Nguyên lý làm việc tương tự như bơm
ly tâm. Trục của máy nén ly tâm nói với trục
của động cơ khởi động (động cơ điện hoặc
tuabin hơi nước) hoặc trực tiếp, hoặc qua
truyền dẫn cơ học để tăng số vòng quay của
trục máy nén nhằm giảm kích thước của máy
nén và giảm khối lượng cũng như giảm giá
máy.
22 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Máy nén và máy giãn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong một cấp, thì đường nén được biểu thị bằng đường
đa biến có n > k: 1-2. Khi nén cũng ở trong khoảng áp suất ấy, ở 2 cấp được biểu thị bằng
đường gấp khúc 1’-2’-1”-2”, được tạo bởi 2 đường đa biến 1’-2’ và 1”-2” và một đường
đẳng áp 2’-1”, là quá trình làm lạnh ở thiết bị lạnh giữa cấp với áp suất cấp pc = const.
Trong 2 đồ thị, năng lượng là vùng diện tích được gạch ngang 1”-2’-2-2”.
Trong máy nén hiện đại, người ta sử dụng:
Làm lạnh máy nén bằng cách đưa nước vào khoang được làm đặc biệt ở trong vỏ đúc
gọi là làm lạnh trong. Phương pháp này hiệu quả đáng kể điều kiện tra dầu mỡ của máy nén
piston. Còn bằng phương pháo này muốn tiết kiệm năng lượng và đưa quá trình nén về đẳng
15
nhiệt không thực hiện được. Nguyên nhân là điều kiện trao đổi nhiệt giữa các dòng khí và
nước lạnh gặp khó khăn.
Làm lạnh ở trong thiết bị lạnh được đặt ở giữa hai cấp riêng rẽ gọi là làm lạnh ngoài.
Với phương pháp này sử dụng thiết bị lạnh dạng ống có bề mặt tiếp xúc lớn có thể thu được
năng lượng tiêu hao 1 phần giúp tiết kiệm năng lượng. Trong các máy nén ly tâm, các thiết
bị lạnh thường được phân bố giữa có nhóm cấp để làm đơn giản kết cấu của thiết bị.
Làm lạnh liên hợp là kết hợp cả làm lạnh trong và làm lạnh ngoài. Phương pháp này
có tính hiệu quả lớn nhất và được sử dụng rất rộng rãi mặc dù kết cấu phức tạp và làm tăng
giá thiết bị.
Làm lạnh bằng sự phun nước lạnh vào dòng khí trước cấp thứ nhất của máy nén. Với
phương pháp này nhiệt lượng khí được tiêu hao từng phần để làm bay hơi nước làm lạnh và
nhiệt độ cuối quá trình nén bị giảm khá nhiều. Nhược điểm của phương pháp này là làm ẩm
khí do đó trong một số trường hợp không thể dùng được.
3. Máy giãn và ứng dụng của máy nén/máy giãn trong HYSYS
3.1. Khái niệm chung máy giãn
a, Định nghĩa
Máy giãn (Expander) là thiết bị được sử dụng để làm giảm áp của dòng khí vào có áp
suất cao để tạo ra dòng ra với áp suất thấp và vận tốc nhanh. Quá trình giãn nở bao gồm quá
trình chuyển nội năng của khí sang động năng và cuối cùng là sang công có ích. Expander sẽ
tính toán các tính chất khác của dòng hoặc hiệu suất giãn nở.
b, Nhiệt động học máy giãn
Các định luật nhiệt động điều khiển quá trình hoạt động của Máy nén và máy giãn
(Expander) là giống nhau, nhưng hướng của dòng năng lượng là ngược nhau. Quá trình nén
yêu cầu năng lượng, trong khi quá trình giãn nở giải phóng năng lượng.
3.2. Ứng dụng tính toán, thiết kế trong Hysys
Có một vài phương pháp để thiết kế, tính toán Máy nén/Expander, phụ thuộc vào các
thông tin biết trước hoặc có thể dùng phương pháp đồ thị. Nói chung, phương pháp giải là
hàm số của dòng, sự thay đổi áp suất, năng lượng và hiệu suất đặt vào. Công cụ Máy
nén/Expander của HYSYS có tính linh hoạt cao với các thông số được cung cấp và những
thông số sẽ được tính toán. Cần phải chắc chắn rằng các thao tác thực hiện không kích hoạt
quá nhiều các lựa chọn giải pháp hoặc các thao tác đó không thống nhất về kết quả.
