I. MỤC TIÊU CỦA THÍ NGHIỆM
- Giúp sinh viên nắm được một cách tổng quát các phương pháp Đúc hiện nay.
- Giúp sinh viên nắm được phương pháp Đúc trong khuôn mẫu chảy: nguyên lý, ứng dụng và khả năng công nghệ của phương pháp này.
- Nắm được quy trình đúc trong khuôn mẫu chảy trong thực tế sản xuất và trong phòng thí nghiệm.
- Cho sinh viên thực tập đúc trong khuôn mẫu chảy 1 sản phẩm cụ thể.
- Đánh giá kết quả thí nghiệm.
36 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Module đúc trong khuôn mẫu chảy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MODULE ĐÚC TRONG KHUÔN MẪU CHẢY
MỤC TIÊU CỦA THÍ NGHIỆM
Giúp sinh viên nắm được một cách tổng quát các phương pháp Đúc hiện nay.
Giúp sinh viên nắm được phương pháp Đúc trong khuôn mẫu chảy: nguyên lý, ứng dụng và khả năng công nghệ của phương pháp này.
Nắm được quy trình đúc trong khuôn mẫu chảy trong thực tế sản xuất và trong phòng thí nghiệm.
Cho sinh viên thực tập đúc trong khuôn mẫu chảy 1 sản phẩm cụ thể.
Đánh giá kết quả thí nghiệm.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Chuẩn bị giáo án, tài liệu và dụng cụ thực hành đầy đủ cho sinh viên.
Lên lịch cụ thể các bài tập và nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm sinh viên và từng sinh viên.
Cung cấp thang điểm chấm cho sinh viên và yêu cầu công việc ngay từ đầu buổi học cho sinh viên.
2. Chuẩn bị của sinh viên
- Nhận tài liệu buổi thí nghiệm trước khi thí nghiệm.
- Đọc trước nội dung và yêu cầu thí nghiệm.
NỘI QUY AN TOÀN THÍ NGHIỆM
Sinh viên thực tập phải trang bị quần áo và kính bảo hộ trước khi vào làm thí nghiệm.
Nghiêm cấm đùa giỡn trong khi thực hiện các thí nghiệm.
Sử dụng cẩn thận dụng cụ và máy móc thí nghiệm, nghiêm cấm là hư, bể các dụng cụ và máy móc thí nghiệm. Sinh viên thực tập có trách nhiệm bồi thường nếu làm hư, bể các dụng cụ thí nghiệm.
Sinh viên thực tập không được tự ý thao tác trên máy nếu không có sự cho phép của người hướng dẫn.
Sinh viên thực tập cần nghiên cứu kỹ tài liệu và các hướng dẫn sử dụng trước khi thao tác.
Kiểm tra nhớt trong máy bơm chân không khi chạy máy (chú ý: đối với bơm chân không thì phải chạy máy khoảng vài giây thì nhớt mới về lại bơm, lúc này quan sát lượng nhớt trên ô tròn của máy bơm mới chính xác).
Kiểm tra áp suất trên máy nén khí và trên đồng hồ đo.
Kiểm tra lượng nước làm mát trong thùng (tương đối đầy và bơm đang hoạt động) và nhiệt độ nước trước khi khởi động máy đúc chân không MC15 (nhiệt độ từ 15oC – 20oC), tắt máy bơm và máy làm lạnh trước khi ra về.
Khi nung thạch cao, gắp sản phẩm, phải hết sức cẩn thận do nhiệt độ lát (Flask) lúc này là rất cao, tránh mọi khả năng dẫn tới tai nạn.
Sau khi sử dụng máy phải vệ sinh máy, tắt cầu sao điện, rút dây cắm ra khỏi nguồn.
Tất cả các linh kiện của máy phải được trả lại đầy đủ.
Sau khi sử dụng bình Argon phải khóa thật chặt van khí.
