Người cán bộ thư viện không còn lạ lẫm với câu hỏi mà khách
hàng đưa ra như: “Sao phải đầu tư rất nhiều tiền vào thư viện làm chi,
trong khi đó tất cả mọi thứ chúng ta cần thì chỉ cần vào Google là được
rồi?
Trong cuốn sách ý nghĩa này, Marie R. Kenndy and Chery l
LaGuardia có lời giải thích hợp lý . Những câu hỏi khách hàng đưa ra
cũng có căn nguyên của nó - đó là l ý do làm sao mà khách hàng hay hỏi
câu hỏi này đầu tiên. Và cũng chính câu hỏi này đã thôi thúc bạn phải
xây dựng bằng được một kế hoạch Marketing mà chính họ phải hài lòng
về những dịch vụ và tài liệu mà bạn đang cung cấp.
Tôi chắc chắn về những điều tôi viết ở đây: Tôi đã thấy được chất
lượng phục vụ tốt nhất vì tôi cũng từng là khách hàng của họ
(LaGuardia) trong nhiều năm. Sự khác biệt đến lạ thường chính là thư
viện số chứa đựng nhiều thứ có thể nhưng điều quan trọng là định hướng
chuyên nghiệp để tiên phong trong lĩnh vực thư viện. Các tác giả của
cuốn sách giá trị này đã nêu lên được mối liên hệ giữa tài liệu và con
người, cả vấn đề l ý thuyết và vấn đề thực tế.
47 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Marketing nguồn tin điện tử - Chương 2: Thực hiện kế hoạch marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và
biện pháp cụ thể nào được cho là tốt nhất đây? Thật đáng tiếc thay, chưa
có cuốn sách nào đề cập về các chiến lược cụ thể cũng như các nhóm giải
pháp mà các thư viện đã áp dụng thành công về công tác Marketing
nguồn tin điện tử trong thư viện. Các minh chứng về các thành quả trong
công tác Marketing nguồn tin điện tử là mục tiêu cho các cơ hội hợp tác
trong tương lai về lĩnh vực khoa học thư viện và thông tin. Rất ít thông
tin được xuất bản có đề cập đến các biện pháp liên quan đến công tác
Marketing nguồn tin điện tử và ở bạn có thể đọc Chương 3 về các biện
pháp cụ thể ứng dụng trong các thư viện đại học, thư viện công cộng, thư
viện y dược, thư viện cao đẳng. Bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả họ đều sử
dụng nhiều biện pháp cụ thể nhưng có thể không xác định được biện
pháp nào là là biện pháp áp dụng thành công nhất.
Sau đó, bạn hãy xem xét xem phương pháp đo lường nào mà cho
biết về thành công và thất bại mà nhóm Marketing đã đưa ra. Ngay bây
giờ bạn có thể bắt đầu xem xét chúng khi đang lựa chọn chiến lược
Marketing: (1) Chiến lược có phù hợp với mục tiêu hay không? (2) Bạn
sẽ đo lường các thành phần của chiến lược ra sao để biết được kế hoạch
là thành công hay thất bại?
Nếu thư viện bạn là một bộ phận của thư viện công cộng đã đề cập
ở phần trước thì cách đo lường đơn giản là hãy hỏi xem khách hàng
người cao niên - người tham dự các buổi chuyên đề xem bằng cách nào
họ biết về các lớp tập huấn đó. Bạn có thể đưa ra một danh sách liệt kê
tất cả kiểu giao tiếp mà bạn từng sử dụng (từ tờ bướm quảng cáo, từ
thông báo ban tổ chức “hội thi thảo luận sách”, tại quầy lưu hành, thư
điện tử,) và hỏi xem trong các hình thức trên thì hình thức truyền
thông nào thu hút họ tham dự các buổi chuyên đề.
