Mục tiêu: Nhiều báo cáo cho thấy rằng vancomycin giảm hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng MRSA với
MIC Vancomycin nằm trong giới hạn cao của vùng nhậy cảm theo CLSI. Mục tiêu của chúng tôi muốn xác định
ngưỡng MIC vancomycin liên quan đến thất bại điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu với 104 bệnh nhân nhiễm trùng MRSA tại
bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 10/2013 đến 3/2013, trong đó MIC vancomycin được làm bằng
phương pháp Etest.
Kết quả: Điểm cắt MIC vancomycin liên quan đến thất bại điều trị MRSA bằng phương pháp cây hồi quy
là 1mg/L. Với 51 bệnh nhân có MIC vancomycin ≥1mg/L làm tăng tỉ lệ thất bại gấp 3 lần so với những bệnh
nhân có MIC <1mg/L (47,1% và 22,6% theo thứ tự, P=0,009).
Kết luận: Nhiễm trùng do MRSA với MIC vancomycin ≥1mg/L đáp ứng kém với vancomycin.
Từ khóa: Nồng độ ức chế tối thiểu, Vancomycin, đa kháng.
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mối liên quan giữa mic vancomycin và hiệu quả điều trị staphylococcus aureus đề kháng methicillin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 268
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MIC VANCOMYCIN VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ STAPHYLOCOCCUS AUREUS ĐỀ KHÁNG METHICILLIN
Trần Thị Thúy Tường*, Trần Văn Ngọc*,**, Trần Thị Thanh Nga**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhiều báo cáo cho thấy rằng vancomycin giảm hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng MRSA với
MIC Vancomycin nằm trong giới hạn cao của vùng nhậy cảm theo CLSI. Mục tiêu của chúng tôi muốn xác định
ngưỡng MIC vancomycin liên quan đến thất bại điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu với 104 bệnh nhân nhiễm trùng MRSA tại
bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 10/2013 đến 3/2013, trong đó MIC vancomycin được làm bằng
phương pháp Etest.
Kết quả: Điểm cắt MIC vancomycin liên quan đến thất bại điều trị MRSA bằng phương pháp cây hồi quy
là 1mg/L. Với 51 bệnh nhân có MIC vancomycin ≥1mg/L làm tăng tỉ lệ thất bại gấp 3 lần so với những bệnh
nhân có MIC <1mg/L (47,1% và 22,6% theo thứ tự, P=0,009).
Kết luận: Nhiễm trùng do MRSA với MIC vancomycin ≥1mg/L đáp ứng kém với vancomycin.
Từ khóa: Nồng độ ức chế tối thiểu, Vancomycin, đa kháng.
ABTRACT
RELATIONSHIP BETWEEN VANCOMYCIN MIC AND EFFECTIVE TREATMENT AMONG
PATIENTS WITH METHICILLIN‐RESISTANT STAPHYLOCOCCUS AUREUS
Tran Thi Thuy Tuong, Tran Van Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 268 ‐ 272
Objective: Multiple reports suggest that vancomycin has reduced activity against MRSA infections, with
vancomycin MICs at the high end of the CLSI susceptibility range. This study aimed to identify the vancomycin
MIC threshold that is associated with an increased probability of failure.
Methods: Prospective cohort study in 104 patients were admitted to Chợ Rẫy hospital from October, 2012 to
March 2013. Vancomycin MIC was obtained by using the Etest method.
Results: The vancomycin MIC breakpoint derived by CART analysis was ≥1mg/L. The 51 patients with
vancomycin MICs of ≥1 mg/L had a 3.03‐fold increase in failure compared to patients with MICs of <1.0 mg/liter
(47.1% and 22.6%, respectively; P=0.009).
Conclusion: Patients with MRSA infections with vancomycin MICs of ≥1 mg/L respond poorly to
vancomycin.
