Mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu vụ

Khoai tây là cây trồng vụđông có giá trịdinh dưỡng và kinh tếcao, là nguồn

nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chếbiến. Tuy nhiên những năm gần đây,

diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm hoặc không tăng, do nhiều nguyên

nhân, trong đó có nguyên nhân chi phí sản xuất cao, nhất là khâu làm đất, chăm

sóc và phòng trừsâu bệnh. Bài viết xin giới thiệu vềkỹthuật trồng khoai tây theo

phương pháp làm đất tối thiểu và kết quảbước đầu sau khi triển khai, thực hiện

trong vụđông năm 2010 ởhuyện Diễn Châu.

pdf7 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu vụ Khoai tây là cây trồng vụ đông có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên những năm gần đây, diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm hoặc không tăng, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chi phí sản xuất cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Bài viết xin giới thiệu về kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu và kết quả bước đầu sau khi triển khai, thực hiện trong vụ đông năm 2010 ở huyện Diễn Châu. Trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu không làm luống mà thay bằng phủ rạ nhằm mục đích: Giảm công lao động và chi phí sản xuất như công làm đất, chăm sóc và thu hoạch; Tận dụng mặt bằng ruộng, nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa hè thu - mùa góp phần cải tạo đất, tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp; Tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Nâng cao kỹ năng, kiến thức của nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững. 1. Kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu phủ rơm rạ 1.1. Phương pháp làm đất - Tiến hành làm đất trồng trên ruộng lúa sau thu hoạch (khoảng 2 tuần) khi đất còn đủ ẩm. - Làm luống trồng: Không cần cày đất vun luống mà tạo rãnh thoát nước xung quanh ruộng, rãnh rộng 30cm, sâu 25cm, mặt luống rộng 1m. 1.2. Cách trồng và mật độ trồng - Cách trồng: Xới nhẹ lớp đất mặt luống, dùng toàn bộ phân chuồng ủ hoai mục đặt trên mặt luống tạo thành các hố trồng, dùng lớp đất bột rải mỏng trên phân chuồng sau đó tiến hành đặt củ, trộn đều phân NPK, đạm bón xung quanh củ khoai giống và phủ 1 lớp đất mỏng trên củ sau đó dùng rơm rạ phủ lên toàn bộ mặt luống một lớp dày khoảng 7-10cm, đồng thời tưới đủ ẩm cho đến khi cây mọc cao 7-10cm. Chăm sóc bình thường, theo dõi và bổ sung thêm rơm rạ để luôn đảm bảo toàn bộ phân bón và củ giống không bị chiếu sáng trực tiếp. Lưu ý: - Trồng so le hai hàng với nhau để tạo thông thoáng cho cây quang hợp và sinh trưởng. - Chọn củ có từ 2-3 mầm, đặt mầm củ nghiêng góc 450 so với mặt bằng ruộng. - Củ to có thể cắt đôi bằng dao đã nhúng bằng nước xà phòng. Sau khi cắt đôi củ, dùng xi măng hoặc tro bếp chấm vào vết cắt. - Khoảng cách trồng: 30x40cm (củ cách củ 30cm, hàng cách hàng 40cm). 1.3. Phân bón (Đơn vị tính: ha) Cách bón Bón thúc Loại phân Số lượng (kg) Bón lót Lần 1 Lần 2 Phân chuồng 8.000 100% - - NPK: 5:10:3 500 100% - - Kali 200 - 50% 50% Đạm 180 30% 35% 35% Vôi bột 500 100% - - Phương pháp bón phân: - Bón thúc: Lần 1 sau trồng 20 ngày, lần 2 sau trồng 40 ngày. - Rạch rơm rạ và rắc phân vào giữa hai khóm khoai tây, sau đó tấp rơm rạ lại, không để phân tiếp xúc trực tiếp với củ và gốc cây. - Kết hợp tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho cây sinh trưởng tốt. 1.4. Chăm sóc, tưới nước - Chăm sóc: Theo dõi sinh trưởng và tình hình sâu bệnh để có biện pháp xử lý, không phải vun luống và xới xáo đất trong thời gian sinh trưởng của cây khoai tây. - Vào giai đoạn cây đâm tia hình thành củ (sau trồng 30 ngày), thường xuyên kiểm tra để bổ sung thêm rơm rạ, tránh tia củ tiếp xúc trực tiếp ánh sáng. Nếu tia củ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng thì sẽ hình thành cây, không hình thành củ. - Tưới nước: + Lần 1: Sau trồng 