Trước khi Inernet ra đời, các cơ hội để truyền thông Marketing bị
giới hạn. Nhưng bây giờ thì mở rộng hơn rất nhiều. Hãy xem tất cả
chúng! Buczynski cho rằng thật khó khăn cho các thư viện để thay đổi tư
duy “thư viện là nơi thực hiện Marketing”, và những minh chứng từ cuộc
nghiên cứu của Kennedy năm 2011 cho rằng lời bình luận trên của
Buczynski là hoàn toàn đúng. Hầu hết các biện pháp Marketing cho các
nguồn tin điện tử thường rơi vào kiểu truyền thông môi trường vật lý -
hoặc những vật hữu hình mà các thư viện thường sử dụng để thu hút
khách hàng về nguồn tin điện tử cụ thể. Những vật dụng này là hàng loạt
các sản phẩm từ các loại bút đến áp phích và biểu ngữ mà mục đích cuối
cùng là xem nguồn tin điện tử gắn liền với thư viện. Theo bản báo cáo
31
của ông Row về đối tượng ảnh hưởng, ông đã đưa ra câu hỏi sau: “Bằng
cách nào mà người tiếp thị có thể dùng số tiền một cách hiệu quả vào
phương pháp truyền thông miệng?” Câu trả lời rất rõ ràng là “Quảng cáo
trực tuyến”. Chúng ta hy vọng rằng trong vài năm tới, truyền thông điện
tử là loại hình Marketing sẽ tăng theo cấp số nhân khi toàn bộ thư viện
bắt đầu hiểu cách để truyền thông tốt hơn đối với những khách hàng mà
chưa bao giờ đến thư viện để truy cập các nguồn tin của thư viện.
7. Kế hoạch hành động
Bây giờ chúng ta bước vào phần thú vị rồi đây, là biến tất cả các
quyết định thành kế hoạch hành động! Trong bước này, bạn sẽ xác định
kế hoạch marketing sẽ mất bao lâu mới có thể hoàn thành, ai tham gia
thực hiện bản kế hoạch, và chi phí cho kế hoạch Marketing sẽ mất bao
nhiêu?
7.1. Lịch trình
Hãy quản lý thời gian của bạn thật hợp lý. Vasileiou và Rowley
(2011: 635) cho rằng: “Vấn đề lớn nhất của quảng cáo sách điện tử là
thời gian”. Nếu đây là vấn đề nghiêm trọng nhất thì bạn cần phải quản lý
thời gian cho thật hợp lý và phân bố thời gian hợp lý cho tất cả hoạt động
của mình.
Hai yếu tố trong tiến độ thực hiện là: những nhiệm vụ ngắn hạn và
dài hạn. Để thực hiện đúng tiến độ, bạn hãy tạo biểu đồ Gantt. Đó là biểu
đồ thanh để theo dõi những nhiệm vụ và thời gian thực hiện mỗi nhiệm
vụ đó. Từ việc phác họa những nét chính của bản kế hoạch sẽ giúp bạn
tìm mọi cách để thực hiện những nhiệm vụ và có cái nhìn về bản kế
hoạch tổng thể hơn. Bạn có thể tạo một biểu đồ thanh thông qua phần
mềm bảng tính. Bắt đầu, bạn hãy tạo một bảng tính gồm 13 cột. Kế tiếp,
mỗi bước trong bảng kế hoạch Marketing sẽ chiếm một hàng và tên các
bước nằm ở bên cột trái. Cứ mỗi bước chiếm một hàng trong bảng tính
như sau: Mô tả dự án, thị trường hiện tại, phân tích SWOT, thị trường
mục tiêu, mục tiêu, các chiến lược. Chắc chắn rằng từ tất cả các thành
phần của vòng đời của Marketing đến những phần giảng giải chi tiết của
bản kế hoạch cho đến lúc bạn hoàn thành.
Trong 12 cột còn lại, bạn hãy nhập các tháng dương lịch vào đầu
mỗi cột. Hãy đánh dấu X vào ô thời gian dự kiến hoàn thành từng nhiệm
vụ đó trên bảng tính. Ví dụ: Giả sử, công việc đầu tiên là bước mô tả dự
án thì bạn hãy đánh dấu (x) thứ tự tháng trên bảng tính. Nếu mà bước “
mô tả dự án” phải mất hai tháng mới có thể hoàn thành thì bạn nên đánh
dấu (x) vào 2 ô. Hãy tiếp tục giống như thế cho các nhiệm vụ khác. Căn
32
cứ vào số lượng đánh dấu (x) cho mỗi công việc, chúng ta sẽ biết rõ
chúng ta mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ này.
