Trong một vài bài đã đăng trên Văn Nghệ, tôi đã lấy hình ảnh: nhà thơ là người viết đè một “phương ngữ” của cá nhân lên bản ngữ của cộng đồng, là người vác cây thánh giá-thơ trên hành trình lao động, sáng tạo. Anh ta sống trong vương quốc của “phương ngữ” hay “tiếng lóng” do mình chế tạo ra. Ngôn ngữ thơ là một “ngôn ngữ bí mật”. Nhà thơ-lữ khách bộ hành đó không ngừng vác cây thánh giá-thơ lao động và tri thức để đến với đô thành thơ đích thực trong cuộc hành hương nắng nôi, khô khát với ý thức lao động nghề nghiệp của mình( ). Làm thơ, là thử khả năng “khiêu khích” trí tuệ, văn hóa, tài năng, thái độ đối với ngôn ngữ của nhà thơ với chính mình.
Nhà thơ chế tạo ra lời để “khiêu khích” với chính mình, rồi “khiêu khích” độc giả. (Ngày nay nhà thơ “khiêu khích” được độc giả cũng phải có tầm, bởi thái độ đó cũng là một phương thức của giao tiếp nghệ thuật. “Khiêu khích” ở đây đã mang nét nghĩa kêu gọi sáng tạo từ cả hai phía. Đó là một thái độ tích cực trong lao động sáng tạo và cả lao động đọc).
Hai nhà thơ của Hải Phòng được Hội thảo hôm nay, tôi nghĩ, cả hai đều hiện đại, tài năng, nhưng thật khác nhau. Tôi so sánh thế này có sợ chưa chính xác chăng: nếu như Đồng Đức Bốn lấy ngôn ngữ làm công cụ để chuyên chở tư tưởng, tình cảm; thì Mai Văn Phấn lấy tư tưởng, tình cảm để chuyên chở ngôn ngữ - vượt sang bên kia của chữ nghĩa từ điển. Người trên lấy ngôn ngữ làm búa để rèn ra dao, kiếm; người dưới lấy dao, kiếm để rèn ra búa. Cả hai con đường, để có thơ thật sự là thơ, đều khắc nghiệt, nếu không nói là khốc liệt. Con đường nào cũng đáng được tôn vinh nếu nhà thơ thực sự có tài và cho ra đời những bài thơ có tài như thế.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Mai Văn Phấn – những chặng đường sáng tạo thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mòi lăn khắp mặt người yêu thương...” (Ch. IV) đến một kết hợp: “Thoáng đâu vại nước hoa cau / Nơi cha mẹ đã tin nhau một đời” (Ch. V). Kết hợp “vại nước hoa cau” của thơ đã lan tỏa trường ngữ nghĩa rộng hơn văn xuôi. Câu thơ sẽ được tái sinh và tái tạo thành một chuỗi hình ảnh trong tâm trí độc giả, trong “tầm đón đợi” (H.R.Jauss) của họ: vại nước có hoa cau rụng xuống; vại nước đặt ngoài sân có cây cau; vại nước của làng quê Việt thanh bình xưa kia;…: văn xuôi sẽ nói theo kiểu tôi vừa nói. Tính chất của “nước” trong biểu tượng văn hóa thế giới: có ba chủ đề chính: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh đã được hiện diện qua những dòng thơ mà thời gian của tình yêu thật tinh khôi trong Người cùng thời:
“Ta gọi nhau trước rạng đông lúc còn mê ngủ
Ánh sáng tràn qua thanh bạch dịu dàng
Anh cùng em tái sinh từ nước trong, khí sạch
Nụ hôn bay lên tắm rửa bình minh” (Ch. IX)
“Nụ hôn bay lên tắm rửa bình minh” thêm một lần thanh sạch lúc rạng đông. Siêu thực mà cũng là thực. “Đầm mình vào trong nước rồi lại bước ra, là “trở về cội nguồn, tự tiếp nguồn cho mình một kho dự trữ tiềm năng rộng mênh mông và lấy ở đó một sức mạnh mới (…), tạo tiền đề cho một bước tiến lên để tái thống hợp và tái sinh”, lại là một ý nghĩa khác của “nước”. Ở châu Á, nước là “nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi, nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh”. Nước được coi là “vật chất nguyên thủy” (materia prima) của vũ trụ.
