Mẹ quá chiều chuộng dễ khiến con trai lệch lạc tâm lý

Đang tận hưởng những giây phút bồng bềnh

cùng chồng, chị Xuân chết lặng khi thấy cậu con

trai tuổi teen đẩy cửa phòng ngủ bố mẹ, mắt trân

trân nhìn vào. Gặp ánh nhìn của mẹ, cậu bé vùng

chạy về phòng, nhốt mình lại.

Khi tìm đến phòng tham vấn tâm lý, đôi mắt chị Hải

Xuân (Hà Nội) vẫn sưng mọng. Chị thấy đau khổ vô

cùng vì không biết làm gì với cậu con trai của mình.

Theo lời chị kể, anh chị chỉ sinh được đứa con. Vì

anh làm về ngành xây dựng nên thường xuyên công

tác xa nhà. Chị dồn hết mọi sự chăm sóc và tình cảm

cho cậu con trai. Cậu bé cũng rất thương và quấn

quít với mẹ.

pdf7 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Mẹ quá chiều chuộng dễ khiến con trai lệch lạc tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẹ quá chiều chuộng dễ khiến con trai lệch lạc tâm lý Được mẹ chiều chuộng thái quá, con trai dễ có tính ý lại, dựa dẫm hoặc yếu đuối. Đang tận hưởng những giây phút bồng bềnh cùng chồng, chị Xuân chết lặng khi thấy cậu con trai tuổi teen đẩy cửa phòng ngủ bố mẹ, mắt trân trân nhìn vào. Gặp ánh nhìn của mẹ, cậu bé vùng chạy về phòng, nhốt mình lại. Khi tìm đến phòng tham vấn tâm lý, đôi mắt chị Hải Xuân (Hà Nội) vẫn sưng mọng. Chị thấy đau khổ vô cùng vì không biết làm gì với cậu con trai của mình. Theo lời chị kể, anh chị chỉ sinh được đứa con. Vì anh làm về ngành xây dựng nên thường xuyên công tác xa nhà. Chị dồn hết mọi sự chăm sóc và tình cảm cho cậu con trai. Cậu bé cũng rất thương và quấn quít với mẹ. Chị rất tự hào vì trong khi các phụ huynh khác tá hỏa bởi con cái bước vào tuổi dậy thì là bắt đầu "trở chứng" hay cãi lại mẹ và dần trở nên khép mình, không còn tình cảm với gia đình như trước nữa, mà con trai chị vẫn ngoan và gần gũi mẹ. Có chuyện gì ở lớp, ở trường, cậu bé cũng kể với chị. Những ngày bố vắng nhà, cậu vẫn ôm mẹ ngủ, rủ rỉ với chị đủ thứ chuyện trên đời. Nhưng mỗi khi chồng về, chị Xuân cảm thấy cậu con trai có vẻ không được vui. Có lần, khi chị ngủ với chồng, nó còn tỏ ra giận dỗi. Rồi gần đây nhất, khi anh được nghỉ vài ngày, lúc vợ chồng đang ân ái thì cả hai gần như chết đứng khi thấy cậu con trai chôn chân trước cửa phòng, mắt trân chối nhìn cảnh yêu đương của bố mẹ. Sau lần này, cậu bé tự nhốt mình trong phòng, không nói năng gì cả, đôi mắt trở nên thất thần. Âu yếm, khóc lóc, van xin con nói mà không được, chị Xuân đành phải tìm tới nhờ nhà tâm lý giúp mình. Theo nhà tham vấn tâm lý Hoàng Nhân, Trưởng Văn phòng tham vấn tâm lý và thám tử Hoàng Nhân (phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội) sự yêu chiều, bao bọc quá mức, những cử chỉ âu yếm, gần gũi của mẹ dành cho con trai nhiều khi lại thành gây hại. Ông cho biết, đa số các trường hợp này đều rơi vào những gia đình có một con trai hoặc người con trai đó dễ thương, xinh xắn nhất trong số anh