NỘI DUNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
Time
255’
Nội dung thực tập
Sinh viên phải làm
5’
Điểm danh
Có mặt và đeo thẻ sinh viên
5’
Chia tổ sinh viên (15 người) thành 3 nhóm nhỏ
45’
10’
15’
10’
10’
I. Phần lý thuyết
1.1 Tổng quát các phương pháp đúc kim loại hiện nay.
Công nghệ đúc là công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp rót vật liệu ở dạng chảy lỏng (hoặc bán lỏng) vào khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu. Đa phần công nghệ đúc thực hiện với các vật liệu kim loại.
Các phương pháp đúc có thể được chia ra như sau:
Đúc trong khuôn cát
Đúc trong khuôn kim loại.
Đúc áp lực.
Đúc ly tâm.
Đúc trong khuôn cát nước thủy tinh.
Đúc trong khuôn nhựa.
Đúc trong khuôn mẫu chảy.
Đúc trong khuôn mẫu hóa khí.
Các phương pháp và Công nghệ đúc đặc biệt khác.
1.2 Phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy: nguyên lý, ứng dụng và khả năng công nghệ của phương pháp này.
1.2.1 Giới thiệu phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy.
Phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy là phương pháp đúc cho độ chính xác cao, chất lượng bề mặt tốt và có thể tạo ra các hình dáng phức tạp. Đây là một phương pháp đã xuất hiện rất lâu từ hàng ngàn năm trước, tuy nhiên phương pháp này chỉ mới được sử dụng rộng rãi trong khoảng 40 – 50 năm gần đây.
Mỗi khuôn thạch cao (hay khuôn vỏ) chỉ sử dụng được cho một lần đúc, sau khi đúc xong phải phá khuôn để lấy sản phẩm. Tuy nhiên, mỗi khuôn có thể chứa rất nhiều sản phẩm để tăng năng suất chế tạo.
Sản phẩm đúc cho độ chính xác về kích thước cao, chất lượng bề mặt tốt, có thể tạo ra những hình dạng phức tạp từ vật mẫu ban đầu.
Khi rót kim loại nóng chảy vào khuôn thì khuôn cũng được nung nóng ở nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi để điền đầy khuôn và nuôi vật đúc.
Tuy nhiên, phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy trải qua nhiều quá trình công nghệ phức tạp và kéo dài, nên giá thành vật đúc khá cao.
1.2.2 Nguyên lý của phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy.
Phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy dựa trên nguyên tắc tạo khuôn bằng cách sử dụng mẫu là chất dễ chảy lỏng khi gia nhiệt (như sáp), mẫu sẽ được bao bọc bởi các lớp vật liệu chịu nhiệt kết dính với nhau (như thạch cao, cát…). Sau đó khuôn chứa mẫu sẽ được đem đi nung cho mẫu sáp chảy ra khỏi khuôn và để lại khoảng trống chính là hình dạng của mẫu cần tạo ra.
Ưu điểm của phương pháp này là rất chính xác và không có mặt phân khuôn.
1.2.3 Ứng dụng phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy.
Phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy thường được sử dụng trong lĩnh vực kim hoàn, trang sức và một số lĩnh vực khác đòi hỏi sản phẩm có kích thước nhỏ và có độ chính xác cao. Tuy nhiên, phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy vẫn được sử dụng để chế tạo một số chi tiết khá lớn trong ngành cơ khí, hàng không và năng lượng.
1.2.4 Khả năng công nghệ phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy.
Với những đặc điểm trên phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy thường được sử dụng hiệu quả trong việc chế tạo các vật đúc nhỏ với đòi hỏi độ chính xác và chất lượng bề mặt cao. Mỗi lần tạo khuôn sẽ sử dụng nhiều mẫu sáp để tăng năng suất chế tạo. Do không có mặt phân khuôn nên tăng độ chính xác của chi tiết đúc lên cao, có thể tạo ra được những chi tiết rất phức tạp theo mẫu có sẵn.
