Trong bối cảnh hội nhập giáo dục quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay,
giáo dục hòa nhập không thể tách riêng mà cũng phải hội nhập bắt buộc theo
xu thế đó. Vì vậy các rào cản ảnh hưởng đối với giáo dục hòa nhập cần được
loại bỏ. Giáo dục hòa nhập cho phép tất cả trẻ em được quyền đi học, đó là
quyền của con người. Bài viết đưa ra mô hình quản lí giáo dục hòa nhập ở
Tây Ban Nha và đề xuất bài học kinh nghiệm ở Việt Nam. Quản lí giáo dục
đối với trẻ em đặc biệt cần dựa trên niềm tin rằng mỗi người trong số họ đều
có tiềm năng, khả năng học tập, làm việc và phát triển trong mỗi con người.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mô hình quản lí giáo dục hòa nhập và kinh nghiệm ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
438
MÔ HÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
VÀ KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM
Nguyễn Hữu Chung1
Nguyễn Trung Kiên2
Tóm tắt: Trong bối cảnh hội nhập giáo dục quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay,
giáo dục hòa nhập không thể tách riêng mà cũng phải hội nhập bắt buộc theo
xu thế đó. Vì vậy các rào cản ảnh hưởng đối với giáo dục hòa nhập cần được
loại bỏ. Giáo dục hòa nhập cho phép tất cả trẻ em được quyền đi học, đó là
quyền của con người. Bài viết đưa ra mô hình quản lí giáo dục hòa nhập ở
Tây Ban Nha và đề xuất bài học kinh nghiệm ở Việt Nam. Quản lí giáo dục
đối với trẻ em đặc biệt cần dựa trên niềm tin rằng mỗi người trong số họ đều
có tiềm năng, khả năng học tập, làm việc và phát triển trong mỗi con người.
Từ khóa: Quản lí giáo dục hòa nhập, giáo dục hòa nhập, rào cản, điều kiện,
giáo dục đặc biệt.
1. Đặt vấn đề
Khái niệm “giáo dục hòa nhập” xuất phát từ Canada cho rằng mọi trẻ em đều
có quyền được giáo dục không phân biệt tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính, khả năng
hay các yếu tố khác Giáo dục hòa nhập hiện được áp dụng với tất cả các quốc
gia trên thế giới, điều đó là phù hợp với Tuyên ngôn về quyền trẻ em trên toàn thế
giới. Như tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO, 2009)
đã nhấn mạnh, trường học là nơi cung cấp giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em, bao
gồm cả trẻ khuyết tật và trẻ bình thường mà không được phân biệt và đối xử [1].
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ bất bình thường học
cùng trẻ bình thường trong cùng một lớp học ở trường phổ thông với mụ tiêu quan
trọng là các kĩ năng sống, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng. Giáo dục hòa nhập
ngày càng thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc tính trẻ em khuyết tật rất
1 Trường ĐHGD- ĐHQGHN; Email: chungnh@vnu.edu.vn; ĐT: 0903496616
2 Trường ĐHGD- ĐHQGHN; Email: kiennt@vnu.edu.vn; ĐT: 0903410412
439
đa dạng và xảy ra ở mọi xã hội. Do đó hỗ trợ giáo dục cho tất cả trẻ em là quyền cơ
bản, quyền của mọi trẻ em được đối xử với sự tôn trọng phẩm giá của con người [2].
Trẻ em cần được dạy để cuộc sống của họ sống có ích, bảo vệ môi trường và tôn
trọng quyền của người khác.
Quản lí giáo dục hòa nhập sẽ đưa đến hệ thống giáo dục cho phép tất cả mọi
trẻ em được học tập cùng nhau, được công nhận như nhau, tạo điều kiện và cơ hội
giáo dục bình đẳng như nhau. Ứng dụng được các ý tưởng và hiểu được hiện tượng
xã hội khác thường là quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục xã
hội, liên quan đến tất cả các trẻ em [3]. Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam không còn
là khái niệm mới và nó cũng đã được chấp nhận như một sự phát triển tất yếu trong
xã hội. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến giáo dục hòa nhập
cũng đã được hình thành dựa trên các nguyên tắc chung của quốc tế có điều chỉnh
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế hiện tại của Việt Nam. Chính phủ Việt
Nam đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo trẻ khuyết tật được tiếp
cận giáo dục bình đẳng từ những năm 1990, sau đó đều được cập nhật, điều chỉnh
trong trong kế hoạch giáo dục quốc gia hàng năm [4].
