Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp trong chẩn đoán bệnh da
Miễn dịch huỳnh quang ( Immunofluorescence: IF) là một kỹ thuật hoá mô
cần thiết để phát hiện kháng nguyên và vị trí khu trú của các kháng nguyên đó.
Kháng thể đặc hiệu được gắn với phức hợp huỳnh quang (Fluorescein
Isothiocyanate: FITC ), giúp chúng ta dễ dàng quan sát thấy được các phản ứng
miễn dịch, đồng thời không làm thay đổi các phản ứng miễn dịch.Phức hợp kháng
thể huỳnh quang được thêm vào một tổ chức và sẽ gắn chặt vào kháng nguyên, sẽ
tạo nên một phức hợp miễn dịch bền vững. Không một kháng thể nào bị mất trong
quá trình rửa, và kết quả được quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Bộ điều
hoà của kính hiển vi chứa nguồn ánh sáng có cường độ lớn, kích thích kính lọc để
tạo ra bước sóng có khả năng gây hoạt hoá huỳnh quang, tấm chắn của kính lọc có
tác dụng loại bỏ các bước sóng gây nhiễu của ánh sáng. Khi quan sát bằng kính
hiển vi huỳnh quang phải quan sát dưới với nền tối, kháng nguyên gắn đặc hiệu
với kháng thể huỳnh quang có thể được phát hiện bởi màu xanh lục sáng.
Có 3 loại kỹ thuật MDHQ cơ bản dùng trong chuyên ngành da liễu:
-MDHQ trực tiếp ( Direct Immunofluorescein : DIF )
-MDHQ gián tiếp ( Indirect Immunofluorescein : IIF )
-MDHQ gián tiếp bổ thể ( Complement Indirect immunofluorescein : CIIF
)
MDHQ trực tiếp là kỹ thuật xét nghiệm để xác định kháng thể ở da của
người bệnh.
MDHQ gián tiếp là kỹ thuật xác định kháng thể ở trong huyết thanh, huyết
tương, dịch bọng nước hoặc các dịch khác.
MDHQ gián tiếp bổ thể là sự biến đổi của kỹ thuật MDHQ gián tiếp để xác
định kháng thể có gắn bổ thể ở trong dịch của người bệnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mien_dich_huynh_quang_truc_tiep_trong_chan_doan_benh_da_doc_1_8724.pdf
- mien_dich_huynh_quang_truc_tiep_trong_chan_doan_benh_da_doc_2_1142.pdf
- mien_dich_huynh_quang_truc_tiep_trong_chan_doan_benh_da_doc_3_3774.pdf