Những thay đổi như vũ bão được tạo ra từ cuộc CMCN lần thứ 4 chắc
hẳn sẽ có những tác động không nhỏ đối với nền giáo dục nói chung và giáo dục
đại học nói riêng. Các tác động sẽ được xem xét trên 3 khía cạnh: nội dung, yếu
tố sư phạm và quản lý giáo dục. Tìm hiểu rõ được bản chất và đặc trưng của giáo
dục trong kỷ nguyên 4.0 sẽ là cơ sở để chúng tôi phác thảo được mô hình trường
đại học Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Việc phân tích đặc trưng của 4
thành tố: đào tạo, học tập, dịch vụ, quản trị đại học sẽ làm rõ hơn mô hình giáo
dục đại học của thời kỳ này.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mô hình trường đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mÔ hÌnh trƯỜng đẠi họC
trong BỐi CẢnh CuỘC CáCh mẠng CÔng nghiỆp 4.0
Hoàng Minh Sơn1
Bùi Thị Thúy Hằng2
Nguyễn Thị Hương Giang3
Tóm tắt: Những thay đổi như vũ bão được tạo ra từ cuộc CMCN lần thứ 4 chắc
hẳn sẽ có những tác động không nhỏ đối với nền giáo dục nói chung và giáo dục
đại học nói riêng. Các tác động sẽ được xem xét trên 3 khía cạnh: nội dung, yếu
tố sư phạm và quản lý giáo dục. Tìm hiểu rõ được bản chất và đặc trưng của giáo
dục trong kỷ nguyên 4.0 sẽ là cơ sở để chúng tôi phác thảo được mô hình trường
đại học Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Việc phân tích đặc trưng của 4
thành tố: đào tạo, học tập, dịch vụ, quản trị đại học sẽ làm rõ hơn mô hình giáo
dục đại học của thời kỳ này.
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mô hình trường đại học, bối cảnh hội
nhập và đổi mới, trường đại học 4.0.
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 (Fourth Industrial Revolution,
4IR) được công bố công khai tại diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum)
năm 2016 tại Davos. Giai đoạn mới của lịch sử này sẽ hứa hẹn “những thay đổi căn
bản về cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau” [1]. Nó đã tạo ra một động
lực mới cho sự chuyển biến về giáo dục. Trong những năm gần đây, các chuyên
gia về giáo dục đã nhận ra tác động sâu sắc của vô số những đổi mới về công nghệ
trong lĩnh vực công nghệ thông tin đến giáo dục. Họ nhất trí rằng giáo dục 4.0
sẽ được định hình bởi những đổi mới và thực sự phải đào tạo sinh viên để tạo ra
những đổi mới.
1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 đến giáo dục đại học
Bức tranh về cuộc CMCN lần thứ 4 vẫn còn khá mờ nhạt và khó dự đoán chính
xác những gì phía trước. Giống như các cuộc cách mạng trong quá khứ, cuộc cách
mạng này sẽ tạo ra những việc làm mới và loại bỏ một số công việc hiện có. Trong
1, 2, 3 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành38
bối cảnh này, điều quan trọng có ý nghĩa sống còn là cung cấp một nền giáo dục phù
hợp cho lực lượng lao động trong tương lai. Dựa trên các xu hướng phát triển của
giáo dục cho đến nay, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng CN 4.0 sẽ đòi hỏi những
thay đổi sâu sắc trên 3 khía cạnh chính của giáo dục, đó là: nội dung, sự truyền tải/
yếu tố sư phạm và cấu trúc/quản lý giáo dục [2].
a. Về mặt nội dung
Cách mạng 4.0 đòi hỏi những thay đổi về mặt nội dung không chỉ trong giáo
dục kỹ thuật, mà còn trong giáo dục nói chung. Đối với tất cả mọi ngành nghề, một
số kỹ năng sẽ được đề cao và một số nội dung mới sẽ được thêm vào. Vì vậy, chương
trình giáo dục mới cần phải được cải tiến để đáp ứng với những yêu cầu thay đổi.
