Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La

Nghiên cứu nhằm đánh giá mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, bằng phương pháp nghiên cứu thu thập, kế thừa tài liệu, điều tra thực địa, xã hội học, thống kê, phân tích tổng hợp được thực hiện từ 2016 đến tháng 6/2020. Kết quả chỉ ra rằng xã Ngọc Chiến có đủ điều kiện tự nhiên, xã hội và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để triển khai mô hình này. Trong đó gồm mô hình trồng Sơn tra (táo mèo) trên đất dốc, trồng thảo quả dưới tán rừng, chăn nuôi đại gia súc và nuôi cá hồi, phát triển du lịch, là hướng đi đúng góp phần nâng cao đời sống người dân địa phương, giảm xói mòn đất, duy trì được các chức năng của hệ sinh thái rừng. Để nhân rộng được mô hình này, các giải pháp cần thực hiện gồm: Phát triển đường giao thông nông thôn, phát triển kinh tế rừng, dựa vào rừng, thay đổi nhận thức và tập quán canh tác lạc hậu, hướng đến sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mường La) mùa lúa chín ở Ngọc Chiến cũng vào khoảng tháng 9 - 10, gần như trùng với thời điểm lúa chín ở Mù Cang Chải. Từ Mù Cang Chải đi sang Ngọc Chiến cũng khá tiện đường, nên có thể kết hợp 2 địa điểm này trong cùng một hành trình du lịch. 3.3. Giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở xã Ngọc Chiến trong bối cảnh biến đổi khí hậu 3.3.1. Mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở xã Ngọc Chiến Tại xã Ngọc Chiến, mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã bước đầu được xây dựng thông qua việc hình thành các hương ước quản lý và bảo vệ rừng theo cộng đồng thôn bản. Ban Quản lý bảo vệ rừng cấp bản được cộng đồng địa phương lựa chọn bình bầu và chịu trách nhiệm chính về tuần tra, bảo vệ, phát hiện các vi phạm về rừng trong phạm vi quản lý gồm 27 người và 15 trưởng bản. Trong xã, chính sách chi trả DVMTR đã đem lại hiệu quả thiết thực, tỷ lệ độ che phủ rừng ngày càng tăng, tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép giảm, đời sống của người dân được hưởng lợi từ rừng cũng ngày càng cao. Người dân đã có ý thức hơn trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn chế hạn hán, lũ lụt, phù hợp với tập quán của đông đảo đồng bào các dân tộc. Kết quả được thể hiện phê duyệt số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của xã Ngọc Chiến mỗi năm tăng lên khá nhiều, cụ thể: năm 2017 là 2.961.498.000 đ [9], năm 2018 là 4.605.731.000 đ [13] và năm 2019 là 8.595.704.000 đ [14]. Nghĩa vụ, trách nhiệm của các hoạt động khuyến khích bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng được thể hiện trong Bảng 5. Bảng 5. Các nội dung chính trích trong hương ước bảo vệ rừng ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La STT Nội dung Hoạt động 1 Nghĩa vụ - Khi đốt nương, phải thông báo cho các hộ xung quanh để cùng nhau thu dọn và quản lý lửa. Trước khi đốt phải phát băng cản lửa rộng 2 - 3 m, đốt từ trên xuống dưới dốc. - Nuôi gia súc phải có chuồng trại, người chăn dắt. - Khi dùng lửa trong rừng, phải dập tắt lửa ngay trước khi dời đến chỗ khác. 2 Khuyến khích Tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng, tham gia vào các tổ, đội tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và tự nguyện tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng, không gây ra cháy rừng. - Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện hương ước quản lý bảo vệ rừng. Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 105 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - Trồng, bảo vệ rừng. - Được phát triển kinh tế thông qua việc thực hiện sản xuất nông, lâm kết hợp. - Khi đi lên nương rẫy kết hợp với việc tuần tra bảo vệ rừng. 3 Nghiêm cấm - Không chặt phá, không tàng trữ, buôn bán, vận chuyển lâm sản, săn bắn động vật rừng, phát nương, làm rẫy trái phép. - Không lấn chiếm rừng dưới mọi hình thức. - Không chứa chấp các đối tượng từ địa phương khác đến cư trú, khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép (từ Yên Bái sang,...). (Nguồn: Ông Lò Văn Sây, Phó Chủ tịch xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, 2020) Nhìn chung, mô hình bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng tại xã Ngọc Chiến có nhiều ưu điểm như vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của người dân tộc, như chấp thuận cho phép tận dụng cành khô là củi đốt, lâm sản ngoài gỗ, Kết quả bàn luận cho thấy, 100 % cán bộ xã và trưởng bản đều đồng tình với việc thực hiện mô hình và tính hiệu quả của mô hình kể trên. Đặc trưng quan trọng của mô hình quản lý rừng xã Ngọc Chiến là phần lớn diện tích rừng tự nhiên được giao trực tiếp cho cộng đồng (đại diện là trưởng bản) và giao đến từng hộ gia đình, cụ thể là 49 hộ [9]. Kết quả điều tra cho thấy, xã Ngọc Chiến đã phát triển một số mô hình kinh tế tận dụng tài nguyên rừng, bao gồm trồng cây Sơn tra, chăn nuôi gia súc và nuôi cá hồi, trồng cây dược liệu (Thảo quả), khai thác lâm sản, phát triển du lịch,... Các mô hình này đã đem lại hiệu quả trực tiếp đến người dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Việc thực hiện mô hình dựa vào cộng đồng cũng giúp tình hình cháy rừng tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La được kiểm soát. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngãi (2009) [4], Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý (2009) [1], Nguyễn Đức Hoài và cs. (2017) [3], Trịnh Hải Vân (2018) [15]. 3.3.2. Đề xuất các giải pháp phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại xã Ngọc Chiến Dựa trên hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tại xã Ngọc Chiến, các giải pháp tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên rừng, đảm bảo sinh kế của người dân cần tập trung vào các nhóm vấn đề sau: a. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về: ý thức, trách nhiệm, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng và đa dạng sinh học, cho cộng đồng dân cư thôn bản ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện hoạt động nâng cao trình độ cho cán bộ địa phương trong công tác quản lý rừng và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. b. Nhóm giải pháp về chính sách và tổ chức: Thực hiện công tác quy hoạch và giao rừng cho các cộng đồng thôn bản, giảm sát việc thực hiện hương ước bảo vệ rừng, xây dựng cơ chế giảm sát cộng đồng, đặc biệt tại khu vực khoanh nuôi, tái sinh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tăng cường tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ rừng, thực hiện các quy ước bảo vệ rừng, chia sẻ các kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt liên quan tới tài nguyên rừng, chia sẻ các kinh nghiệm liên quan đến khai thác và sử dụng lâm sản, du lịch cộng đồng,... Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, tạo thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho cộng đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng, đặc biệt là rừng quá nghèo kiệt, vì thời gian này hầu như không có sản phẩm thu từ rừng, góp phần thay đổi nhận thức và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế chặt phá rừng trái phép. c. Nhóm giải pháp về kỹ thuật: Đối với diện tích rừng tự nhiên là đối tượng rừng phòng hộ, tiếp tục giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ chặt chẽ hàng năm. Đối với đất trống và đất bạc màu, tiến hành trồng phủ xanh theo các chương trình của Nhà nước như Quỹ bảo vệ và phát triển rừng bền vững,... hướng dẫn chuyển giao các kỹ thuật chọn tạo giống cây trồng cho cộng đồng dân cư, áp dụng quy hoạch trồng rừng bằng loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, lựa chọn cây trồng và mô hình canh tác phù hợp với vùng đất dốc, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và chất lượng cao, nhằm cải tạo đất, chống xói mòn, 106 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ quét, rét đậm, rét hại, gió lốc,... gây thiệt hại đáng kể cho địa phương. 2. Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh BĐKH tại xã Ngọc Chiến bước đầu có các hiệu quả. Các mô hình kinh tế thích hợp với sử dụng bền vững tài nguyên rừng bước đầu phát triển và đem lại hiệu quả, như mô hình trồng cây Sơn tra, chăn nuôi đại gia súc và nuôi cá hồi, mô hình trồng cây dược liệu (Thảo quả), du lịch,... Tuy nhiên, chặt phá rừng, khai thác lâm sản vẫn diễn ra nhỏ lẻ trên địa bàn xã, đem lại lợi ích trước mặt cho người khai thác, tập quán phá rừng, đốt nương làm rẫy vẫn chưa được xử lý triệt để, sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái và môi trường, cộng đồng trong khu vực. Do vậy, thách thức chính của việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn xã là cần nâng cao nhận thức người dân về vai trò tài nguyên rừng trong bối cảnh tác động của BĐKH ngày càng gia tăng. 3. Trên cơ sở mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực xã Ngọc Chiến, nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rừng cộng đồng gồm các giải pháp về: nâng cao nhận thức, về chính sách và tổ chức, kỹ thuật. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. 4.2. Kiến nghị - Cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để có cơ sở nhân rộng và tăng cường hiệu quả của công tác bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn về các mô hình sinh kế sử dụng bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn cần được phát huy, nhằm tạo động lực chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân trong khu vực xã Ngọc Chiến. - Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, tạo thị trường tiêu thụ nông, lâm sản, góp phần thay đổi nhận thức và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế chặt phá rừng trái phép. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc Ý, 2009. Nghiên cứu tri thức bản địa trong bảo vệ rừng của người Mông tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình. Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà Nội: 40 tr. [2]. Gary J. Martin, 2002. Thực vật dân tộc học. Sách về bảo tồn. Nhà xuất bản Nông nghiệp (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội: 363 tr. [3]. Nguyễn Đức Hoài, Lưu Việt Dũng, Trần Đăng Quy và cs., 2017. Mô hình sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở khu vực biên giới Việt - Lào Tây Bắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu, lấy ví dụ xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Hà Nội, 6/12/2017. Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội: 330-342. [4]. Nguyễn Bá Ngãi, 2009. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và giải pháp. Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Chính sách và thực tiễn. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về Quản lý rừng cộng đồng. Hà Nội, 5/6/2009. Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển, Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Hà Nội: 4-20. [5]. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993. Khí hậu Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [6]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2016. Báo cáo tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra. Số: 396/BC-UBND ngày 30/12/2016. [7]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2017. Báo cáo về tình hình thiệt hại do lũ ống, lũ quét xảy ra tối 10/10 /2017 và rạng sáng 11/10/2017. Số: 280a/BC-UBND ngày 27/10/2017. [8]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2018. Số: 250/BC-UBND ngày 27/12/2017. Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 107 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La [9]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2018. Quyết định số 64-QĐBV&PTR ngày 11/12/2018 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng xã Ngọc Chiến của UBND huyện Mường La tỉnh Sơn La [10]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2018. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2019. Số: 270/BC-UBND ngày 27/ 12/2018. [11]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2019. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2019; nhiệm vụ trọng tâm và một số giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2020. Số: 127/BC-UBND ngày 23/12/2019. [12]. Ủy ban nhân dân xã Ngọc Chiến, 2020. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2020; nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020. Số: 174/BC- UBND ngày 26/6/2020. [13]. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, 2019. Quyết định số 178/QĐ-QBV&PTR ngày 01/10/2019 V/v phê duyệt số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2018. [14]. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, 2020. Quyết định số 103/QĐ-QBV&PTR ngày 27/7/2020 V/v phê duyệt số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng năm 2019. [15]. Trịnh Hải Vân 2018. Quản lý rừng cộng đồng ở Sơn La: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 3/2018: 151-158. [16]. https://susta.vn›bai-viet-Kiem-ke-rung-Son-La-1012 (ngày truy cấp 10/9/2019). [17]. (ngày truy cấp 10/9/2019). [18]. baosonla.org.vn›muong-la-phan-dau-tro-thanh-huyen-phat-trien-kha (ngày truy cập 10/9/2019). A COMMUNITY-BASED MODEL TO PROTECT AND EXPLOIT FOREST RESOURCES SUSTAINABLY IN THE CONTEXT OF CLIMATE CHANGE IN NGOC CHIEN COMMUNE OF MUONG LADISTRICT, SON LA PROVINCE Vu Thi Lien1, Trinh The Linh1, Nguyen Thanh Son1, Le Thi Thanh Hieu2 1Tay Bac University 2Son La College Email: luocvang2018@utb.edu.vn Abstract: This study aims to assess a community-based models for the protection and use of forest resource in a sustainable manner in the context of climate change in Ngoc Chien commune, Muong La district. This study used document analysis, field work, sociology, statistics, and general analysis as research methods. The results showed that Ngoc Chien commune has favorable natural, social and natural resources to adopt this model. This model that includes growing Son tra on sloping land, growing cardamom cultivation under the forest canopy, raising cattle and salmon, developing tourism seemed to be a favorable choice contributing to improving local people's standard of living, reducing soil erosion, maintaining the functions of the forest ecosystem. Several recommendations were put forwards including developing a system of rural road, forest economics, and changing people's awareness. Keywords: Climate change, Community, Model, forest, Ngoc Chien. 108 Vũ Thị Liên, Trịnh Thế Linh, Nguyễn Thành Sơn, Lê Thị Thanh Hiếu MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU Hình 1. Ảnh hưởng của giá lốc gây đổ lúa ở bản Mường Chiến năm 2016.(Ảnh do TS. Vũ Thị Liên chụp) Hình 2. Sạt lở đường tại xã Ngọc Chiến 2017 (Ảnh do Trần Đình Toàn chụp) Hình 3. Đồi Sơn tra bản Nậm Nghẹp xã Ngọc Chiến 2017.(Ảnh do TS. Vũ Thị Liên chụp) Hình 4. Đồi Sơn tra vào thời điểm hoa tại bản Nậm Nghẹp xã Ngọc Chiến [17] Hình 5. Người dân, xã Ngọc Chiến thu hái quả Sơn tra [18] Hình 6. Nhóm nghiên cứu đi thực địa vào rừng cùng người dân địa phương bản Chom Khâu xã Ngọc Chiến (Ảnh do ThS. Trịnh Thế Linh chụp 2019) Mô hình bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng 109 trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La Hình 7. Mô hình trồng thảo quả dưới tán rừng bản Chom Khâu xã Ngọc Chiến năm 2018. (Ảnh do ThS. Trịnh Thế Linh chụp) Hình 8. Mô hình nuôi cá hồi vân ở đỉnh Sam Síp bản Chom Khâu xã Ngọc Chiến năm 2018. (Ảnh do TS. Vũ Thị Liên chụp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_bao_ve_va_su_dung_ben_vung_tai_nguyen_rung_dua_vao_c.pdf
Tài liệu liên quan