Trong bài viết này, chúng tôi phân tích những đặc thù của mô hình trung tâm
giáo dục người lớn của cộng đồng Đức, qua nghiên cứu mô hình này giúp các nhà quản
lí giáo dục có cái nhìn tổng thể về mô hình trung tâm giáo dục người lớn của cộng đồng
Đức, so sách, đối chiếu với thực tiễn các mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên, trung
tâm giáo dục nghề nghiệp − giáo dục thường xuyên của Việt Nam
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mô hình trung tâm giáo dục người lớn cộng đồng của Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP CH KHOA HC − S
9/2016 135
M6 H$NH TRUNG TM
GIO D@C NG,I L&N C/NG .NG C8A -C
Đồng Văn Bình1
Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tóm tắt: Trong bài viết này, chúng tôi phân tích những đặc thù của mô hình trung tâm
giáo dục người lớn của cộng đồng Đức, qua nghiên cứu mô hình này giúp các nhà quản
lí giáo dục có cái nhìn tổng thể về mô hình trung tâm giáo dục người lớn của cộng đồng
Đức, so sách, đối chiếu với thực tiễn các mô hình trung tâm giáo dục thường xuyên, trung
tâm giáo dục nghề nghiệp − giáo dục thường xuyên của Việt Nam
Từ khoá: trung tâm giáo dục người lớn, trung tâm giáo dục thường xuyên
1. MỞ ĐẦU
Cộng hoà Liên bang Đức là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục thường
xuyên/giáo dục cho người lớn hiệu quả nhất trên thế giới. Xương sống của hệ thống này
chính là mạng lưới các trung tâm giáo dục người lớn của cộng đồng, được biết đến dưới
cái tên VHS (Volkshochschulen), có mặt tại tất cả 16 bang trên toàn nước Đức. Ở cấp liên
bang, DVV (Deutscher Volkshochschul − Verband e.V., Hiệp hội Giáo dục dành cho
người lớn của Đức), được thành lập năm 1953, là cơ quan quản lí các hiệp hội VHS. Cơ
quan này đại diện cho lợi ích của các thành viên và của VHS ở cấp liên bang, châu Âu và
quốc tế.
2. NỘI DUNG
Nguyên tắc hướng dẫn các hoạt động nội địa và quốc tế của DVV là việc xác định giáo
dục là một quyền cơ bản của con người, với "giáo dục" được hiểu theo nghĩa rộng là học
tập suốt đời. Đó vừa là một nhu cầu cơ bản của cá nhân vừa là một điều kiện tiên quyết đối
với sự phát triển của xã hội nói chung. Việc cung cấp cơ hội giáo dục cho thanh thiếu niên
và người lớn đóng vai trò quan trọng trong chính sách thúc đẩy học tập suốt đời và được
luật hoá tại nước Đức. Các chương trình giáo dục không chính quy đào tạo kĩ năng sống
cho thanh thiếu niên và người lớn một mặt thực hiện chức năng bổ sung cho giáo dục chính
quy và mặt khác góp phần khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống này.
1 Nhận bài ngày 02.10.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 25.10.2016
Liên hệ tác giả: Đồng Văn Bình; Email: dongvanbinh@moet.edu.vn
136 TRNG I HC TH H NI
Các VHS có nguồn gốc lịch sử từ những ngày đầu của phong trào giáo dục đại chúng
ở nước Đức, xuất hiện vào cuối thế kỉ thứ 19. Ngay từ năm 1919, Hiến pháp của nước
Cộng hoà Weimar1 đã có một điều khoản quy định giáo dục người lớn, trong đó có cả
VHS, cần được hỗ trợ từ cấp trung ương đến địa phương. Nhiều VHS đã được thành lập
trong khoảng thời gian này và sẽ sớm chào mừng 100 năm tồn tại của mình trong vài ba
năm tới đây.
Ngày nay, VHS là các trung tâm giáo dục người lớn của cộng đồng được duy trì bởi
chính quyền địa phương; các trung tâm này hoạt động trên toàn nước Đức trong phạm vi
từng cộng đồng dân cư sao cho bất cứ ai cũng có thể tham gia một cách thuận tiện nhất.
Hiện nước Đức có khoảng 900 VHS, với một mạng lưới khoảng 3000 cơ sở hoạt động trực
thuộc. Tất cả những cơ sở này mở cửa phục vụ mọi công dân và cung cấp một loạt các
chương trình giáo dục và đào tạo thường xuyên mang tính tổng quát, văn hoá và hướng
nghiệp với khoảng 9 triệu người tham gia mỗi năm. Theo thống kê chính thức của Bộ Giáo
dục và Nghiên cứu, con số này chiếm khoảng 50% tổng số người tham gia bất kì loại hình
giáo dục nào dành cho người lớn của toàn nước Đức; số còn lại (50%) tham gia vào các
hoạt động giáo dục người lớn do các công ty, tổ chức công đoàn, hội nông dân, và các nhà
thờ tổ chức.