Có rất nhiều chương trình ứng dụng có sẵn nhằm hỗ trợ cho bạn
trong việc quản lý thời gian: từ chương trình Microsoft Office’s Project
đến chương trình download miễn phí như GanttProject
(www.ganttproject.com).
Bạn cũng có thể vẽ lịch trình này lên trên bảng trong văn phòng
làm việc của bạn hay trên trang giấy. Hãy xem hình 2.3 là một ví dụ về
các nhiệm vụ và thời gian được thể hiện như thế nào qua biểu đồ Gantt.
Hình 2.3. Biểu đồ thời gian trong biểu đồ Gantt
Một khi bạn đã hoàn thành xong biểu đô Gantt thì hãy ghi chú thời
gian sớm nhất và thời gian trễ nhất nhằm giúp bạn nhận thức rõ ràng về
thời gian để hoàn thành bản kế hoạch. Khi bạn gửi cho người quản lý về
bảng thời gian biểu của một bảng kế hoạch cần phải hoàn thành thì người
quản lý biết rõ rằng các thành viên của đội Marketing nhận thức được
tầm quan trọng của thời gian và những nổ lực để thực hiện hoạt động
Marketing nguồn tin điện tử.
7.2. Nhân viên
Thật tuyệt vời nếu có sự hợp tác với nhau của tất cả nhân viên thư
viện vì bạn có được hàng loạt các ý tưởng cũng như các sáng kiến tuyệt
vời cho bản kế hoạch Marketing. Hãy giữ nguyên sự hợp tác vui vẻ đó thì
bạn cũng đưa ra quyết định cẩn thận là bạn cần bao nhiêu nhân sự và
những tố chất nào mà bạn cần cho sự hợp tác này.
Khi bạn triển khai phần “kế hoạch hành động” (Action plan) thì
hãy xem xét những người liên quan tham gia thực hiện. Đối với từng
nhiệm vụ, bạn phải ước lượng được khoảng thời gian để hoàn thành rồi
sau đó phân công ít nhất một người chịu trách nhiệm để hoàn thành công
việc đó. Đầu tiên, bạn chọn được người có năng lực đảm nhận một nhiệm
33
vụ. Sau đó hãy suy nghĩ cẩn thận và xem xét lại tất cả người bạn đã giao
việc. Có phải một hoặc hai người thì rất nhiều nhiệm vụ trong khi đó
những người khác chỉ có vài nhiệm vụ thôi phải không? Hãy cố gắng cân
đối lại, suy xét và xem lại những nhiệm vụ được phân công. Nếu như bạn
bế tắc để quyết định xem người nào thực hiện công việc nào thì hãy hỏi
xem ai sẽ xung phong đảm nhận từng công việc. Khi một ai đó xung
phong đảm nhận để hoàn thành một nhiệm vụ thì có thể bạn không dám
chắc về điều gì cả.
Thêm vào đó, để hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ thì bạn cần
xem xét kỹ năng nào là cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và thành viên
nào có được kỹ năng này. Nếu bạn quyết định thông báo rộng rãi trên
mạng Internet cho hàng loạt thư viện trường học về các khóa học kinh
doanh nguồn tin điện tử thì đây là chính cách mà bạn muốn truyền thông
cho nhóm mục tiêu của mình. Nhưng mà thư viện của bạn không có bất
kỳ nhân viên nào biết về HTML (Ngôn ngữ đánh dấu Siêu văn bản) nên
bạn cần giao nhiệm vụ này cho chuyên gia tư vấn và chắc chắn rằng phải
có chi phí bồi dưỡng. Nếu bạn biết rằng mình không có tiền để trả thù lao
cho người cố vấn thì hãy xin tài trợ từ nhóm liên quan trực tiếp (local
group) để hỗ trợ bạn về khoản chi phí này hay sử dụng chiến lược thay
thế khác.