Một số sản phẩm chế tạo bằng phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy:
1.3 Quy trình đúc trong khuôn mẫu chảy.
1.3.1 Quy trình đúc mẫu chảy trong khuôn thạch cao (được sử dụng trong bài thực tập).
Quá trình đúc trong khuôn mẫu chảy được thể hiện qua sơ đồ sau:
Bước 1: Từ mẫu gốc ta tạo ra khuôn ép sáp bằng cách lưu hóa các lớp cao su chứa mẫu.
Bước 2: Ép sáp vào khuôn.
Bước 3: Lấy mẫu sáp khỏi khuôn.
Bước 4: Tạo ra cây sáp bằng cách gắn các mẫu sáp lên một thân.sáp.
Bước 5: Tạo khuôn thạch cao từ cây sáp.
Bước 6: Nung khuôn thạch cao.
Bước 7: Rót kim loại vào khuôn.
Bước 8: Phá khuôn lấy sản phẩm.
Bước 9: Làm sạch và đánh bóng sản phẩm.
Bước 10: Hoàn thiện sản phẩm.
1.3.2 Quy trình đúc mẫu chảy trong khuôn vỏ mỏng.
Quy trình đúc mẫu chảy trong khuôn vỏ mỏng được thể hiện theo sơ đồ bên dưới.
Thực ra ta thấy chỉ có quá trình tạo khuôn để rót kim loại là khác với quá trình đã nêu ở trên, còn về nguyên lý đúc thì không có gì thay đổi. Trong công nghiệp, từ mẫu gốc người ta có thể không sử dụng khuôn lưu hóa cao su mà thay vào đó là các khuôn bằng kim loại hoặc nhựa để có thể sử dụng nhiều lần.
Một số hình minh họa cho quá trình tạo khuôn rót kim loại trong quá trình nêu trên:
1.4 Giới thiệu các máy trong dây chuyền đúc khuôn mẫu chảy trong PTN.
- Phòng thí nghiệm về phương pháp đúc trong khuôn mẫu chảy được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến và sử dụng quy trình đúc trong khuôn mẫu chảy tương tự với quy trình đúc được sử dụng trong ngành chế tạo kim hoàn và trang sức. Ta có thể hệ thống lại các máy trong phòng thí nghiệm theo thứ tự sau:
1.4.1 Máy lưu hóa khuôn.
a. Mô tả máy.
Máy lưu hóa khuôn có cấu tạo gồm khuôn và bộ phận ép có thể gia nhiệt. Các bước sử dụng có thể mô tả qua các hình sau:
b. Công dụng máy.
Máy lưu hóa khuôn được sử dụng để tạo ra các khuôn cao su nhằm sử dụng cho quá trình tạo ra các mẫu sáp. Từ mẫu sản phẩm gốc, ta sử dụng máy lưu hóa khuôn để tạo ra khuôn có phần khuyết giống như hình dạng của mẫu.
c. Xuất xứ của máy.
Máy lưu hóa khuôn có kết cấu khá đơn giản và được chế tạo tại Việt Nam.
d. Quy trình sử dụng máy.
1. Cắt các miếng cao su có kích thước giống như lòng khuôn thép.
2. Đặt mẫu cần làm khuôn vào giữa các miếng cao su, tạo rãnh rót cho khuôn cao su.
3. Đặt tấm khuôn thép vào máy lưu hóa cao su.
4. Cài đặt thời gian hoạt động cho máy.
Thời gian lưu hóa = số miếng cao su làm khuôn x 8 phút.
5. Bật công tắc máy, dùng pittong ép các lớp cao su lại với nhau, sau đó cứ 5 phút lại ép xuống 1 lần, sau 3 lần ép thì không ép nữa.
6. Sau khi máy tắt, chờ khuôn nguội tiến hành mổ khuôn lấy sản phẩm.
1.4.2 Máy bơm sáp chân không tự động.
a. Mô tả máy.
Máy bơm sáp chân không tự động bao gồm một máy hút chân không, hệ thống nấu chảy sáp, hệ thống vòi phun và hệ thống điều khiển.
b. Công dụng máy.
