Mặt hạn chế và mặt tốt trong việc tự chủ của các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời đại phát triển như hiện nay, con người có cơ hội lựa chọn về việc

học tốt nhất cho bản thân họ. Đối với sinh viên hiện tại trong thời kỳ 4.0, họ có rất

nhiều lựa chọn từ việc học trong nước hoặc ra nước ngoài du học. Để thu hút được sự

lựa chọn của các sinh viên thì giáo dục phải tiến hành nhiều thay đổi và phát triển đi

lên. Giáo dục đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước vì đây là thời đại

của tri thức. Chính vì xã hội phát triển nên rất cần người có năng lực thật sự, những

người lãnh đạo và đội ngũ cán bộ rất quan trọng, vì họ lãnh đạo cả một tập thể lớn,

giúp nó tồn tại và phát triển. Lựa chọn đội ngũ quản lý, người trực tiếp đào tạo ra nhân

tài có tác động rất lớn đến hiện tại và tương lai, nhất là tác động đến kinh tế, họ phải là

những người có tâm, có tầm và có tài. Trong bài viết này sẽ gợi ý một số ý tưởng có

giá trị về mặt tốt và mặt giới hạn của tự chủ để chúng ta nhìn rõ được sự khác biệt.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Mặt hạn chế và mặt tốt trong việc tự chủ của các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông khai, mười sinh viên là có thể mở lớp học, thạc sỹ năm sinh viên có thể mở lớp, còn đối với sinh viên là nghiên cứu sinh thì một em chọn môn cũng có thể mở lớp học. Điều này rất tốt cho học sinh có thể toàn tâm toàn lực cùng với giảng viên trong quá trình vừa học vừa nghiên cứu. Trường Đại học sư phạm Quốc Lập Đài Loan chọn môn độc lập nghiên cứu, đa phần là một thầy và một trò cùng nhau nghiên cứu, như vậy việc đào tạo chọn giáo viên giỏi là rất cần thiết, vì học sinh đó sẽ kế thừa được sự nghiệp nghiên cứu của giảng viên đó một cách trọn vẹn. Thầy và trò sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp trực tiếp trong việc nghiên cứu, đồng thời sinh viên đó đòi hỏi phải có ý thức học tập cao. Các trường đại học ở nước ngoài rất coi trọng nhân tài, nếu học sinh đó là nhân tài thật sự thì trong quá trình nghiên cứu giảng viên đó có thể tìm nhiều nguồn để sinh viên đó có được học bổng trong những năm học cơ bản, thông thường tiến sỹ là ba năm, khi hết ba năm học và nghiên cứu thì sinh viên có một số trình độ cơ bản có thể vừa đi học vừa đi làm. Khi vừa đi học vừa đi làm thì sinh viên có những suy nghĩ chín chắn về việc học đi đôi với việc hành, nhìn nhận về việc làm và định hướng về việc làm ngay trong lúc học. Tại Đài Loan, sinh viên có môi trường thư viện rất tốt và các đầu sách 452 rất phong phú, khung cảnh học tập rất yên tĩnh, hệ thống mạng cũng rất tốt, nhiều tiện nghi sinh hoạt trong việc học và nghiên cứu, như vậy sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận với môi trường nghiên cứu rất thoải mái. Tuy nhiên, các em có thể đến phòng nghiên cứu của giáo sư đang hướng dẫn trực tiếp trong việc học môn độc lập nghiên cứu, nếu có cơ hội đi nước ngoài cùng các bạn sinh viên và giáo sư thì cũng được trường tài trợ kinh phí với điều kiện sinh viên đó phải nghiên cứu ra thành phẩm chính, vì thế giáo sư và sinh viên chú ý nhiều hơn đến thành quả nghiên cứu và sáng tạo của họ. Thời gian học của học sinh không nhiều, học sinh phải dựa vào năng lực của bản thân để học tập và sắp xếp thời gian, khi cần sự hỗ trợ của giáo sư thì có thể hẹn gặp và trao đổi. Vì vậy, sinh viên có thể cân nhắc kỹ lưỡng việc có đăng kí môn học này hay không trong quá trình học thử hai tuần, nếu đã lựa chọn môn học rồi thì sinh viên đó phải theo học hết môn học đã chọn. Có thể nói trường tự chủ hay trường của nhà nước cũng đều có mặt ưu và mặt hạn chế, nhưng việc hạn chế tốt hay không đều do giảng viên và sinh viên đó phải tự nỗ lực, vì nếu giảng viên không giỏi thì sinh viên không chọn, mà nếu mở ra môn đó học sinh không chọn thì môn đó sẽ cắt trong chương trình đạo tạo. Các thầy cô trong các trường đại học danh tiếng nhiều năm sẽ có rất nhiều kinh nghiệm từ việc giảng dạy cho đến việc nghiên cứu, do đó sẽ thu hút những nhân tài xuất sắc nhất thế giới vào trường của họ. Sau khi ra trường, sinh viên sẽ học được những kiến thức thật bổ ích mà xu thế xã hội đang cần, không những trong nước mà còn đáp ứng được nhu cầu của thế giới. Chính vì thế ở Đài Loan, dù là trường tự chủ hay không tự chủ đều đòi hỏi cán bộ giảng dạy rất cao. Nói tóm lại nếu đặt vào tình hình giáo dục Việt Nam như hiện tại thì điều đầu tiên là mức lương của đội ngũ giáo viên phải cao để cân bằng với sức lực họ bỏ ra, như thế họ mới yên tâm vào việc dạy và nghiên cứu, từ đó