Mô hình và lộ trình tổng thể gfmis giai đoạn 2015 - 2025

Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012

QĐ số 304/QĐ-BTC Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2014-2016;

QĐ số 224/QĐ-BTC ngày 30/01/2013 về Chương trình hành động của ngành Tài chính

Thông báo số 08-KL/BCSĐ ngày 16/4/2014 về đánh giá kết quả triển khai dự án Cải cách Quản lý Tài chính công và định hướng giai đoạn tiếp theo

 

 

 

ppt26 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Mô hình và lộ trình tổng thể gfmis giai đoạn 2015 - 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH VÀ LỘ TRÌNH TỔNG THỂ GFMIS GIAI ĐOẠN 2015-2025Hà Nội, 8/2014Nội dung trình bàyĐánh giá hiện trạng và sự cần thiếtQuan điểm xây dựng GFMIS của Việt NamMô hình GFMIS của Việt NamMục tiêu GFMISDự kiến các thành phần chính của GFMISLộ trình thực hiện 1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết1.1 Cơ sở pháp lý:Chiến lược Tài chính đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012QĐ số 304/QĐ-BTC Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2014-2016; QĐ số 224/QĐ-BTC ngày 30/01/2013 về Chương trình hành động của ngành Tài chínhThông báo số 08-KL/BCSĐ ngày 16/4/2014 về đánh giá kết quả triển khai dự án Cải cách Quản lý Tài chính công và định hướng giai đoạn tiếp theo1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết1.2 Kết quả của dự án cải cách quản lý tài chính công trong giai đoạn vừa quaViệc triển khai hệ thống TABMIS là một bước tiến lớn về hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) từ khâu phân bổ dự toán, thực hiện thu, chi, kế toán và báo cáo ngân sách; tăng cường trách nhiệm và phân định rõ nhiệm vụ, chức năng của Bộ Tài chính cũng như các Bộ, ngành, các cơ quan tài chính và chính quyền địa phương, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công.Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật về quản lý nợ công và triển khai hệ thống DMFAS đã đóng góp đáng kể trong việc nâng cao năng lực quản lý nợ công tại Bộ Tài chính, thống nhất quản lý nợ công, xây dựng chiến lược nợ công, kế hoạch cải cách quản lý nợ công. Công tác quản lý ngân sách, quản lý nợ đã được hiện đại hóa đáng kể theo hướng tích hợp, ứng dụng theo mô hình tập trung, phù hợp với xu hướng công nghệ quản lý tài chính hiện nay trên thế giới. Đường truyền kết nối thông suốt đến tất cả các cơ quan, đơn vị trong ngành Tài chính, các ứng dụng liên quan cũng được nâng cấp, hoàn thiện cả về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo tương thích với TABMIS... là các tác động rất lớn của Dự án. Tạo tiền đề, kinh nghiệm, năng lực triển khai các dự án lớn tiếp theo trong công tác cải cách và hiện đại hóa Ngành Tài chính.Nâng cao uy tín của Bộ Tài chính đối với nhà tài trợ: NHTG đã khẳng định điều này và đánh giá cao sự quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo Bộ Tài chính, cam kết và sự tận tâm của các cán bộ tham gia dự án đã dẫn đến thành công.1. Hiện trạng và sự cần thiết1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết1.3. Kết quả triển khai một số dự án hiện đại hóa và ứng dụng CNTT khácVề Quản lý tài sản công: đã có phần mềm hỗ trợ việc đăng ký, quản lý sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách.Về quản lý Hải quan: Hệ thống Hải quan điện tử và thực hiện cơ chế quản lý Hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa Hải quan tại Việt nam (VNACCS/VCIS).Về quản lý thuế: Hệ thống ứng dụng phần mềm thuế thu nhập cá nhân (PIT) và Hệ thống quản lý thuế tập trung Về chứng khoán: Hệ thống công bố thông tin thị trường và hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán theo tài trợ của Luxemburg, ..Về quản lý kho bạc: Các dự án về cải cách quản lý ngân quỹ, tổng kế toán nhà nước, đầu tư tài chính Về dự trữ nhà nước: Hệ thống ứng dụng Quản lý vật tư hàng hóa và quản lý khoVề dịch vụ công: các dịch vụ công kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử,...1.4. Một số khó khăn, hạn chếNhững thành quả đã đạt được từ dự án Cải cách quản lý tài chính công cũng như các dự án hiện đại hóa của Bộ Tài chính tuy đã có tác động không nhỏ đến công tác quản lý tài chính công, nhưng mới chỉ là bước đầu và chưa thể bao quát hết các lĩnh vực có yêu cầu hiện đại hóa của nền tài chính công Việt Nam.Đối chiếu với các chức năng trong chu trình quản lý tài chính công còn nhiều chức năng chưa thực hiện ứng dụng CNTT:Lập ngân sáchQuản lý chi đầu tư côngBáo cáo ngân sách mở, báo cáo thống kê tài chính chính phủ (GFS)Mở rộng phạm vi quản lý nợ chính quyền địa phương, nợ trong nướcMở rộng đối tượng, pham vi quản lý tài sản côngTổng kế toán Nhà nướcHỗ trợ quản lý tài chính, tài sản tại đơn vị chi tiêu ngân sáchKiểm toán và đánh giá....1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiếtChức năng Tổng KTNN bắt đầu khởi động theo Đề án phê duyệt tại Quyết định số 1188/QĐ-BTC ngày 30/5/2014 với nhu cầu thu thập thông tin về kế toán từ các đơn vị hành chính sự nghiệp, các chủ đầu tư của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước và tất cả các đơn vị đang quản lý tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Trong khi đó hiện nay những đơn vị này chưa có và cần được hỗ trợ phần mềm thống nhất để cung cấp thông tin đầu vào cho Tổng Kế toán Nhà nước. 1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết1.5 Sự cần thiết mở rộng cải cách và hiện đại hóa một số chức năng quản lý tài chính côngChức năng lập ngân sách: xem xét việc tin học hóa quy trình lập dự toán nhằm quản lý xuyên suốt từ cơ quan tài chính đến các đơn vị dự toán các cấp. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành. Chức năng quản lý chi đầu tư: mặc dù công tác quản lý chi ngân sách đã được ứng dụng CNTT tốt trong TABMIS, tuy nhiên chưa hỗ trợ đầy đủ yêu cầu về quản lý đầu tư công và chưa có sự liên kết với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong lĩnh vực này. Công tác quản lý tài sản công hiện nay cũng đã có phần mềm hỗ trợ việc đăng ký, quản lý sử dụng tài sản của các đơn vị sử dụng ngân sách, với các tài sản là đất, nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô và các tài sản cố định khác có nguyên giá trên 500 triệu đồng. Cần tiếp tục mở rộng để quản lý thêm các loại tài sản khác như công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tài nguyên thiên nhiên, Hệ thống quản lý tài sản cũng cần có khả năng theo dõi tài sản ngay từ khi đăng ký mua sắm, kết nối với TABMIS để lấy thông tin mua sắm tài sản của đơn vị,kết nối với hệ thống quản lý mua sắm công Công tác quản lý nợ đã có hệ thống DMFAS hỗ trợ nhưng vẫn cần đầu tư thêm để quản lý nợ của Chính quyền địa phương, nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh để tích hợp vào cơ sở dữ liệu nợ công chung, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nợ công thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Phát triển các mô hình phân tích, đánh giá quản lý và xử lý rủi ro; mô hình xây dựng chiến lược nợ trung hạn . 