Phương pháp tiếp cận giáo dục hòa nhập ở Việt Nam hiện nay theo khung
chính sách và cơ sở pháp luật cho giáo dục hòa nhập là Hiến pháp năm 1946, rồi
các lần sửa đổi 1992 và 2013 đều nhấn mạnh trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, tuy nhiên còn nhiều trở ngại trong thực tiễn hiện
nay. Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những
thành công của mô hình giáo dục hòa nhập quốc tế làm bài học kinh nghiệm đối
với giáo dục hòa nhập ở Việt Nam.
2. Nội dung
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận thực hiện thông qua thu thập thông tin, phân
tích những công trình nghiên cứu về hiệu quả của mô hình giáo dục hòa nhập ở
trường phổ thông để xây dựng cơ sở vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng thông qua quan sát biểu hiện bất bình thường của học
sinh trong các hoạt động học tập và phiếu hỏi về vấn đề giáo dục hòa nhập đối với
học sinh, giáo viên, nhà quản lý và phụ huynh học sinh để xây dựng những biện
pháp hỗ trợ giúp đỡ học sinh [5].
Nghiên cứu phân chia thành các giai đoạn của vấn đề hội nhập giáo dục.
Những vấn đề rào cản, những nỗ lực giáo dục đặc biệt đáp ứng nhu cầu của học
sinh đặc biệt và niềm tin của học sinh và gia đình về mô hình quản lí giáo dục hòa
MÔ HÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP VÀ KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
440
nhập tại các trường áp dụng. Thực tiễn xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập để từ
đó tìm ra hiệu quả của mô hình giáo dục hòa nhập.
2.2. Phân tích những rào cản đối với giáo dục hòa nhập
Phân tích những rào cản ảnh hưởng đến giáo dục hòa nhập ở trường phổ thông
đã được nhiều nghiên cứu đưa ra những biện pháp, những phương thức để hỗ trợ
các hoạt động giáo dục hòa nhập. Năm 2002 nhóm tác giả Jayne Pivik [11] thuộc
Đại học Ottawa, Canada đã nghiên cứu ảnh hưởng của các rào cản đến giáo dục hòa
nhập tại 8 trường phổ thông thuộc địa phận thành phố Ottawa. Năm 2001, nhóm
tác giả Baker và Donelly [12] đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến giáo
dục trẻ em đặc biệt. Năm 200 nhóm tác giả Hemmingsson và Borrel [13] đã nghiên
cứu ảnh hưởng một số rảo cản đối với giáo dục bậc trung học cơ sở trong giáo dục
hòa nhập. Những rào cản ảnh hưởng đến giáo dục hòa nhập của các nghiên cứu tập
chung nhiều đến rào cản như môi trường, thái độ cư xử cố ý, không cố ý và hạn chế
bản thân (xem bảng 1).
Các rào cản trong giáo dục hòa nhập được tác giả đề cập đến một số rào cản
như: Rào cản về môi trường bao gồm như cửa ra vào, lối đi, thang máy, cầu thang,
nhà vệ sinh, cầu thang dốc, tủ khóa và khu vực vui chơi. Rào cản về những thái độ
cố ý như bắt nạt về thể chất, bắt nạt về cảm xúc hay cô lập khi gặp khó khăn như
đẩy xe lăn hoặc cố tình khóa, kéo xe lăn lại. Rào cản về thái độ không chủ ý liên
quan đến sự thiếu hiểu biết về kiến thức, về giáo dục của các giáo viên và nhân
viên giáo dục. Rào cản về hạn chế khả năng bản thân cùng với những rào cản về
môi trường và thái độ mà học sinh đặc biệt phải đối mặt hàng ngày, họ còn phải
chịu những khó khăn liên quan đến tình trạng khuyết tật, khả năng giao tiếp, khéo
léo và vụng về.
Bảng 1: Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các rào cản đến giáo dục hào nhập
STT Jayne Pivik Baker và Donelly Hemmingsson và Borrel
1 Ảnh hưởng của môi
trường vật lý
Ảnh hưởng của động cơ
học tập tác động
Ảnh hưởng thiếu mong muốn
của học sinh giáo dục hòa
nhập trong nhà trường
2 Ảnh hưởng của ý thức cố
tình gây khó chịu
Quan điểm của cha me
học sinh đối với giáo
dục hòa nhập
Đời sống trợ giúp học tập trong
nhà trường với học sinh
3 Ảnh hưởng của chưa
hiểu biết
Môi trường vật lý tác
động đến học sinh bất
bình thường trong giờ
học ở trường phổ thông
Ảnh hưởng của tư duy nhận
thức bản thân học sinh giáo
dục hòa nhập đối với học sinh
bình thường trong cùng một
lớp học
441
4 Ảnh hưởng của hạn chế
bản thân đối với các
hoạt động học tập ở nhà
trường
Ảnh hưởng của chương
trình đối với đa đối học
sinh học tập
Ảnh hưởng của sự khéo léo
trong hoạt động học tập và sinh
hoạt liên quan đến các hoạt
động học tập
5 Cân bằng giữa kiến
thức và kĩ năng xã hội
2.3. Mô hình hệ thống giáo dục hòa nhập trường học ở Tây Ban Nha
Mô hình hệ thống giáo dục hòa nhập trong trường học được thiết kế xây dựng
dựa trên những vấn đề thực tiễn cần khắc phục tối đa những rào cản trong giáo dục
hòa nhập, cơ sở vật chất phải an toàn thuận lợi cho học tập và sinh hoạt, trang thiết
bị riêng có giáo dục hòa nhập. Từ đó mô hình hệ thống giáo dục hòa nhập được xây
dựng dựa theo qui trình mô hình giáo dục hòa nhập của Domenec (2014) [8]: lập
kế hoạch cho sự phát triển của mỗi đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt, tiến hành phát triển
các hoạt động cho giáo dục hòa nhập và đo lường và đánh giá tình hình thực tế để
phát triển từng cá nhân học sinh (xem hình 1).
Hình 1. Sơ đồ mô hình giáo dục hòa nhập học Domenec năm 2014
Mô hình giáo dục hòa nhập trong trường học cho thấy các trường sửa đổi cách
quản lý theo các tiêu chuẩn cho việc cung cấp giáo dục hòa nhập, quản lý dạy học
và phát triển chất lượng của học sinh bằng cách khám phá các tình huống có vấn
đề cần hòa nhập, sau đó tổng hợp tài liệu hướng dẫn thực hành cho giáo dục hòa
nhập trong nhà trường. Vấn đề căn bản để quản lý hợp tác nhóm học tập thành công
trong hệ thống nhà trường là phải quản lý giáo dục có tính đến tất cả các loại học
sinh theo nguyên lý của giáo dục hòa nhập để phát triển như sau:
Thứ nhất: Quản lý để đạt được sáng tạo và hợp tác nhóm trong giáo dục để áp
dụng cho kế hoạch phát triển với nhu cầu của từng học sinh đặc biệt theo 6 thành
phần quan trọng: sáng tạo, đạt được, hợp tác, giáo dục, kế hoạch và làm việc nhóm.
Nguyên lý của phương pháp tiếp cận này là xác định mục tiêu tiềm năng chung và
mục tiêu sáng tạo cho sự phát triển của học sinh bằng chuẩn bị một hệ thống giáo
dục hòa nhập cho từng cá nhân. Hợp tác và học tập trong nhóm để phát triển các
hoạt động của học sinh đặc biệt bởi hệ thống giáo dục hòa nhập và cùng đo lường
đánh giá tình huống thực tế.
MÔ HÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP VÀ KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
442
Thứ hai: Quản lý dạy học theo thời gian thực tế cụ thể dùng hệ thống dạy học
thông minh quản lí, có thể tổ chức hoạt động học tập hòa nhập trong lớp học [8].
Thứ ba: Phát triển chất lượng cho học sinh bằng cách đánh giá tình hình thực
tế nhằm góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng từng bước một. Đánh giá kết quả
theo nguyên tắc động viên khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.
Nhìn chung mô hình giáo dục hòa nhập Domenec năm 2014 là hợp lý, thú vị
và hữu ích có thể áp dụng toàn bộ trọng một bối cảnh xác định. Cách tiếp cận với
các cá nhân học sinh đặc biệt khác nhau, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh đặc
biệt được học tập hòa nhập bình thường, để có khả năng giáo dục cho tất cả các học
sinh. Hướng dẫn các trường học có thể tiếp cận tất cả các học sinh có thể học hỏi lẫn
nhau đến mức tối đa với bất cứ trở ngại khó khăn gì hay những cá nhân khác biệt.
Các trường học phải đáp ứng nhu cầu đa dạng trong học sinh và các mức độ học tập
khác nhau [9]. Đảm bảo chất lượng học tập bằng chương trình học tập, tổ chức và
chiến lược sư phạm phù hợp. Quản lý giáo dục được khuyến khích động viên, dịch
vụ hỗ trợ cung cấp tương ứng với nhu cầu của học sinh đặc biệt cần. Mỗi học sinh
đều được coi như thành viên của nhà trường có quyền lợi bình đẳng và công bằng.
