Một trong những mô hình thông dụng nhất của
giới tiếp thị, là câu hỏi vàng: Why-'tại sao khách
hàng lựa chọn một sản phẩm', và qua đó 'lợi ích
nào khách hàng mong đợi từ sản phẩm'.
8 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mở "hộp đen" khách hàng cách nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở "hộp đen" khách hàng cách nào?
Một trong những mô hình thông dụng nhất của
giới tiếp thị, là câu hỏi vàng: Why- 'tại sao khách
hàng lựa chọn một sản phẩm', và qua đó 'lợi ích
nào khách hàng mong đợi từ sản phẩm'.
LTS: Sau khi Diễn đàn Kinh tế Việt Nam đăng bài viết
'Tiếp thị theo mục đích sử dụng hay chức năng' của
giáo sư trường kinh doanh Havard Clayton
Christensen đề cập tới cách phân khúc thị trường
(segmentation) cho các chương trình nghiên cứu,
phát triển sản phẩm mới, tác giả Ngô Trọng Thanh -
GĐ Công ty Tư vấn Chiến lược tiếp thị Mancom đã
gửi bài viết chia sẻ thêm về đề tài này.
Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. VEF xin
giới thiệu để đọc giả cùng
theo dõi.
Những ý kiến của giáo sư đã
được đề cập khá nhiều trong
các giáo trình marketing, cũng như được sử dụng từ
rất lâu trên thực tế, tuy dưới những tên gọi, hoặc mô
hình khác nhau.
Một trong những mô hình thông dụng nhất của giới
tiếp thị, là câu hỏi vàng: Why- 'tại sao khách hàng lựa
chọn một sản phẩm', và qua đó 'lợi ích nào khách
hàng mong đợi từ sản phẩm'.
Trong thế giới phẳng, và dưới tác động của những
chương trình marketing chuyên nghiệp của nhà tiếp
thị, sự phân khúc thị trường truyền thống dựa trên
khác biệt giữa các nhóm người, giữa các khu vực địa
lý,... ngày một có xu hướng bị xóa nhòa.
Iphone không chỉ dành cho doanh nhân như dự tính
ban đầu của Steve Job, mà đã trở thành sản phẩm
của những người đam mê công nghệ. Bia Heineken
không chỉ dành cho giới thượng lưu- dân nhậu
chuyên nghiệp Việt Nam có thể khẳng định điều đó.
Trào lưu Unisex không chỉ là độc quyền của
teenagers Nhật, mà đã trở thành trào lưu trên toàn
thế giới, hoặc ít nhất là châu Á.
Và cuối cùng, chỉ còn tiêu chí quan trọng nhất ở lại,
và là yếu tố quan trọng nhất cho việc phân khúc thị
trường trong môi trường cạnh tranh ngày nay: đâu là
những lợi ích mà một nhóm khách hàng đang mong
đợi.
Thị trường dầu gội đầu luôn có mức độ cạnh tranh
khốc liệt trên thế giới, đến mức độ được goi là
'shampoo war- chiến tranh dầu gội'. Không có gì ngạc
nhiên, khi nó đáp ứng được những nhu cầu làm sạch,
và một phần làm đẹp hằng ngày cho cả nhân loại.
Một thị trường qua lớn và ổn định đã thu hút hàng
trăm nhà sản xuất, với hàng ngàn nhãn hiệu khác
nhau.
Tuy nhiên, hàng ngàn nhãn hiệu khác nhau đó, ngoài
công dụng chính làm sạch, thì chỉ để thỏa mãn 4 lợi
ích thư cấp của khách hàng: mượt tóc, mùi thơm, làm
tóc khỏe, và trị gầu. Nắm bắt được những nhu cầu đó
của người tiêu dùng, những thương hiệu toàn cầu
thống lĩnh trong từng phân khúc thị trường đó:
Pentene với tóc khỏe, Rejoy cho tóc mượt,
Enchanteur cho mùi hương nồng nàn, và Clear (hoặc
Head & Shoulders) dành cho 30% số người đang
phiền toái với gầu trên toàn thế giới.