Key words: minimum inhibitory concentration, Vancomycin, multiresistant.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm trùng do tụ cầu đề kháng
Methicillin đang gia tăng tại Việt Nam cũng
như trên thế giới(1,13,12). Hiện tại vancomycin
được xem là một trong những thuốc nền tảng
điều trị cho các nhiễm trùng nặng gây ra do
tác nhân này. Trong suốt hai thập kỷ qua phần
lớn các chủng MRSA vẫn còn được xem là
nhạy cảm căn cứ vào điểm cắt nồng độ ức chế
tối thiểu theo tiêu chuẩn của CLSI(9).
Tuy nhiên, người ta thấy rằng hiệu quả
vancomycin đã giảm đối với những bệnh nhân
có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ở ngưỡng giới
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP.HCM **Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thúy Tường ĐT: 01223627138 Email : Dmai33@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 269
hạn cao trong vùng nhạy cảm. Nhiều công trình
nghiên cứu được thực hiện để trả lời cho câu hỏi
liệu vancomycin có còn hữu dụng cho điều trị
MRSA đa kháng hay không(5,7) Mục tiêu của
nghiên cứu chúng tôi là nhằm đánh giá mối liên
quan giữa MIC vancomycin và hiệu quả điều trị
lâm sàng đối với nhiễm MRSA, đồng thời tìm ra
điểm cắt MIC vancomycin liên quan đến thất bại
điều trị.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng
Với phương pháp đoàn hệ tiền cứu, 104
bệnh nhân nhiễm MRSA được khẳng định qua
cấy các bệnh phẩm máu, dịch tiết, hô hấp, da
theo tiêu chuẩn CDC, tuổi >18, không giảm bạch
cầu hạt (Bạch cầu đa nhân trung tính
>1000/mm3) nhận được liệu pháp điều trị
vancomycin trước hoặc trong vòng 48 giờ sau
khi có kết quả vi sinh, sống sót sau 24 giờ sử
dụng kháng sinh.
Tiêu chuẩn loại trừ
Cùng đồng nhiễm một vi khuẩn khác. Dị
ứng vancomycin.
Chúng tôi thu thập các dữ liệu sau đây: tuổi,
giới, cân nặng, chiều cao, tiền sử bệnh phối hợp,
sử dụng kháng sinh trong vòng 30 ngày, độ
thanh lọc Creatinin bằng phương pháp
Cockcoft–Gault, nồng độ đáy vancomycin (trong
vòng 72 giờ), điều trị kháng sinh (ngày, liều, thời
gian), phối hợp kháng sinh sau khi có kết quả,
bạch cầu, CRP, Procalcitonin, MIC vancomycin.
Đánh giá độ nặng của bệnh bằng thang điểm
APACHE II và SOFA (Sequential Organ Failure
Assessment).
Dữ liệu vi sinh
Đối với mẫu đàm được cấy bằng phương
pháp định lượng có ý nghĩa khi >106 CFU Vi
khuẩn/ml lấy từ mẫu đàm tự khạc và qua nội
khí quản, >104 CFU vi khuẩn/ml qua dịch rữa
phế quản phế nang. MIC Vancomycin làm bằng
phương pháp Etest.
Định nghĩa biến kết quả
Thất bại gồm 3 loại: (1) Tử vong trong vòng
30 ngày điều trị, (2) thất bại vi sinh: Cấy ra tụ cầu
sau 10 ngày điều tri kháng sinh, (3) tái phát sau
60 ngày kết thúc liệu trình kháng sinh. Thành
công khi bệnh nhân giảm bệnh và xuất viện.
Dùng phường pháp cây hồi quy(14) (CART) xác
định điểm cắt MIC vancomycin liên quan thất
bại điều trị, phân thành hai nhóm MIC cao và
MIC thất để so sánh kết quả.
Phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 16.0, Salford Predictictive
Model 7.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 104 bệnh
nhân thỏa tiêu chí nhận mẫu với phân bố MIC.