“Nỗi khao khát đam mê cuống quýt, ánh trăng là em, trái chín cũng là em... Em đất bền, em nước sáng, em chờ anh ở phía sương mù, phía khuất con đường lờ mờ trước mặt. Và máu ta đã hóa tinh thần làm ngọn đèn phía trước bàn chân”. (Ch. X)
Victor Segalen, nhà thơ, bác sĩ người Pháp đã từng sống lâu ở Trung Quốc và say mê nghệ thuật phương đông, có bài thơ tình văn xuôi Người tình của tôi có những tính năng của nước rất hay, đơn cử một câu: “Người tình của tôi có những tính năng của nước: một nụ cười sáng trong, những cử chỉ mềm mại, một giọng nói trong vắt và hát lên từng giọt”(() Victor Segalen (1878 - 1919), Mon amante a les vertus de l'eau
“Mon amante a les vertus de l'eau : un sourire clair, des gestes coulants, une voix pure et chantant goutte à goutte”.
).
Là “nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần”, “nước” sang giai đoạn 3 vẫn tiếp tục hành trình của nó: “Một giọt nước vừa tan / Một mầm cây bật dậy / Một quả chín vừa buông / Một con suối vừa chảy” (Nghe em qua điện thoại); “Em và anh tụ thành nước mát / mưa xuống những nụ hôn làm lại thế gian” (Những bông hoa mùa thu, 2); “Giọt nước buồn bay lên đám mây / Nghe quả trứng ấm nóng lăn qua cơ thể / Đôi sẻ nâu vội vàng giao hoan chớp mắt” (Hình Đám Cỏ, II); khoan dung và cứu rỗi: “Ánh trăng khuya rơi vào chén nước / Thoáng long lanh cứu rỗi bao người” (Hình Đám Cỏ, VII); v.v. Đoạn đầu của bài Mưa trong đất:
“Những hạt mưa rơi xuống. Em nhắc chúng ta từng là giọt nước. Trong lành em rơi xuống anh. Để anh biết thiên nhiên và đồ vật quanh mình đều bằng nước. Tất cả là em đợi anh đến gần. Tờ lịch đang tự mở sang ngày mới. Nền nhà, khung ảnh, bàn ghế luôn sạch sẽ. Trà thơm vừa rót. Bát đũa đã sấy khô. Con dao cái kéo bỗng nhiên lại sắc. Sách vở gọn gàng. Và chốt cửa tự bật mở khi anh bước ra”.
Vẫn trở lại với ba chủ đề chính: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh, và là “vật chất nguyên thủy” của vũ trụ, cả anh, cả em, tất cả chúng ta đều từ nước mà ra. Trong bài thơ, ta có những biến hóa: “những hạt mưa” – “chúng ta” (nước) – “em” (nước) – “đồ vật” (nước) – thế giới nước đó sẽ “mở” ra tất cả từ “em”: thời gian (“tờ lịch”),… và không gian (“anh bước ra”). Cấu trúc của đoạn thơ được cấu tạo nhân / quả: mở đầu “Những hạt mưa rơi xuống” sẽ cho kết quả bí ẩn huyền thoại ở cuối: “Và chốt cửa tự bật mở khi anh bước ra”, trong khi giữa hai đầu/cuối này là “cổ tích thần kì” – những sự vật được “sạch sẽ”, “gọn gàng” một cách tự động hóa.
Tóm lại, những ẩn dụ ám ảnh “nước” trong thơ Mai Văn Phấn được anh diễn đạt bằng giọng riêng những ý nghĩa của biểu tượng trên thế giới: sự phồn sinh, tẩy rửa, cội nguồn, những giấc mơ, tính dục… Ở phần này có nhiều bài, nhiều câu hay, thú vị cho thấy ý thức lao động chuyên nghiệp và sự tìm tòi cách thể hiện không ngưng nghỉ của nhà thơ.
Có lẽ đã là hơi dài với dung lượng của một tham luận và cũng đã hơi dài về những cái được của thơ Mai Văn Phấn. Tôi muốn đóng góp thêm một chút về những cái còn chưa được hoàn thiện. Nhiều bài của phần 1. “du dương”, “hát” bằng lục bát. (Xin được hiểu: bản thân việc làm thơ lục bát không có “tội”; vấn đề lại ở chỗ khác, tôi sẽ nói ở cuối bài). Càng về cuối tập càng “nói” hiện đại bằng thơ tự do hoặc thơ văn xuôi hoặc trường ca. Hai bài được Giải nhì trong cuộc thi thơ báo Văn Nghệ, 1995, thì một là lục bát: Mười nén nhang ở ngã ba Đồng Lộc); còn một là thơ tự do: Nhật ký đô thị hóa.