Theo các nguồn tài liệu đáng tin cậy, truyền thông có thể rất hiệu
quả khi thư viện cộng tác với nhóm bên ngoài và đây có thể là những
điều mà bạn cần phải theo đuổi. Có phải những phương pháp đề cập
trong bản kế hoạch Marketing mà bạn đang thực hiện có thể thành công
tốt đẹp là nhờ sự hợp tác với các phòng ban khác trong trường hay các
doanh nghiệp địa phương phải không? Chẳng hạn, bạn có thể nhắc lại
trong buổi hướng dẫn sử dụng thư viện rằng “Nếu bạn cần giúp đỡ cho
các bài nghiên cứu của mình thì hãy gọi cho Trung tâm Quản lý nghiên
cứu Khoa học (Academic Writing Center) để sắp xếp một cuộc hẹn”.
Qua buổi hướng dẫn trực tiếp này, người hướng dẫn sẽ hướng dẫn cho
các sinh viên cách để hướng dẫn tìm trên trang chủ thư viện về những
nguồn tin điện tử những bài viết đáng tin cậy nhất (từ điển, tài liệu hướng
dẫn trích dẫn,).
Để xây dựng sự cộng tác thành công thực sự có trách nhiệm cao thì
chúng tôi đề nghị bạn nên đọc trang 7 của bài báo cáo về hội thảo “Hiệp
hội quản lý đô thị quốc tế” (ICMA) với chủ đề “Mở rộng năng lực của
thư viện công cộng” (Maximize the Potential of Your Public Library).
Bài báo cáo này đưa ra lời khuyên làm như thế nào để tạo mối quan hệ
với các tổ chức bên ngoài. Phần báo cáo này cung cấp một số chỉ dẫn như
“đạt được những kỳ vọng”, “truyền thông thường xuyên”, “chia sẻ thành
34
công”, “tính mềm dẻo, linh hoạt” với đối tượng khác. Nhìn chung, phần
báo cáo này đề cập về những phương pháp mới cho các thư viện công
cộng và những sáng kiến về sự cộng tác với nhau vì tương lai các thư
viện.
7.3. Ngân sách
Qua cuộc khảo sát Bà Lindsay (2004:10) phát hiện ra rằng “Ngân
sách hàng năm của thư viện không bao giờ dành một khoản ngân sách
nào cho hoạt động Marketing”. Tất cả đều là chi dùng vào hoạt động
chung của thư viện nhưng cần phải tính toán cụ thể cho từng hoạt động.
Phải tính toán cụ thể về tất cả chi phí cho hoạt động Marketing trong
ngân sách của bạn.
Ở phần này, hãy liệt kê tất cả các loại chi phí sẵn ra giấy càng chi
tiết càng tốt. Liệu bạn có photo những tờ rơi phải không? Chi phí của
việc sử dụng máy photo của thư viện có thể bị quên lãng bởi vì được
miễn phí nhưng đó là chi phí thực. Hãy hỏi bộ phận quản lý thư viện xem
công ty photo tính tiền trên mỗi bản là bao nhiêu và hãy thêm nó vào
trong ngân sách của bạn. Những vật dụng văn phòng khác nên đưa vào
ngân sách của bạn. Đó là những thứ mà bạn sẽ dùng vì vậy chúng phải
luôn luôn sẵn sàng trong kho văn phòng phẩm của thư viện. Nếu những
vật dụng văn phòng phẩm đã không có sẵn trong kho thì bạn nên cần phải
mua chúng. Hãy thêm những món hàng này và giá của chúng vào ngân
sách của bạn.