Trong kỷ nguyên 4.0, chỉ các công việc đòi hỏi sự sáng tạo mới có khả năng tồn
tại. Bất kể ngành học nào, giáo dục 4.0 phải đào tạo được những sinh viên tốt nghiệp
có khả năng sáng tạo và tư duy phản biện. Kỹ năng giao tiếp và hợp tác sẽ trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Sinh viên tốt nghiệp phải có kỹ năng tự học để duy trì
sự phù hợp trong kỷ nguyên của những thay đổi.
CN 4.0 sẽ yêu cầu nguồn nhân lực có kiến thức đầy đủ về kỹ thuật số và dữ
liệu. Do đó, sinh viên thuộc mọi lĩnh vực cần phải thu được kiến thức về chúng trong
quá trình học tập. Sự hội tụ của con người và máy móc trong công nghiệp 4.0 làm
khoảng cách giữa các lĩnh vực khoa học và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn
sẽ được rút ngắn lại.
Một phân khúc quan trọng của CN 4.0 sẽ nằm ở sự giao thoa giữa các ngành
như kỹ thuật điện, cơ khí, quản trị kinh doanh và khoa học máy tính. Do đó, phải có
sự hợp tác giữa giáo dục và sản xuất công nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ sở đào
tạo để đưa ra các chương trình liên ngành mới.
b. Về mặt sư phạm
Những nền tảng công nghệ của công nghiệp 4.0 như thiết bị di động, điện toán
đám mây, mạng xã hội và dữ liệu lớn đã tạo ra cơ hội để xây dựng một hệ sinh thái
học tập cho phép cá nhân hóa việc học tập về mặt thời gian và địa điểm.
Người học sẽ có thể thiết kế các lộ trình học tập của riêng mình dựa trên các
mục tiêu cá nhân. Sự đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về học tập dựa trên các
thiết bị di động sẽ yêu cầu sử dụng các khóa học trực tuyến theo mô hình MOOC
(massive open online course), lớp học ảo, các phòng thí nghiệp ảo, các phòng thí
nghiệm từ xa và các trò chơi học tập như những công cụ quan trọng.
Do mức độ phức tạp ngày càng tăng nên việc giảng dạy các kiến thức sâu sẽ
rất quan trọng. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách tăng cường sử dụng các hình
Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 39
thức dạy học đa dạng như: dạy học kết hợp (blended learning), dạy học theo dự án,
dạy học dựa vào kịch bản và dạy học hướng thực hành. Đổi mới là chìa khóa dẫn tới
thành công, các chuyên gia gợi ý không gian sáng tạo đặc trưng bởi những thay đổi
toàn diện và học bằng làm phải được khai thác như một công cụ để đào tạo sinh viên.
c. Về mặt tổ chức và quản lý
CN 4.0 sẽ chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong các mô hình kinh doanh
trên mọi lĩnh vực. Để đối phó với các chu kỳ thay đổi nhanh chóng, con người phải
biến việc học tập cả đời thành một phần thường xuyên trong cuộc sống nghề nghiệp.
Điều này cần đến những cách thức mới trong việc nhận biết và công nhận việc học
tập thu được từ công việc. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức giáo
dục và doanh nghiệp.
Một số chuyên gia cho rằng các chương trình đào tạo đại học cần nén lại, bổ
sung thêm thực hành và các nghiên cứu chuyên sâu. Một số chuyên gia khác thậm
chí còn cho rằng các chương trình đại học cố định như hiện nay có thể không hiệu
quả. Do đó, các trường đại học sẽ cần phải suy nghĩ về việc tái cấu trúc các chương
trình học thuật trong tương lai. Để công nhận linh hoạt hơn việc học tập định hướng
thực hành và học tập theo định hướng năng lực, cần có các hệ thống mới về chứng
chỉ/văn bằng.
Để đáp ứng nhu cầu của CN 4.0, các trường đại học phải tiếp tục đóng vai trò
là nơi thử nghiệm cho giáo dục thế hệ tương lai và cho sự đổi mới. Sự hợp tác chặt
chẽ với doanh nghiệp và các bên liên quan sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để
thực hiện giáo dục 4.0.