1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiếtCác dự án hiện đại hóa được triển khai theo từng lĩnh vực nghiệp vụ, trong bối cảnh chưa có một kiến trúc tổng thể toàn ngànhCác ứng dụng đã xây dựng tập trung vào phục vụ các nghiệp vụ giao dịch hàng ngày, cần xây một cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính có khả năng kết nối, tích hợp tất cả các dòng dữ liệu tài chính tại các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan để cung cấp các dữ liệu cho các công cụ khai thác và phân tích dữ liệu chuyên sâu, pàyân tích dữ liệu theo chủ đề phục vụ báo cáo tài khóa, báo cáo đánh giá, kiểm toán, báo cáo GFS, tăng cường tính công khai minh bạch của hệ thống tài chính công theo thông lệ quốc tế.1. Đánh giá hiện trạng và sự cần thiết1.6. Kết luận: Như vậy, bên cạnh việc duy trì và phát huy hiệu quả của các hệ thống đã triển khai, cần tiếp tục thực hiện cải cách và hiện đại hóa nền tài chính công, hình thành GFMIS nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:Phát huy tối đa hiệu quả trong quản lý tài chính Chính phủ.Bao quát, toàn diện các lĩnh vực khác như công tác lập ngân sách, quản lý chi đầu tư, quản lý tài sản công, quản lý nợ, tổng kế toán, quản lý tài chính đến đơn vị chi tiêu, báo cáo cáo ngân sách mở, dự báo kinh tế, Đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ, kịp thời của thông tin tài chính Chính phủ trong xây dựng và thực hiện các báo cáo cũng như trong quản lý tài chính và điều hành của Chính phủ.Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý tài chính Chính phủ. Phù hợp với Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2020, phù hợp với xu hướng chung của khu vực và thế giới, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế của nền tài chính công Việt Nam2. Quan điểm GFMIS của Việt NamTầm nhìn của GFMIS là tầm nhìn của Chính phủ, hài hòa với nhu cầu về thông tin tài chính của các Bộ, ngành, đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo theo đúng chiến lược tài chính đến năm 2020.GFMIS được xem là một thành phần quan trọng trong tầm nhìn tổng thể cải cách quản lý tài chính công của Chính phủ, không đơn giản chỉ là một hệ thống thông tin tin học thuần túy.GFMIS là hệ thống thông tin tổng thể của toàn ngành Tài chính, một tập hợp các hệ thống ứng dụng (các thành phần “lõi”), được tích hợp lại như một hệ thống quản lý tài chính tập trung để vận hành thống nhất, trong suốt nhằm hỗ trợ các hoạt động trong quản lý tài chính đảm bảo tuân thủ theo các luật pháp Việt Nam và các thông lệ quốc tế.GFMIS được xây dựng trên cơ sở phải bảo toàn được các khoản đầu tư về tài chính và kế thừa kết quả đã đạt được của các phần mềm ứng dụng cốt lõi hiện có như TABMIS, PIT, VNACCS/VCIS, DMFAS, .... 3. MÔ HÌNH GFMIS CỦA VIỆT NAM4. MỤC TIÊU 4.1. Mục tiêu tổng quát:Xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, đơn giản hóa và công khai hóa quy trình, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chínhTiếp tục thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia với trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ quy trình quản lý tài chính công, từ công tác lập kế hoạch ngân sách cho đến thực hiện, kế toán, báo cáo, kiểm toán và giám sát qua đó góp phần tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chínhTích hợp, đồng bộ các hệ thống thông tin tài chính; hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia và xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tăng cường khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Hình thành một tập hợp hệ thống ứng dụng quản lý tài chính công được kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu dùng chung trong toàn chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động trong quản lý tài chính đảm bảo hiệu quả, minh bạch, phù hợp với thực tế của Việt Nam và các thông lệ quốc tế.4. MỤC TIÊU 4.2. Mục tiêu cụ thểHoàn thiện khuôn khổ pháp lý đảm bảo điều kiện triển khai cần thiếtTiếp tục xây dựng hoặc nâng cấp mở rộng các hệ thống thông tin nhằm bao quát, toàn diện các lĩnh vực khác như công tác lập ngân sách, quản lý chi đầu tư, quản lý tài sản công, quản lý nợ, tổng kế toán, quản lý tài chính đến đơn vị chi tiêu, báo cáo cáo ngân sách mở, dự báo kinh tế. đảm bảo tính kết nối, tích hợp tất cả hệ thống thông tin, các dòng dữ liệu tài chính Chính phủ tại các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan từ đó tạo lập một hệ thống Kho dữ liệu tài chính quốc gia, cung cấp các dữ liệu như đầu vào cho các công cụ khai thác và phân tích dữ liệu chuyên sâu, phân tích dữ liệu theo chủ đề. 4. MỤC TIÊUQuản lý toàn diện các loại tài sản công gắn với quản lý chi tiêu công và mua sắm công từ khâu lập dự toán, đầu tư xây dựng, mua sắm, bố trí sử dụng, hạch toán, xử lý tài sản; đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ; công khai, minh bạch; khai thác có hiệu quả nguồn lực tài sản công Nâng cao năng lực lập ngân sách thông qua việc xây dựng một hệ thống lập dự toán ngân sách. Hệ thống lập ngân sách sẽ sử dụng chung cho các Bộ, ngành, cơ quan tài chính địa phương các cấp để nâng cao năng lực và hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát hiệu quả, hiệu lực quản lý NSNN, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện4. MỤC TIÊUTiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý nợ của Chính quyền địa phương, nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh để tích hợp vào cơ sở dữ liệu nợ công chung, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nợ công thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Phát triển các mô hình phân tích, đánh giá quản lý và xử lý rủi ro; mô hình xây dựng chiến lược nợ trung hạn.Tăng cường kiểm soát tốt hơn về mặt tài chính, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý tài chính của đơn vị chi tiêu ngân sách, khai thác hiệu quả dữ liệu tại các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua việc xây dựng hệ thống Quản lý tài chính tập trung, cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.5. DỰ KIẾN CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH(1) Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS); (2) Hệ thống lập dự toán ngân sách; (3) Hệ thống Quản lý chi đầu tư (bao gồm hệ thống quản lý đầu tư công của Bộ KHĐT và Bộ Tài chính)(4) Hệ thống Thông tin Quản lý nợ (bao gồm Quản lý danh mục nợ công, quản lý rủi ro nợ công, DMFAS,); (5) Hệ thống thông tin quản lý thuế tập trung (TMS); (6) Hệ thống thông tin quản lý Hải quan tập trung ;(7) Hệ thống Tổng kế toán nhà nước; 5. DỰ KIẾN CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH(8) Hệ thống quản lý tài sản công; (9) Hệ thống quản lý và cơ sở dữ liệu về giá; (10) Hệ thống quản lý tài chính tại đơn vị chi tiêu; (11) Hệ thống thông tin quản lý chứng khoán thống nhất; (12) Hệ thống thông tin dự trữ nhà nước; (13) Hệ thống tổng hợp, tích hợp GFMIS và Kho dữ liệu GFMIS (bao gồm việc công khai ngân sách trên cổng thông tin chính phủ và Bộ tài chính theo mô hình hệ thống ngân sách mở OBS; hỗ trợ việc kiểm toán và đánh giá; hỗ trợ công tác dự báo kinh tế và hoạch định chính sách). 