Mô hình bệnh tật người cao tuổi tại khoa ngoại tiêu hóa gan mật và khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh từ 8/2012 đến 7/2013

Mở đầu: Nhu cầu phẫu thuật (PT) ở ngưởi cao tuổi (NCT) ngày càng tăng. Lão hóa làm tăng nguy cơ biến

chứng chu phẫu. Thế giới có nhiều nghiên cứu về ngoại khoa ở NCT. Tuy nhiên, Việt Nam chưa quan tâm nhiều

đến vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm xác định mô hình bệnh tật của NCT PT tại hai khoa ngoại bệnh viện (BV)

Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu. Thống kê mô hình bệnh tật qua hồ sơ bệnh án của

1015 bệnh nhân NCT PT tại khoa ngoại tiêu hóa gan mật và khoa ngoại tổng hợp BV đại học Y Dược TPHCM

từ 8/2012 đến 7/2013. Tìm các mối tương quan và liên quan giữa các biến số liên quan nằm viện của NCT PT

bằng hồi qui tuyến tính, hồi qui logistic đơn biến và đa biến.

Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 1015 BN NCT (tuổi trung bình 70,43±7,87). Các bệnh ngoại khoa thường

gặp gồm: sỏi đường mật, sỏi túi mật, bướu ác đại trực tràng. Tỉ lệ bệnh nội phối hợp là 89,9% với các bệnh như:

Tăng huyết áp (THA), bệnh thận mạn, bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB), đái tháo đường (ĐTĐ). Các biến

chứng (BC) hậu phẫu (HP) gồm: Chảy máu, viêm phổi, suy thận cấp với tỉ lệ BC là 25,5%. Có 1,1% NCT xuất

viện với tình trạng bệnh nặng xin về. Có mối tương quan thuận giữa tuổi, số bệnh nội phối hợp, số BC, thời gian

nằm viện và số thuốc dùng. BN có giảm albumin, giảm kali, giảm natri máu thì thời gian nằm viện và số BC HP

nhiều hơn BN không có rối loạn này. BN có giảm albumin, giảm kali máu thì tuổi cao hơn. BN với tình trạng