2. Bản chất và đặc trưng của đại học 4.0
Bản chất của cách mạng công nghiệp 4.0 là con người, sự vật và máy móc được
kết nối khắp nơi để sản xuất hàng hóa và dịch vụ mang tính cá nhân hóa. Trên cơ sở
đó, một số tác giả đã đề cập đến giáo dục 4.0 như là “hệ thống dạy và học được cá
nhân hóa ở mọi nơi” [3]. Nói chính xác hơn, bản chất của giáo dục 4.0 là cá nhân hóa
học tập (personaliased learning) đến mức độ cao dựa trên việc áp dụng các công nghệ
đột phá. Cá nhân hóa đề cập đến việc giảng dạy được thực hiện theo nhịp độ phù
hợp với nhu cầu học tập, được thiết kế theo sở thích và sự hứng thú cụ thể của từng
người học khác nhau. Nó được thực hiện bằng cách cung cấp các lựa chọn từ nhiều
chương trình giáo dục (từ nhiều trường phái, môn học, kỹ năng và năng lực khác
nhau), nhiều tiếp cận giảng dạy (trực tiếp, gián tiếp, tương tác, thực nghiệm hoặc
độc lập), trải nghiệm học tập (truyền thống - trong lớp học - hoặc phi truyền thống -
trực tuyến - hoặc kết hợp) và các chiến lược hỗ trợ học tập (các dịch vụ giáo dục sẵn
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành40
có để hỗ trợ sinh viên và thúc đẩy quá trình học tập) [4]. Với bản chất cá nhân hóa
việc học tập của người học dựa trên việc áp dụng các yếu tố công nghệ, đặc trưng
của giáo dục đại học trong thời kỳ này là:
(1) Sự kết nối trong học tập
Thuyết kết nối là thuyết học tập được ra đời gần đây trong bối cảnh internet
xuất hiện. Theo thuyết kết nối, việc học bắt đầu được diễn ra khi kiến thức được kích
hoạt thông qua quá trình người học kết nối và cung cấp thông tin cho một cộng đồng
học tập. Trong mô hình kết nối, cộng đồng học tập được mô tả như một nút, đó là
một phần của mạng lớn hơn. Các nút phát sinh từ các điểm kết nối trên mạng lưới.
Một mạng bao gồm hai hoặc nhiều nút được liên kết với nhau để chia sẻ tài nguyên.
Các nút có thể có kích thước và cường độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tập trung
của thông tin và số lượng cá nhân đang hướng tới một nút cụ thể.
Theo thuyết kết nối, kiến thức được cung cấp trên một mạng thông tin và có
thể được lưu trữ ở các định dạng kỹ thuật số. Việc học tập diễn ra trên cả hai bình
diện nhận thức và tình cảm, hai yếu tố này đều có những đóng góp quan trọng vào
quá trình học tập. Quá trình học tập diễn ra theo chu kỳ, trong đó người học sẽ kết
nối với mạng lưới để chia sẻ và tìm kiếm thông tin mới, sẽ thay đổi nhận thức của
họ dựa trên những kiến thức mới và sau đó lại kết nối với một mạng lưới để chia
sẻ những nhận thức này và tiếp tục tìm kiếm thông tin. Việc học được xem là một
“quá trình tạo ra tri thức chứ không phải là tiếp nhận kiến thức” [5]. Mạng lưới học
tập của một người được tạo nên bởi cách mà người học tổ chức kết nối với các cộng
đồng học tập khác.
Thuyết kết nối là một lý thuyết học tập thông minh, đó chính là thuyết học tập
của thời đại kỹ thuật số.
(2) Công nghệ số
Những ứng dụng công nghệ số đã tác động đến mọi lĩnh vực trong đó có đào
tạo đại học. Công nghệ số làm thay đổi cách dạy và học, từ khía cạnh thay đổi về
mặt phương tiện dạy học dẫn đến những thay đổi tất yếu trong phương pháp dạy
học và kĩ năng dạy học. Người học có nhiều cơ hội để chủ động tiếp cận việc học bởi
thế giới được kết nối toàn cầu và tràn đầy công nghệ [6]. Nhờ khả năng áp dụng các
công nghệ đột phá, giáo dục và đào tạo có thể đạt tới mức độ cá nhân hóa đầy đủ.
