Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền
tảng của Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Để triển khai hiệu
quả Chương trình Giáo dục trung học cơ sở nói chung và giáo dục Khoa học
tự nhiên nói riêng cần thiết phải có nhiều điều kiện, trong đó có những yêu
cầu về cơ sở vật chất. Thiết kế mô hình, triển khai phòng học bộ môn Khoa
học tự nhiên, định hướng thực hành, kết nối và hỗ trợ với hoạt động giáo dục
STEM, nghiên cứu Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh, vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn là một trong những yêu cầu cấp
thiết cần triển khai.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mô hình phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
104 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
1. Đặt vấn đề
Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) được xây dựng và phát
triển trên nền tảng các khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học
và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của KHTN
là các sự vật, hiện tượng, quá trình, những thuộc tính cơ
bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Đồng
thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan
như Toán học, Tin học,... cũng góp phần thúc đẩy sự phát
triển không ngừng của KHTN. Vì vậy, KHTN là môn học
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của
học sinh (HS), có vai trò nền tảng trong việc hình thành và
phát triển thế giới quan khoa học của HS cấp Trung học cơ
sở (THCS) [1; tr.3].
Để thực hiện được mục tiêu chương trình THCS nói
chung và chương trình môn KHTN nói riêng, cần có sự
đổi mới đồng bộ về nội dung, chương trình, sách giáo
khoa, phương pháp dạy học, trong đó cần chú trọng đến
các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình như: Cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH), đội ngũ giáo viên
(GV), đặc biệt là cần có những phòng học với cấu trúc
không gian, hạ tầng cơ sở, trang bị nội thất, TBDH phù
hợp với yêu cầu dạy - học của mỗi môn học, đó là phòng
học bộ môn (PHBM).
Đối tượng nghiên cứu của môn KHTN gần gũi với đời
sống hằng ngày của HS. Bản thân các KHTN là khoa học
thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng
thực hành và PHBM, ở thực địa và các cơ sở sản xuất
có vai trò, ý nghĩa quan trọng và là hình thức dạy học
đặc trưng của môn học này [1; tr.3]. PHBM là phòng học
đặc thù được trang bị, lắp đặt các TBDH chuyên dùng để
tổ chức dạy học một hoặc một số môn học theo yêu cầu
chương trình giáo dục [2; tr.1].
PHBM KHTN được thiết kế nhằm tạo điều kiện tối ưu
để HS được làm việc, tự chiếm lĩnh tri thức thông qua
các hoạt động học tập khác nhau. HS khám phá thế giới
tự nhiên, tiếp nhận kiến thức qua việc đọc tài liệu, quan
sát thí nghiệm, thực hành trên TBDH, tiếp nhận kiến thức
bằng việc trao đổi, tranh luận qua việc học tập hợp tác theo
nhóm. GV và HS có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt
chuyên đề, tập làm nghiên cứu khoa học trong một khoảng
thời gian nhất định mà ở phòng học truyền thống không
thể thực hiện được. Bài viết này đề xuất mô hình cấu trúc
không gian, hạ tầng cơ sở và mô hình tổ chức hoạt động ở
PHBM KHTN trong nhà trường THCS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Căn cứ đề xuất mô hình phòng học bộ môn Khoa học tự
nhiên
Ngày 26 tháng 05 năm 2020, Bộ GD&ĐT đã ban hành
Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT về “Quy định tiêu chuẩn
cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” và
Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT về “Quy định PHBM của
cơ sở giáo dục phổ thông”, trong đó quy định rõ trường
THCS có tối thiểu 02 PHBM KHTN [3; tr.15]. Dựa trên
một số văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành về
PHBM KHTN, cũng như điều lệ trường THCS và một số
yêu cầu đổi mới về cơ sở vật chất đáp ứng Chương trình
Giáo dục phổ thông 2018 mà chúng tôi lấy làm căn cứ để
đề xuất mô hình cấu trúc không gian, hạ tầng cơ sở và mô
hình tổ chức hoạt động của PHBM KHTN.