Hãy nhớ lại ví dụ về thư viện muốn thực hiện các thông báo trên
Internet nhưng không có người nào có khả năng chuyên môn để viết mã
HTML? Giả sử bạn đã tìm được người lập trình muốn thực hiện công
việc cho bạn mà không tốn bất kỳ chi phí nào cả. Mặc dù bạn sẽ không
mất khoản chi phí nào trong lúc này nhưng liệu các lần sau nữa cũng
không mất khoản chi phí nào? Có thể lần sau sẽ tính khoản phí cập nhật,
nâng cấp chương trình hoặc là có thể người lập trình không thể làm việc
miễn phí cho những lần sau nữa. Nếu kế hoạch của bạn cứ lẫn quẩn về
việc tìm “chuyên gia lập trình” thì yêu cầu người lập trình có tính phí và
hãy đưa chi phí đó vào ngân sách của bạn. Nếu được miễn phí thì bạn có
thể ghi chú vào sổ chi tiêu rằng chi phí này là được tặng.
Chúng tôi đề nghị rằng bạn nên đưa những chi phí thời gian làm
việc của nhân viên vào ngân sách của bạn. Trong kế hoạch hành động,
bạn đã phân công nhân viên thực hiện nhiệm vụ rồi và bạn cũng đã ước
lượng được khoảng thời gian cho các nhiệm vụ mà nhân viên có thể hoàn
thành được. Bạn có thể lựa chọn “thời gian làm việc của nhân viên” hay
“thời gian làm việc của người thư viện” - với cách tính đơn giản về giờ
35
làm việc - để thêm vào ngân sách của bạn. Mặc dù thông tin về lương
bổng không cần phải bí mật nhưng thông tin đó được coi là thông tin cá
nhân nên chúng ta không nên đề cập khoản lương thực lãnh của nhân
viên thư viện hoặc những người nhân viên trong nhóm Marketing. Từ
việc tính số giờ làm việc thì bạn sẽ phải thuyết phục được người quản lý
về khoản thời gian được đưa vào kế hoạch Marketing là một chi phí thực
có liên quan đến công việc Marketing mà không lộ bí mật về số tiền
lương.
Lập dự toán ngân sách mất khá nhiều thời gian nếu bạn chuẩn bị kỹ
lưỡng và hoàn hảo thì có thể sẽ thuyết phục cán bộ quản lý thư viện của
bạn về các khoản chi phí cần để dùng trong kế hoạch Marketing về
nguồn tin điện tử. Một khi bạn có được bản dự trù ngân sách cho hoạt
động Marketing thì bước tiếp theo của vòng tròn Marketing sẽ thực hiện
dễ dàng hơn rất nhiều.
Thường thì sau khi bạn hoàn thành “kế hoạch hành động” (Action
Plan) thì bạn sẽ đưa kế hoạch Marketing vào thực tế. Nếu bạn đọc chỉ
lướt sơ qua thôi thì bạn không thể nào tiến hành được kế hoạch
Marketing đâu. Hãy đọc qua những thành phần còn lại của các thành
phần cấu thành Marketing để nhận biết bạn cần dự tính những gì khi bạn
đang bắt tay thực hiện Marketing.
8. Đo lường
Trước khi nghĩ ra các biện pháp (techniques) áp dụng để đạt được
mục đích Marketing thì chúng tôi khuyên bạn nên xem lại những biện
pháp liệu có hiệu quả không. Trong thành phần này của vòng tròn
Marketing, bạn nên chắc chắn về điều này: bạn sẽ đo lường các biện
pháp (techniques) này như thế nào và lập thời gian biểu để biết khi nào
bạn thực hiện việc đo lường này.
Khi bạn thấy từ “đo lường” thì liệu bạn có nghĩ ngay đến toán học
không? Để đo lường cái gì đó một cách thành công thì không nghĩa là
bạn phải luôn luôn thực hiện với những con số. Ở thành phần “đo lường”,
đây là một trong số cách khách quan để tập hợp thông tin phản hồi về
chiến lược Marketing. Bạn có thể thực hiện điều này với những con số,
chẳng hạn như: chúng ta đã in ra bao nhiêu tờ bướm quảng cáo? Sau một
tuần đặt tại quầy lưu hành thì còn lại bao nhiêu tờ bướm? Hoặc bạn cũng
có thể thực hiện “việc đo lường” bằng từ ngữ, chẳng hạn như: Có phải
chính khách hàng là thành phần chính trong buổi hội thảo trình diễn thử
nghiệm về cơ sở dữ liệu cho rằng họ: (a) Không biết gì về những cái mới
(b) Chỉ biết những thứ họ cần thôi (c) Muốn nhiều hơn cái họ mong đợi?