- Máy bơm sáp chân không tự động có tác dụng nấu chảy sáp và tạo áp lực bơm sáp từ vòi phun vào trong khuôn cao su để tạo ra mẫu sáp. Khuôn cao su có thể được sử dụng nhiều lần để tạo ra nhiều mẫu sáp.
c. Xuất xứ của máy.
Máy được sản xuất tại Đài Loan.
1.4.3 Máy trộn thạch cao.
a. Mô tả máy.
- Máy trộn thạch cao bao gồm bầu rung, cần khuấy và khoang chứa. Các lát (Flask) được đặt trong khoang chứa và được hút chân không. Khi thạch cao đã được trộn đều, máy hút chân không rồi rót thạch cao vào trong lát (Flask).
b. Công dụng máy.
- Máy trộn thạch cao vừa có thể khuấy vừa có thể rung để trộn đều thạch cao với nước. Hút chân không nhằm loại bọt khí ra khỏi thạch cao gây rỗ lên bề mặt vật đúc.
c. Xuất xứ của máy.
- Máy được chế tạo tại Ý.
1.4.4 Lò nung.
a. Mô tả máy.
Lò nung được trang bị các điện trở nhiệt có thể nung đến nhiệt độ khoảng 1100oC. Lò nung có kết cấu kín, có ống khói để xả khí cháy ra ngoài. Thiết bị có nhiệt độ rất cao và dòng điện sử dụng lớn nên rất cẩn thận khi thao tác để tránh tai nạn trong khi làm việc. Lò có thể được lập trình nhiệt độ theo chương trình định sẵn.
b. Công dụng máy.
Lò nung được sử dụng để nung khuôn thạch cao lên nhiệt độ cao, nấu chảy và bốc hơi sáp trong khuôn.
c. Xuất xứ của máy.
Lò nung được chế tạo tại Mỹ.
1.4.5 Máy đúc chân không.
a. Mô tả máy.
Máy đúc chân không thực chất là một lò nung trung tần. Máy có khả năng nấu chảy kim loại rất nhanh trong một cốc nấu và buồng nấu được cách ly (chỉ quan sát được cốc nấu kim loại qua cửa sổ bằng kính). Máy có thể nung tới nhiệt độ 1800oC, có thể nấu chảy được nhiều kim loại hay hợp kim như đồng, nhôm, bạc, vàng, platin, thép… Khi rót kim loại, buồng nung được hút chân không và điền đầy bởi khí trơ. Máy đúc hỗ trợ việc rót kim loại ngay trong buồng nung. Máy sử dụng Argon làm khí trơ và cần thêm hệ thống giải nhiệt bằng nước phụ trợ.
b. Công dụng máy.
Máy đúc được dùng để nung chảy kim loại và rót kim loại nóng chảy vào trong khuôn thạch cao.
c. Xuất xứ của máy.
- Máy đúc chân không MC15 được sản xuất tại Đức.
1.4.6 Máy phun cát.
a. Mô tả máy.
Máy phun cát là một hệ thống sử dụng khí nén nhằm phun các hạt cát mịn với tốc độ cao vào vật đúc sau khi đã hoàn thành. Máy được kết nối với máy nén khí, cát được tuần hoàn trong máy và sử dụng nhiều lần. Cát được bắn trong một buồng kín và người sử dụng sẽ thao tác với vật thể qua găng tay.
b. Công dụng máy.
Máy phun cát được sử dụng để làm sạch vật đúc sau khi phá khuôn thạch cao. Cát ở tốc độ cao sẽ loại bỏ những phần thạch cao còn bám lại ở những vị trí khó loại bỏ như hốc, lỗ…
c. Xuất xứ của máy.
Được sản xuất tại Đức.
1.4.7 Các thiết bị phụ trợ khác.
Máy nén khí và hệ thống dẫn khí: Cung cấp khí cho toàn bộ hệ thống trong quá trình đúc.