16
Các phương pháp giải quyết điển hình:
Không dùng đồ thị Dùng đồ thị
1. Lưu lượng dòng và áp suất dòng vào
đã biết
2. Định rõ áp suất dòng ra
3. Định rõ hiệu suất đoạn nhiệt và đa
hướng
4. HYSYS sẽ tính toán các năng lượng
yêu cầu, nhiệt độ dòng ra và các
hiệu suất khác
1. Lưu lượng dòng và áp suất dòng vào
đã biết
2. Định rõ tốc độ vận hành
3. HYSYS sử dụng đồ thị để xác đinh
hiệu suất và áp suất
4. HYSYS tính toán áp suất, nhiệt độ và
năng suất đặt vào dòng ra
1. Lưu lượng dòng và áp suất dòng vào
đã biết
2. Định rõ hiệu suất và năng suất
HYSYS sẽ tính áp suất, nhiệt độ,
và các hiệu suất khác của dòng ra
1. Lưu lượng dòng, áp suất dòng vào, và
hiệu suất đã biết.
2. HYSYS nội suy đồ thị để xác định
tốc độ, và áp suất vận hành.
3. HYSYS tính áp suất, nhiệt độ, và
công suất đặt vào dòng ra.
Đối với máy nén, hiệu suất đẳng entropy được tính bằng tỷ số của năng lượng đẳng
entropy yêu cầu cho quá trình nén với năng lượng yêu cầu thực tế
𝐸𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦 (%) =
𝑃𝑜𝑤𝑒𝑟 𝑅𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑑𝑖𝑠𝑒𝑛𝑡𝑟𝑜𝑝𝑖𝑐
𝑃𝑜𝑤𝑒𝑟 𝑅𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑑𝑎𝑐𝑡𝑢𝑎𝑙
𝑥100%
Đối với thiết bị Expander, hiệu suất được cho là tỷ số của năng lượng thực tế được
tạo ra trong quá trình giãn với năng lượng tạo ra trong một quá trình giãn đẳng entropy
Đối với thiết bị Compressor hay Expander đoạn nhiệt, HYSYS tính toán quá trình
nén (hoặc giãn) một cách chặt chẽ theo đường đẳng entropy từ áp suất dòng ra đến dòng vào.
Sử dụng enthalpy tại điểm đó, ngay lập tức hiệu suất được xác định, sau đó HYSYS sẽ tính
được enthalpy dòng ra thực tế. Từ giá trị này và áp suất dòng ra, nhiệt độ dòng ra sẽ được
xác định.
𝐸𝑓𝑓𝑖𝑐𝑖𝑒𝑛𝑐𝑦 (%) =
𝑃𝑜𝑤𝑒𝑟 𝑅𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑑𝑖𝑠𝑒𝑛𝑡𝑟𝑜𝑝𝑖𝑐
𝑃𝑜𝑤𝑒𝑟 𝑅𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑑𝑎𝑐𝑡𝑢𝑎𝑙
𝑥100%
Đối với Compressor hay Expander đa hướng, đường dẫn của dòng vừa đoạn nhiệt lại
vừa đẳng nhiệt. Với quá trình hiệu suất 100%, chỉ có điều kiện cơ học có tính khả nghịch.
Đối với quá trình bất thuận nghịch, hiệu suất đa hướng sẽ nhỏ hơn 100%. Phụ thuộc vào quá
trình là giãn hay nén, HYSYS xác định cho quá trình thuận nghịch cơ học là nhân hay chia
17
với một hiệu suất để đưa ra giá trị làm việc thực tế. Biểu thức của hiệu suất đa hướng được
cho giống như các phương trình ở trên.