Công nghệ số cung cấp cho người học các lựa chọn về việc học Cái gì? Ở đâu? Khi
nào? Như thế nào? Và Tại sao? Công nghệ số có thể cung cấp các học phần học tập
nhận thức – chuyển tải các hướng dẫn, nội dung và học tập từ xa.
Trọng tâm của giáo dục 4.0 là “học tập trải nghiệm” của cá nhân, việc giảng
dạy lí thuyết được thực hiện thông qua các nền tảng công nghệ với sự kết hợp chặt
Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 41
chẽ của các ngành công nghiệp và xã hội để mang đến một nền tảng mạnh mẽ cho
việc học tập từ bạn bè, tương tác xã hội và các vấn đề thực tế trên thế giới [8]. Trong
những năm gần đây, sự xuất hiện của các công nghệ Thực tế ảo (Virtual reality hay
viết tắt là VR), một trong công nghệ đặc trưng của công nghiệp 4.0, đã góp phần
nâng cao việc áp dụng các trải nghiệm học tập cụ thể (trải nghiệm trực tiếp – có mục
đích, các trải nghiệm xếp đặt, các trải nghiệm kịch hóa), đó là những trải nghiệm
trong môi trường ảo [7].
(3) Nhà trường như một hệ sinh thái học tập
Hệ sinh thái học tập bao gồm các bên liên quan tham gia vào toàn bộ quá trình
học tập, các tiện ích học tập, môi trường học tập và trong ranh giới cụ thể - ranh giới
môi trường học tập. Người học luôn được đặt ở vị trí trung tâm của hệ sinh thái học
tập, họ học tập trong trường đại học, từ các đồng nghiệp, ngành công nghiệp và xã
hội nói chung.
Hệ sinh thái học tập là bao gồm [8]:
- Các bên liên quan chủ yếu như: người học, trường đại học, ngành, xã hội
- Hệ thống tri thức học tập (chương trình, bài giảng, sách giáo khoa, tài liệu thư
viện, tri thức người học, tri thức người dạy, tri thức nhóm, tri thức trên mạng).
- Hệ thống công nghệ học tập (mạng Internet, hệ thống e-learning, các phần
mềm hỗ trợ học tập, các công cụ tìm kiếm tra cứu trên mạng Internet, các phần mềm
mô phỏng, thực tế ảo...).
- Hệ thống bối cảnh học tập (học lý thuyết, thực hành, học tập khái niệm, học
tập kỹ năng, bài tập tính huống, đi thực tế, bài tập nhóm, sê-mi-na, tiểu luận).
Trong hệ sinh thái học tập này, hệ thống công nghệ học tập ngày càng đóng
vai trò quan trọng và có những thay đổi nhanh nhất trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0. Nhà trường với vai trò như một hệ sinh thái học tập cho phép nâng cao
tối đa mức độ trải nghiệm trong học tập thông qua áp dụng hệ thống công nghệ học
tập theo bối cảnh.
3. Mô hình trường đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ 4
Xuất phát từ đặc trưng của đại học 4.0 đã phân tích ở trên, các tác giả xây dựng
mô hình đại học 4.0 xuất phát từ ba yếu tố nền tảng:
1) Lý thuyết học tập kết nối;
2) Công nghệ của thời đại – công nghệ số cho sự phát triển của giáo dục;
3) Nhà trường như một hệ sinh thái học tập.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành42
Mô hình đại học trong thời đại công nghiệp 4.0
Các yếu tố nền tảng này tác động đến những thay đổi lớn lao trong các hoạt
động, tổ chức của trường đại học như hoạt động đào tạo, tổ chức học tập, thể chế
quản trị và cơ sở hạ tầng của trường đại học.
Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, sự phối hợp của ba yếu tố trên mở ra một lĩnh
vực công nghệ vì sự phát triển của giáo dục, đó là công nghệ giáo dục. Nền tảng
công nghệ giáo dục này sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong mô hình đại học tại
Việt Nam. Phần tiếp theo sẽ đi sâu phân tích các đặc trưng cơ bản trong từng thành
phần của mô hình đại học 4.0.
a. Chương trình đào tạo đại học
+ Chương trình giáo dục được tổ chức xung quanh những năng lực có ích trong
nhiều bối cảnh khác nhau. Chương trình giáo dục sẽ nhấn mạnh vào bối cảnh thực
của xã hội.
