Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu vận dụng minh triết Hồ Chí Minh về
giáo dục và kinh nghiệm giáo dục tiểu học ở Nhật Bản liên quan đến giáo dục cho mọi
người; gắn học với hành, gắn giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, thực
hiện giáo dục toàn diện và phát huy cao nhất tiềm năng sẵn có của từng học sinh; bảo đảm
quan hệ gắn bó giữa trường đại học sư phạm với trường phổ thông; đổi mới quản trị nhà
trường, từ đó đề xuất vận dụng vào giáo dục tiểu học ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Minh triết Hồ Chí Minh soi sáng đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất lượng; kết hợp nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa
học giáo dục; góp phần thực hiện thành công các lần cải cách và đổi mới giáo dục phổ thông
trong gần 70 năm qua. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để thực hiện lời dạy
của Bác Hồ: “Làm thế nào để nhà trường này chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường
mô phạm của cả nước” [1] tức là phải trở thành một nhà trường sư phạm mẫu mực, là tấm
gương cho các nhà trường, trước hết là các trường sư phạm và trường phổ thông trong cả nước
học tập và làm theo.
Hiện nay, các trường sư phạm của chúng ta đã và đang khắc phục tình trạng coi nhẹ hoạt
động thực hành, thực tập, trải nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên; đang tích cực tham gia biên
soạn và thẩm định SGK, bồi dưỡng, tập huấn GV phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Thực tế cho thấy cùng với những kết quả bước đầu, các hoạt động này đang bộc lộ một
số hạn chế sau đây: i) Một số giảng viên sư phạm chưa thật sự hiểu thấu đáo về những yêu cầu
và ưu điểm của chương trình giáo dục phổ thông mới (ban hành năm 2018); ii) Nhiều nội dung
trùng lặp giữa các chuyên đề tập huấn và giữa các lớp tập huấn nên GV phổ thông phải học đi
học lại nhiều lần; iii) Thiếu những hình thức phù hợp để hướng dẫn thực hành và rút kinh
nghiệm cho GV phổ thông khi dự tập huấn [2].
Những thiếu sót nêu trên là biểu hiện của việc các trường sư phạm chưa làm được như lời
Bác dạy, chưa thật sự gần gũi để hiểu biết tường tận, để “làm bạn” với giáo dục phổ thông, để
“Lí luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải theo lí luận” [8]. Từ nghiên cứu giáo dục Nhật
Bản, Đề tài đề xuất một số kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào Việt Nam:
- Thời gian học của sinh viên trong trường sư phạm ở 2 nước Việt Nam và Nhật Bản là
tương đương nhau nhưng các trường sư phạm Nhật Bản chú trọng hơn đến các lĩnh vực như
nghiệp vụ sư phạm, tâm lí giáo dục, nghệ thuật, thể thao. Việc này thực hiện ngay trong quá
trình đào tạo và cả trong quá trình tập huấn, bồi dưỡng GV (bằng hình thức cấp chứng nghề).
- Phát triển năng lực giáo dục của giảng viên sư phạm và GV phổ thông được coi là công
việc trong suốt cuộc đời dạy học. Quá trình đó luôn có sự gắn kết hiệu quả giữa nhà trường sư
phạm với nhà trường phổ thông, góp phần bảo đảm duy trì chất lượng, hiệu quả và tính thực tiễn
của nhà trường và giảng viên sư phạm, tính khoa học và chuyên nghiệp của nhà trường và GV
phổ thông. Sự cộng tác như vậy là có lợi cho cả 2 bên và thường xuyên, trực tiếp. Khác với ở Việt
Nam, ở Nhật Bản việc đó không cần phải qua khâu trung gian là các cơ quan quản lí giáo dục.