36
Những phương pháp đo lường nào gắn với những biện pháp Marketing
thì bạn xác định điều này trong kế hoạch Marketing. Hãy sử dụng lại ví
dụ về tờ bướm quảng cáo, bạn sẽ không tập hợp được nhiều thông tin
khách quan về biện pháp này nếu như bạn không biết mình đã in bao
nhiêu rồi và còn lại bao nhiêu. Chắc chắn rằng bạn sẽ nhận được thông
tin phản hồi sẽ không phù hợp với nội dung của tờ khảo sát được phát ra
nếu như bạn không lập ra kế hoạch bài bản cho việc tìm kiếm thông tin
phản hồi từ khách hàng. Bạn sẽ có được thông tin thông qua những cuộc
trao đổi, bình luận. Buổi trình diễn thử nghiệm về cơ sở dư liệu sẽ cung
cấp cho bạn với nhiều cơ hội đo lường hơn nhưng dĩ nhiên những kỹ
thuật này cũng khó mà hoàn thành được. Về việc tham gia lớp học
“hướng dẫn sử dụng thư viện”, việc lấy tờ đăng ký này rất dễ dàng tại
quầy lưu thông nhưng phải có sự cam kết phải tham dự lớp tập huấn
đúng thời gian đã định. Đối với buổi hội thảo chuyên đề thì chúng ta đo
lường bằng cách nào đây? Bạn phát ra phiếu thăm dò nhanh nhằm hỏi
xem: (1) làm sao mà những người tham dự biết về hội thảo này? (2) Điều
gì khiến họ quyết định tham dự hoặc đồng ý tham gia trả lời bài kiểm tra
ngắn trước và sau buổi hội thảo nhằm mục đích để bạn biết được có
nhiêu người người biết về buổi hội thảo này. Chúng tôi đề nghị bạn hãy
ghi chú những ví dụ mà được đề cập ở đây. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều
cho bạn khi bạn lựa chọn biện pháp Marketing cũng như cách đo lường
tương ứng. Bạn nên chọn cách đo lường khách quan nhằm mục đích cho
bạn biết rõ những biện pháp mà bạn đưa là thành công hay thất bại.
Chúng tôi tin chắc rằng nếu bạn không thể đo lường được thì bạn không
nên thực hiện. Nếu bạn đang chịu trách nhiệm cho những nỗ lực
Marketing thì bạn phải báo cáo lại là làm sao mà bạn đạt được những
thành công đó.
Chúng tôi nhận thấy rằng đôi khi cũng thật khó để biết chính xác
nên đo lường như thế nào và đo lường cái gì. Ông Broeing, Chauncey, và
Gomes nhấn mạnh rằng “Một dịch vụ mà có liên quan đến nhiều trang
web và nhiều nhóm khách hàng thì thật là khó khăn để tập hợp thông tin
và dữ liệu để đánh giá chương trình theo mức độ nhất quán nhất. Nếu bạn
gặp khó khăn hãy xin ý kiến khác từ những thành viên trong nhóm hoặc
từ người bạn làm sao để hoàn thành việc đo lường. Có thể những biện
pháp mà bạn chọn thì quá phức tạp. Còn nếu như quá đơn giản thì liệu
những cách đo lường mà bạn áp dụng có thật sự hữu ích không?
Hãy nghĩ đo lường sẽ cung cấp bằng chứng cho công việc tiến triển
tốt hơn. Nếu bạn dựng lên một kế hoạch Marketing cứng nhắc thì dù
những kết quả mong đợi không đạt được thì bạn cũng học hỏi được một
cái gì đó và điều này thì thật sự hữu ích cho bước kế tiếp của vòng tròn
Marketing.
