Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung

Năm 1954, Miền Bắc giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến tranh chống Phỏp bằng trận Điện Biờn Phủ lẫy lừng. Ngay sau khi giành thắng lợi, Nhõn dõn miền Bắc đó hăng hỏi bắt tay vào xõy dựng chủ nghĩa xó hội trong khi nhõn dõn miền Nam vẫn đang nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ. Lỳc này, miền Bắc đó trở thành hậu phương lớn của miền Nam, cung cấp sức người, sức của cho miền Nam. Cơ chế quản lý kế hoạch hoỏ tập chung đó tỏ ra khỏ hiệu quả trong thời gian này, huy động dược một khối lượng lớn của cải vật chất cung cấp cho miền Nam trong suốt thời gian đánh Mỹ. Nhưng khi cả nước dó giành được độc lập thỡ cơ chế kinh tế này hầu như khụng cũn phỏt huy được hiệu quả nữa, khụng những vậy, nú cũn gõy cho nền kinh tế nước ta lõm vào khủng hoảng nghiờm trọng.

Bờn cạnh đó thỡ nhiều nước tư bản chủ nghĩa với việc sử dụng nền kinh tế thi trường đẫ thu dược những thành quả to lớn.

Trước tỡnh hỡnh đó, Đảng và nhà nước ta đó cú chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế tập chung sang cơ chế thi trường trờn cơ sở vận dụng những cỏi chung của một nền kinh tế thi trường vào tỡnh hỡnh cụ thể của nước ta. Bước đầu, chỳng ta thấy sự chuyển đổi này là hoàn toàn đúng đắn, nền kinh tế của chỳng ta đó từng bước thoỏt khỏi khủng hoảng, đời sống của người dõn ngày một cao hơn, nền kinh tế bắt đầu cú tớch luỹ. Mặc dự bờn cạnh đó vẫn cũn khỏ nhiều những bất cập và những hạn chế do kinh tế thi trường mang lại nhưng khụng thể phủ nhận vai trũ đặc biệt quan trọng cuả nú trong việc thỳc đẩy nền kinh tế phỏt triển.

Với bài tiểu luận này, trờn cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cỏc phạm trự cỏi riờng, cỏi chung làm lý luận, em muốn núi lờn một chỳt hiểu biết về kinh tế thi trường, những ưu điểm cũng như một số hạn chế của nú, vai trũ của nú trong việc phỏt triển kinh tế Việt Nam, từng bước đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

 

docx25 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Năm 1954, Miền Bắc giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc chiến tranh chống Pháp bằng trận Điện Biên Phủ lẫy lừng. Ngay sau khi giành thắng lợi, Nhân dân miền Bắc đã hăng hái bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi nhân dân miền Nam vẫn đang nằm dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ. Lúc này, miền Bắc đã trở thành hậu phương lớn của miền Nam, cung cấp sức người, sức của cho miền Nam. Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập chung đã tỏ ra khá hiệu quả trong thời gian này, huy động dược một khối lượng lớn của cải vật chất cung cấp cho miền Nam trong suốt thời gian đánh Mỹ. Nhưng khi cả nước dã giành được độc lập thì cơ chế kinh tế này hầu như không còn phát huy được hiệu quả nữa, không những vậy, nó còn gây cho nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì nhiều nước tư bản chủ nghĩa với việc sử dụng nền kinh tế thi trường đẫ thu dược những thành quả to lớn. Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế tập chung sang cơ chế thi trường trên cơ sở vận dụng những cái chung của một nền kinh tế thi trường vào tình hình cụ thể của nước ta. Bước đầu, chúng ta thấy sự chuyển đổi này là hoàn toàn đúng đắn, nền kinh tế của chúng ta đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng, đời sống của người dân ngày một cao hơn, nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ. Mặc dù bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều những bất cập và những hạn chế do kinh tế thi trường mang lại nhưng không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng cuả nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với bài tiểu luận này, trên cơ sở vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa các phạm trù cái riêng, cái chung làm lý luận, em muốn nói lên một chút hiểu biết về kinh tế thi trường, những ưu điểm cũng như một số hạn chế của nó, vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, từng bước đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. I. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. 1. Khái niệm cái chung và cái riêng. a) Cái riêng: Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật , một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ trong thế giới khách quan. Chẳng hạn như một quá trình kinh tế hay một con người... Sự tồn tại cá biệt của cái riêng cho thấy nó chứa đựng trong bản thân những thuộc tính không lặp lại ở các cấu trúc sự vật khác. Hay nói khác đi là nó có tính độc lập tương đối so với hệ thống khác.Tính chất này được diễn đạt bằng khái niệm cái đơn nhất. Cái đơn nhất không phải là một sự vật hay một hiện tượng tồn tai độc lập như cái riêng mà là một đặc chưng của cái riêng. b) Cái chung: Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, tồn tại không chỉ ở một sự vật mà trong nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn như ta xét bốn cái riêng là bốn bạn :bạn A, bạn B, bạn C, bạn D, nếu xét trong mối quan hệ riêng lẻ thì đó là bốn cái riêng tồn tại độc lập. Nếu xét về mặt tính cách, cả bốn người có đặc điểm là đều chăm chỉ, ngoan ngoãn thì đó lại là cái chung của bốn người. Như vậy cái chung là cái có tính lặp lại. Tính chất này cho phép nhìn thấy những mặt, những mối liên hệ cơ bản chi phối nhiều quá trình vật chất khác nhau. 2. Mối liên hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về việc giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Người theo phái duy thực cho rằng, cái chung tồn tại độc lập không phu thuộc vào cái riêng, chỉ có cái riêng là tồn tại phụ thuộc vào cái chung , do cái chung sinh ra. Trái lại, người theo phái duy danh như Đunxcốt(1265-11308), P.Apơla (1079-1142) cho rằng cái chung không tồn tại hiện thực, mà chỉ có cái riêng là tồn tại hiện thực; cái chung chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức, nó chỉ là tên gọi của cái riêng mà thôi . Cả hai quan điểm trên đều có những hạn chế. Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới giải quyết một cách có khoa học mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Phép biện chứng cho rằng: cái chung và cái riêng đều tồn tại một cách khách quan và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Không thể có cái chung nếu không có cái riêng cũng như không thể có cái riêng nếu không có cái chung. Bất cứ sự vật nào cũng là sự thống nhất của cái chung và cái riêng. Đồng thời mỗi sự vật lai như một đặc thù. Phạm trù cái đặc thù là khâu trung gian giữa cái chung và cái riêng. Điều đó nói lên bản thân cái đặc thù là tương đói, nó là cái chung nếu xét trong mối quan hệ dẫn đến cái riêng và là cái riêng nếu xét trong mối quan hệ dẫn đến cái chung. Song cũng có những hiện tượng không thể là cái đặc thù, chẳng hạn như vật chất, vận động. Đó là những cái chung nhất , phổ biến nhất. Những cái chung nhất, phổ biến nhất được phản ánh trong những khái niệm rộng nhất mà sự trừu tượng của con người hiện nay chưa thể đi xa hơn. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng được thể hiện như sau: +) Trong hiện thực khách quan không có cái riêng nào, cái đơn nhất nào là tuyệt đối độc lập, tách rời cái chung, cái phổ biến. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ dẫn đến cái chung. Không có cái riêng cô lập tuyệt đối, bất kỳ cái riêng nào cũng vừa liên hệ với cái riêng khác, vừa liên hệ với cái chung. Sự liên hệ trên mới nhìn mang tính chất song trùng nhưng thực chất chỉ là một vì xét đến cùng cái chung chỉ là sản phẩm được rút ra từ sự khái quát hoá những phẩm chất của những cái riêng cùng loai mà thôi. Chẳng hạn khi khảo sát hiện tượng khủng hoảng kimh tế ở một nứoc nhất định, chúng ta có thể thấy được những đường nét riêng như : những hoàn cảnh địa lý đặc thù, tình trạng kinh tế của nước đó khi mới bắt đầu khủng hoảng, các quan hệ chính tri- xã hội khác nhau...