Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (HTGQVĐ) là một trong những năng
lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Năng lực
HTGQVĐ có đặc điểm (a) sự tồn tại của một nhóm người học gồm ít nhất hai
người trở lên, (b) có một vấn đề cần giải quyết và một mục tiêu chung, và (c) để
giải quyết vấn đề nhóm người học không chỉ cần có năng lực nhận thức mà còn
cần đến cả năng lực xã hội, năng lực giao tiếp. Cấu trúc năng lực HTGQVĐ gồm
4 thành tố (1) Cùng nhau xác định và thống nhất được vấn đề cần giải quyết; (2)
Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để cùng xác định không gian vấn đề và các giải
pháp cần có (3) Cùng nhau lập kế hoạch và tiến hành thực hiện giải quyết vấn đề
và (4) Đánh giá hiệu quả của giải pháp và quá trình hợp tác. Các thành tố này liên
quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân
tích cấu trúc tâm lý của năng lực HTGQVĐ.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mô hình cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là xương sống, là đích đến của quá trình HTGQVĐ.
Ngoài ra, để HTGQVĐ hiệu quả còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan
như nhu cầu, động cơ, tính cách, trình độ kinh nghiệm của cá nhân đó, cá nhân
đó có nhu cầu, động cơ thúc đẩy mạnh mẽ sẽ tích cực hợp tác cùng giải quyết vấn
đề, cá nhân đó có tính cách vui vẻ, hòa đồng, tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt và
có khả năng nhận thức tốt và vốn kinh nghiệm phong phú sẽ thúc đẩy quá trình
hợp tác giải quyết vấn đề tốt hơn và dần dần phát triển được năng lực HTGQVĐ ở
bản thân, ngược lại, nếu cá nhân không có nhu cầu, động cơ cùng HTGQVĐ, cá tính
mạnh, không thích lắng, thiếu tôn trọng, trình độ nhận thức kém, thiếu kinh nghiệm
chắc chắn khó có thể HTGQVĐ. Ngoài ra, những yếu tố khách quan như loại vấn
đề không cần thiết phải hợp tác, nhóm quá đông, môi trường ồn ào, không khuyến
khích HTGQVĐ chắc chắn cũng ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển năng
lực HTGQVĐ, ngược lại, nếu môi trường ủng hộ, khích lệ HTGQVĐ, nhóm hợp tác
có số lượng thành viên phù hợp, vấn đề bắt buộc phải hợp tác mới giải quyết được sẽ
ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành và phát triển năng lực này. Dưới đây, chúng
tôi sẽ phân tích và mô tả cụ thể về bốn thành tố của năng lực HTGQVĐ:
Bảng 1: Mô tả thành phần cấu trúc năng lực HTGQVĐ
Năng lực thành phần Mô tả
(1) Cùng nhau xác định và
thống nhất được vấn đề
cần giải quyết
- Chỉ ra, phân tích, thuyết phục được các thành viên
trong nhóm về vấn đề cần giải quyết
- Lắng nghe, phân tích và chỉ rõ được những điểm
chung trong các ý kiến của các thành viên trong
nhóm
- Thống nhất, gọi tên được vấn đề chung và cam kết
cùng hợp tác giải quyết vấn đề
(2) Chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm để cùng xác định
không gian vấn đề và các
giải pháp cần có
- Trình bày kinh nghiệm, hiểu biết và quan điểm của
cá nhân trước nhóm về các hướng phát triển của
vấn đề.
- Đề xuất các biện pháp giải quyết theo các hướng
phát triển của vấn đề.
- Cùng nhau xác định được quy luật phát triển của
vấn đề và các giải pháp cần có.
Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 375
(3) Cùng nhau lập kế hoạch
và tiến hành thực hiện giải
quyết vấn đề
- Cùng nhau xác định mục tiêu, nội dung, cách thức
tiến hành và thời gian từng công việc cụ thể để giải
quyết vấn đề.
- Phân công công việc phù hợp và mỗi cá nhân đều
hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như của nhóm.
- Triển khai kế hoạch và hỗ trợ nhau trong quá trình
giải quyết vấn đề.
- Linh hoạt trong xử lý tình huống khi triển khai và
giám sát công việc của cá nhân và công việc chung
của nhóm.
(4) Đánh giá hiệu quả của
giải pháp và quá trình hợp
tác
- Đánh giá được mức độ giải quyết vấn đề
- Chỉ ra được hiệu quả của các giải pháp mà nhóm
đã thực hiện.
- Phân tích được những đóng góp của từng cá nhân
trong việc hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
- Rút ra được bài học kinh nghiệm về quá trình hợp
tác giải quyết vấn đề.
Dựa trên mô hình cấu trúc năng lực HTGQVĐ, chúng tôi sẽ xây dựng các chỉ
số chỉ báo về biểu hiện hành vi của HS có năng lực này ở các mức độ từ thấp đến
cao. Từ đó, giúp GV đánh giá được năng lực của HS thông quan biểu hiện hành vi
cụ thể và GV có thể vạch hướng đi, rèn luyện cho HS các kĩ năng, biểu hiện hành vi
cụ thể tiếp theo để phát triển năng lực của mình. Bản thân HS cũng có khả năng tự
đánh giá năng lực của mình dựa trên các biểu hiện hành vi. Với mô hình cấu trúc
năng lực HTGQVĐ được xây dựng, chúng tôi/những nhà nghiên cứu sau có thêm
cơ sở lí luận vững chắc, làm tiền đề triển khai nghiên cứu phát triển năng lực này ở
HS trong thực tiễn.