2.2. Cấu trúc không gian và hệ thống kĩ thuật phòng học bộ
môn Khoa học tự nhiên
2.2.1. Phòng học
a. Yêu cầu về không gian
Theo Điều lệ trường THCS, mỗi lớp ở cấp THCS
không quá 45 HS. Do đó, diện tích phòng phải đảm
bảo không gian hoạt động cho 45 HS. Đối với PHBM
Mô hình phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên
ở trường trung học cơ sở
Vương Quốc Anh
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
52 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Email: vuonganh02@gmail.com
TÓM TẮT: Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền
tảng của Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Để triển khai hiệu
quả Chương trình Giáo dục trung học cơ sở nói chung và giáo dục Khoa học
tự nhiên nói riêng cần thiết phải có nhiều điều kiện, trong đó có những yêu
cầu về cơ sở vật chất. Thiết kế mô hình, triển khai phòng học bộ môn Khoa
học tự nhiên, định hướng thực hành, kết nối và hỗ trợ với hoạt động giáo dục
STEM, nghiên cứu Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh, vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn là một trong những yêu cầu cấp
thiết cần triển khai.
TỪ KHÓA: Trung học cơ sở; phòng học bộ môn; Khoa học tự nhiên; cơ sở vật chất.
Nhận bài 25/8/2020 Nhận bài đã chỉnh sửa 23/9/2020 Duyệt đăng 25/12/2020.
105SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 12/2020
KHTN, diện tích làm việc tối thiểu cho một HS là 1,85m²
[2; tr.3]. Dựa trên quy định về kích thước PHBM đã được
ban hành, chúng tôi đề xuất diện tích PHBM KHTN =
12m x 7,2m = 86,4m² (trong đó, chiều dài: 12m, chiều
rộng: 7,2m).
PHBM KHTN cần phải có một số yêu cầu về không
gian như sau: Cửa ra vào bố trí hợp lí, có cửa thông sang
phòng chuẩn bị; Cửa sổ có số lượng đủ, đảm bảo độ
thông thoáng; Đường đi lại giữa vị trí của GV với HS và
giữa các nhóm HS với nhau thuận tiện; Đường đi lại giữa
bàn HS và các tủ giá đựng đồ dùng học tập, bảng nhóm
thuận tiện; Có không gian để bố trí hợp lí các thiết bị
trình chiếu của GV như: Máy vi tính, máy chiếu đa năng,
máy chiếu qua đầu, tivi, video, camera; Có không gian
để bố trí hợp lí các tủ, giá thí nghiệm trong phòng học;
Có không gian để bố trí hợp lí các tủ HS, giá/tủ học liệu,
bình nước; Có không gian để bố trí hợp lí bồn rửa tay,
dụng cụ thí nghiệm.
b. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng
Hạ tầng cơ sở PHBM KHTN bao gồm hệ thống kĩ thuật
và hệ thống thiết bị nội thất chuyên dùng trong PHBM
KHTN. Ngoài những yêu cầu thiết kế đã được quy định
trong một số tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan, hạ tầng cơ
sở PHBM KHTN bao gồm các yêu cầu:
- Hệ thống điện: Có đường cấp điện cho bàn GV và các
bàn HS, điện cung cấp cho các phương tiện dạy - học; Có
hệ thống điều hành, phân phối điện chung cho toàn lớp
cũng như cho từng bàn HS; Mạng lưới điện trong phòng
phải được thiết kế, lắp đặt đúng và đảm bảo đầy đủ quy
định về an toàn điện.
- Hệ thống chiếu sáng: Tận dụng tối đa ánh sáng tự
nhiên bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào; Có hệ thống
đèn điện phục vụ cho những khi ánh sáng tự nhiên không
đủ; Có hệ thống rèm che khi cần.
- Hệ thống bàn ghế: Bàn HS: Bàn ghế HS trong các
PHBM KHTN là loại chuyên dùng, có cấu tạo hợp lí để
phù hợp với hoạt động thí nghiệm thực hành. Bàn mặt
bằng, chiều ngang tối thiểu 60cm, hai chỗ hoặc bốn chỗ.
