Mô hình trồng nấm bào ngư

Nấm bào ngư có tên khoa học là Pleurotus, gồm nhiều loại khác nhau vềmàu sắc

và hình dạng, ít bịbệnh, dễtrồng. Nấm có dạng hình phễu lệch, thân có 3 phần mũ,

phiến và cuống nấm. ỞViệt Nam, nấm bào ngư thường mọc hoang dại và có

những tên gọi khác nhau như nấm sò, nấm dai. Đây cũng là loại nấm có giá trịdinh

dưỡng rất cao, có lợi cho sức khỏe.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mô hình trồng nấm bào ngư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình trồng nấm bào ngư Nấm bào ngư có tên khoa học là Pleurotus, gồm nhiều loại khác nhau về màu sắc và hình dạng, ít bị bệnh, dễ trồng. Nấm có dạng hình phễu lệch, thân có 3 phần mũ, phiến và cuống nấm. Ở Việt Nam, nấm bào ngư thường mọc hoang dại và có những tên gọi khác nhau như nấm sò, nấm dai. Đây cũng là loại nấm có giá trị dinh dưỡng rất cao, có lợi cho sức khỏe. Tại xã Tam Phước (huyện Châu Thành), anh Mai Thanh Nhân – hội viên Hội nông dân của huyện, trước đây sống bằng nghề thu mua nấm rơm, sau nhiều năm nghiên cứu tìm thị trường tiêu thụ nấm, cuối năm 2006 anh trồng thử 1.000 bịch nguyên liệu tạo nấm bào ngư với tổng kinh phí đầu tư 2,2 triệu đồng. Sau 4 tháng, anh Nhân thu hoạch được 300kg nấm, trừ chi phí còn lời 1 triệu đồng. Từ đó, đến tháng 1-2007 anh Nhân đầu tư nâng lên 10.000 bịch trên diện tích 120m2, với lợi nhuận được 4 triệu đồng hiện nay anh đã lấy lại vốn đầu tư ban đầu và đang thu hoạch tiếp 3 tháng. Tại xã Tam Phước, mô hình trồng nấm bào ngư của anh Nhân là mô hình đầu tiên, đến nay đã nhân rộng ra 22 hộ, mỗi hộ trồng từ 2.000 đến 15.000 bịch, hiện có 16 hộ đang đi vào thu hoạch. Mỗi ngày anh Nhân xuất đi TP Hồ Chí Minh khoảng 130kg nấm bào ngư (mua lại của 15 hộ trong xã) với giá từ 10.000 đến 12.000đồng/kg. Nói về việc làm thế nào để trồng nấm bào ngư đạt năng suất và lợi nhuận cao, anh Mai Thanh Nhân cho biết, qua tìm hiểu các tài liệu về trồng nấm bào ngư kết hợp kinh nghiệm trong quá trình đã trồng, anh thường chọn nguyên liệu là mạc cưa, bã mía, rơm rạ để trồng nấm. Nguyên liệu khô được làm ướt bằng nước vôi theo tỉ lệ 3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nước. Nguyên liệu ủ 7-8 ngày, độ ẩm phải đạt 65% (vắt chặt, nước rịn ra vừa ướt tay là đạt yêu cầu). Sau khi ủ, nguyên liệu phải có mùi dễ chịu, màu sáng. Đống nguyên liệu cần có khối lượng từ 300kg trở lên mới đảm bảo nhiệt độ. Chọn meo nấm có màu trắng đục đồng nhất, không bị nhiễm các nấm mốc xanh, cam hay đen. Sợi tơ ăn mạnh, sự phát triển của meo buông xuống, không bị co cụm lại. Meo tốt, khi cấy sẽ cho nấm có năng suất cao. Cấy meo vào bịch, chọn bao xốp trắng có sức chứa 2,5kg nguyên liệu (dài 30-45cm), nên cấy meo trong nhà kín, mái lợp lá, nền đất thường xuyên được tưới nước để giữ độ ẩm, cứ 1 lớp nguyên liệu dày 4cm thì cấy 1 lớp meo (thường mỗi bịch cấy 4 lớp meo), xếp bịch cách nhau 1cm. Sau 25- 30 ngày, dùng dao nhọn rạch 4-6 đường xung quanh bịch nấm, chiều dài vết rạch 3-4cm. sau khi bịch được rạch 4-6 ngày, nấm bắt đầu lên, tiến hành tưới nước bên ngoài