xuất viện bệnh nặng xin về có số bệnh nội phối hợp nhiều hơn

pdf7 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mô hình bệnh tật người cao tuổi tại khoa ngoại tiêu hóa gan mật và khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh từ 8/2012 đến 7/2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát  405 MÔ HÌNH BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI   TẠI KHOA NGOẠI TIÊU HÓA GAN MẬT VÀ KHOA NGOẠI TỔNG HỢP  BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH   TỪ 8/2012 ĐẾN 7/2013   Trương Hồ Tường Vi*, Thân Hà Ngọc Thể **, Nguyễn Văn Trí ***  TÓM TẮT  Mở đầu: Nhu cầu phẫu thuật (PT) ở ngưởi cao tuổi (NCT) ngày càng tăng. Lão hóa làm tăng nguy cơ biến  chứng chu phẫu. Thế giới có nhiều nghiên cứu về ngoại khoa ở NCT. Tuy nhiên, Việt Nam chưa quan tâm nhiều  đến vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm xác định mô hình bệnh tật của NCT PT tại hai khoa ngoại bệnh viện (BV)  Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).  Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu. Thống kê mô hình bệnh tật qua hồ sơ bệnh án của  1015 bệnh nhân NCT PT tại khoa ngoại tiêu hóa gan mật và khoa ngoại tổng hợp BV đại học Y Dược TPHCM  từ 8/2012 đến 7/2013. Tìm các mối tương quan và liên quan giữa các biến số liên quan nằm viện của NCT PT  bằng hồi qui tuyến tính, hồi qui logistic đơn biến và đa biến.   Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 1015 BN NCT (tuổi trung bình 70,43±7,87). Các bệnh ngoại khoa thường  gặp gồm: sỏi đường mật, sỏi túi mật, bướu ác đại trực tràng. Tỉ lệ bệnh nội phối hợp là 89,9% với các bệnh như:  Tăng huyết áp (THA), bệnh thận mạn, bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB), đái tháo đường (ĐTĐ). Các biến  chứng (BC) hậu phẫu (HP) gồm: Chảy máu, viêm phổi, suy thận cấp với tỉ lệ BC là 25,5%. Có 1,1% NCT xuất  viện với tình trạng bệnh nặng xin về. Có mối tương quan thuận giữa tuổi, số bệnh nội phối hợp, số BC, thời gian  nằm viện và số thuốc dùng. BN có giảm albumin, giảm kali, giảm natri máu thì thời gian nằm viện và số BC HP  nhiều hơn BN không có rối loạn này. BN có giảm albumin, giảm kali máu thì tuổi cao hơn. BN với tình trạng  xuất viện bệnh nặng xin về có số bệnh nội phối hợp nhiều hơn.  Kết luận: Sỏi đường mật, sỏi túi mật, bướu ác đại tràng là những bệnh ngoại hàng đầu. NCT PT thường đi  kèm với nhiều bệnh nội phối hợp và có nhiều BC HP. Có mối tương quan thuận và liên quan giữa các biến số liên  quan nằm viện ở NCT PT.   Từ khóa: mô hình bệnh tật, người cao tuổi, phẫu thuật  ABSTRACT  MORBIDITY PATTERN IN ELDERLY SURGICAL PATIENTS AT DEPARTMENTS OF SURGERY   IN UNIVERSITY MEDICAL CENTER  Truong Ho Tuong Vi, Than Ha Ngoc The, Nguyen Van Tri   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 405 ‐ 411  Background: The demand for surgery in older patients is rising. Aging probably increases perioperative risk  factors. There are a lot of studies of geriatric surgery in the world but a few in Vietnam. Therefore, the objective of  this  study  is  to  identify  the morbidity  pattern  in  elderly  surgical  patients  at  two  surgical  departments  of  University Medical Centre.   * Đơn vị lão khoa bệnh viện ĐHYD TP. HCM.    ** Bộ Môn Lão Khoa, đơn vị lão khoa bệnh viện ĐHYD TP. HCM.  Tác giả liên lạc: BS Trương Hồ Tường Vi   ĐT: 01679269777  Email: trhtuongvi_0102@yahoo.com.vn.   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 406 Methods: Prospective descriptive cross‐sectional study. We make statistics of morbidity pattern based on  medical records of 1015 elderly surgical patients at department of hepatobiliary and gastrointestinal surgery and  department of general surgery of University Medical Center from August of 2012 to July of 2013. We use linear  regression and  logistic regression to  identify  the association and  the correlation among  in‐hospital variables of  surgical elderly patients.  Results: We  included  1015  patients  (mean  age:70.43±7.87). The most  common  surgical diagnoses were  biliary stone, gallstone and colorectal cancer. The percentage of comorbidity was 89.9%. Hypertention was the  main  coexisting  disease,  followed  by  chronic  kidney  disease,  coronary  artery  disease  and  diabetes.  The  complication  rate was 25.5% and  the mortality  rate was 1.1%. Postoperative bleeding, pneumonia and acute  kidney failure were the most frequent complications. There were positive correlations between age, the number of  comorbidities, the number of complications, the number of medications used and the length of stay in hospital.  The patients suffered  the conditions of hypoalbuminemia, hypokalemia, hyponatremia had more  the number of  complications and the length of stay in hospital than ones not suffer those conditions. Similarly, the patients who  had the hypoalbuminemia, hypokalemia were elder than ones did not. Finally, the patients discharged with death  status had more comorbidities than others.  Conclusions:  The most  common  surgical  diagnoses were  biliary  stone,  gallstone  and  colorectal  cancer.  Hypertention,  chronic  kidney disease,  coronary  artery disease  and diabetes were  the most  frequent  coexisting  disease. Besides, the main complications were postoperative bleeding, respiratory and acute kidney failure. There  were positive correlations and associations among in‐hospital variables of elderly surgical patients.  Keyword: morbidity, elderly, surgery  ĐẶT VẤN ĐỀ  Dân số thế giới ngày càng già đi. NCT hiện  chiếm 60% PT nói chung và dự kiến tăng 13%  vào 2010 và 31% vào 2020(15). Tiến bộ trong nội  khoa, ngoại khoa và gây mê mở rộng PT  trên  NCT,  tuy  nhiên  quá  trình  lão  hóa  làm  tăng  nguy  cơ BC  chu phẫu. Do  đó, khảo  sát bệnh  ngoại khoa ở NCT ngày càng quan trọng. Thế  giới có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng  Việt  Nam  chưa  quan  tâm  nhiều.  BV  ĐH  Y  Dược là tuyến cuối các tỉnh phía Nam, đến nay  vẫn chưa có khoa lão dù điều trị số lượng BN  NCT  đông  đảo  và  cũng  chưa  có  nghiên  cứu  thống kê nào về NCT. Do  đó,  chúng  tôi  thực  hiện nghiên cứu này.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Dân số mục tiêu  Tất cả BN NCT PT  tại khoa ngoại  tiêu hóa  gan mật và khoa ngoại tổng hợp BV Đại Học Y  Dược TPHCM.  