Các khuôn cao su: Sử dụng để tạo ra các mẫu sáp
Mỏ hàn: sử dụng để hàn mẫu sáp vào cây sáp.
Các lát (Flask): để tạo khuôn thạch cao.
Cây gắp: Để thao tác với khuôn thạch cao khi đã được nung nóng.
Cân điện tử: Để đo khối lượng cây sáp và khối lượng thạch cao nhằm cân chỉnh cho phù hợp với yêu cầu.
Bình khí Argon: Cung cấp khí trơ cho máy đúc chân không MC15.
Hệ thống giải nhiệt: Giải nhiệt cho máy đúc chân không MC15.
Sinh viên ghi chú, các nội dung này sẽ có trong bài báo cáo thực tập cuối môn học.
SV ghi chép đầy đủ.
SV ghi chép đầy đủ.
Sinh viên ghi chú cẩn thận, đặc biệt là các quy tắc an toàn cho từng máy.
10’
Giáo viên chuẩn bị đồ thực hành
Giải lao
175’
35’
5’
30’
55’
30’
5’
20’
25’
30’
30’
5’
20’
5’
II. Thực hành
2.1 Đúc sáp trong máy bơm sáp chân không tự động.
2.1.1 Quy trình vận hành máy.
* Thao tác mở máy:
Mở khí ở máy compressor. Áp suất khí sẽ tăng dần. Kiểm tra áp suất khí: giá trị sử dụng từ 3-6 bar.
Mở nguồn máy bơm sáp. Kéo van hút chân không về vị trí nằm ngang.
Chỉnh nhiệt độ nấu sáp và nhiệt độ đầu phun sáp. Giá trị sử dụng: 700C - 800C.
Kéo van hút chân không cho nằm đứng như hình.
Chờ khoảng 25 phút để cho sáp được nấu chảy hoàn toàn.
Điều chỉnh thời gian bơm sáp, thời gian kẹp sản phẩm, áp suất bơm sáp. Giá trị sử dụng tham khảo: 4s, 4s, 0.7.
Kiểm tra dầu trong máy hút chân không, mở máy hút. Khi áp suất chân không đạt đến giá trị ổn định (sau 5 phút), có thể tắt máy hút chân không.
* Các thao tác sử dụng máy:
Rắc và bôi đều phấn chống dính vào lòng khuôn cao su.
Đặt khuôn cao su vào bộ phận kẹp của máy.
- Nhấn nút bơm sáp (lưu ý đặt máy ở chế độ auto).
* Các thao tác khi tắt máy:
Chỉnh áp lực bơm sáp từ 0.7 về 0.4 (ấn nút chỉnh áp suất số 1).
Kéo van áp suất chân không nằm ngang để áp suất trong nồi nấu sáp bằng áp suất khí trời, cột áp suất đồng hồ đo áp bên tay phải trở về số 0 (van từ vị trí đứng kéo lên vị trí nằm ngang).
Tắt máy.
Tắt van khí ở compressor.
Lưu ý nút xả khí bên tay phải chỉ để xả nước đọng.
Nếu sử dụng van khí không đúng thì sau khi tắt máy nhớt sẽ bị tràn từ máy bơm vào máy bơm sáp. Nếu dầu tràn vào máy phải vệ sinh máy sạch sẽ và tra thêm nhớt lại vào máy hút chân không.
2.1.2 Đúc mẫu sáp.
Quá trình đúc sáp được thực hiện theo như quy trình đã hướng dẫn ở trên.
2.2 Tạo khuôn thạch cao.
2.2.1 C
hồng sáp thành cây.
* Các điều lưu ý khi chồng sáp:
Sáp được chồng trên cây ty phải cách thành lát khoảng 6mm để khi kim loại nóng chảy vào khuôn không bị vỡ khuôn thạch cao.
Đỉnh cao nhất của sáp phải thấp hơn mặt trên của ống sắt của lát thạch cao 6mm để khi thạch cao điền đầy lát thì sáp thấp hơn thạch cao 6mm.