Đây là mô hình giáo dục bằng đa trình độ đa phương tiện, phát huy tính tích
cực của học sinh, có hiệu quả kinh tế, đỡ tốn kém, số lượng đông trẻ em được đi
học. Một mô hình mà Việt Nam nên tham khảo để áp dụng phù hợp với hoàn cảnh
thực tiễn hiện nay
2.4. Kết quả của mô hình giáo dục hòa nhập của Domenec ở Tây Ban Nha
Mô hình được đánh giá thông qua nghiên cứu định lượng khảo sát về những
hạn chế về đi lại với lứa tuổi từ 9 đến 16 tuổi ở trường phổ thông, phụ huynh học
sinh và các giáo viên tham gia giảng dạy, quản lý về các loại rào cản ảnh hưởng đến
443
giáo dục hòa nhập như: về môi trường vật lý, về các thái độ cố ý phân biệt, bắt nạt
hay cô lập, về các thái độ không chủ ý như thiếu hiểu biết về nhận thức, về những
hạn chế bản thân học sinh. Nghiên cứu được thực hiện với từng nhóm học sinh,
nhóm thứ nhất gồm các học sinh lứa tuổi 9-13 đang học ở trường tiểu học và trung
học cơ sở. Nhóm thứ hai đối với các học sinh nam lứa tuổi từ 14 -16 đang học ở
bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, nhóm thứ ba với học sinh nữ lứa tuổi
9-15 tại 8 trường phổ thông ở Tây Ban Nha [7].
Kết quả cho thấy những rảo cản về nhận thức trong hoạt động học tập, tư duy
nhận thức, ý thức nhận thức chủ ý và không chủ ý trong giáo dục hòa nhập đã được
cải thiện rất nhiều qua từng thời gian đánh giá 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và 2 năm
tùy theo năng lực và mong muốn của từng học sinh giáo dục hòa nhập trong trường
phổ thông. Kết quả của mô hình chỉ ra rằng giáo dục hòa nhập cần phải đảm bảo
các yếu tố về mục tiêu, đội ngũ giảng viên và quản lí, cở sở vật chất trường học,
qui trình quản lí tổ chức hoạt động.
2.5. Kinh nghiệm giáo dục hòa nhập đối với Việt Nam
Giáo dục hòa nhập đã được áp dụng rộng rãi ở nước ta, hỗ trợ người khuyết
tật học tập và làm việc có cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức tối đa mà họ
có thể, nghĩa là hòa nhập trẻ khuyết tật và trẻ bình thường cùng trong một lớp học.
Để đạt được mục tiêu của giáo dục hòa nhập, Việt Nam tăng cường các khóa đào
tạo giáo viên, nhà quản lý và phụ huynh học sinh về các mô hình giáo dục hòa nhập
hiệu quả của quốc tế. Xây dựng trung tâm giáo dục hòa nhập có trách nhiệm nhân
rộng thành công sang các địa phương các huyện, xã khác. Thành lập các câu lạc bộ
phụ huynh học sinh tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các cha mẹ phụ
huynh, nhằm đảm bảo phụ huynh học sinh cũng có tiếng nói trong giáo dục hòa
nhập. Điều chỉnh phương pháp dạy học đa trình độ và nhiều phương pháp giáo dục
hữu hiệu trải nghiệm với những dạng học sinh khác nhau, cố gắng chọn trường học
gần nhất có thể nơi học sinh và gia đình sinh sống.
Hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở Việt Nam tăng về chất lượng các loại dịch vụ đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của người đặc biệt, thiết bị và cơ sở hạ tầng thu hẹp
khoảng cách về chất lượng dịch vụ khác nhau giữa các vùng miền, trung ương so
với các địa phương.
Đảm bảo quyền bình đẳng và có khả năng tiếp cận giáo dục hòa nhập cho trẻ
được thể hiện trong nhiều văn bản như luật bảo vệ, sức khỏe và giáo dục trẻ em của
Việt Nam đã qui định trong hiến pháp đảm bảo các quyền công dân không phân
biệt đối xử về các chế độ chính sách hỗ trợ và chăm sóc đảm bảo hòa nhập quốc tế.
Tất cả giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hòa nhập phải có những kỹ năng cần
thiết để cung cấp giáo dục hòa nhập [10].
MÔ HÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP VÀ KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
444
Để có thể hội nhập giáo dục với quốc tế, ngành giáo dục cần xây dựng kế
hoạch nâng cao nhận thức, phổ biến và hướng dẫn chính sách hỗ trợ về giáo dục
người khuyết tật cho tất cả cán bộ, giáo viên, người khuyết tật và cộng đồng. Phát
triển nâng cao chất lượng dịch vụ cộng đồng tập trung vào việc phát triển nguồn
nhân lực ở các cấp địa phương, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng cho các cơ sở cung
cấp dịch vụ giáo dục hòa nhập.