Tiêu chuẩn chọn mẫu  Từ dân số mục tiêu chúng tôi dùng phương  pháp  chọn mẫu  ngẫu  nhiên  hệ  thống  chọn  ra  1015 trường hợp BN NCT PT tại khoa ngoại tiêu  hóa  gan mật  và  khoa  ngoại  tổng  hợp  BV  Đại  Học Y Dược từ 08/2012 đến 07/2013 có hồ sơ lưu  trữ đầy đủ các thông tin cần khảo sát.  Tiêu chuẩn loại trừ  BN  chuyển  khoa,  trốn  viện  hoặc  có  hồ  sơ  không đầy đủ các thông tin nghiên cứu.  Các  bệnh  không  có  trong  ICD‐10  theo  khuyến cáo của WHO năm 1993.  Phương pháp nghiên cứu  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu.  Phương pháp tiến hành nghiên cứu  Nghiên  cứu  điều  tra  trực  tiếp  và  theo  dõi  qua hồ sơ bệnh án từ lúc nhập viện đến lúc xuất  viện,  dựa  theo  bảng  thu  thập  số  liệu  đã  xây  dựng.   Định nghĩa các biến số  Tuổi, giới, nơi  cư  trú,  tình  trạng  xuất viện,  thời gian nằm viện, các bệnh ngoại khoa khiến  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát  407 BN  PT,  các  bệnh  nội  khoa  phối  hợp,  các  biến  chứng HP, các loại thuốc và số loại thuốc, chỉ số  khối  cơ  thể  và  cận  lâm  sàng  (giảm  albumin,  giảm natri, giảm kali máu).  Xử lý và phân tích số liệu  ‐ Xử lý bằng phần mềm SPSS 17.0, có ý nghĩa  thống kê khi giá trị p< 0,05 (2‐tailed).  ‐ Biến số định lượng  + Có phân phối chuẩn được  trình bày dưới  dạng  trị số  trung bình  (± độ  lệch chuẩn), dùng  phép kiểm T‐student để so sánh sự khác biệt.  + Không  có phân phối  chuẩn  được mô  tả  bằng giá trị trung vị (khoảng tứ phân vị), dùng  phép kiểm Mann – Whitney để so sánh sự khác  biệt.  ‐ Biến số định tính được trình bày dưới dạng  tỷ  lệ  phần  trăm,  dùng  phép  kiểm  Chi  bình  phương để so sánh sự khác biệt.  ‐ Tìm mối liên quan và tương quan giữa các  biến  số  liên quan nằm viện  thông qua hồi qui  tuyến tính, hồi qui logistic đơn biến và đa biến.   KẾT QUẢ  Đặc  điểm  dân  số  học,  lâm  sàng,  cận  lâm  sàng của mẫu nghiên cứu  Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu 70,43 ±  7,87 với 43,6% BN NCT là nữ.  Bảng 1. Phân bố theo đặc điểm dân số học, lâm sàng,  cận lâm sàng  Đặc điểm % Tuổi 60-69 tuổi 51,6 70-79 tuổi 31,9 ≥ 80 tuổi 16,5 Nơi cư trú Nội thành 21,2 Ngoại thành 0,7 Tỉnh khác 78,1 Chỉ số khối cơ thể Gầy 15 Bình thường 52,9 Thừa cân 16,5 Béo phì độ I 13,7 Béo phì độ II 1,9 Mô hình và đặc điểm bệnh tật của người cao tuổi  Bảng 2. Mô hình bệnh ngoại khoa, bệnh nội phối hợp và biến chứng hậu phẫu  Bệnh ngoại khoa Bệnh nội phối hợp tiền phẫu (89,9%) Biến chứng hậu phẫu (25,4%) Sỏi đường mật (8,5%) THA (57,9%) Chảy máu sau mổ (11,6%) Sỏi túi mật (8%) Bệnh thận mạn (25,8%) Viêm phổi (2,7%) Bướu ác đại tràng (7,4%) BTTMCB (23,8%) Suy thận cấp (1,2%) Phì đại TLT (6,6%) Hạ kali máu (19,6%) Xẹp phổi (0,8%) Bướu ác gan (6,3%) Đái tháo đường (15,7%) Tràn dịch màng phổi (0,7%) Bướu ác dạ dày (6,1%) Thiếu máu (13%) Lú lẫn cấp (0,6%) Thoát vị bẹn (4,5%) Hạ natri máu (11,6%) Cơn THA (0,5%) Sỏi niệu quản (4,1%) VLDDTT (7,1%) VPQ cấp (0,3%) Bướu ác trực tràng (3,5%) VGSV (6,5%) Nhiễm trùng vết mỗ (0,2%) Bướu ác đường mật (3,5%) Lao phổi (6,1%) Tụt huyết áp (0,2%) Bảng 3. Phân bố bệnh ngoại khoa, bệnh nội phối hợp và biến chứng hậu phẫu theo nhóm tuổi (với khác biệt có ý  nghĩa thống kê)  