Hình 1: Thất bại bại chung theo MIC
Bảng 1: Tỉ lệ thất bại giữa hai nhóm MIC
Kết quả điều trị Nhóm MIC
cao
(n=51)
Nhóm MIC
thấp
(n= 53)
P value
Thất bại chung 24(47,1) 12(22,6) 0,009
Tử vong trong vòng 30
ngày điều trị
11(21,6) 7(13,2) 0,260
Cấy ra MRSA ≥10 ngày
dùng vancomycin
16(31,4) 7(13,2) 0,026
Tái phát sau 60 ngày 2(3,9) 1(1,9) 0,535
Đổi sang kháng sinh
chống MRSA khác
19(37,3) 6(11,3) 0,02
Thời gian trung bình nằm
viện sau cấy(IQR)
21(5-73) 17(10-60) 0,05
Hơn hai phần ba MIC vancomycin <1,5mg/L
(87,5%), không có chủng MRSA nào có MIC
vancomycin >2mg/L. Tuổi trung bình ± độ lệch
chuẩn của 104 bệnh nhân là 56,8 ± 19,7. Chúng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 270
tôi có 36 bệnh nhân thất bại, 68 bệnh nhân thành
công với tỉ lệ lần lược là 34,6% và 64,5%. Trong
số 36 bệnh nhân thất bại điều trị: tử vong trong
vòng 30 ngày có 18 bệnh nhân (17,3%), 23 bệnh
nhân (22,1%) cấy ra MRSA sau 10 ngày điều trị,
3 (2,8%) bệnh nhân nhiễm trùng lại với MRSA
sau 60 ngày kết thúc liệu trình kháng sinh, 5
bệnh nhân (4,8%) thỏa 2 tiêu chí, không có bệnh
nhân có cùng lúc 3 thất bại.
Trong số 25 bệnh nhân chuyển đổi kháng
sinh chống MRSA khác: 4 bệnh nhân chuyển đổi
kháng sinh vì mục đích điều trị xuống thang với
Doxycyllin và TMP/SMX, Ciprofloxacin uống, 5
bệnh nhân chuyển sang Linezonid, 16 bệnh nhân
chuyển sang Teicoplanin, 1 bênh nhân chuyển
sang fosfomycin, 7 trong số 24 bệnh nhân này
(29,2%) chuyển sang kháng sinh thay thế khác bị
thất bại điều trị.
Điểm cắt liên quan đến thất bại chung qua
phân tích cây hồi quy (CART) là ≥1mg/L.
Chúng tôi phân thành hai nhóm: nhóm MIC
cao (MIC≥1mg/L) với 51 bệnh nhân, MIC thấp
(MIC<1mg/L) 53 bệnh nhân để so sánh kết quả
như bảng 1. Nhóm MIC≥1mg/L làm gia tăng
thất bại gấp 2 lần nhóm MIC <1 mg/L 47,1%,
22,6%, theo thứ tự với P=0,009). Thất bại vi
sinh ở nhóm MIC cao chiếm tỉ lệ nhiều hơn
nhóm MIC thấp có ý nghĩa thông kê(31,4%,
13,2%, theo thứ tự, P=0,026).Thời gian trung
bình nằm viện sau cấy, cũng như phải chuyển
sang nhóm kháng sinh điều trị MRSA kháccủa
nhóm MIC ≥1mg/L điều lớn hơn nhóm MIC
thấp (P=0,05, P=0,02, theo thứ tự).
