Bài viết tập trung phân tích đặc điểm của mô hình quản trị một cơ sở GD gắn với 3
vấn đề, đó là sự phân bổ quyền lực cho các cơ sở GD và trong nội bộ cơ sở GD, là
cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công việc mà cơ sở GD đảm nhiệm và tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GD đó cũng như các thành viên tham gia hoạt
động của cơ sở GD đó. Nội dung bài viết cũng đề cập đến giải pháp có tính điều kiện
cho việc triển khai quản trị nhà trường trong bối cảnh mới.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mô hình quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả thực hiện nhiệm vụ và năng
lực của giáo viên phải dưa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí bám sát các yêu cầu của chuẩn GV
vừa mới ban hành.
3. Một số giải pháp cho vận hành mô hình quản trị trong điều kiện đổi mới GD
3.1. Tạo môi trường cho việc cạnh tranh lành mạnh giữa các thiết chế thực hiện sự
nghiệp GD&ĐT
Khi chuyển đổi mô hình quản trị cơ sở GD sẽ đối mặt với một số vấn đề mới. Theo
tinh thần của NQ 19/NQ-TƯ ngày 25 tháng 10 năm 2017 khuyến khích “xã hội hóa dịch
396 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
vụ công”, với lĩnh vực GD là “xã hội hóa sự nghiệp GD” và cùng với sự xuất hiện của “cơ
chế thị trường” sẽ xuất hiện nhiều cơ sở tham gia “dịch vụ công” trong lĩnh vực GD và khi
đã có sự cạnh tranh trong cung cầu thì sẽ xuất hiện một số vấn đề mà trước đó chưa xuất
hiện rõ. Nếu cạnh tranh lành mạnh thì cạnh tranh bằng chất lượng và hiệu quả đạt được
bởi các cơ sở GD trong việc thực hiện sứ mệnh của các cơ sở GD và lợi ích nó mạng lại cho
những người liên đới. Tuy nhiên, một khi thi trường ở giai đoạn chuyển đổi có những yếu
tố có thể dẫn đến “cạnh tranh không lành mạnh” thông qua “mối quan hệ” hay “không
theo quy luật giá trị” dẫn đến sự méo mó trong vận hành và trong cung cấp thông tin, sẽ
làm mất niềm tin của xã hội đối với các cơ sở GD. Trong “cơ chế thị trường” và bỏ bao cấp,
việc “xin-cho” cũng dần bị loại bỏ, nguồn lực nói chung và tài chính cho hoạt động nói
riêng các cơ sở GD phải tự khai thác và hoạch toán. Khi coi trọng tính “hiệu quả” một số cơ
sở GD có thể quan tâm đến lợi ích và hơn thế nữa là lợi nhuận (đối với các cơ sở GD ngoài
công lập). Tuy nhiên cho dù coi trọng “hiệu quả” thì cũng không thể thương mại hóa hoạt
động GD; hiệu quả ở đây được đo thông qua mức độ thực hiện mục tiêu, sứ mệnh của nhà
trường và kết quả GD của nhà trường đạt được so với nguồn lực mà nhà trường có. Trong
cơ chế “tự chủ và tự chịu trách nhiệm” và phải hoạch toán thu-chi; trong điều kiện “giảm
dần sự phụ thuộc vào ngân sách được cấp” nhiều cơ sở GD sẽ lợi dụng các quy định tự chủ
để tăng các khoản thu hay huy động nguồn lực từ xã hội. Vấn đề nêu trên trong thực tế có
thể nhận diện thông qua tính công khai, minh bạch trong việc giải trình các khoản thu-chi
và hạch toán và chất lượng GD mà cơ sở GD đó đạt được. Như vậy dù ở mô hình quản lí
hay quản trị nhà trường nào thì nhà trường vẫn phải bị chi phối bởi các chính sách phát
triển GD của quốc gia và các CBQL nhà trường cần phải nắm vững chủ trương, đường lối
phát triển GD và nhà trường. Để thực hiện được nội dung nêu trên, nhà nước phải tạo lập
cơ chế “tự chủ và trách nhiệm giải trình”, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở GD thực
hiện được chủ trương đó với sự giám sát và kiểm định khách quan. Nhà nước cần quy
định rõ phạm vi và mức độ tham gia “dịch vụ GD” cho các loại hình cơ sở GD khác nhau
với các yêu cầu cụ thể và có chế tài rõ ràng đối với các vi phạm. Những cơ sở GD kém hiệu
quả theo quan điểm “quản trị cơ sở” có thể phải sát nhập, thậm chí là giải thể. Tạo lập
hành lang pháp lí minh bạch cho “cạnh tranh lành mạnh” giữa các thiết chế tham gia “dịch
vụ GD” và bắt buộc mọi cơ sở GD (công lập hay ngoài công lập) phải công khai minh bạch
kết quả và chất lượng sản phẩm GD do mình tạo nên; bắt buộc phải tham gia kiểm định
chất lượng và công khai kết quả kiểm định cho xã hội nói chung và những người có lợi ích
liên đới nói riêng biết và giám sát. Cần phát huy vai trò giám sát của người dân trong quá
trình chuyển đổi mô hình quản trị ở các cơ sở GD.