Những bài đầu còn ở dạng “tập hát”, đôi chỗ cầu kì về ngôn ngữ hoặc tứ thơ. Nó cứ xuôi xuôi, quán tính, dễ dàng, khó đọng, cả hình ảnh cũng không mới nữa, kiểu: “Em đi cùng đám mây bông / Mình anh gió hú dọc sông Ngân Hà…” (Một mình). Hoặc khi anh định triết lí thật cô đọng thì thơ rơi vào “nghĩ” (Gai): bài thơ nhiều tượng trưng về thời gian, về tình yêu, đau khổ, mất mát, nhưng cuối bài lại “lạc quan”, “đơm hoa” một cách cơ giới, khiến bài thơ có sự tính toán, mất tự nhiên, nhất là ở sự cân xứng, đối ứng nhau quá tỉnh táo ở “sớm” / “sẹo”, “chiều” / “gai” mà sau chúng là những “nhiệm vụ khả thi”. Hoặc một số câu khác: “Em thở êm như biển lặng tờ / Hay đâu có bão ở trong mơ” (Em và biển). Hơi hướng Chế Lan Viên. (Thông minh ngoài đời khác với thông minh trong thơ). Trong cái vệt “hơi hướng” này còn có: Đà Lạt thì thầm; Quả thu. Rải rác trong tập còn một vài chỗ dễ dãi, mòn như thế.
4. Nhà thơ và người đọc thơ hôm nay:
4.1. Nhà thơ: “Khởi đầu là Lời” (Cựu ước).
Trong một vài bài đã đăng trên Văn Nghệ, tôi đã lấy hình ảnh: nhà thơ là người viết đè một “phương ngữ” của cá nhân lên bản ngữ của cộng đồng, là người vác cây thánh giá-thơ trên hành trình lao động, sáng tạo. Anh ta sống trong vương quốc của “phương ngữ” hay “tiếng lóng” do mình chế tạo ra. Ngôn ngữ thơ là một “ngôn ngữ bí mật”. Nhà thơ-lữ khách bộ hành đó không ngừng vác cây thánh giá-thơ lao động và tri thức để đến với đô thành thơ đích thực trong cuộc hành hương nắng nôi, khô khát với ý thức lao động nghề nghiệp của mình(() Xem, ví dụ 2 bài của Đào Duy Hiệp, Hình ảnh trong thơ siêu thực, Văn Nghệ Trẻ, số 11 (tháng 5 - 2004); và Ngôn ngữ và Nhà thơ, Văn Nghệ, số 34 (25 - 8 - 2007).
). Làm thơ, là thử khả năng “khiêu khích” trí tuệ, văn hóa, tài năng, thái độ đối với ngôn ngữ của nhà thơ với chính mình.
Nhà thơ chế tạo ra lời để “khiêu khích” với chính mình, rồi “khiêu khích” độc giả. (Ngày nay nhà thơ “khiêu khích” được độc giả cũng phải có tầm, bởi thái độ đó cũng là một phương thức của giao tiếp nghệ thuật. “Khiêu khích” ở đây đã mang nét nghĩa kêu gọi sáng tạo từ cả hai phía. Đó là một thái độ tích cực trong lao động sáng tạo và cả lao động đọc).
Hai nhà thơ của Hải Phòng được Hội thảo hôm nay, tôi nghĩ, cả hai đều hiện đại, tài năng, nhưng thật khác nhau. Tôi so sánh thế này có sợ chưa chính xác chăng: nếu như Đồng Đức Bốn lấy ngôn ngữ làm công cụ để chuyên chở tư tưởng, tình cảm; thì Mai Văn Phấn lấy tư tưởng, tình cảm để chuyên chở ngôn ngữ - vượt sang bên kia của chữ nghĩa từ điển. Người trên lấy ngôn ngữ làm búa để rèn ra dao, kiếm; người dưới lấy dao, kiếm để rèn ra búa. Cả hai con đường, để có thơ thật sự là thơ, đều khắc nghiệt, nếu không nói là khốc liệt. Con đường nào cũng đáng được tôn vinh nếu nhà thơ thực sự có tài và cho ra đời những bài thơ có tài như thế.