Hình 1: Phân bố các VHS và cơ sở hoạt động trực thuộc tại 16 bang trên toàn nước Đức
Nguồn: The Adult Education centre –Education as a Public Responsibility, tr.17
1 Cộng hòa Weimar (tiếng Đức: Weimarer Republik) là tên các sử gia gọi chính phủ của nước Đức trong
khoảng thời gian từ 1918 sau cuộc Cách mạng tháng 11, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc,
đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào ngày 30 tháng giêng 1933 và đảng Quốc xã lên nắm
quyền. Đây là lần đầu tiên nước Đức có một thể chế dân chủ lập hiến, bắt đầu từ ngày 9 tháng 11 năm
1918. Danh từ "Cộng hòa Weimar" không phải là tên gọi chính thức của chính quyền thời đó, vì lúc bấy
giờ dân Đức vẫn gọi quốc gia mình là "Đế chế Đức" (tiếng Đức: Deutsches Reich). Sở dĩ có tên Cộng hòa
Weimar là vì quốc hội của chính phủ này hội họp và viết bản hiến chương tại thành phố Weimar.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Weimar
TP CH KHOA HC − S
9/2016 137
Hình 2: Tổng số khoá học và sự kiện do các VHS thực hiện/Tổng số lượt người tham gia
(số liệu 2009)
Nguồn: The Adult Education centre –Education as a Public Responsibility, tr.17
Giáo dục thanh thiếu niên và giáo dục người lớn, bao gồm hoạt động của các VHS với
vai trò là trung tâm học tập cộng đồng, được xem là trách nhiệm của nhà nước. Các chính
sách giáo dục và việc xây dựng luật cho giáo dục người lớn được thực hiện ở cấp bang
(tiếng Đức gọi là Laender, nghĩa là bang); ở cấp quốc gia có một cơ chế điều phối chung
được gọi là Hội nghị thường vụ Bộ trưởng Giáo dục (của các bang)1 để vận động cho các
chính sách giáo dục người lớn. Luật quy định nhà nước cung cấp ngân sách cho giáo dục
người lớn, và trong trường hợp cụ thể của một VHS thì một phần ba dự toán kinh phí của
nó đến từ ngân sách giáo dục của tiểu bang, một phần ba từ chính quyền thành phố từ
nguồn thuế, và một phần ba từ lệ phí do người học đóng góp. Hiện nay nguồn kinh phí đến
từ lệ phí do người học đóng góp đang dần chiếm tỉ lệ cao nhất và điều này phản ánh quan
hệ cung − cầu cũng như chất lượng dịch vụ của các VHS. Hầu hết các VHS nằm trong các
hệ thống công nhận, xác nhận và kiểm định trình độ (RVA), và được chấp nhận bởi các tổ
chức chính thức. Các VHS này có thể mang các pháp nhân đa dạng: Họ có thể là một cơ sở
thuộc chính quyền địa phương, một hiệp hội của cộng đồng hoặc đăng kí là công ty trách
nhiệm hữu hạn phi lợi nhuận.
Hình 3: Cơ cấu về độ tuổi người học trong các khoá do VHS tổ chức
1 https://www.kmk.org/kmk/information - in - english/standing - conference.html
138 TRNG I HC TH H NI
Các chương trình học do VHS cung cấp cho cộng đồng được chia thành sáu nhóm
chính: Chính trị, xã hội, môi trường; Văn hoá, nghệ thuật; Sức khỏe; Ngôn ngữ; Công việc,
nghề nghiệp; và Giáo dục cơ bản, Chứng chỉ − bằng cấp. Nếu xét về số giờ dạy thì các
chương trình dạy ngôn ngữ đứng đầu, tiếp theo là sức khỏe và nghề nghiệp; nếu xét về số
lượng người học và tham gia sự kiện thì các chương trình về sức khỏe có lượng người
tham gia cao nhất, tiếp theo là văn hoá / nghệ thuật và ngôn ngữ. Các khoá học được tổ
chức đáp ứng quy luật cung cầu khá phức tạp, gồm khoá học ban ngày, buổi tối, hoặc vào
cuối tuần. Thời gian có thể là cả một học kì hoặc vài tuần. Ngoài bài giảng còn có thể có
các sự kiện, các buổi tham quan học tập hoặc triển lãm. Con số 9 triệu người tham gia đã
đề cập trên đây bao gồm 6 triệu người tham gia khoá học thường xuyên, và 3 triệu người
tham dự các sự kiện mang tính ngắn hạn. Các khoá học ngôn ngữ thu hút 3 triệu lượt người
trên toàn quốc với 50 ngôn ngữ khác nhau. Các khoá học này dành cho những ai muốn lấy
chứng chỉ Khung Ngôn ngữ châu Âu với các cấp độ thông thạo khác nhau.
Dữ liệu thống kê về hoạt động của VHS được thu thập và phân tích hàng năm do Viện
Giáo dục người lớn của nước Đức (German Institute for Adult Education (DIE)) tiến hành.