3 ngày đưa nước vào 1/3 rãnh, để nước ngấm đủ ẩm sau đó tháo cạn. + Lần 2: Sau bón thúc lần một 3 ngày tiến hành tưới nước đủ ẩm. + Lần 3: Sau bón thúc lần hai 3 ngày tiến hành tưới nước đủ ẩm. (Nếu có điều kiện sau các lần bón thúc 3 ngày nên đưa nước vào 1/3 rãnh luống, để ngấm đủ ẩm sau đó tháo cạn). + Phương pháp tưới: Tưới nước vào rãnh để ngấm từ từ và té lên rơm rạ sau đó tháo cạn. + Ngừng hoàn toàn việc tưới nước trước thu hoạch 2 tuần. 2. Kết quả thực hiện 2.1. Diễn biến sinh trưởng, dịch hại, thiên địch tổng số Chiều cao cây (cm) Số thân/khóm Bệnh héo xanh (%) TĐTS Ngày sau trồng CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 7 NST 0 1,5 0 0 0 0 0 0 14 NST 6,5 7,3 0 0 0 0 0,5 0,6 21NST 12,6 14,7 1,5 1,9 0 0 0,7 0,8 28 NST 18,6 19,7 2,1 2,7 1 1 0,9 1,2 35 NST 35,3 35,9 2,6 3,1 2 1 1,2 2,1 42 NST 42,6 43,6 3,4 3,9 2 1 1,5 2,7 49 NST 47,9 48,7 - - 3 2 2,1 3,1 56 NST 53,5 55,4 - - 4 3 2,5 3,3 63 NST 58,8 60,3 - - 3 2 3,1 3,5 70 NST 59 60,5 - - 3 2 3,4 4,1 77 NST 59 60,5 - - 2 2 3,0 3,5 Ghi chú: TĐTS: Thiên địch tổng số; CT1: Theo phương pháp truyền thống NST: Ngày sau trồng; CT2: Theo phương pháp làm đất tối thiểu * Về các chỉ tiêu sinh trưởng: - Trồng khoai tây bằng biện pháp làm đất tối thiểu, đa số cây mọc sớm hơn 2-3 ngày, chiều cao cây cao hơn 1,5-2cm so với biện pháp truyền thống. - Số thân cũng nhiều hơn 0,5 thân/khóm so với biện pháp trồng truyền thống, điều này rất thích hợp khi sản xuất khoai tây giống. * Về dịch hại, thiên địch: - Dịch hại: Bệnh héo xanh đều xuất hiện rải rác trên hai công thức. Tuy nhiên, tại ruộng làm theo phương pháp làm đất tối thiểu, tỷ lệ thấp hơn so với phương pháp truyền thống. Các đối tượng khác như: sâu xanh, nhện trắng, bệnh sương mai… phát sinh gây hại nhẹ. - Thiên địch tổng số: trên đồng ruộng chủ yếu là nhện bắt mồi, kiến 3 khoang, bọ đuôi kìm. Tuy nhiên, sự xuất hiện các loài này ở mức độ thấp dao động từ 0,5- 4,1 con/cây. 2.2. Kết quả thu hoạch năng suất Đơn vị tính: Sào (500m2) Chỉ tiêu Làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ Theo phương pháp truyền thống Số khóm/500m2 1.945 1.945 Số củ/khóm 9,2 8,3 Trọng lượng củ/khóm (kg) 0,55 0,5 Năng suất (kg) 1.070 972,5 - Tại công thức làm theo phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ, số củ, trọng lượng củ nhiều hơn, hình thức đẹp hơn, củ to hơn so với phương truyền thống. - Năng suất: khoai tây làm theo phương pháp có phủ rơm rạ cao hơn so với truyền thống là: 97,5 kg/sào (500m2). 2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội - Hiệu quả kinh tế Trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ tiết kiệm khoảng 38,5% công lao động, giảm chi phí khoảng 6 triệu đồng/ha, năng suất tăng 97,5 kg/sào (tương đương 1.950 kg/ha), hiệu quả kinh tế cao hơn 1.373.000 đồng/sào (tương đương 27.460.000đồng/ha). - Hiệu quả xã hội: - Bà con biết cách ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Mặt khác tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch, khắc phục hiện tượng đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường, tăng sức khoẻ cho cộng đồng. - Phủ rơm rạ sẽ làm cho đất tơi xốp, chống xói mòn rửa trôi, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, đồng thời cung cấp cho đất một lượng mùn, dinh dưỡng đáng kể, bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng bền vững. 3. Kết luận Kỹ thuật trồng khoai tây theo phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ đã được ứng dụng có hiệu quả trên đất 2 lúa, đất chủ động tưới tiêu nước tại các tỉnh phía Bắc và lần đầu tiên áp dụng tại huyện Diễn Châu - Nghệ An. Tiến bộ kỹ thuật này cần được phổ biến tại nhiều địa phương khác để bà con học tập và ứng dụng sản xuất đại trà trong những năm tới, làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện đề án sản xuất cây vụ đông./. ■ Nguyễn Huy Khánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_27__2361.pdf
Tài liệu liên quan