Bàn được bố trí ổ điện, cầu chì hoặc aptomat bảo vệ. Vị
trí ổ điện và cầu chì bảo vệ không lắp đặt phía trên mặt
bàn giúp tận dụng không gian mặt bàn và thuận tiện cho
việc di chuyển sắp đặt bàn với các hình thức dạy - học
khác nhau; Ghế HS: Ghế đôn mặt tròn không liền bàn
để thuận tiện cho việc di chuyển của HS; Bàn GV: Bàn
phẳng, kích thước khoảng 1m x 1,5m. Bàn được bố trí ổ
cắm điện, có cầu chì hoặc Aptomat bảo vệ.
- Hệ thống bảng: Bảng đủ rộng, chống lóa, có thể thiết
kế bảng dài hoặc 2 bảng nhỏ; Bảng phụ, kích thức vừa
phải (80 x 100cm) có chân di chuyển.
- Hệ thống giá, tủ: Có hệ thống tủ, giá thí nghiệm để
đựng các thiết bị. Hệ thống tủ, giá cần được bố trí thuận
lợi tối đa cho quá trình dạy - học. Tủ HS là tủ ô nhỏ, là
nơi HS để đồ cá nhân khi cần.
- Hệ thống thông gió/điều hòa không khí: PHBM
KHTN cần được lắp hệ thống thông gió tự nhiên và nhân
tạo, đồng thời phải có hệ thống thoát khí, mùi, hơi độc;
Hệ thống máy điều hòa nhiệt độ.
- Hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Trang bị các thiết
bị phòng chống cháy nổ.
- Có hệ thống cung cấp, thoát nước phục vụ việc chuẩn bị
thí nghiệm và công tác vệ sinh; Có hệ thống xử lí chất thải.
2.2.2. Phòng chuẩn bị
Phòng chuẩn bị là nơi cất giữ, bảo quản, chuẩn bị
TBDH. Đồng thời cũng là nơi cải tiến, sửa chữa nhỏ các
thiết bị. Phòng chuẩn bị được bố trí liền kề, có cửa liên
thông với PHBM KHTN và có diện tích làm việc từ 12
m² đến 27 m² [2; tr.4]. Chúng tôi đề xuất diện tích phòng
chuẩn bị = 3,75m x 7,2m = 27m² (trong đó, chiều dài:
3,75m, chiều rộng: 7,2m).
Phòng chuẩn bị phải có không gian khô ráo và thoáng,
đảm bảo không gian để sắp xếp, bảo quản tại chỗ và
lưu chuyển các TBDH giữa PHBM KHTN và kho. Đồng
thời, cần có không gian cho GV và cán bộ phòng thí
nghiệm chuẩn bị tiến hành thử thí nghiệm trước khi
chuyển sang phòng học; Có đường vận chuyển thiết bị
qua lại PHBM KHTN.
Phòng chuẩn bị nên bố trí cửa ra vào được mở ở hành
lang. Khu vực chứa thiết bị được bố trí phía bên ngoài.
Khu vực này được trang bị một hệ thống tủ, giá để bảo
quản thiết bị; Khu vực chuẩn bị thí nghiệm của GV được
bố trí ở phía trong.
Phòng chuẩn bị phải đảm bảo yêu cầu về tiện nghi,
vệ sinh học đường, an toàn cháy nổ (hệ thống đèn chiếu
sáng chung, chiếu sáng cục bộ, các loại quạt gió, tủ hút,
bình chống cháy, tủ thuốc cấp cứu,...) và có hệ thống
cung cấp, thoát nước phục vụ việc chuẩn bị thí nghiệm
và công tác vệ sinh. Có hệ thống tủ, giá thí nghiệm để
đựng các thiết bị. Hệ thống tủ, giá cần được bố trí thuận
lợi tối đa cho quá trình dạy - học. Hệ thống tủ đựng các
hóa chất nên là tủ có cửa đóng kín, không bị ăn mòn bởi
hóa chất, tủ đặt ở gần nơi thông gió, đề phòng trường hợp
hóa chất rơi vãi trong quá trình lấy ra sử dụng.
