"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên".( Theo điều 1, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam.)Không thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của con người. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Dần dần, con người muốn thỏa mãn nhiều hơn nên cũng tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường. Ngược lại, môi trường cũng có những tác động lớn tới cuộc sống của con người. Những tác động qua lại giữa môi trường và con người đang diễn ra từng ngày từng giờ và làm thay đổi hay biến đổi đời sống của nhân loại.
Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Mặt khác môi trường đang bị phá hoại và ô nhiễm nặng nề cũng là một phần nguyên nhân gây nên 5 cuộc khủng hoảng trên. Có thể nói thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, đó chính là cuộc khủng hoảng môi trường. Mà nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này chính là con người, tuy nhiên cũng chỉ có con người mới có thể khắc phục được tình trạng này. Khắc phục khủng hoảng môi trường chính là góp phần cải thiện và phát triển cuộc sống của con người.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài mối quan hệ giữa con người,xã hội và tự nhiên, môi trường để viết tiểu luận. Dù đã cố gắng nhưng chắc chắn vẫn mắc phải một số khuyết điểm khi viết, vì vậy kính mong thầy xem xét kỹ lưỡng và sửa chữa những sai sót không mong muốn ấy. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
30 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên".( Theo điều 1, luật bảo vệ môi trường của Việt Nam.)Không thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của con người. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Dần dần, con người muốn thỏa mãn nhiều hơn nên cũng tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường. Ngược lại, môi trường cũng có những tác động lớn tới cuộc sống của con người. Những tác động qua lại giữa môi trường và con người đang diễn ra từng ngày từng giờ và làm thay đổi hay biến đổi đời sống của nhân loại.
Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Mặt khác môi trường đang bị phá hoại và ô nhiễm nặng nề cũng là một phần nguyên nhân gây nên 5 cuộc khủng hoảng trên. Có thể nói thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, đó chính là cuộc khủng hoảng môi trường. Mà nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này chính là con người, tuy nhiên cũng chỉ có con người mới có thể khắc phục được tình trạng này. Khắc phục khủng hoảng môi trường chính là góp phần cải thiện và phát triển cuộc sống của con người.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài mối quan hệ giữa con người,xã hội và tự nhiên, môi trường để viết tiểu luận. Dù đã cố gắng nhưng chắc chắn vẫn mắc phải một số khuyết điểm khi viết, vì vậy kính mong thầy xem xét kỹ lưỡng và sửa chữa những sai sót không mong muốn ấy. Em xin chân thành cảm ơn thầy.
Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và môi trường
Nội dung
I.Khái quát chung về môi trường
1.Khái niệm
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
2.Phân loại
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
3.Chức năng của môi trường
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
II. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên
Tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật.
Sự ra đời của con người không chỉ là kết quả của các quy luật sinh học mà quan trọng hơn là kết quả của các quá trình lao động. Đây là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên, khai thác và cải biến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình. Chính trong quá trình lao động, cấu tạo cơ thể của con người ngày càng hoàn thiện hơn và cũng chính trong quá trình lao động, nhu cầu trao đổi, hợp tác đã làm ngôn ngữ xuất hiện. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý thức.
Sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, quá trình chuyển biến từ động vật thành người cũng là quá trình chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành động theo bản năng thành một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội.
Vậy xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người".
Như vậy, xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên.
Tính đặc thù của bộ phận này thể hiện: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô ý thức và mù quáng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.
III. Mối quan hệ con người, xã hội và môi trường, tự nhiên
1. Triết lý tổng quát
Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống. Khái niệm môi trường bao hàm cả môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy môi trường và con người chính là những thành phần cơ bản trong hệ thống tự nhiên - xã hội, một chỉnh thể trong đó những yếu tố tự nhiên và những yếu tố xã hội tác động qua lại lẫn nhau, quy định sự tồn tại và phát triển của nhau.
1.1. Sự tác động qua lại giữa môi trường tự nhiên và xã hội, con người
a. Mối quan hệ môi trường và sự tồn tại, phát triển của con người:
Trong quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật. Ở trình độ mông muội, khi con người chỉ biết chủ yếu hái lượm những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người bị giới tự nhiên hoàn toàn thống trị. Cuộc sống của con người phụ thuộc chủ yếu vào môi trường tự nhiên. Ở trình độ văn minh cao hơn, nhất là khi khoa học - kỹ thuật phát triển thì con người đã từng bước chế ngự được tự nhiên, biết khai thác tự nhiên phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề được hình thành từ những điều kiện có sẵn của môi trường tự nhiên như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các ngành khai thác,... Song nhìn chung, môi trường tự nhiên vẫn giữ vai trò to lớn trong việc tổ chức, phân công lao động, phân bố lực lượng sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động, đến tốc độ phát triển của xã hội.