37
9. Đánh giá
“Đánh giá” là thành phần cuối cùng của kế hoạch tiếp thị nhằm
tổng hợp các hoạt động tiếp thị này xem liệu có đạt được những mục tiêu
đã đề ra hay không. Thành phần “đánh giá” giúp cho bạn biết được
những con đường mà bạn chọn lựa là thành công hay thất bại cũng như
từ những thông tin được tập hợp đầy đủ nhất sẽ cho bạn biết trước sự
khởi đầu của thành phần kế tiếp của vòng đời Marketing như thế nào.
Cũng chính từ bước này, bạn phải cân nhắc xem những chiến lược bạn đề
cập có đưa vào áp dụng trong thực tiễn được hay không (actionable
knowledge - áp dụng kiến thức vào thực tế hay tri thức hành động). Tri
thức hành động có nghĩa là cho bạn đoán biết được kết quả như thế nào
nếu bạn tiếp tục và tiến hành áp dụng kiến thức đã nghiên cứu vào thực
tế. Thành phần cuối cùng này nhằm trả lời những câu hỏi sau: Tại sao
chúng ta phải thực hiện điều này và chúng ta nên phải thực hiện như thế
nào?
Để hoàn thành bước này, hãy xem lại mục tiêu, chiến lược, đo
lường. Hãy tự hỏi rằng liệu các thành phần cấu thành này kết hợp lại với
nhau sẽ cho bạn biết được là bạn đang ở đâu trong vòng tròn Marketing.
Nếu mục đích của bạn là tăng số lượng lượt sử dụng của một cơ sở dữ
liệu cụ thể và chiến lược đưa ra nhiều phương pháp kỹ thuật nhằm đẩy
mạnh lượt sử dụng đó tăng lên. Số liệu thống kê đã minh chứng rằng việc
sử dụng đó thực sự cũng tăng thì bạn cũng biết được mình ở giai đoạn
nào của vòng tròn Marketing. Có lẽ bạn cũng đã hài lòng với việc sử
dụng đã tăng lên và sẵn sàng để chuyển tới công việc khác của vòng tròn
Marketing hoặc việc sử dụng đã tăng lên rồi nhưng bạn còn nghi ngờ liệu
có tiếp tục tăng nữa không. Nắm được số liệu trong tầm tay thì bạn sẽ
thực hiện lại kế hoạch tiếp thị với thay đổi rất nhỏ hoặc kế hoạch
Marketing mới thì sẽ tốt hơn.
II. Những nguồn tài liệu cần đọc thêm
American Marketing Association. 2012. “Resource Library.” Marketing
Power, Inc. www.marketingpower.com/ResourceLibrary/Pages/
default.aspx.
We recommend this Resource Library from a major marketing
organization in America. Some of the resources noted on their
website may be of interest to you.
Barbour, Rosaline. 2007. Doing Focus Groups. London: SAGE.
For an authoritative resource on how to conduct focus groups we
recommend this book by the publisher SAGE, which is known for its
methods-focused books. In this book you will read how to form a
38
targeted group of patrons and find out what they think about your
library’s electronic resources.
DeWalt, Kathleen Musante, and Billie R. De Walt. 2011. Participant
Observation: A Guide for Fieldworkers. Lanham, MD: Rowman and
Littlefield.
For those interested in objectively viewing a group of people while
you are a member of the group, this book explores participant
observation. The term paritcipant observation means that you are a
member of the group you are researching, which can be helpful in
discovering things about the use of your library’s electronic
resources. For example, if you are a graduate student and you want to
learn how to gather data on other graduate students’ use of electronic
resources, this is just the book to show you how to do it.
Fielding, Nigel, Raymond M. Lee, and Grant Blank, eds. 2008. The
SAGE Handbook of Online Research Methods. London: SAGE.
This book offers suggestions on how to gather data about the use of
your library’s electronic resources via online methods. Learn about
online surveys, virtual ethnography, and other research methods
conducted over the Internet.
Glenn, Norval D. 2005. Cohort Analysis. 2nd ed. Thousand Oaks, CA:
SAGE.
This Little Green Book by SAGE introduces you to the concepts
behind cohort analysis and suggests appropriate methods for data
gathering.