Vị trí miệng rót kim loại là rót từ đáy nhựa, do vậy chồng sáp đảm bảo kim loại điền đầy được vào toàn bộ được khuôn.
Cây ty phải hợp lý, phải đủ to và có kích thước nhỏ dần khi lên cao.
2.2.2 Cân sáp để tính lượng kim loại cần phải đúc.
Tính trọng lượng sáp được chồng lên đế:
Trọng lượng sáp = Trọng lượng đế sau khi đã chồng sáp – trọng lượng đế ban đầu.
Trọng lượng của đế cao su ban đầu:
a. 15,62 mg; b. 27,32 mg; c. 38,68 mg; d. 50,54 mg.
2.2.3 Tạo khuôn thạch cao bằng máy trộn thạch cao.
2.2.3.1 Quy trình vận hành máy.
Chồng sáp lên đế cao su.
Cân trọng lượng đế cao su + sáp.
Tính trọng lượng sáp được chồng lên đế:
Trọng lượng sáp = Trọng lượng đế sau khi đã chồng sáp – trọng lượng đế ban đầu.
Trọng lượng của đế cao su ban đầu:
Kích thước lát
Khối lượng đế cao su (mg)
30x55
15.62
50x55
27.32
65x55
38.68
80x55
51.54
Tính trọng lượng thạch cao và lượng nước sử dụng để làm khuôn.
Kích thước lát
Khối lượng thạch cao
Thể tích nước (ml)
30x55
60
24
50x55
130
40
65x55
220
80
80x55
330
140
Đặt lát đã chồng sáp vào máy trộn thạch cao.
..
Khóa van bình chứa lại, đổ thạch cao vào bình khuấy, sau đó đổ nước vào bình. Đặt bình trộn thạch cao vào đúng vị trí của máy khuấy.
Bật máy trộn thạch cao, chỉnh tốc độ quay trục khuấy và tốc độ rung máy. Giá trị sử dụng là tốc độ 2 sau đó tăng dần lên 4.
Bật máy hút chân không (chú ý kiểm tra mức dầu trong máy).
Thời gian trộn thạch cao là 5 phút.
Sau khi đã trộn đều, mở van bình chứa cho thạch cao điền đầy lát, chú ý cho thạch cao điền đầy từ từ.
Sau khi đã điền đầy thì tắt máy hút chân không, tắt máy trộn thạch cao, rửa bình chứa thạch cao.
Lát sau khi điền đầy phải để khoảng 30 phút cho đông cứng mới đem đi nung được.
2.2.3.2 Tạo khuôn thạch cao.
Tạo khuôn thạch cao bằng máy trộn thạch cao thực hiện theo quy trình trên.
2.3 Nung khuôn thạch cao cho chảy sáp.
Quy trình vận hành máy.
Đưa khuôn vào trong lò, bật chương trình nung khuôn, thời gian nung tối thiểu là 3.5h. (Khuôn sẽ được nung trước)
Mở máy.
Chọn chương trình: bấm 1 để chọn chương trình, sau đó bấm enter.
Các thông số cài đặt chương trình:
R1, R2,R3: tốc độ nhiệt độ tăng lên 0C/phút.
T1,T2,T3: nhiệt độ cần gia nhiệt đến: 0C.
H1,H2,H3: thời gian gia nhiệt ở nhiệt độ không đổi: giờ.
Bấm ESC để thoát quá trình cài đặt và chọn chương trình gia nhiệt, bấm enter.
2.4 Rót kim loại vào khuôn.
Quy trình vận hành máy.
Chuẩn bị lát đã qua quá trình nung thạch cao.
Mở máy làm lạnh khoảng 30 phút, nhiệt độ thùng lạnh đạt từ 150C đến 200C (máy được mở trước).
Vệ sinh cốc nấu và vệ sinh buồn nấu.
Bỏ cốc nấu vào, đặt đầu dò nhiệt độ vào đúng vị trí.
Đặt đế lát phù hợp với lát vào buồng nấu.
Mở khí Argon với giá trị khoảng 2bar – 3bar.