+ Ưu tiên hàng đầu của giáo dục đại học trong tương lai gần sẽ là người học
trưởng thành và chuyên gia tại doanh nghiệp, thị trường mới này đòi hỏi cách thức
giáo dục cũng thay đổi, ứng dụng nhiều hơn công nghệ kỹ thuật số. Bên cạnh đó,
với quỹ thời gian eo hẹp hơn, người học cần các chương trình đào tạo linh hoạt, vừa
đủ, ngắn [9].
Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 43
+ Phương thức đào tạo tích hợp: Mặc dù các môn học đều có liên quan đến năng
lực cần có ở người học, nhưng mỗi môn học chỉ là góp phần hình thành nên năng lực
do đó phương thức đào tạo trong chương trình giáo dục sẽ là tích hợp.
+ Đào tạo theo nhịp độ cá nhân: Phương pháp đào tạo quan trọng trong chương
trình giáo dục là học tập theo dự án và thương lượng chương trình học. Các phương
pháp này đảm bảo các vấn đề nhận thức, thái độ và các lĩnh vực xã hội là trung tâm
của quá trình đào tạo. Học sinh sẽ hình thành năng lực thông qua các giai đoạn học
tập cá nhân có độ dài thời gian khác nhau dựa trên khả năng, nhu cầu và sở thích
của người học.
b. Người học
+ Học tập có mục tiêu: Người học tham gia học tập đại học trong thời đại công
nghiệp 4.0 sẽ là người chủ động, tự lực, định hướng học tập của họ dựa trên việc
thiết lập các “sứ mệnh cá nhân” của bản thân chứ không theo mục tiêu môn học như
trong đào tạo đại học truyền thống [10].
+ Lập kế hoạch học tập: Với các phương pháp đào tạo chính là học tập theo dự án
và thương lượng chương trình học, người học phải là người chủ động lập kế hoạch
học tập của cá nhân. Người học phải tự đặt ra thời gian biểu [11] cho các hoạt động
học tập của bản thân theo bối cảnh học tập linh hoạt (học lý thuyết, thực hành, học
tập khái niệm, học tập kĩ năng, bài tập tình huống, đi thực tế, bài tập nhóm, seminar,
tiểu luận...).
+ Phát triển tính chủ động: sự tưởng tượng, sự sáng tạo, kỹ năng nghiên cứu, khả
năng tổng hợp và độc lập của người học.
+ Người học được phát triển trí thông minh, cảm xúc, năng lực giải quyết vấn
đề, ra quyết định, tư duy phản biện, hợp tác cùng thành công.
c. Dịch vụ đào tạo đại học
Sử dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng đào tạo, tăng tỉ lệ tốt nghiệp
đúng hạn là một phần chính của dịch vụ hỗ trợ người học.
+ Các cơ sở giáo dục đại học nên sử dụng các phân tích dự đoán, xác định các dịch
vụ hỗ trợ người học khi họ gặp phải vấn đề trong học tập.
+ Nhà giáo dục có thể tận dụng dữ liệu của người học từ các hệ quản lý học
tập để nắm bắt toàn bộ quá trình giáo dục, tối đa hóa giá trị trọn đời của người học
(maximize a student’s lifetime value).
+ Nhà trường như một Hệ sinh thái học tập tạo cơ hội cho các bên liên quan tham
gia vào toàn bộ chuỗi của quá trình học tập, các tiện ích học tập, môi trường học tập.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành44
Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ của thời đại công nghiệp 4.0, hệ thống công
nghệ học tập bao gồm các thành tố như mạng Internet, hệ thống e-learning, các phần
mềm hỗ trợ học tập, các công cụ tìm kiếm tra cứu trên mạng Internet, các phần mềm
mô phỏng, thực tế ảo... ngày càng đóng vai trò quan trọng và có những thay đổi
nhanh nhất trong hệ sinh thái học tập.