2.2.3. Sơ đồ phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên
Theo quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ban
hành về “Quy định PHBM của cơ sở giáo dục phổ thông”
của Bộ GD&ĐT, trường THCS có tối thiểu 02 PHBM
KHTN. Qua nghiên cứu và xin ý kiến tư vấn chuyên gia,
chúng tôi đưa ra 2 cấu trúc mô hình PHBM KHTN như sau.
a. PHBM KHTN dùng để dạy học các chủ đề Vật lí,
Khoa học Trái đất (Phòng KHTN 1)
- Phòng chuẩn bị: Ngoài những yêu cầu chung, phòng
chuẩn bị của PHBM KHTN 1 cần bố trí bàn để GV chuẩn
bị dụng cụ và làm thí nghiệm. Bàn được bố trí ổ điện, cầu
chì. Mặt bàn phẳng, chịu nhiệt, không dẫn điện. Đồng
thời, có một bồn rửa phục vụ công tác vệ sinh phòng,
thiết bị.
Vương Quốc Anh
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
106 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
- Phòng học: Phòng học của PHBM KHTN 1 được bố
trí theo cấu trúc sau: Ở hành lang phía trước có hai cửa ra
vào và bốn cửa sổ, phía sau có bốn cửa sổ; có hệ thống
rèm cửa để có thể che ánh sáng khi cần thiết; Khu vực bục
giảng bố trí phía đối diện với phòng chuẩn bị để GV thuận
tiện trong việc di chuyển giữa hai phòng khi cần thiết.
Điều này tránh việc HS ngồi học sẽ không bị ảnh hưởng
của hoạt động bên khu vực phòng chuẩn bị; Bảng tương
tác được bố trí ở chính giữa, bảng viết bố trí ở hai bên.
Khu vực của GV: Hệ thống ổ cắm được gắn phía trên bàn
làm việc, có hộp bảo vệ. Khu vực HS: Có 3 chậu rửa, vòi
nước bố trí ở cuối phòng học; Bàn HS 4 chỗ ngồi có khả
năng chống chịu nhiệt, hóa chất, cơ học, đảm bảo thuận lợi
vệ sinh và bảo dưỡng; Bố trí 12 bàn kê làm hai dãy. Nếu
số HS ít thì có thể giảm bớt số bàn; Hệ thống ổ cắm điện
được gắn ở phía trên bàn, có hộp bảo vệ; Có đường thoát
nước và hệ thống xử lí chất thải; Có hệ thống thông gió
nhân tạo, máy điều hòa không khí; Khu vực hành lang có
thể bố trí tủ đựng một số dụng cụ đặc trưng của bộ môn
hoặc một số sách và tài liệu tham khảo.
b. PHBM KHTN dùng để dạy học các chủ đề Hóa học,
Sinh học (Phòng KHTN 2)
- Phòng chuẩn bị: Ngoài những yêu cầu chung, phòng
chuẩn bị của PHBM KHTN 2 có khu vực chứa hóa chất
được bố trí, sắp xếp, bảo quản trong tủ kín để không làm
ảnh hưởng, phá hủy các TBDH khác. Đồng thời phải có
hệ thống thoát khí thải, mùi và hơi độc; có đường thoát
nước và hệ thống xử lí chất thải.
- Phòng học: Phòng học của PHBM KHTN 2 ngoài
những yêu cầu đã được nêu ở PHBM KHTN 1 cần bổ sung
một số yêu cầu sau: Khu vực của GV: Hệ thống chậu rửa,
vòi nước, đường thoát nước được gắn với bàn làm việc;
Khu vực HS: Hệ thống chậu rửa, vòi nước, đường thoát
nước gắn với bàn học. Phối cảnh 3d PHBM KHTN:
- Phòng KHTN 1 (xem Hình 1).
Hình 1: Phối cảnh Phòng KHTN 1
- Phòng KHTN 2 (xem Hình 2):
Hình 2: Phối cảnh Phòng KHTN 2
2.3. Tổ chức hoạt động ở phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên
2.3.1. Quản lí phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên
Để khai thác có hiệu quả PHBM KHTN, trước hết
ban giám hiệu phải bố trí sắp xếp GV hợp lí; Bố trí sắp
xếp thời khóa biểu một cách khoa học nhất để tạo điều
kiện cho GV không trùng giờ, các tiết học thực hành thí
nghiệm không trùng nhau, HS phải di chuyển ít nhất.