Hiện tại các số liệu thống kê trong vòng 50 năm qua đã được đăng tải và dễ dàng truy cập
phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách. Những số liệu này tập trung
phân tích cơ cấu về độ tuổi và giới tính của người học đối với sáu lĩnh vực chương trình
nói trên: Khoảng một phần ba số người học là ở nhóm tuổi 35 − 49; nhóm người học ở độ
tuổi 50 − 64 chiếm 25%, tiếp theo là nhóm người học ở độ tuổi 25 − 34, và trên 65 tuổi.
Thống kê về giới tính của người học cho thấy phần lớn người tham gia học tập tại các
VHS là phụ nữ (khoảng 75% tổng số người tham gia), chủ yếu là các khoá học về sức khỏe
và văn hoá, kế đó là chính trị và ngôn ngữ; trong lĩnh vực Giáo dục cơ bản và Chứng chỉ −
bằng cấp thì số người học cả hai giới là ngang nhau. Nói chung, nếu nhìn vào số liệu thống
kê tổng thể đối với tất cả các nhà cung cấp giáo dục người lớn thì có thể rút ra nhận xét
rằng đa số người học đến với các VHS là phụ nữ, trong khi đa số người học là nam giới
tham gia các dịch vụ của công ty, hoặc các tổ chức công đoàn và hiệp hội nông dân.
Các VHS được quản lí bởi đội ngũ nhân viên có trình độ và được đào tạo để lãnh đạo
tổ chức và chịu trách nhiệm về chương trình; điều kiện tiên quyết để được giữ chức vụ
quản lí VHS là bằng đại học trong lĩnh vực có liên quan. Ban lãnh đạo VHS có thể là đội
ngũ làm công tác toàn thời gian hoặc bán thời gian. Mặc dù ở một số vùng đội ngũ giảng
viên VHS có thể là nhân viên toàn thời gian, nhưng nói chung hiện nay đội ngũ giáo viên
VHS hoạt động theo cơ chế cộng tác viên và được trả tiền dịch vụ theo giờ dạy; hai phần
ba trong tổng số 180.000 giáo viên VHS toàn nước Đức là phụ nữ. Họ được đào tạo và tái
đào tạo bởi VHS, các hiệp hội khu vực, hoặc các phòng ban khác nhau của DVV.
TP CH KHOA HC − S
9/2016 139
Hình 4: Tổng thống CHLB Đức, Joachim Gauck, phát biểu tại VHS − Tag năm 2016.
Cứ mỗi năm năm các VHS toàn nước Đức có một hội nghị toàn quốc được gọi là Ngày
VHS của nước Đức (VHS − Tag). Đây là một sự kiện trang trọng với sự tham dự của nhiều
nhà lãnh đạo cấp cao. Năm nay 2016, Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức Joachim
Gauck cùng ba vị bộ trưởng: Giáo dục và Nghiên cứu; Xã hội và Lao động, Hợp tác kinh
tế và Phát triển đã tham dự Ngày VHS của nước Đức và trình bày các bài diễn văn chính
trước nhiều khách quốc tế, trong đó có đoàn đại biểu của Việt Nam. 1.500 đại biểu của Hội
nghị này đã tham gia thảo luận một chương trình nghị sự phong phú, tập trung vào chủ đề
kết hợp các loại hình học tập cho người lớn trong bối cảnh của một thế giới kĩ thuật số.
3. KẾT LUẬN
Từ tất cả các thông tin trên đây, có thể thấy rõ ràng rằng nguồn gốc và xương sống của
hệ thống giáo dục người lớn của Đức là các VHS / CLC địa phương. Tất cả các VHS này
tạo thành một hệ thống cung cấp cơ hội học tập suốt đời rất hữu hiệu. 16 hiệp hội cấp bang
của đảm nhiệm vai trò vận động chính sách đồng thời tổ chức thực hiện xây dựng năng lực,
chương trình giảng dạy, học tập và tài liệu giảng dạy ở từng bang. Ở cấp độ quốc gia là
DVV và một loạt các tổ chức liên quan như DVV − International hoạt động bên ngoài
nước Đức, AGI chuyên về truyền thông, hoặc TELC chuyên giảng dạy và cấp chứng chỉ
năng lực ngôn ngữ theo khung châu Âu. DVV cũng là một thành viên sáng lập của EAEA,
Hiệp hội giáo dục người lớn của châu Âu và ICAE là Ủy ban quốc tế về Giáo dục người lớn.
140 TRNG I HC TH H NI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hutchins R.M (1970), The Learning Society, Hormondswordth: Penguin.
2. Husen.T (1974), The Learning Society, London: Methuen.
3. Schon A.D (1973), Beyond the Stable State. Public and private learning in a Changing
Society, Hormondsworth: Penguin.
RESEARCHING MODEL OF CENTER FOR COMMUNITY ADULT
EDUCATION IN GERMANY
Abstract: In this article, we analyze the characteristics of the model of Centers for
Community Adult Education in Germany. This analysis helps educational managers to
compare with model of Viet Nam’s centers for continuing and career − vocational
education.
Keywords: adult education centers, centers for continuing education
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_trung_tam_giao_duc_nguoi_lon_cong_dong_cua_duc.pdf