Nhóm bệnh N (%) p 60-69 tuổi (n=524) 70-79 tuổi (n=324) ≥ 80 tuổi (n=167) Bệnh ngoại khoa Sỏi đường mật 30 (5,7) 33 (10,2) 23 (13,8) <0,001 Phì đại TLT 19 (3,6) 29 (9) 19 (11,4) <0,001 Bướu ác gan 49 (9,4) 11 (3,4) 4 (2,4) <0,001 Bệnh nội phối hợp THA 258 (49,2) 216 (66,7) 114 (68,3) <0,001 Bệnh thận mạn 96 (18,3) 97 (29,9) 69 (41,3) <0,001 BTTMCB 97 (18,5) 87 (26,9) 58 (34,7) <0,001 Hạ kali máu 80 (15,3) 67 (20,7) 52 (31,1) <0,001 Hạ natri máu 49 (9,4) 37 (11,4) 32 (19,2) 0,03 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 408 Nhóm bệnh N (%) p 60-69 tuổi (n=524) 70-79 tuổi (n=324) ≥ 80 tuổi (n=167) VGSV 50 (9,5) 9 (2,8) 7 (4,2) <0,001 Lao phổi 25 (4,8) 20 (6,2) 17 (10,2) 0,04 Biến chứng hậu phẫu Chảy máu sau mổ 44 (8,4) 43 (13,3) 31(18,6) 0,001 Viêm phổi 11 (2,1) 4 (1,2) 12 (7,2) <0,001 Bảng 4 Phân bố bệnh ngoại khoa, bệnh nội phối hợp và biến chứng hậu phẫu theo giới tính (với khác biệt có ý  nghĩa thống kê)  Nhóm bệnh N (%) p Nam (n=572) Nữ (n=443) Bệnh ngoại khoa Sỏi đường mật 40 (7) 46 (10,4) 0,05 Sỏi túi mật 24 (4,2) 56 (12,6) <0,001 Phì đại TLT 67 (11,7) 0 <0,001 Bướu ác gan 46 (8) 18 (4,1) 0,01 Thoát vị bẹn 43 (7,5) 3 (0,7) <0,001 Bệnh nội phối hợp THA 304 (53,1) 284 (64,1) <0,001 BTTMCB 121 (21,2) 121 (27,3) 0,02 Hạ kali máu 80 (14) 119 (26,9) <0,001 Lao phổi 52 (9,1) 10 (2,3) <0,001 Bảng 5. Phân bố bệnh ngoại khoa, bệnh nội phối hợp và biến chứng hậu phẫu theo nơi cư trú (với khác biệt có ý  nghĩa thống kê)  Nhóm bệnh N (%) p Nội thành (n=215) Ngoại thành (n=7) Tỉnh khác n=793) Bệnh ngoại khoa Bướu ác dạ dày 11 (5,1) 2 (28,6) 49 (6,2) 0,04 Bướu ác ĐT 24 (11,2) 0 51 (6,4) 0,04 Bệnh nội phối hợp THA 147 (68,4) 1 (14,3) 198 (25) <0,001 Đái tháo đường 52 (24,2) 0 107(13,5) <0,001 Mối  liên  quan  giữa  các  biến  số  trong  nghiên cứu  Bảng 6. Mối tương quan giữa tuổi và các biến số liên  quan nằm viện (có ý nghĩa thống kê)  Tuổi r p Số bệnh nội phối hợp 0,3 <0,001 Số biến chứng 0,2 <0,001 Số ngày nằm viện 0,1 0,002 Số thuốc trước PT 0,2 <0,001 Số thuốc N1 HP tại khoa 0,1 0,02 Số thuốc toa XV 0,1 <0,001 Bảng 7. Mối tương quan giữa số bệnh nội phối hợp  và các biến số liên quan nằm viện (có ý nghĩa thống  kê)  Số bệnh nội phối hợp r p Số biến chứng 0,2 <0,001 Số ngày nằm viện 0,22 <0,001 Số thuốc trước PT 0,4 <0,001 Số thuốc N1 HP khoa hồi sức 0,12 <0,001 Số thuốc N1 HP tại khoa 0,24 <0,001 Số thuốc toa XV 0,3 <0,001  Bảng 8. Mối tương quan giữa số biến chứng hậu  phẫu và các biến số liên quan nằm viện (có ý nghĩa  thống kê)  Số biến chứng sau mổ r p Số ngày nằm viện 0,3 <0,001 Số thuốc trước PT 0,12 <0,001 Số thuốc N1 HP khoa hồi sức 0,3 <0,001 Số thuốc N1 HP tại khoa 0,3 <0,001 Số thuốc toa XV 0,07 0,02 Bảng 9. Mối liên quan giữa các yếu tố cận lâm sàng  và các biến số liên quan nằm viện  OR 95% [CI] (p) Giảm albumin Giảm kali máu Giảm natri máu Tuổi 1,03 [1,01- 1,06] (0,021) 1,04 [1,01-1,06] (0,001) 1,02 [0,99- 1,05] (0,2) Số ngày nằm viện 1,07 [1,04-1,1] (<0,001) 1,05 [1,03-1,07] (<0,001) 1,07 [1,04-1,1] (<0,001) Số biến chứng HP 2,6 [2,13-3,23] (<0,001) 9,7 [7,03-13,35] (<0,001) 6,5 [4,65-9] (<0,001) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát  409 Bảng 10. Mối liên