6. LỘ TRÌNHNội dung 1: Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật xây dựng quy trình nghiệp vụ, tư vấn lập dự án đầu tư (giai đoạn chuẩn bị đầu tư), thực hiện từ 2014-2015:Rà soát các các khuôn khổ pháp lý, điều kiện triển khai; nghiên cứu các yêu cầu quản lý tài chính; thiết kế, chuẩn hóa, tái cấu trúc lại quy trình nghiệp vụ liên quan; thiết kế luồng dữ liệu, dữ liệu đầu vào, thiết kế báo cáo đầu ra của GFMIS; yêu cầu đối với kiến trúc tổng thể EA của ngành tài chính. Lập dự án đầu tư, xây dựng hồ sơ mời thầu triển khai dự án6. LỘ TRÌNHNội dung 2: Xây dựng Hệ thống tổng hợp, tích hợp và kho dữ liệu tài chính quốc gia (cơ sở dữ liệu GFMIS), thực hiện từ 2016-2020:Xây dựng kiến trúc tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin (EA) ngành tài chính giai đoạn 2015-2025.Xây dựng trục thông tin tích hợp ngành tài chính)Xây dựng một Kho dữ liệu tập trung (Kho dữ liệu tài chính quốc gia) đảm bảo tính kết nối, tích hợp tất cả các dòng dữ liệu tài chính Chính phủ tại các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, cung cấp các dữ liệu đầu vào cho các công cụ khai thác và phân tích dữ liệu chuyên sâu, phân tích dữ liệu theo chủ đề phục vụ báo cáo tài khóa, báo cáo đánh giá, và kiểm toán; công khai ngân sách cho người dân và doanh nghiệp; cung cấp thông tin tài chính Chính phủ theo các chuẩn mực quốc tế, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống tài chính quốc gia.6. LỘ TRÌNHNội dung 3 : Xây dựng Hệ thống lập dự toán ngân sách, thực hiện từ 2020-2025:Hệ thống được xây dựng theo mô hình tập trung, hỗ trợ công tác lập dự toán ngân sách tại các Bộ, ngành, cơ quan tài chính địa phương các cấp gắn với đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện. Đến 2022, hệ thống được triển khai đến các đơn vị dự toán cấp 1 của các Bộ, ngành, địa phương; đến 2025 được triển khai đến đơn vị dự toán cấp dưới trực tiếp của đơn vị dự toán cấp 1 các Bộ, ngành, địa phương.6. LỘ TRÌNHNội dung 4: Xây dựng hệ thống Quản lý tài chính của đơn vị chi tiêu ngân sách, thực hiện từ 2016-2025:Xây dựng hệ thống Quản lý tài chính của đơn vị chi tiêu ngân sách theo mô hình tập trung, điện toán đám mây cung cấp dịch vụ quản lý tài chính cho các đơn vị chi tiêu ngân sách như: quản lý kho, quản lý tài sản, quản lý chi tiêu, quản lý lương và kế toán.Việc triển khai cho các đơn vị sẽ thực hiện từng bước theo lộ trình nhiều năm. Trước mắt đến 2020 sẽ triển khai cho các đơn vị dự toán cấp 1 (hỗ trợ quản lý chi tiêu tại văn phòng đơn vị dự toán cấp 1); đến 2025 sẽ triển khai đến đơn vị dự toán cấp dưới trực tiếp của đơn vị dự toán cấp 1 các Bộ, ngành, địa phương. 6. LỘ TRÌNHNội dung 5: Quản lý nợ và viện trợ (2015 - 2020):Xây dựng và phát triển phần mềm cơ sở dữ liệu về nợ Chính quyền địa phương, nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh để tích hợp vào cơ sở dữ liệu nợ công chung, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nợ công thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công; Phát triển phần mềm và mô hình phân tích, đánh giá, quản lý và xử lý rủi ro; mô hình xây dựng Chiến lược nợ trung hạn.Nội dung 6: Quản lý giá (2015 - 2020)xây dựng phần mềm, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.Một số đề án, dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT chính khác cần thực hiện đồng bộ và tích hợp với cơ sở dữ liệu GFMIS (2015 – 2020)Quản lý đầu tư công; Tổng kế toán Nhà nước; Quản lý tài sản công; Hệ thống thị trường chứng khoán thống nhất; Hệ thống quản lý thuế tập trung Xin cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt1650173_2663.ppt