có thể hội nhập được với thế giới. Khi trường tự chủ thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ từ lãnh đạo lẫn đội ngũ giảng dạy và chuyên viên đều phải thay đổi thì mới có thể tồn tại trong xã hội phát triển hòa nhập như hiện nay. Tất cả các đội ngũ cán bộ cũng phải tự nhìn lại mình về quá trình làm việc từ kiến thức tư duy đến thái độ làm việc. Khi xã hội phát triển và tri thức vượt lên, thì đòi hỏi năng lực cũng vươn lên, đội ngũ cán bộ muốn ngồi vào vị trí nào đó thì người ta sẽ lấy năng lực làm chủ, sẽ bớt đi được những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ như tham những, quan liêu, cấp trên đàn áp cấp dưới, thầy đàn áp trò,từ đó sẽ bớt đi những hiện tượng không đáng xảy ra trong bộ máy giáo dục, nếu còn nô lệ hiện tượng thì sẽ dẫn đến tiêu cực, sẽ khiến nhân tài không có cơ hội phát triển. Nếu phát triển một cách tiêu cực không lành mạnh thì việc phát triển sẽ không bền lâu mà dẫn đến sự kiềm hãm nhân tài, như vậy sẽ dẫn đến cả một hệ lụy cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy giáo dục tự chủ trong thời đại này là rất hợp lý vì như vậy sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên cải thiện được thu nhập, nếu lương tăng nên thì đội ngũ giảng viên sẽ phải tìm nhiều cách để nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình để phù hợp với thời đại phát triển hội nhập như hiện nay. Nếu đội ngũ có tài thì ở đâu cũng được trọng dụng, còn đối với người không có năng lực thì họ sẽ cố gắng hơn hoặc tự thấy không phù hợp và sẽ không chọn theo nghề này. Như vậy đội ngũ cán bộ giáo dục sẽ phát triển và sẽ không có ai cảm thấy chán nản, chỉ làm một cách qua loa để chờ đợi đến tháng lãnh lương. Vì mục đích cải cách của giáo dục đều nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, mà con đường nâng cao chất lượng chính là nâng cao chính mình mới có thể giúp giáo dục phát triển đi lên. Tất cả đội ngũ cán bộ trong giáo dục đều phải tự nâng cao những kiến thức về chuyên môn, khi đời sống nâng lên thì cũng đòi hỏi họ phải luôn cập nhật những kiến 453 thức mới. Kinh tế chính là phương tiện giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn về kiến thức, và khi có kiến thức họ mới tồn tại về kinh tế. Bất cứ một bộ máy nào cũng đều dựa vào kinh tế, kinh tế không phát triển thì làm sao tồn tại. Nếu muốn tồn tại thì điều trước tiên là phải đào tạo đội ngũ có tay nghề cao, có tay nghề cao mới đào tạo ra được hệ trí thức có tài. Mục đích chung của con người đều là vì sự phát triển của kinh tế, mà phát triển kinh tế chính là phát triển xã hội. Kết luận Qua các phân tích trên, lãnh đạo có cơ hội tăng cường tính linh hoạt trong quản lý giáo dục, có thể thấy rằng việc tự chủ sẽ mở ra con đường cho việc nâng cao chất lượng giảng viên về trình độ lẫn nghiên cứu khoa học. Nếu muốn thu hút được giảng viên nỗ lực trong việc nghiên cứu và giảng dạy thì thu nhập phải đảm bảo cho cán bộ có đời sống ấm no bằng nhiều hình thức khác nhau. Nếu trường tự chủ về kinh tế thì bước đầu sẽ gặp khó khăn, vẫn cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước cho các em sinh viên nghèo gặp khó khăn vay vốn không lãi suất để các em có cơ hội phát huy khả năng trí thức, không phải lo đến vật chất mới có thể đi học. Tự chủ kế toán và quyền nhân sự thì chắc chắn tiền học phí sẽ cao hơn, tiền học phí cao hơn thì mức thu nhập của giảng viên cũng sẽ thay đổi, giảng viên sẽ chú tâm vào việc dạy và nghiên cứu.Giảng viên và sinh viên sẽ có cơ hội thông qua rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, từng bước trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Từ đó tự tin, tự chủ, nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng năng lực đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay để bước kịp với xã hội phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 刘 亮(2014)。台湾公立大学自主化发展路径,基于高校内外部治理结构的视 角 ,大学大术版,41。 2. 董保城(民89)。大學運作與學術自由,大學自治之研究。教育部委託研究 期末報告,未出版 3. Philip G. Altbach,(2010). The Asian Higher Education Century?, International Higher Education no. 59 . 4. https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/hieu-the-nao-la-tu-chu-dai-hoc-3759519.html . Truy cập ngày 4/10/2018 5. https://www.tienphong.vn/giao-duc/tu-chu-dai-hoc-khong-phai-muon-lam-gi- cung-duoc-1655036.tpo. Truy cập 9/05/2020 6. hoc/20201/26938.vgpTruy cập 6/01/2020 7. https://core.ac.uk/download/pdf/41446071.pdf 8. Truy cập 18/02/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmat_han_che_va_mat_tot_trong_viec_tu_chu_cua_cac_truong_dai.pdf
Tài liệu liên quan