- Các trường sư phạm ở Nhật Bản đều có trường phổ thông thực hành sư phạm do một giáo
sư của trường sư phạm làm hiệu trưởng. Tại đó, không chỉ là nơi thực hành, thực tập của sinh
viên sư phạm mà còn là nơi phối hợp thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm các ý tưởng, sáng
kiến của giảng viên sư phạm (để bổ sung cho hoạt động giảng dạy, biên soạn giáo trình và SGK)
và GV phổ thông (để đổi mới hoạt động giáo dục HS).
- Hoạt động nghiên cứu bài học (tương tự như hoạt động dự giờ ở Việt Nam) với chủ thể
dạy minh họa là giáo viên phổ thông và có sự tham gia tích cực của giảng viên sư phạm, được
sự hỗ trợ của trường sư phạm và các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần tích cực vào việc xây dựng
các cộng đồng học tập của GV ở Nhật Bản, đã được nhiều nước tìm hiểu, vận dụng, trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của Đề tài, sự vận dụng này ở đa số các trường học Việt
Nam vẫn chưa thoát khỏi những hạn chế, thói quen khó sửa của hoạt động dự giờ truyền thống.
2.4. Đổi mới quản trị nhà trường
Xuất phát từ minh triết biện chứng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh đã nói nhiều
về dân chủ, tự chủ trong quản lí và trách nhiệm của người đứng đầu: “Tự động là không phải
tựa vào ai và tự mình biết biến báo xoay sở, tự mình biết thực hành công tác theo nhiều hình
Nguyễn Vinh Hiển
92
thức mới mẻ phong phú Phải rèn luyện tinh thần tự động mạnh mẽ nhưng phải bỏ tính cái gì
cũng tự tiện”; “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo
luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt.
Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là ‘cá đối bằng đầu’”;
“Lãnh đạo về kĩ thuật chưa đủ. Còn phải lãnh đạo về tinh thần” [1].
Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (năm
2013) yêu cầu: “Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng
tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo”.
Chương trình giáo dục phổ thông (2018) yêu cầu phải được tổ chức thực hiện trong từng
nhà trường dân chủ, tự chủ, sáng tạo và thực hiện xã hội hoá giáo dục. Tuy nhiên, việc giao
quyền tự chủ cho nhà trường, GV và HS phổ thông ở nước ta mới chỉ được đề cập trong những
năm gần đây; việc thực hiện còn nhiều lúng túng; rất nhiều hiệu trưởng trường tiểu học chưa hiểu
rõ về sự khác nhau giữa dạy học phát triển năng lực với dạy học bảo đảm yêu cầu về kiến thức, kĩ
năng và thái độ; chưa phân biệt được sự khác nhau giữa quản lí với quản trị nhà trường [2].
Từ những phân tích vừa nêu, Đề tài đã biên soạn và thử nghiệm thành công tài liệu hỗ trợ
cán bộ quản lí trường tiểu học về đổi mới quản trị nhà trường. Tài liệu đề cập đến những cơ sở lí
luận, cơ sở pháp lí, các phương hướng và giải pháp chính đổi mới quản trị nhà trường phổ thông
theo định hướng phát triển năng lực HS, trong đó nổi lên vai trò của người đứng đầu – hiệu
trưởng nhà trường.
Kinh nghiệm chính vận dụng từ giáo dục tiểu học Nhật Bản khi biên soạn tài liệu đó là:
Hiệu trưởng, GV, phụ huynh HS đều phải hiểu rõ những yêu cầu về đổi mới mục tiêu và
phương pháp giáo dục HS. Giao quyền tự chủ về thực hiện chương trình giáo dục quốc gia trong
từng nhà trường cho hiệu trưởng và GV; tất cả các sáng kiến của GV đều được tôn trọng. Giáo
dục đạo đức và ý thức tự lập, ý chí vượt khó cho HS thông qua xây dựng môi trường văn hoá
trường học, rèn luyện phương pháp tự học và sinh hoạt hợp tác trong tập thể HS. Những phẩm
chất, năng lực cần có của hiệu trưởng trường tiểu học là phải hiểu biết về các mô hình giáo dục
trong quá khứ, hiện tại và xu hướng trong tương lai, am hiểu các phương pháp giáo dục tiên
tiến, vận dụng vào quản trị nhà trường cụ thể; thông qua các giải pháp của công tác quản trị nhà
trường để tạo động lực và hướng dẫn quá trình thực hiện đổi mới của GV.