chị em của mình. Người mẹ chăm bẵm, cưng chiều con quá mức và luôn có những lời nói, cử chỉ thể hiện tình cảm như ôm, hôn... và duy trì điều này ngay cả khi con đã trưởng thành. Điều này có thể sẽ biến con trai họ trở thành những người đàn ông yếu đuối, luôn có nhu cầu được chở che, âu yếm từ người khác phái. Nó cũng gây sự dựa dẫm và có thể lệch lạc về tâm lý. Một số người còn tỏ thái độ ghen tỵ với các chị em gái trong nhà, thậm chí ghen với cả bố mình. Không chỉ ảnh hưởng tới con trai, mà trong những trường hợp này, ngay cả người mẹ cũng sẽ gia tăng tính ích kỷ và chiếm hữu với con. Những người này sau đó thường rất khó chấp nhận và hòa hợp với con dâu khi con trai lập gia đình. Ngoài ra, nhiều khi, sự thể hiện tình cảm và nhu cầu được âu yếm vuốt ve của người mẹ đôi khi lại tạo điều kiện thuận lợi cho những đứa con trục lợi. Chị Hữu, 37 tuổi (Từ Liêm, Hà Nội) rất cưng chiều cậu quý tử của mình. Hải, con trai chị từ nhỏ đã thông minh nhưng khá nghịch ngợm. Lúc nhỏ, chị thường ôm ấp con rồi xuýt xoa, khoe khắp nơi. Con lớn, chị cũng vẫn giữ thói quen vậy. Thế nhưng, từ năm cuồi cấp 2, cậu con trai chị bắt đầu khó chịu với những cử chỉ âu yếm của mẹ. Cậu bé thường gắt lên và chạy ra chỗ khác khi chị định ôm hay thơm lên má con như hồi còn bé. Và tất nhiên, nó nhất định không chịu ngủ cùng chị mỗi khi bố vắng nhà như ngày trước. Chị nghĩ con sợ bạn biết sẽ xấu hổ nên chỉ cười trừ. Rồi cậu con trai ngày càng hay bỏ học, lấy tiền đóng học phí đi ăn chơi. Chị mắng con nhưng chẳng thấy tác dụng gì. Và cậu bé nhận ra một chiêu rất hay: Mỗi lần muốn xin mẹ tiền hay làm mẹ bớt giận, không mắng mỏ, chỉ cần lại gần nịnh nọt vài câu rồi ôm mẹ, xoa tay, vuốt tóc mấy cái là xong. Cứ thế, chiêu này được tận dụng triệt để. Họ hàng và người quen đều nhận ra điều này và khuyên chị Hữu nên xem lại vì chính sự nuông chiều của chị đang làm hư con nhưng chị không hề nghĩ vậy. Theo nhà tham vấn tâm lý, các bà mẹ thường ngộ nhận những cử chỉ âu yếm với con trai là những cách thể hiện tình cảm hết sức bình thường, tự nhiên. Và bởi vì nó rất ngọt ngào nên không ai muốn thay đổi cả. Thực tế, chuyện trong gia đình con trai thường hợp với mẹ hơn hay con gái yêu bố hơn là điều hết sức bình thường. Và không phải cứ cậu con trai nào tình cảm với mẹ cũng là yếu đuối và có "vấn đề" về tâm lý, nhưng rõ ràng các bà mẹ cũng cần thận trọng trong cách thể hiện tình cảm với con. Ngay từ khi con còn nhỏ, người mẹ nên tập cho con tính tự lập và bộc lộ tình cảm với con một cách đúng mực. Khi con lớn hơn, nhất là bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, người mẹ càng cần chú ý đến điều này, nên hướng con có những quan hệ khác giới lành mạnh, giúp con tự tin, thể hiện những tính cách của người đàn ông thực sự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfme_qua_chieu_chuong_5491.pdf
Tài liệu liên quan