Con người tồn tại và phát triển cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, muốn đạt được mục đích ấy thì phải thông qua lao động. Về lao động sản xuất, C.Mac viết: "lao động, trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết, kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên". Qua định nghĩa này về lao động sản xuất và tự nhiên ở một ý nghĩa nào đó, là hai lực lượng tự nhiên quan hệ với nhau, tác động đến nhau. Lao động không chỉ đơn thuần là một hành vi tự nhiên mà còn là một hành vi xã hội, hành vi có ý thức của con người. C.Mac đã chỉ ra rằng: "chúng ta giả định lao động dưới một hình thái mà chỉ con người mới có được mà thôi. Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây nên những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu mình rồi". Như vậy, lao động là hoạt động có ý thức của con người tác động vào thiên nhiên nhằm cải biến những đối tượng trong tự nhiên thành những giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình. Ở đây, lao động là hoạt động sản xuất riêng của con người , của xã hội loài người. Hoạt động này tạo ra một phương thức tuần hoàn vật chất đặc thù không có trong tự nhiên: quá trình khai thác, cải biến tự nhiên, chuyển hóa tự nhiên thành những giá trị sử dụng cho con người, sự tuần hoàn có tính chất sản xuất. Bên cạnh đó, con người không chỉ tồn tại trong môi trường xã hội mà còn tồn tại trong môi trường tự nhiên, do vậy, hoạt động của con người không chỉ tuân theo những quy luật xã hội mà còn phụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên. Quy luật xã hội và quy luật tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động của con người, họat động lao động sản xuất cũng không phải ngoại lệ. Để đạt được sự phát triển lâu bền của xã hội, một mặt, con người phải tôn trọng và tuân theo những quy luật của tự nhiên, có như vậy mới đảm bảo được những cơ sở tự nhiên cho sự tồn tại của xã hội. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Sự tồn tại và phát triển của con người ngay từ khi mới xuất hiện đã phụ thuộc vào tự nhiên. Chính vì vậy, khi con người bất chấp quy luật, phạm vi, những nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững, biến khai thác thành chiếm đoạt tự nhiên thì môi trường tự nhiên không phải chỉ gây khó khăn cho quá trình sản xuất mà còn đe dọa đến sự sống còn của toàn xã hội.
b. Môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội?
Quá trình lao động của con người cũng nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội. Vậy môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào? Trước hết, phải hiểu, phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Trong quá trình lao động, con người cải thiện đời sống của mình và cũng đồng thời phát triển xã hội. Hay nói cách khác, trong thời đại ngày nay, con người trở thành trung tâm của sự phát triển. Sự phát triển bắt nguồn từ con người là sự phát triển bền vững nhất .Tuy nhiên, hiện nay con người đang làm gì để phát triển chính mình? Rõ ràng, sự khác biệt giữa con người với những sinh vật khác là con người có ý thức, do đó sự tác động một cách nhân tạo đến tiến trình phát triển, tức là hoạt động có ý thức, là quan trọng nhất. Nhưng đôi lúc hoạt động có ý thức lại hạn chế con người. Vậy thì, đối với sự phát triển của con người, ý thức quan trọng hơn hay phần sinh học của con người quan trọng hơn? Thực ra chưa ai đặt ra câu hỏi này, ai cũng xem phát triển là một tiến trình tự nhiên mà không xem ý thức là một yếu tố tham gia vào quá trình phát triển của con người. Thậm chí, người ta chỉ mới xem ý thức như là một dấu hiệu để chứng tỏ mình là con người. Càng ngày đối diện với sự xuất hiện của các khái niệm như nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, vấn đề tư tưởng... người ta càng thấy rằng các sản phẩm của ý thức đã tham gia một cách nhộn nhịp hơn vào tiến trình phát triển. Cần phải phân định tỷ lệ - hay vai trò của những yếu tố tự nhiên và những yếu tố sinh học phát triển tự nhiên của con người với sự tham gia của ý thức. Chúng ta không có năng lực để đo đạc một cách chính xác nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự báo được con người phải nhận ra giới hạn hay nhận ra sự rủi ro mà hoạt động ý thức mang lại. Phải nói rằng, do các hoạt động mang chất lượng ý thức cải tạo thiên nhiên để phát triển mà con người đang phá vỡ sự cân bằng sinh thái và tiêu diệt các nguồn sống của mình.