Đây là những yếu tố riêng biệt. Nhưng đằng sau tất cả những cái riêng đó là những cái chung mang tính quy luật của quá trình khủng hoảng kinh tế như tính chu kỳ, hiện tượng thất nghiệp...Hay đơn giản hơn ta xét ví dụ : khi tìm mười bạn học sinh để đi dự thi học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh của trường A, đầu tiên ta đi tìm mười bạn học sinh-đó là mười cái riêng. Nhưng mười cái riêng đó đều phải có một đặc điểm chung đó là học giỏi môn toán. Nắm vững nguyên lý cái riêng không tách rời cái chung có ý nghĩa to lớn. Trong thực tiễn công tác nếu tuyệt đối hoá cái riêng, cường điệu hoá những đặc điểm riêng của ngành mình trong khi chấp hành chính sách chủ trương chung của Trung Ương, của cấp trên thì sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. +) Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại. Không có cái chung tồn tại độc lập ở đâu đó. Cái chung chỉ tồn tại trong từng cái riêng. Điều đó có nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cái riêng. Cái chung nhất cũng không tồn tại độc lập mà thông qua cái riêng. Ví dụ như một thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động, vận động bao giờ cũng tồn tại dưới một hình thức nhất định, thông qua những hình thức đặc thù riêng như vận động vật lý, vận động hoá học, vận động xã hội... Nếu như không thể tách rời cái riêng khỏi cái chung, không thể tuyệt đối hoá cái riêng thì cũng không thể tách cái chung ra khỏi cái riêng, không thể tuyệt đối hoá cái chung, cái phổ biến. Trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện, lợi ích kinh tế phải được thể hiện qua lợi ích của các thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau, đối lập nhau. Vì vậy phải làm thế nào để vừa bảo đảm lợi ích chung của toàn dân, vừa không rơi vào tình trạng triệt tiêu mọi lợi ích chính đáng của từng công dân. +) C ái chung là cái bộ phận, cái riêng là cái toàn bộ. Thật vậy cái chung chiếm giữ phần bản chất, hình thành nên chiều sâu của sự vật.Còn cái riêng là cái toàn bộ vì nó là một thực thể hoàn chỉnh và sống động. Cái riêng tồn tai trong sự va chạm với cái riêng khác, sự va chạm này vừa làm cho sự vật xích lại gần nhau bởi cái chung, với tư cách là cái bộ phận- tồn tại trong cái chung; vừa làm cho chúng xa nhau bởi cái đơn nhất không lặp lại trong các sự vật khác. Cái chung tồn tại trong cái riêng, chỉ là một bộ phận , một bản chất của cái riêng. Do đó cái riêng phong phú hơn cái chung, ngựơc lại, cái chung (bản chất) sâu sắc hơn cái riêng. Cái chung sâu sắc hơn là vì nó phản ánh mối liên hệ bên trong; quy định hướng tồn tai và phát tr iển của sự vật, hiện tượng. Song cái chung lại không đầy đủ vì nó chỉ là một bộ phận, một mặt của cái riêng; nó không bao quát hết mà chỉ bao quát một cách đại khái những sự vật riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái riêng nó còn có những cái riêng biệt mà chỉ riêng nó mới có. Ví dụ : giai cấp công nhân Việt Nam trước những năm 1930 ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân thế giới như là giai cấp không có trong tay tư liệu sản xuất, bị bóc lột sức lao động, sống tập chung nên dễ dàng hơn trong vấn đề truyền bá tư tưởng, ..., còn có những đặc điểm riêng như : lực lượng nhỏ, có mối liên hệ chặt chẽ với giai cấp nông dân do phần lớn đều xuất phát từ nông dân... Như vậy cái riêng , cái đơn nhất cùng tồn tại trong cái riêng làm phong phú và sâu sắc hơn cho cái riêng. Không hiểu ý nghĩa đầy đủ của cái chung, sẽ dẫn đến chỗ xem nhẹ, hoặc phủ nhận vai trò của tư duy trừu tượng, của lý luận, trong thực tiễn sẽ sa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, bệnh sự vụ, hoặc có thể dẫn đến chủ nghĩa xét lại. Những người giáo điều sai lầm ở chỗ họ chỉ chú ý đến cái chung, cái phổ biiến trong một hiện tượng. Họ không hiểu rằng cái riêng phong phú hơn cái chung, cái chung tồn tại qua cái riêng. Họ nắm cái chung như những giáo điều trừu tượng , tách biệt cái