I. Khái niệm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những dâu
hiệu cũa TP, diễn ra và tồn tại bên ngoài thê giới khách quan.
Dấu hiệu:hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mặt khách quan của tội phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mặt khách quan của tội phạm
I. Khái niệm
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những dâu
hiệu cũa TP, diễn ra và tồn tại bên ngoài thê giới khách quan.
Dấu hiệu: hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả.
II. Hành vi khách quan của tội phạm
1. Khái niệm: Hành vi khách quan là xử sự của con người thể hiện ra bên ngoài
thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại, hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho quan hệ XH được luật hình sự bảo vệ.
2. Đăc điểm
Có tính nguy hiểm cho xã hội (thuộc tính hiển nhiên).
Hành vi khách quan trái pháp luật hình sự.
Hành vi khách quan của tội phạm phải có sự kiểm soát của ý thức và phải
có sự điều khiển của ý chí.
Không phải là hành vi: bị mất khả năng nhân thức và điều khiển hành vi (bệnh,
tâm thần nhẹ vẫn tính), bất khả kháng, ko thể điều khiển (mộng du, bị choáng), bị
cưỡng bức (thân thể: bạo lực vật chất và tinh thần: đe dọa tinh thần: không phải
mọi trường hợp, bắt cóc, đe dọa tố cáo ko tính, phải chịu trách nhiệm (còn khả
năng xử sự khác).
3. Các hình thức biểu hiện của hành vi khách quan
Hành động là phạm tội: làm 1 việc mà pháp luật hình sự cấm.
Không hành động là phạm tội: không làm việc mà pháp luật hình sự yêu
cầu phải làm (không cứu người dẫn đến người đó chết): có nghĩa vụ phải
làm, có khả năng và điều kiện làm.
4. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan
Tội ghép: trong mặt khách quan của nó bao gồm nhiều hành vi khác nhau,
xâm hại các khách thể khác nhau (cướp(đánh va cướp) chỉ sự 1 tội, bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản).
Tội kéo dài: trong mặt khách quan chỉ có một hành vi có thể được thực
hiện không gián đoạn trong một thời gian dài (tàng trữ).
Tội liên tục: trong mặt khách quan sẽ bao gồm nhiều hành vi cùng loại,
xâm phạm cùng 1 khách thể và bị chi phối bởi 1 ý chí phạm tội thống nhất
(vấn đề chứng minh là nghệ thuật) (thủ kho: có ý định chiếm đoạt 1 số
lượng hàng, lấy nhiều lần mỗi lần 1 tr (<2tr), hành vi này ý chí đã thống
nhất từ trước, tính tổng tài sản, tuy nhiên lấy những cái ko suy nghĩ trước,
do tình cờ thì ko tính tổng, phạm tội nhiều lần là khác, ví dụ cướp xe máy,
cướp xe ô tô).
III. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
1. Khái niệm: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thiệt hại do hành vi
phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
2. Phân loại hậu quả:
Thiết hại về thể chất: tỷ lệ % thương tật (A chém B gây thương tích, trưng
cầu giám định, tại thời điểm đó 34%, đến lúc xét xử: bị LS đề nghị giám
định lại, 34 % là đã tính thương tật vĩnh viễn rồi, giám định lại người bị hại
phải đồng ý).
Thiệt hại về vật chất: giá trị tài sản, quy ra VND, tính tại thời điểm phạm
tội, nhiều lúc cần hội đồng định giá.
Thiệt hại về tinh thần: danh dự, nhân phẩm, trật tự công cộng, an toàn
XH.
IV. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vị và hậu quả
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa
các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi
khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội
phạm).
Dùng để chỉ hành vi khách quan đóng vai trò là nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm
cho xã hội đóng vai trò là hậu quả
A bị B đánh, A ngủ dậy rồi chết, nếu kết luận giám định của pháp y là
nguyên nhân ko liên quan đến bị đánh là ko có tội, có liên quan là có tội.
A thù B, A đến nhà B đâm B, B chết trước, A đâm thêm à không có mối
quan hệ nhân quả tuy nhiên vẫn có tội.
- Hành vi phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian.
- hành vi và hậu quả có mối quan hệ-tất yếu: hành vi phải chứa đựng khả năng
thực tế phát sinh hậu quả, hậu quả là sự hiện thực hóa khả năng của hành vi.
A không đội nón bảo hiểm, B tông ra từ hẻm, A tông B té xuống đập đầu
chết: có hành vi trái PL, nhưng ko có mối quan hệ nhân quả.
Các dạng mối quan hệ nhân quả
1/ Mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: Là mối quan hệ nhân quả chỉ có
một hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả.
Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 20%.
2/ Mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp: là quan mối hệ nhân quả có
nhiều hành vi trái pháp luật làm nguyên nhân trong đó mỗi hành vi trái
pháp luật đều đã chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả.
Ví dụ: A và B dùng gậy gây thương tích cho M (tỷ lệ thương tích 30%).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 79_8152.pdf