Mở máy bơm làm mát máy, kiểm tra lượng nước trong thùng làm lạnh.
Chuẩn bị kim loại nấu. Lượng kim loại chuẩn bị cho quá trình nấu được tính toán dựa vào lượng sáp được chồng:
Trọng lượng kim loại đúc = Trọng lượng sáp x tỉ trọng tương đối kim loại so với sáp.
Inox
x 8
Đồng đỏ, đồng thau
x 9
Bạc
x 10
Vàng 14k
x 13
Vàng 16k
x 14
Vàng 18k
x 15
Platin 95
x 20
Lấy lát từ máy đúc ra (nhiệt độ lát khoảng 6000C) bỏ ngay vào buồng nấu.
Bấm nút mở máy.
Nhấn nút start bắt đầu nung vật liệu.
Quan sát quá trình chảy của kim loại, xác định giai đoạn kim loại chảy hoàn toàn.
Mở máy hút chân không.
Bấm nút start lần 2, quan sát thấy áp suất đạt -0.9bar (áp suất chân không). (Nếu bị double start thì bấm stop ngay lập tức sau đó bấm start lại 2 lần).
Cầm tay nắm rót kim loại, nhấn nút.
Kéo cần rót kim loại qua bên phải một cách dứt khoát nhưng không quá mạnh để rót kim loại. Nếu không kéo dứt khoát kim loại sẽ bị chảy ra ngoài, còn nếu kéo quá mạnh thì kết quả đúc sẽ không đạt.
Sau khi rót giữ tư thế rót khoảng 1 phút để kim loại kết tinh lại. Sau đó trả lại về vị trí ban đầu.
Sau khoảng 2 phút, mở nắp ra cho vào nước lạnh.
Tắt máy hút chân không.
Sau 30 phút, tắt máy bơm làm mát, tắt máy rót kim loại.
Khóa thật chặt bình Argon.
2.5 Xử lý sản phẩm
2.5.1 Phá khuôn lấy sản phẩm.
Sau khi lấy khuôn ra, ta được kết quả như hình
2.5.2 Làm sạch và đánh bóng sản phẩm.
Làm sạch sản phẩm bằng cách rửa nước sau đó đem phun cát bằng máy phun cát.
* Quy trình vận hành máy phun cát:
- Kiểm tra áp ở máy compressor, áp suất sử dụng khoảng 3-6 bar.
- Bật công tắc máy.
-
- Cho sản phẩm vào máy phun cát.
- Cho tay vào bao tay cao su, cầm sản phẩm để gần vòi phun cát.
- Chân đạp vào bàn đạp dưới sàn để máy hoạt động.
- Lấy sản phẩm ra, kiểm tra chất lượng làm sạch của sản phẩm
2.5.3 Hoàn thiện sản phẩm.
Để hoàn thiện sản phẩm người ta đem đánh bóng rồi xi mạ. Sau đó tiến hành gắn đá quý, kim cương…
Sinh viên theo dõi thầy hướng dẫn làm, sau đó thực hành làm theo hướng dẫn.
15’
Điểm danh cuối buổi và dọn vệ sinh PTN
SV nộp sản phẩm, điểm danh và làm vệ sinh.
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
- Bài thí nghiệm đúc trong khuôn mẫu chảy này chiếm tỉ lệ 1/3 trong module đúc.
- Thang điểm cho bài thí nghiệm là 10 được tính như sau.
Số điểm
Sản phẩm
Yêu cầu
3
Sản phẩm sáp làm từ máy phun sáp chân không.
Chấm điểm trực tiếp tại chổ cho từng sinh viên.
4
Chấm sản phẩm chồng cây sáp.
Chấm điểm trực tiếp cho từng nhóm.
2
Chấm điểm cho khuôn thạch cao.
Chấm điểm cho từng nhóm.
1
Điểm chuyên cần.
Điểm này dành cho sinh viên thực hiện đúng nội quy của PTN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_module_duc_mau_chay_rc1_7689.doc