riêng cụ thể sinh động. Họ không hiểu rằng khi đã nắm được cái chung thì phải dùng nó làm nền tảng để nghiên cứu, xuy xét cái riêng. Cái chung và cái riêng không cố định mà chuyển hoá lẫn nhau. Trong những điều kiện nhất định thì cái riêng trở thành cái chung và ngược lại . Chẳng hạn một loài sinh vật nào đó đã quen vvới một kiểu trao đổi chất nhất định, nay rơi vào những điều kiện không bình thường đối với nó thì một số những biến dị sẽ xuất hiện trong một số cá thể của loái sinh vật ấy. Những biến dị nào thích ứng được với hoàn cảnh mới sẽ được bảo tồn và phát triển , tăng cường trong cấc thé hệ sau. Như vậy từ cái riêng nó đã được chuyển hoá thành cái chung cho cả một loài. Trong khi đó một số thuộc tính được coi là những thói quen cũ thì nay do không thích ứng được vơí hoàn cảnh mới , nay đã mất dần đi, từ cái chung đã chuyển hoá thành cái riêng. Trong xã hội , cái mới được xuất hiện như những hiện tượng riêng. Nhưng theo quy luật nó sẽ phát triển thành cái chung. Trong bquá trình sản xuất của người nông dân, một người nào đó đã tìm ra được một cấch thâm canh một loài cây nào đó đem lai sự phát trieern tốt và hiệu quả cao. Kiến thức này sẽ nhanh cháng được truyền đạt lậi cho bà con, ban đầu là bà con trong xã, rồi đến huyện, tỉnh... +) Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá cho nhau. Đây là sự chuyển hoá của các mặt đối lập trong một sự vật. Sự chuyển hoá này phản ánh quá trình vận động đa dạng của vật chất. Quá trình chuyển hoá từ cái đơn nhất thánh cái chung thể hiện quá trình phát triển biện chứng của sự vật. Ngược lại, sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất chỉ ra sự thoái bộ của sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển của chúng. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp của nhà nước ta hiện nay cho ta một dẫn chúng. Sự tồn tại phổ biến của các doanh nghiệp nhà nước từ trước đến nay (vốn được xem là một căn bản của kinh tế xã hội chủ nghĩa ) đang dần được thay thế bởi các công ty (hình thành từ các chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp). Hình thức mới này có sức hấp dẫn hơn so với doanh nghiệp. Sự tồn tại đơn nhất của nó dần dần phát triển thành phổ biến và trở thành nét chung của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. II Vận dụng cơ sở lý luận cái riêng- cái chung vào nền kinh tế thi trường. 2.1Khái niệm Kinh tế thi trường thị trường Trong lịch sư phát triển của xã hội loài người, sản xuất hàng hoá ra đời từ lâu, từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã. Nó tồn tại và phát triển trong xã hội nông nô, trong xã hội phong kiến và đạt đỉnh cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Sản xuất hàng hoá là gì? Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra để bán : bán ở đâu - bán trên thị trường. Vậy thị trường là cái tất yếu là hợp phần bắt buộc của sản xuất hàng hoá. Thị trường là nơi diễn ra sự chuyển nhượng, sư trao đổi, sự mua bán hàng hoá Điều quan trọng để hiểu được thực chất của thị trường là ở chỗ thị trường không chỉ đơn thuần là lĩnh vực trao đổi, di chuyển hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất sang người tiêu dùng, mà là trao đổi được tổ chức theo các quy luật của lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ trong đời sống kinh tế, chúng ta gặp nhiều loại thị trường khác nhau. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trưòng ( người bán cần tiền , người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trường ). Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức trong đó các quan hệ của các cá nhân, doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vào sự tìm kiếm lợi ích của mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường. Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá; các yếu tố của sản xuất như đất đai, tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn bằng vật chất, sức lao động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua bán, đều là hàng hoá. Cơ chế thị trường: Có thể hiểu cơ chế thi trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hàng hoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó giải quyết ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào và cho ai. Các bộ phận hợp thành cơ chế thi trường: +Giá cả thị trường: Giá cả thị trường là thứ giá cả hình thành trên thị trường do sự tác động của các lực thị trường. Trên mỗi thị trường mỗi hàng hoá, dịch vụ đều có một giá cả nhất định và toàn bộ giá đó hợp thầnh giá cả thị trường. +Cầu hàng hoá : Cầu hàng hoà là số lượng hàng hoá mà người mua muốn mua ở một mức giá nhất định. Như vậy cầu hàng hoá phụ thuộc vào các yếu tố như mong muốn mua, có khả năng mua, và mức giá. +Cung hàng hoá : Cung hàng hoá là lượng hoá mà mà người bán muốn bán theo một mức giá nhất định. Như cầu hàng hoá để có cung hàng hoá cần các điều kiện: mong muốn sẩn xuất, có khả năng sản xuất và mức giá. Khi cung và cầu trên thị trường bằng nhau thì giá cả hàng hoá là giá cả bình quân. Nhưng trên thực tế thì cầu luôn luôn biến đổi nên cung bằng cầu rất ít sảy ra. Giá cả thi trường chủ yếu do tương quan giữa cung và cầu trên thị trường quyết định. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường có những đặc trưng sau : - Tự do ( tự do trong mọi lĩnh vực của đời sống:tự do sở hữu, tự do kinh doanh, tự do giao dịch thương mại,tự do hành nghề,tự do học hành...) có thể nói trong nền kinh tế thị trường mọi cá nhân được làm việc theo sở thích và có thể phát huy hết khả năng của bản thân. - Mỗi chủ thể kinh tế theo đuổi lợi ích của chính mình trong hoạt động kinh doanh . mỗi chủ thể khi tham gia sản xuất kinh doanh đều phải tìm hiểu về sản phẩm của mình về thị trường và tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của mình trên thị trường để tồn tại và thu được lợi nhuận có thể. - Khách hàng là thượng đế. Trong nền kinh tế thị trường có thể có nhiều công ty cùng sản xuất một loại sản phẩm và bày bán trên thị trường.Khách hàng được tự do lựa chọn một thưong hiệu sản phẩm nào đó mà theo họ là tốt nhất hoặc phù hợp với túi tiền nhất. Sự mua bán hàng hoá diễn ra tự do theo sự thoả thuận của hai bên . - Sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu của thị trường. Các nhà sản xuất luôn luôn phải thăm dò thị trường để tìm hiểu xem mặt hàng nào bán chạy ,mặt hàng nào là đang cần thiết, mặt hàng nào đang dư thừa để có chiến lược sản xuất thích hợp ,tránh tình trạng hàng hoá tồn kho - Cạnh tranh . Các công ty , các hãng sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã để cạnh tranh cùng các sản phẩm của các công ty khác. Cạnh tranh trên thị trường gốm có các loại: + Cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau theo các hướng hướng giá cả, chất lượng, dịach vụ trước, trong và sau khi mua bán hàng hoá. + Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. +Cạnh tranh giữa một bên là người bàn và một bên là người mua. - Tiền tệ hoá các quan hệ kinh tế . 2.2. Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, đảm bảo có năng suất, có chất lượng và hiệu quả, dư thừa và phong phú hàng hoá, dịch vụ mở rộng và coi như hàng hoá thị trường; năng động và luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ, thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó nền kinh tế thị trường còn tồn tại rất nhiều hạn chế, khuyết tật : +Chỉ chú ý đến nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội. +Đặt lên hàng đầu là lợi nhuận: Cái gì có lãi thì làm, không có lãi thì thôi nên không giải quyết được cái gọi là hàng hoá công cộng ( đường xá, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục....) +Phân hoá giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo nhiều. Một bộ phận nhỏ của xã hội chiếm giữ phần lớn của cải của xã hội. Từ sự phân hoá giàu nghèo dẫn đến các bất công xã hội, xung đột xã hội và có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Do