túi. Mỗi ngày tưới khoảng 3-4 lần, sao cho độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt trên 85% là tốt. Trong giai đoạn này nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước, nấm sẽ cằn cỗi, nhẹ cân, ăn rất dai. Ngược lại nếu tưới nước quá nhiều, nấm sẽ có màu vàng, thối rữa. Nên thu hoạch nấm vào buổi sáng, hái nấm đủ độ tuổi sẽ đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Khi thấy mũ nấm mỏng và căng rộng ra, mép mũ hơi quằn xuống là thu hái. Mép mũ cong lên là nấm già. Bên cạnh, sản xuất nấm bào ngư anh Nhân còn chuẩn bị trồng nấm linh chi, nấm bào ngư xám, nấm trân châu. Từ mô hình trồng thử nghiệm nấm bào ngư với 1.000 bịch, đến cuối tháng 8 này anh Nhân thành lập Hợp tác xã sản xuất nấm với hơn 22 hộ tham gia. Về lâu dài, anh Nhân đang tìm đầu ra tại Vĩnh Long, xuất sang Đài Loan 2.000kg nấm bào ngư/ngày. Để có 2.000kg nấm/ngày, theo anh Nhân chúng ta phải nuôi trồng hơn 700.000 bịch nguyên liệu tạo nấm. Hiện nay, mô hình trồng nấm bào ngư đang được nông dân trong tỉnh hưởng ứng, nhưng tập trung nhiều nhất là ở huyện Châu Thành, tại các xã Tam Phước, Quới Sơn, Giao Hòa, An Phước, Mỹ Thành, Phú An Hòa và An Hiệp. Trồng nấm bào ngư trên phế phụ phẩm nông nghiệp Ở Bến Tre gần đây do sản xuất các ngành phát triển nên kéo theo các phế - phụ liệu như “mụn dừa, bã mía, rơm rạ” thải ra nhiều, làm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Để giải quyết vấn đề trên, một số cơ quan chức năng đã tìm đến Trung tâm Sinh học ứng dụng, nhờ chuyển giao cho Bến Tre quy trình trồng chăm sóc nấm bào ngư trên “mụn dừa, bã mía, rơm rạ” - rồi làm tiếp nấm rơm - nuôi trùng và sau cùng là phân hữu cơ. Qua thời gian thử nghiệm, kết quả bước đầu cho thấy nông dân nếu có điều kiện, sớm tổ chức sản xuất, có thể làm gia tăng thêm thu nhập, làm giảm bớt nạn ô nhiễm môi trường. Nấm bào ngư (nấm sò, nấm dai ...) là loại có giá trị rất cao lại có ưu điểm là mọc được trên nhiều loại phế phụ phẩm khác nhau (cấu tạo cellulose, Lignin); * Lưu ý: - Nguyên liệu phải làm sạch, phơi khô, ẩm độ còn khoảng 15 - 20%, sau đó làm ấm, xử lý vôi, bổ sung urê, cấy xạ khuẩn, trộn lại ủ đống, tùy loại nguyên liệu sẽ có hàm lượng thời gian xử lý thích hợp; đối với rơm rạ bã mía ta phải cắt ngắn. - Meo giống phải chọn chủng nhiệt đới pleurotus cystidiosus hay pleutotus tuber regium, sống hoại sinh; nhiệt độ vươn tơ 27 – 320C - vô nụ 26 - 300C; ẩm độ vươn tơ 40 - 60% - vào nụ 70 -90%; vươn tơ cần ánh sáng yếu - vô nụ cần ánh sáng vừa; pH thích hợp 5 - 6, ghi nhớ khi vào nụ phải có thời gian sốc lạnh (xử lý vô nụ). - Dinh dưỡng cơ chất trên trộn thêm cám ngô 2 - 5%, hoặc phân hữu cơ đã hoai với tỷ lệ 1 - 5%, ngoài ra còn thêm urê 5‰ ,KCl 1 - 3‰, có thể thêm một số chất như NaCl 1‰, MgCl2 1‰ ... cơ chất nghèo dinh dưỡng như mụn dừa pha thêm 50gr DAP + 1/2 gói AtoniK/bình 8 lít phun cho 100 kg cơ chất, khi trộn nguyên liệu xong ta cần ẩm độ xác định khoảng 60 - 68%. Chất nấm khi có cơ chất ta đem vào nhà để nơi khô ráo thoáng mát, phương pháp chất có thể “cho vào túi poly-etylen (20 x 27) hay đống khối dưới đất (30 - 40 x 30 - 40cm) hoặc làm khai chất trên kệ (30 x 50 x 15cm)”. Làm túi phải khử trùng bằng hấp nồi hơi, chất đống làm kệ thì phun nước sôi... đậy nylon lại, xong để trong 12 giờ cho nhiệt độ hạ còn 25 - 300C. Cấy meo làm túi thì cấy meo vào miệng bao, với chất khai hoặc làm mô thì cấy từng cục độ sâu 3cm x rộng 10cm, rồi đậy nylon lại, để từ 15 - 30 ngày (tùy loại nguyên liệu, thời gian vô nụ sẽ khác nhau). Khi tơ mọc đầy, tạo khối đồng nhất, màu trắng; nếu trồng bịch lúc này mở miệng bao, bằng cách dùng lưỡi lam rạch đều dài 3 - 5cm x khoảng cách 5 x 5cm rồi tưới nước, nếu trồng nấm chất và kệ thì gỡ bao ra tưới đón nấm, thời gian này nên tạo ẩm độ không khí 80 - 90%, tạo quả thể 3 - 5 ngày sau nấm ra quả thể, thường hiệu xuất ra quả thể cao gấp 2 - 2,5 lần làm nấm rơm. Lưu ý khi trồng bào ngư (nấm dai) Tính nhạy cảm với môi trường nấm bào ngư rất nhạy cảm với môi trường như “nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, nồng độ CO2, sự ô nhiễm hóa chất”; do đó cần chú ý điều kiện nuôi trồng hoặc nguồn nguyên liệu, nếu thấy biểu hiện không bình thường thì tùy nguyên nhân thì xử lý ngay. Bệnh cho người có một số người bị dị ứng bởi hít thở phải bào tử nấm phát triển mạnh trong nhà kính lúc sáng; triệu chứng gây sốt 390C, ho, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi, nổi mẩn đỏ ...; biện pháp phòng trị: Tránh không nên để người dị ứng vào chăm sóc nấm, khi bệnh trị bằng cách uống thuốc kháng sinh như Penicyline, Ampicyline... khoảng 2 - 3 ngày sẽ khỏi. Bệnh trên nấm địch hại trên nấm bào ngư rất ít, thường thấy nhất là 2 bệnh - mốc xanh (trichoderma sp), phòng trị nâng pH, khử trùng tốt nguyên liệu; ấu trùng ruồi phòng trị phải vệ sinh làm nhà lưới trại nấm. Bệnh do môi trường như ẩm độ cao gây thối, nhiệt độ lạnh ra nấm sớm chết rũ (dạng san hô), biên độ nhiệt lớn làm nấm ngừng sinh trưởng. Thu hái - Bảo quản: Thu hoạch khi xử lý vào nụ 3 - 4 ngày sau thì thu hoạch nấm, lúc hái nấm phải hái hết chùm, không chừa thịt gốc nấm; bảo quản nấm giữ được 12 giờ ở nhiệt độ thường, bảo quản 150C giữ được 3 ngày, phơi khô 400C trong 4 giờ giữ được 2 - 3 tháng (11 kg nấm tươi / 1 kg nấm khô). Kỹ thuật căn bản như sau: Trên mụn dừa Trên rơm rạ Trên bã mía Mụn dừa Rơm rạ Bã mía Phơi nắng 48 giờ Cắt ngắn 12 - 13 cm Phơi khô 12 - 24 giờ Trộn nước vôi 0,5 - 1% Làm ẩm 450C Làm ẩm 450C Cấy xạ khuẩn Ngâm nước vôi 1% Nước vôi 2% Ủ đống 3-5 ngày Ngâm 48-60 giờ Bổ sung 1% Urê Trộn thêm dinh dưỡng Ủ đống 5 - 7 ngày Túi nguyên liệu Cơ chất trồng nấm Cơ chất trồng nấm Cắt ngắn 12 - 15 cm Vào túi - xếp mô Xếp mô - xếp kệ Khử trùng Thanh trùng Trộn dinh dưỡng Trộn giống Cấy giống Cấy giống Vào túi Nuôi 25 - 30 ngày Mô - Kệ phôi Nuôi ủ 15 - 20 ngày Bịch - khối phôi Nuôi tơ 10 - 15 ngày Túi - mô - kệ phôi Đưa vào nhà che Gỡ bao Mở miệng - gỡ bao Mở miệng Tưới đón nấm Tưới nước Tưới nước Quả thể Quả thể Tạo quả thể Thu hái Thu hái Thu hái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_trong_nam_bao_ngu_8539.pdf
Tài liệu liên quan