1.2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, trong đó quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và việc nhân thức, vận dụng quy luật tự nhiên, quy luật xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người.
a. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội
Lịch sử xã hội là sự tiếp tục lịch sử của tự nhiên. Chỉ có quan hệ với nhau con người mới làm nên lịch sử của mình. Nhưng chính quá trình quan hệ với giới tự nhiên con người đã cải biến giới tự nhiên. Thông qua hoạt động của mình, con người làm cho lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự gắn bó và uy định lẫn nhau ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà tiêu chí để đánh giá nó là phương thức sản xuất - cách thức sản xuất ra của cải vật chất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định của con người. Sự ra đời của phương thức sản xuất mới cao hơn những phương thức sản xuất trước đó đã quyết định những chuyển biến về chất của xã hội loài người, đưa xã hội loài người từ mông muội, dã man sang xã hội văn minh. Cũng chính phương thức sản xuất quy định tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên vì mỗi phương thức sản xuất khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Khi công cụ lao động thay đổi, khi mục đích sản xuất của mỗi chế độ xã hội thay đổi thì tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và giới tự nhiên cũng thay đổi.
b. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được thể hiện qua hoạt động của con người. Song "tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc họ"; bởi vậy mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, ngoài việc phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn.
Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của con người là hoạt động chinh phục giới tự nhiên. Hoạt động này có thể làm giới tự nhiên biến đổi theo hai hướng. Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo đúng quy luật của nó thì con người đã tạo ra thiên nhiên thứ hai hài hòa đối với sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi. Con người tàn phá giới tự nhiên bao nhiêu thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả của nó bấy nhiêu. Đấy là lúc tự nhiên "trả thù" lại con người. Anghen đã dạy: "Sự việc nhắc nhở chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác".
Việc nhận thức quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách có hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội không tách khỏi việc nhận thức quy luật của xã hội và sử dụng những quy luật xã hội. Đây vừa là tiền đề, vừa là từng bước thực hiện việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Chỉ có nắm vững các quy luật của xã hội và triệt để vận dụng nó,con người mới xác định được đúng đắn mục đích của quá trình sản xuất và mới có ý thức tự giác lựa chọn những công cụ, phương tiện hợp lý để thực hiện mục đích, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội trong mối quan hệ hài hòa tự nhiên - xã hội.
2. Thực tiễn
2.1.Tiến trình phát triển của xã hội loài người và mối quan hệ giữa xã hội loài người với môi trường
a.Xã hội nguyên thủy
Xã hội nguyên thủy được đặc trưng bởi cuộc sống bầy đàn. Công cụ sản xuất thô sơ và nền sản xuất chưa hình thành. Xã hội cộng sản nguyên thủy dựa trên nền kinh tế hái lượm, săn bắn. Với phương thức kinh tế này, con người chưa tách khỏi tự nhiên, họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. sự hiểu biết của người nguyên thủy, những hoạt động của họ chưa làm thay đổi thế giới tự nhiên, sự lưu thông vật chất giữa người và tự nhiên chưa có sự khác biệt so với bản thân sự tuần hoàn vật chất của chính bản thân lưu thông vật chất của giới tự nhiên. Nó dựa chính ngay trên sự tuần hoàn của giới tự nhiên để sinh tồn. Nói khác đi, nó chưa tạo ra nền sản xuất của mình, do vậy chưa hình thành một sự tuần hoàn vật chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên. Chính điều này khiến cho con người và xã hội loài người nguyên thủy tồn tại trong một thể hòa hợp đồng nhất với giới tự nhiên. Cố nhiên với trạng thái đồng nhất này, vấn đề môi trường chưa xuất hiện.
b.Làn sóng văn minh nông nghiệp
Loài người bước vào đời sống kinh tế của mình bằng việc phát minh ra nông nghiệp và bằng nông nghiệp, loài người đã tạo ra nền sản xuất của chính mình. Nền sản xuất này có đặc điểm cơ bản: Sản xuất nông nghiệp có đối tượng của mình là cây trồng và vật nuôi. Con người tác động vào cây trồng vật nuôi để sản xuất ra lương thực thực phẩm duy trì sự sinh tồn của mình. Nó dựa vào quy luật trao đổi chất của bản thân giới tự nhiên để sản xuất ra của cải cho mình. Sản xuất ở đây là quá trình con người tác động vào cây trồng, thuần hóa và nuôi dưỡng súc vật, qua đó thu về cho mình những sản phẩm cần thiết để nuôi sống mình. Hái lượm và săn bắn là chiếm hữu trực tiếp từ tự nhiên cũng chính những nguồn lương thực, thực phẩm tồn tại trong tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp là con người chủ động điều khiển và kiểm soát quá trình sinh sản của sinh vật để thu được những sản phẩm cần cho sự sống của mình. Tóm lại, nền kinh tế của làn sóng nông nghiệp là nền kinh tế sinh thái. Nó tiến triển, tiến hóa trong sự cân bằng và bao dung của giới tự nhiên, con người, xã hội hòa hợp với giới tự nhiên.