quan giữa các biến số liên quan  nằm viện và tình trạng xuất viện  OR 95% [CI] (p) Tuổi Số bệnh nội phối hợp Số biến chứng HP Tình trạng xuất viện 1,08 [0,99-1,17] 0,07 1,41 [1,04-1,91] 0,03 1,4 [0,77-2,5] 0,27  BÀN LUẬN  Nghiên  cứu  chúng  tôi  gồm  1015  BN NCT  PT,  chiếm  29,14%  tổng  số BN  PT  tại  hai  khoa  ngoại, tương tự số liệu của BV thống kê về tỉ lệ  NCT điều trị nội trú tại BV trong năm vừa qua  (30,3%), cao hơn một nghiên cứu tại Mỹ của tác  giả Bailes BK tại trường Đại học Texas năm 2000  (20%) [3].   Đặc điểm dân số học, lâm sàng và cận lâm  sàng của mẫu nghiên cứu  Tuổi trung bình 1994 Hàn Quốc Jin-pok và cs >65 tuổi(6) 2008 Brazil Machado AN và cs >55 tuổi(11) 2012-2013 VN Chúng tôi >60 tuổi 72,5 70,8 ± 8,1 70,4± 7,9 BMI TB ± ĐLC Jennifer Racz và cs 2000-2007 145 BN > 90t(5) Machado AN và cs 2008 403 BN > 55t(11) Chúng tôi 2012-2013 PT chương trình PT cấp cứu Sống sót Tử vong HP 23,9 22,2 24,6±5,3 21,3±5 22,06±0,27 Mô hình và đặc điểm bệnh tật của người cao tuổi phẫu thuật  Mô hình bệnh ngoại   Y văn Hàn Quốc(6) 1994 BV đại học Seoul Jin-pok và cs(6) 2000-2007 Đại học Ontario Jennifer và cs(5) Chúng tôi Bệnh đường mật lành tính Bướu ác dạ dày Bướu ác đại trực tràng Sỏi đường mật, túi mật Bướu ác dạ dày Bướu ác đại trực tràng Thoát vị bẹn Bướu ác đại tràng Bướu ác đại tràng Sỏi túi mật, đường mật Bướu ác gan Bướu ác gan Bướu ác dạ dày Năm 2008, tại Brazil, tác giả Machado AN và  cộng sự (cs) cho thấy các bệnh tiêu hóa và niệu  có  tỉ  lệ  cao  nhất  67,2%  và  9,4%(11),  tương  tự  nghiên  cứu  chúng  tôi  chủ  yếu  các  bệnh  thuộc  nhóm này (47,8% và 10,7%). Tỉ lệ thừa cân, béo  phì 32,1%, phù hợp với  tỉ  lệ  sỏi  đường mật và  sỏi  túi mật  là hai bệnh ngoại khoa  thường gặp  nhất trong nghiên cứu chúng tôi.  Khi  phân  bố  theo  nhóm  tuổi,  sỏi  đường  mật, phì đại tiền  liệt tuyến và bướu ác gan có  khác  biệt  theo nhóm  tuổi. Theo  giới  tính,  sỏi  đường mật,  sỏi  túi mật  ở nữ  cao hơn  ở nam,  hoàn  toàn phù hợp với y văn về ngoại khoa.  Bướu  ác  gan  và  thoát  vị  bẹn  cao  hơn  ở  giới  nam có ý nghĩa thống kê. Với nơi cư trú, bướu  ác đại tràng cao hơn ở BN ở nội thành và bướu  ác dạ dày  cao nhất  ở ngoại  thành  có ý nghĩa  thống kê.  Mô hình bệnh nội phối hợp  1995 2 ĐH San Francisco Liu LL và cs(10) 2000-2007 ĐH Ontario Jennefer R. và cs(5) 2008 Machado AN và cs(11) 2011 Ý Bettelli G.(4) Chúng tôi THA Bệnh tim THA THA THA Bệnh phổi Bệnh phổi Thiếu máu BTTMCB Bệnh thận mạn Bệnh thận mạn Thần kinh ĐTĐ ĐTĐ BTTMCB Huyết học BTTMCB COPD Hạ kali máu Dạ dày ruột Bệnh thận mạn ĐTĐ Tỉ lệ THA, bệnh thận mạn, BTTMCB, hạ kali  máu, lao phổi, VLDDTT và VGSV càng tăng khi  tuổi càng cao; tỉ lệ THA, BTTMCB, hạ kali máu,  ĐTĐ ở nữ cao hơn nam; tỉ lệ THA và ĐTĐ ở BN  sống ở nội thành cao hơn có ý nghĩa thống kê so  với hai khu vực kia.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 410 Mô hình biến chứng hậu phẫu  1995 2 ĐH San Francisco Liu LL và cs(10) 1997 ĐH California Leung JM(9) 2000 Chicago Mitchell S. King(13) 2008 Brazil Machado AN và cs(11) 2012-2013 Chúng tôi Tim mạch Tim mạch Nhiễm trùng Nhiễm trùng Chảy máu Hô hấp Thần kinh Hô hấp Phổi Hô hấp Thần kinh Hô hấp Vết thương Tim mạch, Thận Suy thận cấp Nghiên cứu chúng tôi Chảy máu HP 11,6% Viêm phổi HP 2,7% Hô hấp HP* 4,5% Suy thận cấp HP 1,2% Nghiên cứu nước ngoài 1997-2004 122 BV Mỹ(19) 1999-2000 52 BV Maryland(8) 1992 Pedersen T. Đan Mạch(14). 