Mạng ảo cho Hyper-V –Phần 6
Trong phần cuối cùng này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các
bạn một số phương pháp cấu hình VLAN.
Trong phần trước của loạt bài này, chúng ta đã thảo luận về
khái niệm của các VLAN có liên quan với Hyper-V. Trong
phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách cấu hình
VLAN trong môi trường Hyper-V này.
Trước khi bắt đầu, chúng tôi muốn nói rằng việc sử dụng
VLAN chỉ là một tùy chọn nếu các switch mạng của bạn có
hỗ trợ VLAN. Như đã giải thích trong phần trước của loạt bài
này, cả partition cha và partition con đều kết nối đến switch
ảo, switch ảo này sẽ cung cấp sự hỗ trợ VLAN. Chính vì vậy
mà bạn phải có một switch vật lý hỗ trợ lưu lượng VLAN.
Nói cách khác, nếu máy ảo cần truyền thông với máy ảo khác
được hosting trên cùng máy chủ vật lý thì lưu lượng VLAN sẽ
đi qua switch ảo, và như vậy truyền thông VLAN ở đây được
hỗ trợ đầy đủ. Ngược lại, nếu một máy ảo cần truyền thông
với partition cha và máy đó cũng được kết nối với switch ảo
thì lưu lượng VLAN ở đây sẽ được hỗ trợ.Mặc dù vậy nếu
máy ảo cần truyền thông với máy khách khác được host trên
một máy chủ vật lý khác (hoặc cần truyền thông với một máy
vật lý không nằm trong cùng partition cha với nó) thì dữ liệu
sẽ đi qua mạng vật lý và switch vận chuyển lưu lượng cần
phảihỗ trợ VLAN.
Switch mạng phải hỗ trợ lưu lượng VLAN, vì vậy adapter
mạng của máy chủ cũng phải hỗ trợ VLAN. Do không phải
tất cả các adapter mạng có thể hỗ trợ lưu lượng VLAN vì vậy
bạn cần kiểm tra kỹ để bảo đảm rằng các adapter của máy chủ
hỗ trợ VLAN trước rồi mới chuyển tiếp sang cấu hình VLAN.
Gần cuối của bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách
phát hiện xem adapter mạng có hỗ trợ lưu lượng VLAN hay
không.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13_3045.pdf