Ghi nhớ rằng tất cả các đại lượng nhiệt động học được xác định bằng cách sử dụng hệ
nhiệt động phù hợp. Nhìn chung, công của quá trình cơ học thuận nghịch có thể xác định
bằng biểu thức:
𝑊 = ∫ 𝑉𝑑𝑃
Giống như các thiết bị vận hành khác, các thông tin được tính toán phụ thuộc vào các
thông tin mà người sử dụng cung cấp. Trong trường hợp áp suất, nhiệt độ dòng vào và dòng
ra của dòng khí được biết trước, năng lượng (đẳng entropy) lý tưởng của thiết bị được tính
toán bằng cách sử dụng một trong các phương trình trên, phụ thuộc vào từng loại Máy nén
hay Expander. Năng lượng thực tế tương đương với sự khác biệt của dòng nhiệt (Enthalpy)
giữa dòng vào và dòng ra.
Đối với máy nén:
Power Requiredactual = Heat Flowoutlet – Heat Flowinlet
Hiệu suất của Máy nén sau đó được xác định bằng tỷ số của năng lượng đẳng Entropy
với năng lượng thực tế được yêu cầu đối với quá trình nén.
Đối với Expander:
Power Producedactual = Heat Flowintlet – Heat Flowoutlet
Hiệu suất của Expander được xác dịnh bằng tỷ số của năng lượng thực tế tạo ra bởi
dòng khí với năng lượng đẳng Entropy.
Trong trường hợp áp suất dòng vào, áp suất dòng ra, nhiệt độ dòng vào và hiệu suất
biết trước, năng lượng đẳng Entropy một lần nữa lại được tính bằng cách sử dụng phương
trình gần đúng. Năng lượng thực tế được yêu cầu bởi Máy nén (sự khác biệt Enthalpy giữa
dòng vào và dòng ra) được tính bằng cách chia năng lượng lý tưởng cho hiệu suất máy nén.
Nhiệt độ dòng ra sau đó được xác định một cách chặt chẽ từ Enthalpy dòng ra của khí sử
dụng biểu thức enthalpy bắt đầu từ phương pháp đặc tính được sử dụng. Đối với quá trình
nén hoặc giãn đẳng entropy (hiệu suất 100%), nhiệt độ dòng ra của khí sẽ luôn luôn thấp hơn
nhiệt độ dòng ra cho quá trình nén hay giãn thực tế.
Sử dụng các phương trình
Nếu Compressor được chọn, các biểu thức của máy nén được sử dụng. Nếu Expander
được lựa chọn thì các phương trình expander được sử dụng.
Hiệu suất máy nén
18
Các hiệu suất đoạn nhiệt và đa biến được bao gồm trong các phép tính của máy nén.
Phép tính nhanh đẳng Entropy (Pin and Entropyin) được biểu diễn bên trong để nhận được
các tính chất lý tưởng (đẳng entropy).
Hiệu suất Expander
Đối với thiết bị Expander, các hiệu suất là một phần của các phép tính toán Expander,
và phép tính nhanh đẳng entropy cũng được biểu diễn. Phép tính này được thực hiện ngay
trên dòng Expander.
Áp suất máy nén
Các áp suất đoạn nhiệt và đa biến được sử dụng sau khi các phép tính cho máy nén
hoàn thành, khi lựa chọn trang “Results” của máy nén. Yêu cầu thực tế là khai báo dòng
năng lượng máy nén (dòng nhiệt).
Áp suất đa biến được tính toán dựa trên phương pháp ASME (“The Polytropic
Analysis of Centrifugal Compressors”, Journal of Engineering for Power, J.M. Schultz,
January 1962, p. 69-82).
19
Áp suất Expander
Các áp suất đoạn nhiệt và đa biến được sử dụng sau khi các phép tính expander được
hoàn thành, khi lựa chọn trang “Results” của expander. Công tạo ra thực tế là dòng năng
lượng của Expander.
20
Tài liệu tham khảo
1. GS. Nguyễn Bin. Các quá trình,thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, tập 1.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
2. Perry’s Chemical Engineers' Handbook, 8th Edition, McGraw-Hil, 2008.
3. Visual Encyclopedia of Chemical Engineering Equipments. MIT, 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- may_nen_va_may_gian_1655.pdf