c.Cách mạng công nghiệp và làn sóng văn minh công nghiệp
Nhân loại chuyển vào thời đại phát triển bằng cuộc cách mạng công nghiệp thiết lập hệ phát triển thị trường - công nghiệp và tạo ra làn sóng công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bản chất nền kinh tế tự nhiên sinh tồn, tự cung tự cấp, thành nền kinh tế thị trường theo đuổi mục tiêu sản xuất ra giá trị thặng dư và chuyển nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã làm thay đổi mối quan hệ giữa con người, xã hội với giới tự nhiên, với môi trường như thế nào?
Thứ nhất, làn sóng công nghiệp được diễn ra trong hệ kinh tế thị trường và được thúc đẩy bởi các quy luật của kinh tế thị trường. Nếu trong làn sóng nông nghiệp kinh tế là kinh tế sinh tồn thì trong làn sóng công nghiệp, hoạt động kinh tế là nhằm vào việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Ở đây quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thặng dư, sức sản xuất có một sự bành trướng không giưới hạn. Đến lượt mình, chính quy luật giá trị thặng dư trở thành động lực mạnh mẽ nhất đối với việc khai thác thiên nhiên.
Thứ hai, kỹ thuật máy móc đã tạo ra cho nền sản xuất xã hội một phương tiện mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất của lao động lên vượt khỏi những giới hạn tự nhiên của con người. Bằng cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại đã mở ra một thời đại khai thác đại quy mô giới tự nhiên.Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra bộ máy sản xuất công nghiệp với kỹ thuật và máy móc mạnh để khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, nếu trong làn sóng nông nghiệp, con người dùng hệ sinh thái và quy luật sinh học để sản xuất ra các giá trị sử dụng chủ yếu để duy trì cuộc sống của mình, thì làn sóng công nghiệp lại tạo ra bộ máy công nghiệp khai thác và chế biến các vật chất tự nhiên thành những hàng hóa trong quá trình theo đuổi giá trị thặng dư. Trong mối quan hệ này, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng ít phụ thuộc vào nông nghiệp và ngày càng tăng sự phụ thuộc vào sự thăng tiến, phát triển của bộ máy công nghiệp. Sự phát triển của nền công nghiệp là tỷ lệ thuận, hơn nữa, tỷ lệ cấp số nhân với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra làn sóng công nghiệp, tạo ra công nghiệp máy móc là tạo ra thời đại công nghiệp khai thác. Chỉ số phát triển kinh tế do vậy được đo bằng quy mô và sức sản xuất điệ, than, dầu khí, sắt thép, xi măng và máy móc. Một nền công nghiệp phát triển và hùng mạnh do vậy được đo bằng lượng máy móc, điện, than, sắt, xi măng sản xuất ra trong một năm và mức sản cuất thực ra là mức khai thác tài nguyên tính trên đầu người.
Thứ tư, cùng với bộ máy công nghiệp dựa trên ký thuật máy móc, làn sóng công nghiệp là làn sóng trong đó kinh tế phát triển dựa vào việc cơ khí hóa, tăng cường sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và sản phẩm được sản xuất dựa trên tiêu phí nhiều vật liệu và năng lượng. Do vậy, nền kinh tế là bộ máy công nghiệp chế biến tài nguyên và nền kinh tế của làn sóng công nghiệp là nền kinh tế tài nguyên.
Thứ năm, cùng với quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế là quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, hình thành những trung tâm dân cư rộng lớn, từ đây hình thành nền văn minh đô thị công nghiệp hóa - một kiểu tổ chức xã hội và một không gian, một lối sống công nghiệp đô thị mới được xác lập khác hẳn với tổ chức xã hội trong làn sóng nông nghiệp.
Thứ sáu, kèm theo với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình tăng cường mạnh mẽ mức phát thải công nghiệp và rác thải tăng lên một cách đáng kể.
Có thể nói, cách mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã tạo ra một mối quan hệ mới giữa con người và giới tự nhiên. Mối quan hệ này đã phá vỡ sự hòa hợp giữa con người, xã hội và giới tự nhiên. Vì mục tiêu phát triển và những lợi ích khác nhau của bộ máy kinh tế thị trường công nghiệp, và bằng bộ máy công nghiệp, con người và xã hội công nghiệp đã mở ra một thời đại phát triển, đồng thời cũng tạo ra một phương thức phát triển dựa trên việc tăng cường mạnh mẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên trở thành mục tiêu tấn công của bộ máy c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 60453.DOC