Ban giám hiệu và tổ chuyên môn dựa vào nội quy chung
của nhà trường và đặc thù riêng của PHBM KHTN để
soạn thảo những nội quy, quy định cụ thể về quyền lợi,
nghĩa vụ của GV và HS trong quá trình khai thác, sử
dụng và bảo quản PHBM KHTN. PHBM KHTN phải có
đầy đủ các loại sổ sách: Sổ quản lí tài sản; Sổ đăng kí sử
dụng PHBM KHTN; Sổ mượn và trả thiết bị; Sổ nhật kí
PHBM KHTN.
107SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 12/2020
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cán bộ phụ trách
PHBM cũng cần tổ chức sắp xếp bố trí PHBM KHTN
một cách khoa học, hợp lí.
Đối với phòng chuẩn bị: Khu vực chứa thiết bị: Cần
bố trí các tủ, giá thí nghiệm hợp lí; Sắp xếp thiết bị các
môn học theo loại hình thiết bị: Khu vực tranh ảnh, mô
hình, dụng cụ,; Sắp xếp các TBDH theo nội dung từng
phần học: Thiết bị môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa
học Trái Đất; Sắp xếp các TBDH theo từng lớp học;
Sắp xếp TBDH theo vật liệu: Không để chung đồ thủy
tinh với các đồ kim loại,; Cần ghi kí hiệu và tên các
TBDH để dễ tìm trong khi sử dụng; Khu vực chuẩn bị thí
nghiệm: Đối với khu vực chuẩn bị thí nghiệm, cần dành
một diện tích thích hợp để cho GV và cán bộ thí nghiệm
chuẩn bị thí nghiệm trước khi lên lớp. Nếu trường nào có
điều kiện về diện tích mặt bằng thì bố trí một diện tích để
tủ, giá đựng các dụng cụ đã chuẩn bị cho giờ học sắp tới
ngay kề bên với phòng học để nhanh chóng và thuận tiện
cho việc triển khai, tổ chức hoạt động dạy học.
Đối với phòng học: Ngoài khu vực bục giảng của GV,
khu vực để bàn ghế cho HS, có thể trang bị một số tủ
kính nhỏ với một số sách về chuyên môn để tham khảo,
treo một số tranh ảnh đặc trưng của bộ môn, chân dung
các nhà bác học tiêu biểu. Đối với các thiết bị nghe nhìn
thường xuyên sử dụng thì bố trí ngay ở phòng học ở vị
trí thích hợp để thuận tiện sử dụng, không bị ảnh hưởng
tới việc đi lại trong phòng và tầm quan sát của HS. Máy
chiếu đa năng có thể bố trí treo cố định trên trần; Các
thiết bị không thường xuyên sử dụng hoặc thiết bị dùng
chung thì bố trí trong tủ đẩy để dễ dàng di chuyển và
không bị ảnh hưởng tới chất lượng của thiết bị.
2.3.2. Tổ chức dạy học
PHBM KHTN được sử dụng để tổ chức dạy học các nội
dung về thí nghiệm thực hành theo yêu cầu của chương
trình môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; hoạt động giáo
dục STEM; hoạt động nghiên cứu khoa học; hoạt động
ngoại khóa. Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất, TBDH và
phương pháp dạy học mà GV xây dựng kế hoạch dạy học
cụ thể trước khi tổ chức dạy học trong PHBM KHTN.
Công việc chuẩn bị khi tổ chức dạy học trong PHBM
KHTN như sau:
- Đối với GV: Để tổ chức dạy học có hiệu quả trước
hết GV cần đăng kí kế hoạch sử dụng PHBM với cán bộ
phụ trách PHBM KHTN để cán bộ phụ trách chuẩn bị
dụng cụ.
Việc thiết kế bài giảng (soạn giáo án) cũng cần được
chuẩn bị như khi chuẩn bị tổ chức dạy học trong lớp học
thông thường.
Về tổ chức hoạt động: Trong một tiết học, GV có thể
tổ chức nhiều hình thức học tập khác nhau cho HS: Hoạt
động cá nhân, cặp đôi, nhóm nhỏ, cả lớp.