So sánh hai biến các đặc điểm lâm sàng
giữa nhóm MIC vancomycin cao và MIC
thấp (bảng 2)
Bảng 2: Tỉ lệ số chênh các yếu tố liên quan đến thất bại
Yếu tố OR CI 95% P value
Nhóm MIC cao 3,03 1,3-7,02 0,009
Viêm phổi 2.67 1,1-6,3 0,03
Thở máy 3,78 1,5-9,2 0,002
Có nằm ICU 6,7 2,7-16,7 0,001
Có sốc 7,2 1,8-28,7 0,001
APACHE II ≥20 4,2 1,2-13,7 0,025
SOFA ≥8 3,4 1,11-10,03 0,015
Carba +Levo 4,6 1,5-11,3 0,001
Teicoplanin 19,7 4,1-94,6 0,001
Bảng 3: So sánh đơn biến các yếu tố liên quan đến MIC
Đặc điểm Nhóm MIC cao (n=51) Nhóm MIC thấp (n= 53) P value
Bệnh phối hợp:
Đái tháo đường 20 (54,7) 24 (60,8) 0,531
Suy tim 9 (18) 13 (24,5) 0,419
COPD 9 (18) 13 (24,5) 0,449
Suy thận 5 (9,8) 5 (9,4) 0,949
Rối loạn chức năng gan 10 (19,6) 9 (17) 0,729
Loét do nằm lâu 6 (11,3) 5 (9,4) 0,654
Dùng ức chế miễn dịch 4 (7,8) 12 (22,6) 0,037
Tai biến mạch máu não 6 (11,3%) 3 (5,9%) 0,324
Tăng huyết áp 20 (39,2%) 27 (50,9%) 0,230
Nhiễm trùng huyết 7 (13,7) 11 (20,8) 0,344
Viêm phổi 17 (33,3) 18 (34) 0,946
Thở máy 15 (28,3) 15 (30) 0,850
Có nằm ICU 28 (23,5) 20 (37,7) 0,079
Có sốc 12 (23,5) 5 (9,4) 0,052
Bạch cầu(±SD) 18,05 (±0,92) 14,7 (±1,37) 0,05
Procalcitonin 6,5 (±1,8) 3,4 (±0,17) 0,149
CrCl nền(±SD) 64,37 (30,04) 63,57(23,48) 0,857
CrCL ≤33ml/ phút 10 (8,2) 6(7,8) 0,242
APACHE II (TB±ĐLC) 13,5 (±6,3) 15,2(±7,8) 0,188
APACHE II ≥20 8 (15,7) 6(11,3) 0,514
SOFA (TB±ĐLC) 4,86 (±3,4) 5,6 (±2,7) 0,576
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Nhiễm 271
Đặc điểm Nhóm MIC cao (n=51) Nhóm MIC thấp (n= 53) P value
SOFA ≥8 7 (13,7) 8 (15,1) 0,824
Sử dụng kháng sinh trong vòng 30 ngày trước đó 25 (49) 33(62,3) 0,174
Dùng Vancomyccin trước khi có KQ cấy 48 giờ 15 (28,3) 13 (25,5) 0,747
Dùng Vancomycin đơn độc 3 (5,9) 4 (7,5) 0,735
Phối hợp kháng sinh sau khi có kết quả cấy:
Carbabenem 20 (39,2) 14 (24,6) 0,164
Carba +Levo 16 (39,2) 17 (31,4) 0,939
Amikacin 9(17,6) 8 (15,1) 0,725
Cefoperazol + sulbactam 16(31,3) 17 (31,4) 0,437
Cepha thế hệ 3 hoặc 4 5(9,4) 5 (9,8) 0,725
Thay đổi kháng sinh:
Teicoplanin 13(25,5) 3 (5,5) 0,005
Linezonid 5(9,4) 0 0,02
Nồng độ trũng Vancomycin trung vị (IQR) 18,5 (14,3-19,43) 16,7(15,4-20,97) 0,455
Trong nghiên cứu của chúng tôi 2 bệnh
phối hợp với nhiễm trùng MRSA nhiều nhất là
đái tháo đường và tăng huyết áp. Chúng tôi
khảo sát nhiều yếu tố khác liên quan đến mức
độ nặng của bệnh, các thang điểm APACHE II,
SOFA, có nằm ICU, các nhiễm trùng viêm
phổi, hay nhiễm trùng huyết điều không thấy
mối liên quan đối với MIC vancomycin cao
qua phân tích đơn biến. Chúng tôi thực hiện
đo nồng độ đáy vancomycin với 73 bệnh nhân,
với 2 nhóm MIC điều ghi nhận >15mg/L trong
vòng 72 giờ.Việc trì hoãn sử dụng Vancomycin
cũng không gây ảnh hưởng về kết cục điều trị
giữa hai nhóm MIC. Các phối hợp kháng sinh
sử dụng sau khi có kết quả cấy được ghi nhận:
cabapenem, levofloxacin,amikacin,cefoperazol
+ sulbactam.. Chúng tôi có 48 bệnh nhân nằm
ở khoa bệnh nặng hoặc ICU, nên đây là các
phối hợp thường được sử dụng. Không ghi
nhận có sự khác biệt giữa hai nhóm MIC. Có 2
kháng sinh được sử dụng để thay thế khi thất
bai, 16 bệnh nhân đổi sang Teicoplanin, 5 bệnh
nhân đổi sang Linezonid.