Gravetter, Frederick J., and Lori-Ann B. Forzano. 2012. Research
Methods for the Behavioral Sciences. 4th ed. Belmont, CA: Cengage
Learning. This textbook covers all the basics related to research
design appropriate for libraries. It guides you through the processes
of creating a research question and choosing appropriate methods and
provides practical exercises for readers.
Hart, Judith L., Vicki Coleman, and Hong Yu. 2001. “Marketing
Electronic Resources and Services—Surveying Faculty Use as a First
Step.” The Reference Librarian 32, no. 67: 41-55.
This article provides a good practical example of how you can get to
know your target market in order to construct a more effective
marketing plan. Before the authors moved forward in their marketing
cycle they sought to understand the existing use of electronic
resources and the possible barriers to their greater use.
39
Naumes, William, and Margaret J. Naumes. 2006. The Art and Craft of
Case Writing. 2nd ed. Armonk, NY: M.E. Sharpe.
This text is for those interested in writing about how they are
currently performing a task or project and learning how to make it
more broadly applicable. The book demonstrates how to write a case
study and provides examples.
III. Tài liệu tham khảo
Brannon, Sian. 2007. “A Successful Promotional Campaign—We Cant
Keep Quiet about Our Electronic Resources” The Serials Librarian
53, no. 3: 43.
Broering, Naomi C., Gregory A. Chauncey, and Stacy L. Gomes. 2006.
“Outreach to Public Libraries, Senior Centers, and Clinics to Improve
Patient and Consumer Health Care—An Update.” Journal of
Consumer Health on the Internet 10, no. 3: 3.
Buczynski, James. 2007. “Referral Marketing Campaigns.” The Serials
Librarian 53, no. 3: 196.
Carlee, Ron, Keith Strigaro, Elizabeth R. Miller, and Molly Donelan.
2011. “Maximize the Potential of Your Public Library: A Report on
the Innovative Ways Public Libraries Are Addressing Community
Priorities.” International City/County Management Association.
Collins, James C., and Jerry I. Porras. 1996. “Building Your Company's
Vision.” Harvard Business Review 74, no. 5: 65-77.
Curtis, Donnelyn, and Virginia M. Scheschy. 2005. E-journals: A How-
To-Do-It Manual for Building, Managing, and Supporting Electronic
Journal Collections. New York: Neal-Schuman.
De Saez, Eileen Elliott. 2002. Marketing Concepts for Libraries and
Information Services. 2nd ed. London: Facet.
Kennedy, Marie R. 2011. “What Are We Really Doing to Market
Electronic Resources?” Library Management 32, no. 3: 144-158.
Kolowich, Steve. 2011. “What Students Don t Know.” Inside Higher Ed.
August 23.www.insidehighered.com/news/2011/08/22/erial_study_
of_student_research_habits_at_illinois_university_libraries_reveals_
alarmingly_poor_information_literacy_and_skills.
40
Lee, Deborah. 2003. “Marketing Research: Laying the Marketing
Foundation.” Library Administration and Management 17, no. 4:
186-188.
Lindsay, Anita Rothwell. 2004. Marketing and Public Relations Practices
in College Libraries. CLIP Note. Chicago: American Library
Association.
OCLC. 2010. “Perceptions of Libraries, 2010: Context and Community.”
OCLC. www.oclc.org/reports/2010perceptions.htm.
Row, Heath. 2006. “Influencing the Influencers: How Online Advertising
and Media Impact Word of Mouth.” DoubleClick.com. www.google
.com/doubleclick/pdfs/DoubleClick-12-2006-Influencing-the -
Influencers.pdf.
Vasileiou, Magdalini, and Jennifer Rowley. 2011. “Marketing and
Promotion of E-books in Academic LibrariesJournal of
Documentation 67, no. 4: 624-674.
Wallace, Linda K. 2004. Libraries, Mission, and Marketing: Writing
Mission Statements That Work. Chicago: American Library
Association.
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ THƯ VIỆN HCMUTE
Đồng hành cùng độc giả trên con đường chinh phục tri thức
Nơi cung cấp nguồn lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_marketing_nguon_tin_dien_tu_thuc_hien_ke_hoach_marketing_8458.pdf