GV có thể thiết kế bài giảng bằng chương trình
Microsoft Power Point hoặc một số phần mềm soạn bài
giảng điện tử như: Violet, Adobe Presenter để hỗ trợ
trong quá trình tổ chức hoạt động. Quá trình thiết kế cần
chọn những nội dung cô đọng nhất như những tiêu đề,
câu hỏi, các kết luận.
GV có thể sử dụng nhiều loại hình thiết bị để dạy trong
một tiết, một phần hoặc một vấn đề nào đó.
GV cần làm thí nghiệm cũng như kiểm tra TBDH trước
khi lên lớp ít nhất một ngày: Với các phương tiện nghe
nhìn, GV kiểm tra có hoạt động bình thường không, nếu
có sự cố thì tìm cách khắc phục hoặc điều chỉnh cho phù
hợp; Làm thí nghiệm kiểm tra: Làm cẩn thận tất cả các
thí nghiệm sẽ được thực hiện trong tiết học tới. Trong
quá trình làm thí nghiệm, GV tìm ra những yếu tố ảnh
hưởng tới thành công hay thất bại của thí nghiệm để điều
chỉnh, khắc phục và có những lưu ý cho HS trong quá
trình các em làm thí nghiệm. Đồng thời, thông qua việc
kiểm tra các thí nghiệm, GV sẽ có những sáng tạo mới
để thí nghiệm thành công hơn. Trong một số trường hợp,
GV phải điều chỉnh giáo án của mình cho phù hợp. GV
có thể thực hiện thí nghiệm hoặc hướng dẫn HS tổ chức
thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch đề ra.
- Đối với cán bộ phụ trách PHBM KHTN (nhân viên
thiết bị, thí nghiệm): Cán bộ phụ trách PHBM KHTN
cần chuẩn bị TBDH của GV bộ môn đã đăng kí. Với
những TBDH nghe nhìn, nếu được dùng chung với nhiều
môn học thì phải yêu cầu GV đăng kí sớm hơn để có kế
hoạch phân bổ chung cho không bị chồng chéo; Kiểm tra
chất lượng các TBDH. Khắc phục những hư hỏng nhỏ.
Với những hư hỏng không tự khắc phục được thì báo cáo
và đề nghị sửa chữa khắc phục kịp thời; Làm thí nghiệm
kiểm tra; Cùng với GV bố trí, sắp xếp các dụng cụ thí
nghiệm vào trong các tủ để ở phòng học. Nên phân chia
dụng cụ theo các nhóm thí nghiệm và đánh số nhóm để
HS thuận tiện trong quá trình sử dụng.
- Đối với HS: Đối với mỗi tiết học học ở PHBM, HS
cần nắm vững các kiến thức cơ bản đã học; Ôn tập bài cũ,
chuẩn bị bài mới và các yêu cầu mà GV đã giao; Chuẩn
bị những đồ dùng cần thiết phục vụ bài học.
GV tổ chức hoạt động dạy và học theo tiến trình đã
soạn thảo. Tuy nhiên, tùy vào thực tế dạy - học mà có
những điều chỉnh cho phù hợp. Về nguyên tắc trong một
tiết học bất kì có thí nghiệm hoặc không có thí nghiệm,
GV có thể tổ chức các hoạt động sau: Hoạt động GV với
tất cả HS; Hoạt động của cá nhân mỗi HS; Hoạt động cặp
đôi (02 HS); Hoạt động nhóm nhỏ HS.
GV chia lớp HS thành các nhóm, tối thiểu là 6 nhóm.
Nếu có điều kiện thì số nhóm có thể nhiều hơn, khoảng 4
HS/nhóm. Các HS ngồi cùng một bàn hoặc hai bàn liền
Vương Quốc Anh
NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN
108 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
nhau ở trong cùng một nhóm. Trong một nhóm có cả HS
nam, HS nữ, có HS khá giỏi, trung bình, yếu.