Ngoài MIC vancomycin cao làm tăng nguy
cơ thất bại gấp 3,03 lần (Khoảng tinh cậy
95%:1,3‐7,02, P=0,009). Nhiều yếu tố khác như:
có viêm phổi, thở máy, có sốc hay nằm ICU,
thang điểm APACHE II, SOFA cao như đề cập
ở bảng 2.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thất bại
chung khi sử dụng Vancomycin là 34.6% tương
đương với một số nghiên cứu của Việt Nam và
thế giới như của Haque(4), Homes(6), Takesue(11).
Riêng tại Hàn Quốc, Choi thực hiện nghiên cứu
trên bệnh nhân viêm phổi ghi nhận tỉ lệ thất bại
khi sử dụng vancomycin đến 50%. Phân bố MIC
trong nghiên cứu chúng tôi chủ yếu là nhóm
MIC thấp <1,5 mg/L, không có sự gia tăng MIC
như một số nghiên cứu khác trên thế giới(3,8), các
nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian gần đây
cũng có kết quả như chúng tôi(10). Sự khác biệt
này tùy thuộc vào tình hình đề kháng kháng
sinh và đối tượng chọn mẫu của mỗi quốc gia.
Chúng tôi tìm ra điểm cắt MIC vancomycin
≥1 mg/L có liên quan đến thất bại điều trị với
MIC làm bằng phương pháp Etest. Các nghiên
cứu khác trên thế giới điểm cắt MIC
Vancomycin liên quan đến thất bại điều trị
thường ≥1,5 đối với phương pháp Etest và ≥1 đối
phương pháp vi pha loãng. Chưa có nghiên cứu
nào đưa ra điểm cắt MIC=1 đối với phương
pháp Etest như trong nghiên cứu chúng của tôi.
Tuy nhiên do chúng tôi nghiên cứu gộp trên cả 3
đối tượng nhiễm trùng huyết, viêm phổi và da,
đặc thù mỗi loại nhiễm trùng khác nhau nên ảnh
hưởng đến kết quả chung, mặt khác chúng tôi
tiến hành nghiên cứu trong thời gian ngắn số
lượng mẫu chưa nhiều. Mặc dù vậy qua khảo sát
với 104 bệnh nhân, chúng tôi tìm thấy thất bại vi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 272
sinh (cấy MRSA sau 10 ngày dùng Vancomycin)
chiếm tỉ lệ cao nhất (63,8%) trong 36 ca thất bại,
đây là loại thất bại ít bị nhiễu bỡi các yếu tố khác,
đồng thời xuất hiện ở nhóm MIC thấp với 7
bệnh nhân (MIC=0,75). Nghiên cứu của các tác
giả Lodise (2008) và Đổng Thị Nghiêm (2010),
không hề ghi nhận thất bại ở nhóm MIC thấp.
Đây cũng là một dấu hiệu báo động cho tình
trạng gia tăng đề kháng của vancomycin. Chúng
tôi không ghi nhận kéo dài thời gian nằm viện ở
những bệnh nhân thất bại vi sinh là có ý nghĩa
như nghiên cứu của Lodise (7). MIC vancomycin
≥1 mg/L làm gia tăng thất bại gấp 3,03 lần, kết
quả này gần tương đương với các nghiên cứu
trước. Một số yếu tố khác liên quan đến độ nặng
của bệnh như có sốc hay nằm ICU các thang
điểm APACHE II, SOFA cao cũng liên quan đến
thất bại điều trị.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi tìm ra điểm cắt
MIC vancomycin liên quan đến thất bại điều trị
là ≥1 mg/L. Thất bại vi sinh xuất hiện ở nhóm
MIC thấp, báo động gia tăng đề kháng đối với
vancomycin, vì vậy cần thực hiện thường quy
MIC vancomycin để đổi kháng sinh chống
MRSA khác khi có MIC vancomycin cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Nghĩa Thịnh, Phạm Anh Tuấn (2010), “Khảo sát tình hình
đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại khoa hồi sức tích cực
bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”. Hội nghị Khoa học Kỹ
thuật Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương năm 2010.
