tiếp tục ban hành hương ước mới để đưa vào cuộc sống. 2.4. Kết hợp chặt chẽ giữa luật tục và pháp luật Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài được đặt ra cho công tác quản lý là: Cần vận dụng, kế thừa có chọn lọc luật tục vào việc xây dựng nếp sống văn hóa, làng bản văn hóa theo đường lối xây dựng xã hội của Đảng và Nhà nước, phù hợp với pháp luật. Nghiên cứu luật tục một cách thấu đáo trên cả phương diện qui định và phương diện vận hành của luật tục; xem xét, chọn lọc những yếu tố tích cực, tiêu cực. Sự tồn tại song song của luật tục và pháp luật đặt ra vấn đề là phải nghiên cứu và đề xuất những giải pháp thiết thực có hiệu quả, vừa để pháp luật được đảm bảo thực hiện thống nhất, vừa phát huy được kinh nghiệm quản lý cộng đồng. Các cơ quan Nhà nước Trung ương nên chỉ đạo và phối hợp, hỗ trợ các cơ quan địa phương cùng chú trọng công tác giáo dục ý thức pháp luật thường xuyên trong nhân dân. Song song tiến hành các công tác: xây dựng nếp sống văn minh, tuyên truyền về pháp luật, phát triển đời sống kinh tế - xã hội, giao thông, thông tin liên lạc; nâng cao dân trí, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân; xây dựng hệ thống tự quản bản làng, thôn xóm vững mạnh; củng cố đội ngũ trưởng thôn, trưởng bản, bí thư chi bộ, từng bước nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật và năng lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội cho họ. Trong nghiên cứu, khảo sát luật tục, các cơ quan Nhà nước luôn giữ vững quan điểm chỉ đạo, đó là tham gia vào việc xem xét, giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục. Phải xem luật tục như là một sự bổ sung cho pháp luật, bởi vì trên thực tế pháp luật không thể bao quát hết được mọi đặc thù của từng dân tộc, từng bản làng cụ thể nhưng cũng không thể đối lập luật tục với pháp luật mà phải đưa luật tục vào trong khuôn khổ của pháp luật. Hiện nay, nông thôn và vùng miền núi Việt Nsm đã có nhiều biến đổi, trình độ dân trí được nâng cao hơn trước một bước. Đã có luật pháp của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nên hệ thống luật tục cổ có phần nào không còn phù hợp. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa hoàn chỉnh, nhiều mặt trong cuộc sống xã hội của các tộc người ở nông thôn miền núi vẫn chưa được pháp luật ghi nhận. Vả lại, dân trí ở những vùng này chưa cao nên hiệu lực pháp luật chưa có hiệu quả, người dân đa phần còn xa lạ với các qui định của pháp luật. Trong tình hình như vậy, cần có những bản hương ước, qui ước mới ra đời nhằm để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh mà nhà nước chưa điều chỉnh. Luật tục là từ đời sống cộng đồng mà hình thành, là hệ thống tri thức về quản lý cộng đồng, là ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của các tộc người. Xã hội càng hiện đại, càng phát triển thì việc quản lý từ đơn vị cơ sở càng phải được chú ý. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải kết hợp hài hòa, có sự hỗ trợ, bổ sung giữa luật pháp chung của Nhà nước với luật tục trong các hoạt động quản lý ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng bản, làng, thôn, xóm một cách có hiệu quả. 2.5. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật, luật tục trong nhân dân Muốn vận dụng có hiệu quả cùng với việc thực hiện pháp luật nghiêm minh đòi hỏi các cơ quan chức năng phải quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và luật tục trong nhân dân. Công tác tuyên truyền giáo dục cần được đa dạng hóa về hình thức, chú trọng chất lượng, nội dung truyền đạt theo các hướng như sau: - Giáo dục pháp luật, luật tục thông qua hội toàn thể nhân dân, hội nghị đại diện hộ gia đình. Đây là một trong những hình thức giáo dục khá phổ biến khi nhà nước cần tuyên truyền một chính sách nào đó tới nhân dân ở cấp cơ sở. Thông qua hội nghị này, pháp luật, luật tục (sau khi đã vận dụng thành hương ước, qui ước mới) sẽ đươc giới thiệu thông qua những nét chính, sau đó sẽ giải đáp những thắc mắc của bà con nhân dân về vấn đề này. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng được thường xuyên lồng ghép cùng với các nội dung trong những hội nghị thôn bản trên, vừa nâng cao ý thức người dân, vừa nâng cao trình độ cho các trưởng bản, trưởng thôn. - Giáo dục pháp luật, luật tục thông qua sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thông qua các lễ hội. Thông qua các buổi sinh hoạt văn nghệ của chi hội nông dân, chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, ngày lễ hàng năm của địa phương, chính quyền có thể định hướng cho các hoạt động này những nội dung mang tính chất tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân chẳng hạn như thông qua các vở kịch tự biên, tự diễn, các tiết mục văn nghệ phỏng theo các giai điệu quen thuộc của địa phương để nhân dân dễ nghe, dễ nhớ. Và thông qua các hoạt động đó, các nội dung của pháp luật, các nội dung tiến bộ của luật tục xưa (đã được xây dựng thành hương ước mới) sẽ được khơi dậy trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cách làm này một mặt góp phần giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một mặt nâng cao ý thức pháp luật, ý thức cộng đồng trong nhân dân, tạo ra không khí sinh hoạt vui tươi, đoàn kết, thúc đẩy mọi người hăng hái xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Giáo dục pháp luật, luật tục thông qua các tổ chức đoàn thể quần chúng Đây cũng là một trong những phương pháp giáo dục truyền thống mà chính quyền địa phương đã từng áp dụng rất hiệu quả. Thông qua sinh hoạt tập thể của các tổ chức lồng ghép các nội dung về pháp luật, luật tục để phổ biến cho các thành viên. Phương pháp truyền đạt phải linh hoạt, nhạy bén, giải đáp rõ ràng đối với những thắc mắc của thành viên trong tổ chức, đề cao tính dân chủ trong từng buổi sinh hoạt. - Giáo dục pháp luật, luật tục thông qua các Đảng viên sinh hoạt tại cộng đồng Hiện nay, ở các thôn bản đã có cấp ủy chi bộ cho nên việc phổ biến các chính sách của Đảng cũng như của nhà nước là rất thuận lợi. Bởi vì Đảng viên là những người có uy tín cao trong cộng đồng cho nên việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, luật tục thông qua lực lượng Đảng viên sẽ tạo nên sức thuyết phục càng lớn trong nhân dân. - Giáo dục pháp luật, luật tục thông qua việc tổ chức hoạt động thực tiễn ở cộng đồng Đây là cách làm khá đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả trong cộng đồng. Bởi vì chỉ cần thông qua các hoạt động thực tiễn của từng hộ gia đình: đám cưới, đám tang, mừng nhà mới... để định hướng cho người dân tổ chức thưo hương ước, qui ước mới của thôn, bản đã đề ra. Đặc biệt, ở các vùng miền núi, niềm tin vào tôn giáo của họ rất lớn, họ đề cao tín ngưỡng và có sự tôn trọng gần như tuyệt đối đối với những người đứng đầu cộng đồng (như già làng ở Tây Nguyên), hay những người thực hiện các hoạt động tín ngưỡng trong cộng đồng (như ông "mo", bà "một" của dân tộc Thái). Do vậy, việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, luật tục hoặc qui ước mới nếu biết dựa vào những đối tượng trên thì những chủ trưong, chính sách sẽ dể đi vào lòng dân hơn. Tuy nhiên, để dựa vào họ, cần phải có những chính sách về tài chính để nâng cao cuộc sống, đồng thời mở những lớp tập huấn để họ nắm vững hơn các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là nắm vững những hương ước mới của thôn bản để trả lời những khúc mắc của dân. Tóm lại, luật tục có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, là sự bổ sung không thể thiếu được của pháp luật nhà nước. Do vậy, việc xem xét mối quan hệ của pháp luật và luật tục trong tự quản cộng đồng là cần thiết, từ đó vận dụng luật tục tiến bộ dưới hình thức hương ước mới để luật tục có thể trở thành công cụ hỗ trợ pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhân dân. Tuy nhiên, công việc này sẽ phải gặp nhiều khó khăn, bất cập nên rất cần sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền Trung Ương cùng với sự đồng thuận của cán bộ cơ sở và quần chúng nhân dân. Khi đó, mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật trong tự quản cộng đồng sẽ trở thành mối quan hệ khăng khít, thúc đẩy nhau trong quá trình nâng cao và phát triển xã hội. C - Kết luận Trong kho tàng văn hóa, lịch sử của dân tộc, luật tục giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, trong việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh phát triển hiện nay, một số nội dung của luật tục không còn tiến bộ nữa nhưng vẫn có sức ảnh hưởng đáng kể đối với cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc ít người. Hiện nay, đất nước ta đã thực sự hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập không chỉ là giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế mà còn là sự hòa nhập về văn hóa truyền thống của chính dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta với mục tiêu chiến lược là đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng XHCN với nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong khi đó, luật pháp vẫn chưa hoàn thiện và theo kịp với sự phát triển xã hội cho nên việc xem xét mối quan hệ giữa luật tục và pháp luật trong tự quản cộng đồng, từ đó, vận dụng luật tục dưới hình thức hương ước, qui ước mới là rất cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Để luật tục được phát huy vai trò quan trọng của mình, góp phần vào quản lý xã hội, quản lý cộng đồng và giữ gìn bản sắc dân tộc thì các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền cần có nhận thức rõ bằng những hành động thiết thực đối với hệ thống luật tục hơn nữa. Có như vậy, vai trò của hệ thống luật tục mới được phát huy, góp phần xứng đáng vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam./. D - Danh mục tài liệu tham khảo 1. Từ điển Bách khoa (1999), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 2. Nguyễn Khắc Viện (1994), Xã hội và pháp luật, Nxb Thế giới. 3. Nguyễn Lân (2003) Từ điển Hán Việt, NXB Văn học Hà Nội. 4. Trung tâm Từ điển học (1997) Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng. 5. Văn Tân (1994) Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học và Xã hội, Hà Nội 6. Đặng Văn Lung (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 7. Vi Văn Sơn (2007), Vận dụng luật tục Thái trong tự quản cộng đồng bản dân tộc Thái tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Luật, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Sáu (2001), Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Ngô Đức Thịnh (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội. 10. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Xã hội và Pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và pháp luật Pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội. 12. Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 13. Trường đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Thế giới, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 14. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, XB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxhgadfk[pfyuadhgpokarjguahpdsohka (7).docx