3. Kết luận
Theo suy nghĩ của chúng tôi tất cả các mục tiêu và giải pháp của đổi mới giáo dục Việt
Nam nói chung và của giáo dục tiểu học nói riêng đều có thể tìm thấy bài học từ trong minh triết
Hồ Chí Minh. Từ đó, việc nghiên cứu cơ sở pháp lí và thực tiễn trong nước, kết hợp với nghiên
cứu kinh nghiệm của nước ngoài sẽ giúp cho việc lựa chọn, đề xuất và triển khai thực hiện các
giải pháp được thiết thực, khả thi. Đề tài nghiên cứu khoa học do trường Đại học Sư phạm Hà
Nội chủ trì [2] đã được triển khai thực hiện theo hướng đó. Kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng
đã gợi mở những hướng nghiên cứu vận dụng cụ thể hơn về nhiều kinh nghiệm từ giáo dục tiểu
học Nhật Bản và kinh nghiệm giáo dục của các nước có quan hệ gần gũi và có những đặc điểm
văn hóa, xã hội tương đồng với Việt Nam, nhưng đã có nhiều thành công và phát triển về giáo
dục, kinh tế và xã hội. Trong phạm vi một bài viết, chúng tôi chỉ xin nêu vài ví dụ minh họa cho
ý kiến vừa nêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Quốc Bảo (chủ biên), 2015. Minh triết Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ, 2021. Báo cáo tổng hợp kết nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
mô hình giáo dục tiểu học Nhật Bản và đề xuất vận dụng cho mô hình giáo dục tiểu học Việt
Minh triết Hồ Chí Minh soi sáng đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục
93
Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, mã số ĐTĐL.XH-03/17”, Chủ
nhiệm: TS Nguyễn Vinh Hiển, Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[3] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
[4] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2019. Luật Giáo dục.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020. Báo cáo Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục
năm 2020.
[6] Báo Tuổi trẻ online ngày 25 tháng 2 năm 2021. TP.HCM đề xuất chính sách hỗ trợ học phí
cho học sinh tiểu học trường tư thục. https://tuoitre.vn
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình Giáo dục phổ thông (ban hành kèm theo
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018).
[8] Phan Trọng Luận, 2014. “Ôn lại những thu hoạch nhỏ và tư tưởng của Người”. Bác Hồ với
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nxb Đại học Sư phạm, tr.78 - 91.
[9] Nguyễn Vinh Hiển, 2021. “Tìm hiểu giờ học tổng hợp trong Chương trình Giáo dục Nhật
Bản và một số đề xuất cho hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục tiểu học
Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 41, tháng 5/2021, tr. 53 – 59.
[10] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – Mizuno Corpration, 2018. Báo cáo tổng kết vận dụng
chương trình vận động cơ bản Mizuno Hexathlon cho học sinh tiểu học Việt Nam.
ABSTRACT
The wisdom of Ho Chi Minh illuminates research in to education sciences
Nguyen Vinh Hien
Former Deputy Minister, Ministry of Education and Training
The article presents a number of research results of applying Ho Chi Minh's wisdom of
education and Japan’s experience in primary education that are related to Education for All;
linking learning with practicing, linking school education with family and social education;
implementing of comprehensive education which aims at maximizing the potential of each
student; ensuring the close relationship between pedagogical universities and schools;
renovating school governance; thereby proposing practical applications to primary education in
Vietnam in order to meet the requirements of fundamental and comprehensive education reform.
Keywords: Ho Chi Minh's wisdom, primary education, Japan, pedagogical universities,
schools.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- minh_triet_ho_chi_minh_soi_sang_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_g.pdf