Khi HS đang làm việc cá nhân hoặc làm việc chung cả
lớp chuyển sang hoạt động nhóm nên HS không phải di
chuyển nhiều, HS trong cùng bàn tạo thành một nhóm
hoặc HS ở hai bàn liền nhau tạo thành một nhóm. Khi đó,
HS ở bàn trên chỉ cần quay ngược lại làm việc với HS ở
bàn dưới. Việc sử dụng ghế đôn mặt tròn tạo điều kiện
thuận lợi cho HS thay đối tư thế, vị trí ngồi cũng như việc
di chuyển. Trong quá trình học tập, căn cứ vào thực tế mà
GV có thể phân chia lại nhóm cho phù hợp.
2.3.3. Hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học
Ngoài việc tổ chức hoạt động dạy - học trong chương
trình chính khóa, tổ nhóm chuyên môn có thể tổ chức
một số hoạt động ngoại khóa cho GV và HS. Mỗi hoạt
động học cần được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung
và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành. Tổ chức
cho HS có say mê khoa học thành lập câu lạc bộ nghiên
cứu khoa học, câu lạc bộ STEM. Để thiết kế được các
hoạt động STEM cho HS, đòi hỏi sự trao đổi, phối hợp
giữa các GV bộ môn. Trong hoạt động STEM đó, GV
các bộ môn cần làm rõ những kiến thức mà môn học của
mình tác động [4; tr. 50]. Sau khi triển khai các hoạt động
STEM, GV cần phân tích, giải thích cho HS về kiến thức
của từng môn học mà HS đã được tìm hiểu, khám phá
thông qua hoạt động có trong nội dung bài học. HS cũng
có thể cùng nhau nghiên cứu thêm các thí nghiệm ngoài
chương trình chính khóa, nghiên cứu trao đổi về thiết bị
tự làm, tự chế hay tổ chức thảo luận về một vấn đề khó
trong học tập cũng như các phát minh, ứng dụng mới
trong đời sống kĩ thuật.
2.4. Một số gợi ý về trang bị phòng học bộ môn Khoa học tự
nhiên
2.4.1. Số lượng phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên
Để đảm bảo yêu cầu dạy học môn KHTN ở trường
THCS, chúng tôi đề xuất số lượng PHBM KHTN tối
thiểu ở mỗi cấp độ, khu vực trường như sau (kết hợp
giữa văn bản quy định về số lượng phòng học và yêu cầu
của môn KHTN):
Cấp độ trường
Khu vực
Tiêu chuẩn
cơ sở vật
chất tối thiểu
Tiêu chuẩn
cơ sở vật
chất mức
độ 1
Tiêu chuẩn
cơ sở vật
chất mức
độ 2
Trung du, đồng
bằng, thành phố 02 phòng 03 phòng 04 phòng
Miền núi, vùng sâu,
hải đảo 01 phòng 01 phòng 02 phòng
Đối với các trường THCS có nhiều điểm trường thì mỗi điểm
trường cần có tối thiểu 01 PHBM KHTN
2.4.2. Thiết bị phòng học bộ môn Khoa học tự nhiên
a. TBDH
TBDH của PHBM KHTN cần được trang bị đồng bộ
với mức độ tối đa nhưng không trùng lặp. Với TBDH
bộ môn, cần trang bị theo danh mục TBDH tối thiểu do
Bộ GD&ĐT ban hành. Bên cạnh việc đảm bảo TBDH
tối thiểu, khuyến kích các trường kết nối mạng Internet,
sử dụng máy tính, màn chiếu, trang bị một số phần mềm
dạy học chuyên dụng và thiết bị công nghệ tin học hỗ
trợ việc dạy học như thiết bị nghe nhìn, bảng tương tác,
học liệu điện tử, máy tính cá nhân, máy in 3D, Ngoài
ra, nên khuyến khích, động viên GV tự làm TBDH như
tranh ảnh, mô hình, thiết bị, dụng cụ, bổ sung vào kho
thiết bị chung của trường và của PHBM.
b. Thiết bị nội thất chuyên dùng
Các thiết bị nội thất chuyên dùng trong PHBM KHTN
cần được trang bị theo yêu cầu của Thông tư 14/2020/
TT-BGDĐT ban hành về “Quy định PHBM của cơ sở
giáo dục phổ thông”. Với các trường điều kiện kinh tế
còn khó khăn, có thể tận dụng hệ thống thiết bị nội thất
cũ (cải tạo, sửa chữa), xây dựng kế hoạch mua sắm bổ
sung để hoàn thiện (nguồn kinh phí có thể huy động từ
xã hội hóa và ngân sách nhà nước).