+ Công nghệ có thể cho phép cơ sở đào tạo xây dựng những mô hình kiến tạo lấy
sinh viên làm trung tâm, để kết nối sinh viên với các cố vấn; thanh toán hóa đơn học
phí dễ dàng hơn; cung cấp một cách thuận tiện để sắp xếp các cuộc hẹn với nhân
viên tư vấn; kiểm tra và nộp hỗ trợ tài chính; cung cấp bảng công việc mạnh mẽ hơn;
kết nối sinh viên hiện tại với cựu sinh viên. Nhờ đó, người học có cơ hội trải nghiệm
đại học tốt hơn, toàn diện hơn.
d. Quản trị đại học
Thực tế hiện nay các cơ sở giáo dục đại học đang bị giảm sự phụ thuộc vào các
khoản tài trợ của chính phủ trong khi chi phí giáo dục tiếp tục tăng cao - cụ thể ở Mỹ
con số này là 3% mỗi năm trong ba thập kỷ qua, vì vậy những hình thức mới để tài
trợ cho giáo dục đại học đang trở nên phổ biến hơn.
+ Nhà trường có chiến lược thu hút người học để tăng doanh thu cho giáo dục: Doanh
thu của giáo dục đại học từ học phí của sinh viên buộc các tổ chức và sinh viên phải
đảm bảo các khóa học được cung cấp có chất lượng và cung cấp giá trị về mặt phát
triển nghề nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả những tổ chức đại học mạnh nhất thì doanh
thu không thể chỉ dựa vào sinh viên.
+ Nhà trường thu hút đầu tư từ doanh nghiệp dựa vào phát triển nghiên cứu ứng dụng
và nghiên cứu cơ bản, gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế - xã hội: Các
trường đại học được biết đến như là trung tâm của sự đổi mới và sáng tạo tri thức.
Nghiên cứu không chỉ giới hạn trong phạm vi lý thuyết mà còn liên quan đến các
nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản giải quyết các vấn đề thực tế trên thế
giới. Đẩy mạnh nghiên cứu cũng là hướng đi chiến lược giúp các cơ sở giáo dục đại
học tìm kiếm các nguồn tài chính, nâng cao sự cạnh tranh và thu hút nhân tài cho
nhà trường.
+ Nhà trường sử dụng công nghệ để phát triển các quan hệ đối tác công tư hiệu quả:
Trong khi các cơ sở nghiên cứu tiên tiến luôn thu hút được sự quan tâm của các
doanh nghiệp muốn tài trợ cho nghiên cứu và phát triển ứng dụng, thì công nghệ
mới nhất đã mở đường cho quan hệ đối tác công tư hiệu quả hơn, có khả năng hợp
tác nhanh hơn trong tương lai gần.
+ Mô hình đào tạo nhà trường có xu hướng trở thành mô hình kinh doanh dịch vụ:
Tham gia vào quan hệ đối tác công tư không chỉ là một cách mới để tài trợ cho giáo
Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 45
dục đại học, nó còn có thể thúc đẩy sự thay đổi trong toàn bộ mô hình kinh doanh của
giáo dục đại học. Với khả năng công nghệ tăng lên, sự chồng chéo giữa giáo dục
và kinh doanh trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Ở Mỹ, các công ty công nghệ như
Google, IBM, Amazon đã rất quan tâm tới giáo dục đại học từ cả quan điểm công
nghệ, dịch vụ và gần đây, liên quan đến hội nhập giáo dục đại học, họ đã là một
phần của các cuộc trao đổi mua lại và sáp nhập với các trường đại học.