4. Kết luận
Năng lực HTGQVĐ là một trong những năng lực cốt lõi cần được hình thành
cho công dân tương lai và đây cũng là một trong những năng lực chung cần có trong
chương trình giáo dục phổ thông mới. Năng lực HTGQVĐ được phát triển dựa trên
các năng lực thành phần: (1) Cùng nhau xác định và thống nhất được vấn đề cần giải
quyết; (2) Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm để cùng xác định không gian vấn đề và các
giải pháp cần có; (3) Cùng nhau lập kế hoạch và tiến hành thực hiện giải quyết vấn
đề và (4) Đánh giá hiệu quả của giải pháp và quá trình hợp tác. Các thành tố này
liên quan chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Với cấu trúc mới có sự phối kết hợp một
cách linh hoạt giữa năng lực nhận thức và năng lực tham gia, giao tiếp, quản lý cảm
Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế
CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành376
xúc và giải quyết bất đồng, mâu thuẫn điều đó thể hiện được một cách tường minh
về một người có năng lực HTGQVĐ và chỉ ra được con đường hình thành năng lực
này ở HS. Từ đó, để phát triển năng lực HTGQVĐ trong thực tiễn cần: (1) Nâng cao
nhận thức, trang bị kỹ năng và hình thành thái độ HTGQVĐ cho HS. Quá trình hình
thành năng lực bao giờ cũng cần tích lũy đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ; (2)
Nhà giáo dục/GV cần quan tâm chú ý đến thiết kế các hoạt động/nhiệm vụ đòi hỏi
tính hợp tác giải quyết vấn đề: HS chỉ có thể hợp tác thực sự khi có nhiệm vụ/hoạt
động đòi hỏi tính hợp tác; (3) GV tạo môi trường hợp tác, khuyến khích và ghi nhận
năng lực HTGQVĐ của HS. Việc phát triển năng lực HTGQVĐ cần được thực hiện
và khuyến khích ở mọi nơi và trong mọi hoạt động; (4) Tập huấn nâng cao nhận
thức, trang bị kỹ năng và hình thành thái độ cho giáo viên trong việc phát triển năng
lực HTGQVĐ Lý luận và những đề xuất bước đầu trong việc phát triển năng lực
HTGQVĐ trong nghiên cứu này là cơ sở hữu ích cho các nghiên cứu sâu hơn về lý
luận cũng như tiến hành thực nghiệm trong dạy học, giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Dương Thị Anh (2016), “Năng lực hợp tác giải
quyết vấn đề trong dạy học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam”, Tạp chí
Quản lý Giáo dục số 80 (Tr 8 -14).
2. Đinh Thi Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hoàng Minh, 2009, Tâm lý học đại
cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Dillenbourg, P., & Traum, D. (2006), Sharing solutions: persistence and
grounding in multimodal collaborative problem solving. The Journal of the
Learning Sciences, 15 (1) 121 – 151.
5. Griffin, P. & E. Care. (2015), Assessment and Teaching of 21st Century Skill.
Methods and Approach (Eds) Springer. Dordrecht.
6. Nancy Willhnganz, Collaborative Problem Solving:
camosun.bc.ca/col laborativeps. htm
7. OECD (2015), PISA 2015, Draft Collaborative Problem Solving framework.
8. O’Neil, H. F, Chuang, S. H. (2008), Measuring collaborative problem solving in
low- stakes tests. Im E. L. Baker, J Dickieson, W. Wulfeck & H. F. O’Neil (Eds.),
Assessment of problem solving using simulations (pp. 177 - 199). Mahwah, NJ:
Lawrence Erbaum Associates.
9. O’Neil, H. F, Chuang, S. H, & Chung, G. K. U. K. (2003). Isues in the computer-
based asessment of collaborativeproblem solving. Asessment in Education, 10,
Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG lỰc NGƯỜI HỌc 377
361 – 373.
10. Rod Windle and Suzanna Warre (2015). Collaborative Problem Solving: Step in
the Process.
STRUCTURE MODEL COLLABORATIVE PROBLEM SOLVING COMPETENCE
Abstract: Collaborative problem solving competence (CPS) is one of the core
competencies needed to be formed for students in the context of globalization. CPS
competence has characteristics (a) the existence of a group of learners consisting
of at least two people, (b) having a problem to solve and a common goal, and (c)
to solve the problem group of learners need not only cognitive competence but
also need of social competence y, communication competence... CPS structure
consists of 4 elements (1) Identify and agree on the problem to be solved together;
(2) Sharing information and experiences to determine the problem space and
solutions needed (3) Planning together and implementing problem solving and
(4) Evaluate the effectiveness of the solution and the cooperation process. These
elements are closely related and complementary. In this article, we focus on
analyzing the psychological structure of CPS competence.
Keywords: Competence, Collaborative problem solving, Collaborative problem
solving competence.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mo_hinh_cau_truc_nang_luc_hop_tac_giai_quyet_van_de.pdf