Khi những lợi ích thứ cấp này được thỏa mãn tương
đối, người tiêu dùng lại tiếp tục kiếm tìm sự thỏa mãn
cao hơn từ những lợi ích thứ cấp tiếp theo. Đó là
nguyên nhân để có sự ra đời những thị trường mới,
những sản phẩm mới. X- Men đầu gội dành cho đàn
ông của một công ty Việt Nam đã thành công nhờ
việc mở hộp đen muốn khẳng định mình của những
người 'đàn ông đích thực'.
Xa hơn nữa, cũng với câu hỏi vàng 'Why', những nhà
tiếp thị không chỉ dừng lại việc phát hiện những nhu
cầu hiện hữu, mà họ còn là người định hướng tiêu
dùng, bằng cách tìm kiếm những nhu cầu tiềm năng
(unmet needs) của khách hàng.
Đằng sau thành công của Toyota trong hơn 10 năm
vừa qua không chỉ đến từ mô hình Toyota Way độc
đáo, mà còn từ những chuyên gia marketing xuất sắc
của họ. Trong triển lãm New York Auto Show trong
những năm đầu 1990s, lực lượng đông đảo nhất của
Toyota là những nhà tiếp thị với trách nhiệm quan sát
hành vi của người tiêu dùng, từ trong hội chợ cho đến
bãi gửi xe bên ngoài.
Một trong những nghi nhận quan trọng nhất được báo
về tập đoàn, là phụ nữ Mỹ đang có xu hướng thời
trang với móng tay dài, nên khá khó khăn mỗi khi
khóa/ mở cửa xe. Một cải tiến mới được đề xuất và
áp dụng: chiếc nút điều khiển từ xa của chiếc chìa
khóa xe được làm lớn hơn, dễ dàng khi thao tác. Điều
đáng nói, là sự thay đổi dù nhỏ này, đã được thực
hiện trước khi người tiêu dùng Mỹ cảm nhận được
nhu cầu của chính mình.
Thời gian gần đây, dân công sở Hà Nội có thêm một
sản phẩm mới là VietMac - rice burger (bánh kẹp
bằng cơm) đầu tiên tại Việt Nam, cho bữa ăn trưa
của. Không chỉ giao hàng tận nơi như cơm hộp, cũng
không lập các cửa hàng hoành tráng như KFC hoặc
Lotteria, VietMac đã thiết lập một kênh phân phối
khác hẳn: vừa bán trực tiếp tới văn phòng theo đơn
hàng, vừa phân phối vào kênh café tại Hà Nội.
Có lẽ, không có một nước nào có tỷ lệ người ngồi
quán café để làm việc và giải trí nhiều như Việt Nam,
trong khi phần lớn những quán đó không có điều kiện
phục vụ cơm trưa. VietMac đã phát hiện được
khoảng trống đó của thị trường, cũng như 'unmet
needs' (nhu cầu chưa được thỏa mãn) của các tín đồ
café về bữa ăn phục vụ tại chỗ. Phát hiện đó của họ
đã được tưởng thưởng xứng đáng, khi hàng chục
quán café của Hà Nội nhận ký hợp đồng phân phối
với họ ngay trong tháng đầu tiên triển khai mô hình
này.
Không quá khó khăn cho một nhà nghiên cứu thị
trường quan sát hành vi mua hàng của một người
mua hàng, và qua một số mẫu đủ lớn nhất định, để
khẳng định chân dung một khách hàng, cách thức họ
lựa chọn hàng hóa trên kệ, địa điểm mua hàng ưa
thích, thời điểm mua hàng hằng ngày.
Nhưng, cần nhiều chất xám hơn nữa để những
chuyên gia tiếp thị phát hiện được những lợi ích
khách hàng đang mong đợi từ sản phẩm, để mở
được 'hộp đen' của khách hàng. Và những nhà tiếp
thị xuất sắc, những thương hiệu dẫn đầu luôn là
những người đã trả lời câu hỏi vàng "Why" một cách
phù hợp nhất.
Phải chăng, đó cũng là cách nhìn của giáo sư Clayton
Christensen dưới góc độ 'tiếp thị theo mục đích'?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_0748.pdf