4. Kết luận
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với bản chất là con người, sự vật và máy
móc được kết nối khắp nơi để sản xuất hàng hóa và dịch vụ mang tính cá nhân hóa
đã mang lại những tác động không thể tránh khỏi cho giáo dục đại học trên nhiều
khía cạnh, trong đó phải đề cập đến 3 khía cạnh cơ bản là nội dung, cách truyền tải
và tổ chức quản lý. Với bản chất cá nhân hóa việc học tập của người học dựa trên việc
áp dụng các công nghệ đột phá, đặc trưng của giáo dục đại học trong kỷ nguyên 4.0
là lý thuyết kết nối, công nghệ số và nhà trường với vai trò như một hệ sinh thái học
tập. Ba đặc trưng cơ bản này chính là nền tảng của mô hình giáo dục đại học của thời
kỳ hội nhập và đổi mới. Trong mô hình này, đặc điểm của hoạt động đào tạo dựa
trên bối cảnh thực tế của xã hội, chương trình đào tạo ngắn, vừa đủ, phương thức
đào tạo tích hợp và tuân theo nhịp độ cá nhân. Hoạt động học tập đại học được thiết
kế nhằm đáp ứng mục tiêu của người học với kế hoạch học tập đề cao sự chủ động
của người học để phát triển tính độc lập, sáng tạo và kỹ năng nghiên cứu ở người
học. Dịch vụ đại học được phát triển nhờ phân tích dữ liệu của người học để cá nhân
hóa việc học tập, sử dụng công nghệ để kiến tạo mô hình nhà trường lấy học sinh
làm trung tâm. Đối với quản trị đại học, một trong những nguồn doanh thu của các
trường đại học là học phí của sinh viên buộc nhà trường phải cung cấp các khóa học
có chất lượng, đặt trọng tâm vào nghiên cứu với sự hợp tác chặt chẽ với các ngành
nghề và doanh nghiệp để giữ vững vai trò tiên phong trong đổi mới và sáng tạo tri
thức, tìm kiếm các nguồn tài chính và nâng cao vị thế cạnh tranh.
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo kết quả tham luận trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa
học của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam”, mã số KHGD/16-20.
ĐT.021, thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 -
2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam”. Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tài trợ cho nghiên cứu này.
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Klaus Schwab (2016), The fourth Industrial Revolution: What’s means, how to
respond, World Economic Forum, 14 Jan 2016.
2. https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-fourth-industrial-revolution-
what-it-means-and-how-to-respond
3. Abdul Haseed (2018), Higher education in the era of IR 4.0.https://www.nst.com.
my/education/2018/01/323591/higher-education-era-ir-40
4. Rashid Mehmood et al, (2017), UTiLearn: A Personalised Ubiquitous Teaching
and Learning System for Smart Societies. IEEE Access (Volume: 5).
5. Federation of Indian Chambers of Commerce and Industry (FICCI) (2017),
Leapfrogging to Education 4.0: Student at the core.
6. Rita Kop, Adrian Hill (2008), Connectivism: Learning theory of the future or vestige
of the past?
7.
8. Petete Fisk (2017), Education 4.0 the future of learning will be dramatically
different, in school and throughout life. https://www.thegeniusworks.com/2017/01/
future-education-young-everyone-taught-together/
9. Nguyễn Lộc (2018), “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công
nghiệp 4.0”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Số 1, trang 66-71.
10. Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Learning Ecosystem – Hệ sinh thái học tập nhìn
từ lý thuyết học tập kết nối và lý thuyết hệ thống. Journal of Science of HNUE,
Education Science, 2013, Vol, 58, No. 4.
11. https://digitalmarketinginstitute.com/blog/what-will-higher-education-look-
like-in-2020
12.
13. Alberta Education, (2007), Primary Programs Frameworl – Curriculum Integration:
Making Connections. Alberta, Canada.
MODEL OF UNIVERSITY IN CONTEXT OF THE 4th INDUSTRIAL REVOLUTION
Abstract: The dramatic changes created from the 4th Industrial Revolution will
certainly have significant impacts on education in general and higher education in
particular. Impacts will be considered in three aspects: content, pedagogical factors
and educational management. Understanding the nature and characteristics of
education in the 4.0 era will be the basis for us to outline the Vietnamese university’s
model in the context of 4th industrial revolution. The characteristic analysis of the
four components: training, learning, service, university administration will elucidate
the higher education model of this period.
Keywords: 4th industrial revolution, University model, Integration and innovation
context, University 4.0.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_truong_dai_hoc_trong_boi_canh_cuoc_cach_mang_cong_ng.pdf