2. Choi EY, Huh JW, Lim CM, Koh Y, Kim SH, Choi SH, Kim
YS, Kim MN, Hong SB(2011): Relationship between the MIC
of vancomycin and clinical outcome in patients with MRSA
nosocomial pneumonia. Intensive Care Med, 37: 639–47
3. Ferry T, Uckay I, Vaudaux P, et al (2010). Risk factors for
treatment failure in orthopedic device‐related methicillin‐
resistant Staphylococcus aureus infection. Eur J Clin Microbiol
Infect Dis Fridkin SK, Hageman JC, Morrison M. Methicillin‐
resistant Staphylococcus aureus disease in three communities.
N Engl J Med; 352:1436
4. Haque NZ, Zuniga LC, Peyrani P, et al(2010). Relationship of
vancomycin minimum inhibitory concentration to mortality
in patients with methicillin‐resistant Staphylococcus aureus
hospital‐acquired, ventilator‐associated, or health‐care‐
associated pneumonia. Chest ; 138:1356–62.
5. Holland TL, Fowler VG Jr(2011). Vancomycin minimum
inhibitory concentration and outcome in patients with
Staphylococcus aureus bacteremia: pearl or pellet? J Infect Dis;
204:329–31.
6. Holmes NE, Turnidge JD, Munckhof WJ, Robinson JO,
Korman TM, OʹSullivan MV, Anderson TL, Roberts SA, Gao
W, Christiansen KJ, Coombs GW, Johnson PD, Howden
BP(2011): Antibiotic Choice May Not Explain Poorer
Outcomes in Patients With Staphylococcus aureus Bacteremia
and High Vancomycin Minimum Inhibitory Concentrations. J
Infect Dis, 204: 340–347.
7. Lodise TP, Graves J, Evans A, Graffunder E, Helmecke M,
Lomaestro BM, Stellrecht K(2008): Relationship between
vancomycin MIC and failure among patients with methicillin‐
resistant Staphylococcus aureus bacteremia treated with
vancomycin. Antimicrob Agents Chemother, 52: 3315–20.
8. Neuner EA, Casabar E, Reichley R, McKinnon PS(2010).
Clinical, microbiologic, and genetic determinants of persistent
methicillin‐resistant Staphylococcus aureus bacteremia. Diagn
Microbiol Infect Dis; 67: 228–33.
9. Performance Standards for Antimicrobial Susceptibility
testing(2012), CLSI 2012. Twenty second Information
supplement. M100‐S22 Vol.32,No 3.
10. Phạm Hùng Vân (2013) “Tầm quan trọng của khảo sát vi sinh
và xu hướng đề kháng kháng sinh tại Việt Nam”, Hội nghị
Hô Hấp thành phố Hồ Chí Minh.
11. Takesue Y, Nakajima K, Takahashi Y, et al. Clinical
characteristics of vancomycin minimum inhibitory
concentration of 2 lg/ml methicillin‐resistant Staphylococcus
aureus strains isolated from patients with bacteremia. J Infect
Chemother 2011;17: 52–7.
12. Trần Thị Thanh Nga (2010), “Nhiễm khuẩn và đề kháng
kháng sinh tại Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2008‐2009”. Tạp chí y
học thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 2, tr.690‐694
13. Trần Thị Thanh Nga và cộng sự (2009), “Kết quả khảo sát
nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin trên 100 chủng
staphylococcus areus được phân lập tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 5‐8/2008”, Chuyên đề hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh
Viện Chợ Rẫy 2009, tr. 1‐7
14. Zhang H and Burthon S (1999). Recursive partitioning in the
health sciences. Springer. New York, NY.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 268_4564.pdf