3. Kết luận
Từ thành công của mô hình giáo dục hòa nhập tại Tây Ban Nha, Việt Nam
cần xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập vượt qua những rào cản về môi trường,
ý thức chủ ý, ý thức không chủ ý và khắc phục hạn chế của bản thân để học sinh
giáo dục hòa nhập tiếp cận ngang bằng về kiến thức đối với học sinh bình thường
trong cùng một lớp học.
Kết quả thành công của mô hình giáo dục hòa nhập là bài học kinh nghiệm
cho giáo dục hòa nhập ở Việt Nam trong việc lựa chọn chương trình đào tạo phù
hợp đa đối tượng học tập, phương tiện dạy học, các hoạt động học tập. Chọn các
hoạt động phát triển người học có tính đến sự đa dạng của người học và đáp ứng
nhu cầu mong muốn và khả năng của từng người học. Giáo viên không nên sắp
xếp các hoạt động theo định hướng cá nhân mà không xem xét sự khác biệt giữa
các học sinh.
Tài liệu tham khảo
[1] UNESCO (2009) Policy Guidelines on Inclusive Education. Paris: UNESCO.
[2] Melanie Nind and Shereen Benjamin.(2009). “Methodological Challenges in
Researching Inclusive School Culture”. Education review, 56 (3), 259-270.
[3] Jackie Lambe (2007). “Student teachers, specialeducational needs and
inclusioneducation: reviewing thepotential for proplem based,e-learning
pedagogy to support practice”. Journal of Education for Teaching,33(3),359-377.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007, Quản lý giáo dục hoà nhập, NXB Phụ nữ.
[5] Phillips, L. Sapona, R.H. and Lubic, B.L. (1995). Developing partnerships
in inclusive education: One’s schools approach. Intervention in School and
Clinic, 30 (5), 262-272.
[6] Anna Lašáková, Ľubica Bajzíková, Indra Dedze (2017). Barriers and drivers of
innovation in higher education: Case study-based evidence across ten European
universities. International Journal of Education Development (55) 69-79.
445
[7] Hycner, R. H. (1985). Some guidelines for the phenomenological analysis of
interview data. Human Studies, 8, 279-303.
[8] Ana Doménech and Odet Moliner (2014). Families Beliefs About Inclusive
Education Model. Procedia Social and Behaviotal Sciences (116) 3286-3291.
[9] Josep M. Sanahuja Gavalda, Tan Qinyi (2012). Improving the process of
inclusive education in children with ASD in mainstream schools. Procedia -
Social and Behavioral Sciences 46 ( 2012 ) 4072 – 4076.
[10] Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. NXB Chính trị Quốc Gia. Hà Nội, 1992
[11] Jayne Pivik, Joan Mccomas, Marc Laflamme (2002). Barries and facilitation
to inclusive education. Counil for Exeptional Children (69) 97-107
[12] Baker, K., & Donelly, M. (2001). The social experience of children with
disability and the influence of environ- ment: A framework for intervention.
Disability & Soci- ety, 16(1), 71-85.
[13] Hemmingsson, H., & Borell, L. (2000). Accommoda- tion needs and student-
environment fit in upper sec- ondary schools for students with severe physical
disabilities. Canadian Journal of Occupational Therapy, 67(3), 162-172.
MÔ HÌNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÒA NHẬP VÀ KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM
446
MODEL FOR INCLUSIVE EDUCATION MANAGEMENT
AND APPLICATION IN VIETNAM
Nguyen Huu Chung1
Nguyen Trung Kien2
Abstract: In the curent context of international integration and globalization,
Vietnamese peoples will have opportunities to work in other countries.
However, barriers and facilitators to inclusive education suggestions for
removing those barriers. Inclusive education is a central step of education
management, it allow every child to learn, which is a human right. This
articlerefer to model for inclusive education management and application in
Vietnam. Education management for the children who have special needs
is based on a belief that every of them has capability and potential to learn,
work and develop if appropriate learning and working are granted.
Keywords: Inclusive education management, inclusive, barriers, facilitators,
special education.
1. University of Education, Vietnam National University - Hanoi;
Email: chungnh@vnu.edu.vn; ĐT: 0903496616.
2 University of Education, Vietnam National University - Hanoi;
Email: kiennt@vnu.edu.vn; ĐT: 0903410412.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_quan_li_giao_duc_hoa_nhap_va_kinh_nghiem_o_viet_nam.pdf