tính tự phát vốn có , Kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả suy thoái, khủng hoảng , xung đột xã hội... Cho nên rất cần sự can thiệp của nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước bảo đảm cho sự vận động của thị trường ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế; bảo đảm định hướng chính trị của sự phát triển kinh tế; sửa chữa , khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, tạo ra những công cụ quan trọng điều tiết kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô, trong khi không vi phạm bản chất và các cơ chế tự điều chỉnh ở tầm vi mô. Bằng cách đó, nhà nước đã kìm hãm được sức mạnh nguy hiểm của tính tự phát chứa đựng trong lòng nền kinh tế thị trường, đồng thời nền kinh tế thị trường với tất cả những tiềm năng kích thích vốn có của nó đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hoá- tiền tệ được thực hiện một cách tự do. Với ý nghĩa đó chúng ta nói rằng nền kinh tế thị trường cần có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thi trường. a) Đảm bảo sự ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoật động kinh tế. Về nhiều mặt chức năng này vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Nhà nước tạo ra hành lang pháp luật cho hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữu tài sản và sự hoạt động của thi trường, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của các doanh nghiệp. b) Điều tiết kinh tế để cho kinh tế thi trường phát triển ổn định . c) Đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tính kém hiệu quả của hoạt động thi trường là những tác động mà các nhà kinh tế gọi đó là những tác động bên ngoài. Các doanh nghiệp có thể vì lợi ích của mình mà đã lạm dụng tài nguyên xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người... Một nguyên nhân khác dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của hoạt động thi trường là các tổ chức độc quyền . Các tổ chức độc quyền có thể không tăng số lượng sản phẩm thậm chí còn giảm xuống mà chỉ tăng giá thành sản phẩm. Một nền kinh tế được thúc đẩy bởi cạnh tranh hoàn hảo sẽ đật được hiệu quả cao, nhưnh cạnh tranh làm giảm bớt lợi nhuận độc quyền nên các nhà doanh ngiệp thường cố gắng làm giảm sự cạnh trạnh. Nhà nước có nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ cạnh tranh, chống độc quyền nâng cao hiệu quả của hoạt độgn thị trường. c) Nhà nước có vai trò sản xuất ra hàng hoá công cộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện công bằng xã hội . Sự can thiệp của nhà nước nhằm phân phối thu nhập công bằng, bảo vệ các thàng viên khó khăn về kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhóm dân cư có thu nhâp thấp. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường vừa có cơ chế quản lý, điều tiết của nhà nước. III.Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. 3.1. Chuyển sang nền kinh tế thị trường là một tất yếu của nền kinh tế Viêt Nam Ngay sau khi thoát khỏi chiến tranh, Đảng và nhà nước ta đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân bắt tay vào công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước. Dựa theo mô hình kinh tế của Liên Xô, chúng ta đã áp dụng mô hình kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập trung . Đặc điểm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung: a) Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, điều đó thể hiện bằng việc chi tiết hoá các nhiệm vụ của Trung Ương giao bằng một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm. b) Các cơ quan hành chính- kinh tế can thiệp quá sâu voà hoật động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng lai không chịu trách nhiệm gì về mặt vật chất đối với các quyết định của mình. c)Bỏ qua quan hệ hàng hoá , tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm. Quan hệ hiện vật là chủ yếu, do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức: bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật ( chế độ tem phiếu) và bao cấp qua cấp phát vốn của nhân sách, mà không ràng buộc ngân sách đói với người được cấp phát vốn. Từ những đặc điểm ấy đã dẫn đến tình trạng nền kinh tế bị trì trệ, sơ cứng, kìm hãm không phát triển, các cơ sở sản xuất thiếu năng động do không phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động kém hiệu quả- phần này do nhà nước gánh chịu . Trong nông nghiệp cũng rơi vào hậu quả tương tự. Việc đưa nông dân vào các hợp tác xã làm ăn tập thể đã không khuyến khích được sản xuất phát triển do người nông dân dù làm nhiều hay làm ít cũng chỉ được hưởng từng ấy sản phẩm theo sự phân chia của nhà nước, không có sản phẩm dư thừa làm của riêng... Bên cạnh đó bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian thiếu năng động, từ đó sinh ra một bộ phận các bộ kém năng lực tham gia quản lý nhà nước, không thông thạo nghiệp vụ kinh doanh, phong cách làm việc thì quan liêu cửa quyền... Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường, chủ nghĩa tư bản đã thu được những thành quả lớn về kinh tế- xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động. Cũng nhờ kinh tế thị trường quản lý xã hội đã đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạy cảm hơn, tinh tế hơn với khả năng sáng tạo, sự thách thức đua tranh phát triển... Đứng trước cả những nhân tố khách quan và chủ quan đó, tại Đại hội VI, Đảng đã xác định phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó. Chủ trương đó của Đảng lại được tiếp tục khẳng định tại Đại hội VII "Tiếp tục xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vận hành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" (Văn kiện Đại hội VII. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000. NXB Sự thật , Hà Nội, 1991, trang 23 ) 3.2. Nền kinh tế thi trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý và điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 3.2.1.Nền Kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ . Người ta nhận thấy rằng một nền kinh tế hiện đại đứng trước một vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô không một nước nào trong thời gian dài lại có được lạm phát ,thất nghiệp thấp và công ăn việc làm đầy đủ . Như trên đã trình bày, nhà nước có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường.Nó khắc phục những hạn chế và những ,khuyết tật của cơ chế thị trường .Nó tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế và cố gắng làm dịu những giao động lên xuống của chu kỳ kinh doanh thông qua chương trình kinh tế, chính sách tài chính ,tiền tệ .Nó đảm bảo cho sự vận động củ thi trường được ổn định, hạn chế tối đa các biến động không đáng có và những lãng phí do chúng gây ra. Nó cũng đảm bảo tối đa các tác động xấu của thi trường đối với xã hội, con người, giảm bớt bất công xã hội và sự phân giàu nghèo quá đáng. Nó đảm bảo sự phát triển của kinh tế theo đúng định hướng chính tri xã hội . Ơ nước ta, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường còn cần có sự quản lý và điều tiết của thi trường còn do sở hữu công cộng đã được xác lập đối với tài nguyên và trong các ngàng then chốt. Văn kiện Hội nghị đai biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đã xác định: " Tăng cường quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm định hướng và chỉ đạo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội, tạo môi trưòng kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa và khống chế các hoạt động tự phát, tiêu cực, khắc phục những mặt khiếm khuyết vốn có củ cơ chế thi trường, làm cho thi trường thực sự trở thành công cụ quan trọng trong việc phân bổ và vận dụng có hiệu qủa hơn các nguồn lực, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, bảo đảm quan hệ tích lũa- tiêu dùng, điều tiết lợi ích giữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu luan triet (cai chung va rieng).docx
Tài liệu liên quan