3. Kết luận
PHBM KHTN đóng vai trò quan trọng trong quá trình
dạy - học môn KHTN ở trường THCS. Việc tổ chức
hoạt động dạy - học trong PHBM KHTN góp phần tăng
cường năng lực chuyên môn cho GV, phát triển kĩ năng,
năng lực cho HS. Căn cứ vào mô hình PHBM KHTN
đã nghiên cứu đề xuất, các trường THCS có thể áp dụng
một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của trường. Đối
với các trường THCS đã xây dựng PHBM Vật lí, Hóa
học, Sinh học mà không thể cải tạo theo mô hình đề xuất,
có thể giữ nguyên các PHBM hiện tại và đánh số theo
thứ tự. Ví dụ: PHBM KHTN 1 (dùng dạy học chủ đề Vật
lí, Khoa học Trái Đất), PHBM KHTN 2 (dùng dạy học
chủ đề Hóa học, Sinh học), Đối với các trường THCS
có PHBM Vật lí, Hóa học, Sinh học liền kề nên cải tạo,
sửa chữa thành PHBM KHTN theo mô hình đề xuất. Đối
với các trường THCS xây mới nên thiết kế và xây dựng
PHBM KHTN đủ số lượng theo các tiêu chuẩn, thông tư
về PHBM và theo mô hình mà nhóm nghiên cứu đề xuất.
Những trường có điều kiện kinh tế còn khiêm tốn mà
có dư phòng học thông thường thì có thể cải tạo thành
PHBM KHTN dựa trên mô hình đã đưa ra. Khi thực hiện
phương án này, ta phải chấp nhận cấu trúc và không gian
sẵn có. Nếu một trường có từ hai PHBM KHTN trở lên
thì nên bố trí sát nhau để dùng chung một phòng chứa
thiết bị và chuẩn bị thí nghiệm.
109SỐ ĐẶC BIỆT THÁNG 12/2020
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình Giáo dục
phổ thông môn Khoa học tự nhiên.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/5/2020), Thông tư số
14/2020/TT-BGDĐT ban hành Quy định phòng học bộ
môn của cơ sở giáo dục phổ thông.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/5/2020), Thông tư số
13/2020/TT-BGDĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ
sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học.
[4] Tăng Minh Dũng - Nguyễn Thị Nga - Lê Thái Bảo Thiên
Trung, (2017), Thiết kế hoạt động STEM: Sự cần thiết
phải hợp tác giữa giáo viên các bộ môn, Hội thảo khoa
học Giáo dục STEM trong Chương trình Giáo dục phổ
thông mới.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (28/3/2011), Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học
cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
[6] Bộ Khoa học và Công nghệ, (2011), Tiêu chuẩn Quốc gia
TCVN 8794:2011, Trường Trung học - Yêu cầu thiết kế.
A MODEL OF NATURAL SCIENCE CLASSROOMS IN SECONDARY SCHOOLS
Vuong Quoc Anh
The Vietnam National Institute of Educational Sciences
52 Lieu Giai, Ba Dinh, Hanoi, Vietnam
Email: vuonganh02@gmail.com
ABSTRACT: Natural Science is a subjects that is developed on the basis
of Physics, Chemistry, Biology and Earth Science. In order to effectively
implement the secondary education program in general and the natural
science education in particular, many conditions, including the material
facilities are required. Designing models, creating classrooms for teaching
Natural Science subject, orienting on practice, connecting and supporting
with STEM education, scientific and technical research for students, applying
interdisciplinary knowledge to solve practical problems is considered as the
urgent requirements to be implemented.
KEYWORDS: Secondary education; subject room; Natural Science; material facilities.
Vương Quốc Anh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_phong_hoc_bo_mon_khoa_hoc_tu_nhien_o_truong_trung_ho.pdf