3.2. Chú trọng công tác bồi dưỡng năng lực quản trị cho đội ngũ CBQLNT để họ có thể
thực hiện được những nội dung theo yêu cầu quản trị nhà trường
Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[3], quy định Chuẩn hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông đã nhấn mạnh để đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD các hiệu trưởng cần biết cách và làm tốt các nội dung như: i) Tổ chức xây
dựng kế hoạch phát triển nhà trường trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình; ii) Quản
397Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh chú trọng chuyển từ GD có tính áp đặt, dạy học coi
trọng mục tiêu kiến thức sang phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, dạy học hướng
vào mục tiêu hình thành và phát triển năng lực HS; iii) Quản trị nhân sự nhà trường theo
hướng tăng tính chủ động, sáng tạo của GV, coi trọng việc tạo động lực cho người dạy và
người học; iv) Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường theo hướng coi trọng phân công, ủy
quyền trên cơ sở “bản mô tả công việc”; v) Quản trị tài chính nhà trường với việc đa dạng
hóa nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện của nhà trường; vi) Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường trên cơ sở coi
trọng tự đánh giá mức độ đạt được chất lượng và chủ động tham gia quá trình kiểm định
chất lượng nhà trường, sử dụng kết quả tự đánh giá và kiểm định để cải tiến chất lượng nhà
trường; vii) Chú trọng xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
Cần phát triển một đội ngũ CBQLNT dám nghĩ, dám làm, biết phát huy sức mạnh của
CNTT và các mối liên kết xã hội và huy động các bên liên quan cho việc đa dạng hóa các hoạt
động GD của nhà trường, hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho sản phẩm
GD theo yêu cầu của nghị quyết 29 của trung ương về “đổi mới căn bản, toàn diện GD”
và đáp ứng mong đợi của xã hội về một nền GD chất lượng, hiệu quả.
Những điều nêu trên không cần bàn cãi nhưng làm sao biến các nội dung nêu trên
thành chương trình bồi dưỡng để đội ngũ CBQLNT nói chung và HT nói riêng không chỉ
biết làm mà làm có hiệu quả và lan toả ngay tác dụng cho đổi mới hoạt động nhà trường và
vận hành nhà trường theo tinh thần của mô hình quản trị nhà trường hiệu quả vẫn là một
bài toán khó. Vì giới hạn của bài viết, vấn đề này chúng tôi xin phép trình bày ở một bài viết
khác cũng cho hội thảo này.
Kết luận
Một trong những bài học kinh nghiệm về đổi mới quản trị các cơ sở GD mà nhiều nước
đã tổng kết là cần phải tạo lập môi trường thuận lợi cho:
a) Đổi mới về nhận thức và sự đồng thuận xã hội về sự cần thiết phải thay đổi mô hình
quản trị đối với các cơ sở GD để thực hiện “dịch vụ sự nghiệp công”.
b) Hoàn thiện thể chế ở cả cấp độ nhà nước và cấp độ ngành tạo khung pháp lí cho tiến
trình đổi mới phù hợp với văn hóa và mức độ phát triển GD ở từng giai đoạn phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
c) Nâng cao năng lực quản lí cho cán bộ ở cấp độ hệ thống và cấp cơ sở để có đủ phẩm
chất và năng lực thực hiện các nội dung đổi mới, phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi mô
hình quản lí theo cơ chế cũ sang mô hình quản lí theo cơ chế mới.
Một vài nội dung trao đổi trong bài viết này đã đề cập đến các vấn đề chuyển đổi mô
hình quản trị các cơ sở GD và nhà trường theo yêu cầu của NQ 29/NQ-TƯvề “đổi mới căn
bản, toàn diện GD” đã đề ra.
398 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết 19/NQ-TƯ về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lí nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Bộ Nội vụ. Tài liệu bồi dưỡng chuyên viên cao cấp. 2014.
3. Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về chuẩn nghề nghiệp của hiệu trưởng các trường phổ thông.
4. Peter F. Drucker (2008); “Tinh hoa của quản trị”. NXB Trẻ.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng
viên cao cấp hạng 1. 2018.
6. Đặng Xuân Hải và cộng sự (2018); “Năng lực thích ứng của CBQL nhà trường trong bối
cảnh đổi mới GD”. NXB Giáo dục Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_quan_tri_nha_truong_trong_boi_canh_doi_moi_giao_duc.pdf