Mẹo trong xây dựng nhãn hiệu sản phẩm

Nhãn hiệu được tạo nên khi nó được tích hợp từ sự trải nghiệm

của khách hàng qua những thông điệp về sản phẩm và dịch vụ

mà bạn đưa ra. Nhãn hiệu là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất

giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ của mình.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mẹo trong xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẹo trong xây dựng nhãn hiệu sản phẩm Nhãn hiệu được tạo nên khi nó được tích hợp từ sự trải nghiệm của khách hàng qua những thông điệp về sản phẩm và dịch vụ mà bạn đưa ra. Nhãn hiệu là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ của mình. Vì thế, để thành công khi bắt đầu xây dựng nhãn hiệu, bạn phải làm như thế nào? 10 mẹo xây dựng nhãn hiệu sản phẩm Vì thế, để thành công khi bắt đầu xây dựng nhãn hiệu, bạn phải làm như thế nào? 1. Thể hiện rõ giá trị sản phẩm: Muốn tạo một nhãn hiệu nổi bật, việc đầu tiên bạn phải làm là chỉ ra những điểm nhấn của sản phẩm/dịch vụ của bạn, tất nhiên nó thực sự phải có giá trị. Thông thường là một danh sách từ 5 đến 10 đặc điểm giá trị nhất. 2. Tạo tên nhãn hiệu: Muốn tạo được một tên cho nhãn hiệu thật ấn tượng, trước hết bạn cần liệt kê những mong muốn và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Chú trọng vào những mối ràng buộc lâu dài với khách hàng. Sau đó kết hợp những mục tiêu và mong muốn của công ty để tạo nên một cái tên ngắn gọn, súc tích. 3. Phát triển mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Bạn muốn khách hàng nhận ra ngay sản phẩm/dịch vụ ngay khi họ nhìn thấy nhãn hiệu của bạn? Làm thế nào để họ cảm nhận được sự tin cậy trong nhãn hiệu đó? Nhãn hiệu của bạn sẽ gợi cho khách hàng những cảm xúc gì? Hàng loạt câu hỏi bạn sẽ phải đặt ra trước khi tạo nhãn hiệu cho sản phẩm. Hãy chú ý đến từng chi tiết để khơi gợi sự tò mò và ấn tượng với khách hàng. 4. Thuê nhân viên: Họ là những người phải hiểu sâu sắc về sản phẩm, về tầm quan trọng của nhãn hiệu bởi có thể, họ sẽ là đại diện của công ty khi trả lời những thắc mắc của khách hàng hoặc của các đối tác. Thuê những nhân viên hiểu biết sẽ giúp bạn nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó không những đạt được mục tiêu ngắn hạn là sản phẩm đến với người tiêu dùng mà còn tạo ảnh hưởng lâu dài đối với khách hàng khi họ nhìn thấy nhãn hiệu của bạn. 5. Luôn hướng tới khách hàng: Bạn và các nhân viên phải luôn luôn đặt ra các câu hỏi như: Khách hàng cần gì? Tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa đối với khách hàng ra sao? Bạn muốn khách hàng nói điều gì về sản phẩm/dịch vụ của bạn? Thông điệp của bạn phải đến với khách hàng như thế nào? Khi có được câu trả lời, bạn sẽ có chiến lược để tạo nhãn hiệu hàng hóa. 6. Thu thập những đóng góp: Thiết lập những mục tiêu sẽ đạt được sao cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Bạn cần đặt ra những tiêu chuẩn để đánh giá thành công của nhãn hiệu. Để có được một sự chuẩn mực nhất làm thước đo, bạn cần phải thu thập ý kiến của khách hàng, ý tưởng của nhân viên và những cố vấn trong doanh nghiệp của bạn. Nếu không thể thường xuyên, bạn có thể làm công việc này mỗi quý một lần để đánh giá và cải thiện sản phẩm sao cho hoàn hảo nhất. 7. Đưa nhãn hiệu ra thị trường: Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, bạn cần phải lựa chọn các phương tiện truyền thông hiệu quả như các tin nhắn, bảng thông báo, thư điện tử, báo, đài, quảng cáo trên tivi, hoặc lập các website nhằm nhắm tới những khách hàng mục tiêu. Hãy lựa chọn thật kỹ các phương tiện truyền thông nếu không, chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường của bạn sẽ bị thất bại. 8. Những trải nghiệm của khách hàng: Bạn hãy đặt mình vào vị trí của những khách hàng mục tiêu. Họ cần một sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo, họ cần được lên tiếng bất cứ khi nào họ không thỏa mãn về dịch vụ của bạn. Do đó, với tất cả những lời than phiền hoặc nhận xét của khách hàng đều là những đóng góp rất bổ ích cho doanh nghiệp của bạn. 9. Đánh giá sự phát triển của nhãn hiệu: Một nhãn hiệu muốn đứng vững và nổi bật trên thị trường nó phải luôn luôn được duy trì đúng như giá trị và mục tiêu của nó. Bạn không thể lơ là trong việc cần phải phát triển như thế nào để phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nhớ rằng, trên thị trường không phải nhãn hiệu của bạn là duy nhất. 10. Sự linh hoạt: Trên con đường dẫn tới thành công của một nhãn hiệu, sẽ có nhiều trở ngại, điều quan trọng là bạn phải thích nghi với những thay đổi đó. Chẳng hạn, khi đối thủ cạnh tranh tung ra một sản phẩm mới bắt mắt, hấp dẫn hơn sản phẩm của bạn. Bạn phải làm gì? Để không bị rơi vào tình huống bị động, bạn cần luôn luôn có những ý tưởng mới và tạo những thách thức mới, con người mới. Trên hết, lắng nghe khách hàng, họ sẽ nói cho bạn biết họ cần gì từ bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmeo_trong_xay_dung_nhan_hieu_san_pham_5189.pdf