2005-2006 Kheterpal S và cs(7) 10-92% 0,8% 4,1% 1% *: Biến chứng hô hấp nói chung trong nghiên cứu chúng  tôi (VP, VPQ cấp, TDMP, xẹp phổi)  Mối  liên  quan  giữa  các  biến  số  trong  nghiên cứu  Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được một số  mối tương quan nhưng hệ số tương quan thấp,  mặc dù có ý nghĩa thống kê.  Số BC và tử vong tăng theo tuổi tương tự ba  nghiên  cứu  tại Mỹ  sau: Năm1998‐2002  tác  giả  Sung VW. và cs cho thấy tuổi càng cao thì số BC  càng tăng với r (<60tuổi: 0,1; 60‐69 tuổi: 0,5; 70‐79  tuổi: 0,9;  ≥80  tuổi: 2,8 với p < 0,1) và  tuổi  càng  cao  thì  tử  vong  càng  tăng  (60‐69  tuổi: OR  3,4  [95% CI 1,7‐6,9]; 70‐79 tuổi: OR 4,9 [95% CI 2,2‐ 10,9];  ≥80  tuổi,  OR  13.6  [95%  CI  5,9‐31,4]),  so  <60tuổi)(17). Nghiên  cứu  của  tác  giả  Turrentine  FE. và cs năm 2002‐2005(18) chỉ  ra  tuổi càng cao  thì BC HP càng tăng (vết thương, p=0,021; thận,  p=0,001;  tim mạch, p=0,0004; hô hấp, p<0,0001)  và tử vong tăng (p=0,001). Tương tự với nghiên  cứu  năm  2000  của  tác  giả  Mitchell  S.  King  MD.và cs(13).  Tuổi  càng  cao  thì  thời gian nằm viện  càng  dài tương tự nghiên cứu của tác giả Matin SF ở  Mỹ  năm  1997‐2001  (p=0,02)(12)  và  tác  giả  Al‐ Refaie WB và  cs  tại  trường  đại học Minnesota  năm 2005‐2007(2).  Một bài tổng hợp đánh giá chu phẫu ở NCT  năm 2005 của  tác giả David B. Loran và cs cho  thấy bệnh nội phối hợp làm tăng tử vong và BC  HP ở NCT PT(16). NCT càng bị nhiều BC HP thì  thời  gian nằm  viện  và  số  thuốc  sử dụng  càng  tăng, tương tác giả Leung JM tại ĐH California  năm 1997 (p<0,001)(9).  KẾT LUẬN  Các  bệnh  ngoại  khoa  thường  gặp  như  sỏi  đường mật, sỏi  túi mật, bướu ác đại  tràng, phì  đại  tiền  liệt  tuyến.  89,9% NCT PT  có bệnh nội  phối  hợp  với  các  bệnh  như:  THA,  bệnh  thận  mạn, BTTMCB và ĐTĐ. Các biến chứng thường  gặp  như: Chảy máu HP,  viêm  phổi,  suy  thận  cấp. Tuổi có mối tương quan thuận với các biến  số nằm viện và cận lâm sáng. Số bệnh nội phối  hợp  có mối  tương  quan  thuận  với  số  BC HP,  thời gian nằm viện,  số  thuốc dùng và  cũng  có  mối liên quan với các rối loạn cận lâm sàng. Số  BC HP có mối  tương quan  thuận với  thời gian  nằm  viện,  số  thuốc dùng  và  cũng  có mối  liên  quan với các  rối  loạn cận  lâm sàng. Tình  trạng  XV bệnh nặng xin về có  liên quan với số bệnh  nội phối hợp tiền phẫu.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Tổng  cục  thống  kê  (2003),  ʺĐiều  tra  biến  động  dân  số  KHHGĐ năm 2001‐ 2003ʺ, pp. 13‐14.   2. Al‐Refaie WB, Parsons HM  and  et  al  (2010),  ʺMajor  cancer  surgery  in the elderly: results  from  the American College of  Surgeons National Surgical Quality Improvement Programʺ,  Ann surg, Vol. 251 (2), pp. 311‐318.  3. Bailes BK.  (2000),  ʺPerioperative  care of  the  elderly  surgical  patientʺ, AORH J., Vol. 72 (2), pp. 186‐207.  4. Bettelli  G.  (2011),  ʺPreoperative  evaluation  in  geriatric  surgery: comorbidity,  functional status and pharmacological  historyʺ, Minerva Anestesiol, Vol. 77 (6), pp. 637‐646.  5. Jennifer R, Luc D (2009), ʺElective and emergency abdominal  surgery in patients 90 years of age or olderʺ, J can chir, Vol. 55  (5), pp. 322‐328.  6. Kheterpal S, Tremper KK and et al (2009), ʺDevelopment and  validation of  an  acute kidney  injury  risk  index  for patients  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Ngoại Tổng Quát  411 undergoing general surgery: results from a national data setʺ,  Anesthesiology, Vol. 110 (3), pp. 505‐515.   7. Kim  JP, Kim SJ and Lee  JH  (1998),  ʺSurgery  in  the aged  in  Koreaʺ, JAMA.1998, Vol. 133 (1), pp. 18‐23.  8. Kozlow  JH, Berenholtz SM and  et al  (2003),  ʺEpidemiology  and  impact of aspiration pneumonia  in patients undergoing  surgery  in Maryland, 1999‐2000ʺ, Crit Care Med., Vol. 31  (7),  pp. 1930‐1937.   9. Leung  JM  and  Dzankic  S  (1997),  ʺRelative  importance  of  preoperative  health  status  versus  intraoperative  factors  in  predicting  postoperative  adverse  outcomes  in  geriatric  surgical patients.ʺ J Am Geriatr Soc. 2001 Aug, Vol. 49 (8), pp.  1080‐1085.  10. Liu  LL  and  Leung  JM  (2000),  ʺPredicting  adverse  postoperative outcomes in patients aged 80 years or olderʺ, J  Am Geriatr Soc, Vol. 48 (4), pp. 405‐412.  11. Machado AN, Sitta MC and et al (2008), ʺPrognostic facactors  for mortality among patients above the 6th decade undergoin  g  non‐cardiac  surgery:  (cares  –  clinical  assesement  and  research in elderly surgical patients)ʺ, Clinics 2008, Vol. 63 (2),  pp. 151‐156.  12. Matin SF, Abreu S and et al  (2003),  ʺEvaluation of age and  comorbidity  as  risk  factors  after  laparoscopic  urological  surgery.ʺ J Urol., Vol. 170 (4 Pt1), pp. 1115‐1120.   13. Mitchell S, King MD  (2000),  ʺPreoperative Evaluationʺ, Am  Fam Physician, Vol. 62 (2), pp. 387‐396.  14. Pedersen T, Viby‐Mogensen  J and et al  (1992),  ʺAnaesthetic  practice  and  postoperative  pulmonary  complicationsʺ, Acta  Anaesthesiol Scand, Vol. 36 (8), pp. 812‐818.  15. Rosenthal  RA,  Zenilman  ME  and  Katlic  MR  (2011),  ʺPrinciples and Practice of Geriatric Surgeryʺ, Springer.  16. Schneider  JR, Droste  JS,  Schindler N,  et  al.  (2000),  ʺCarotid  endarterectomy  in  octogenarians:  comparison  with  patient  characteristics and outcomes in younger patientsʺ, J Vasc Surg  2000, Vol. 31 (5), pp. 927–935.  17. Sung VW, Weitzen S and et al (2006), ʺEffect of patient age on  increasing morbidity and mortality following urogynecologic  surgeryʺ, Am J Obstet Gynecol, Vol. 194 (5), pp. 1411‐1417.   18. Turrentine FE, Wang H and et al (2006), ʺSurgical risk factors,  morbidity, and mortality  in elderly patientsʺ,  J Am Coll Surg  2006 Dec, Vol. 203 (6), pp. 865‐877.   19. Wu WC,  Trivedi A  and  et  al  (2012),  ʺAssociation  between  hospital  intraoperative  blood  transfusion  practices  for  surgical blood loss and hospital surgical mortality ratesʺ, Ann  Surg, Vol. 255 (4), pp. 708‐714.  Ngày nhận bài báo: 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf405_9693.pdf