Hình như Luis Borgès (1899 - 1986), nhà thơ Argentin, đã nói đại ý ở đâu đó rằng, muốn thử biết nhà thơ có tài thực sự hay không hãy bảo anh ta làm thơ theo thể thơ dân tộc. Làm thơ dân tộc như người làm xiếc trên dây, không có tài là ngã ngay. Ở ta là thơ lục bát. Nếu không có tài, lục bát sẽ rơi ngay vào vè hoặc thơ giao bán hàng, kiểu: “Ai mà chẳng có đôi tai / Mẹ ơi con muốn có hai cái vòng / Bao ngày con đợi còn trông / Giờ đây con đã có vòng đeo tai” (!). Chính Octavio Paz cũng đã từng nói rằng: “có máy gieo vần, nhưng không có máy làm thơ”. Tôi muốn nói thêm: thơ là do tài năng và tâm hồn người mà ra. Nhà thơ hiện đại, bên cạnh tài năng và hồn thơ, còn phải có tri thức văn hóa, học vấn, tư duy và kiến thức triết học, những trải nghiệm cuộc sống,… thêm vào đó là một tấm lòng. “Những điều trông thấy…”. Đồng Đức Bốn đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong thể thơ dân tộc bằng chính tài năng và tâm hồn cắm rễ rất sâu vào nguồn mạch dân tộc trong một tâm thế hiện đại của anh. Anh đã dùng ngôn ngữ để “đập” vào cánh cửa cuộc đời với nỗi đau hiện sinh. “Trở về với mẹ ta thôi / Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ” hoặc “Mải mê đuổi một con diều / Củ khoai nướng để cả chiều thành tro”, v.v. và nhiều nữa về con người và những hữu hạn của nó. “Con diều” còn ẩn dụ cho những điều mộng tưởng, hư phù, “mải mê đuổi” theo nó để hạnh phúc bình dị (“củ khoai nướng”), đã tan thành tro bụi khi kịp ý thức.
Liên hệ thêm một chút về Đồng Đức Bốn tôi coi như một nén tâm nhang tưởng niệm anh khi thơ anh sẽ còn mãi với thời gian và mọi người, trong đó có sinh viên của tôi vẫn đang đọc anh.
4.2. Người đọc: Khi tiên tri về “Cái chết của tác giả”, Roland Barthes không chỉ hạ bệ tác giả và đưa ngôn ngữ lên ngôi làm chủ thể phát ngôn; mà ông còn ngầm nói đến lao động tích cực của người đọc trước văn bản ngôn từ. Thơ trên thế giới kể từ sau Siêu thực những năm 20 của thế kỉ trước đến nay, đã là một “khiêu khích” như thế. Con người vốn mang bản chất thơ. Khi ngồi trong hang tối, ta hướng cái nhìn ra ánh sáng; đi trong mê lộ, ta kiếm tìm sợi chỉ Arian. Thơ, là hang tối, là mê lộ. Sự “khiêu khích” của văn bản ngôn từ là hang tối, là mê lộ khiến người đọc đi tìm ánh sáng, sợi chỉ dẫn anh ta tìm ra ý nghĩa, nghệ thuật, những dụng công lao động sáng tạo cùng ý thức của nhà thơ. Cả nhà thơ và người đọc hôm nay đều mong tìm ra ánh sáng, để thoát khỏi hỗn mang. Octavio Paz đã vinh danh thơ và sứ mệnh của thơ:
“Nếu con người quên thơ, họ sẽ quên chính mình. Và trở về sự hỗn mang nguyên thủy”.
Tôi vừa đi ngược hành trình thơ Mai Văn Phấn cả về thời gian cùng những sáng tạo của anh, như một thách thức, một “khiêu khích” với chính mình với tư cách của người đọc trong tâm thế lao động “đọc kĩ” (close reading) từ góc độ một số lí thuyết hiện đại của phương Tây. Những người khác sẽ đọc từ những góc độ, tâm thế khác về thơ anh. Và như vậy, ta sẽ có thêm nhiều tiếng nói.
5. Lời kết: Mai Văn Phấn đã cắm một cột mốc thơ đáng ghi nhận trên hành trình chinh phục ngôi đền thơ hiện đại. Đến nay đã ngót ba mươi năm. Chặng đường thơ sắp tới của anh còn dài và xa trước mặt. Mà cột mốc hôm nay đã đánh dấu một trưởng thành.
Hanoi, tháng 5 năm 2011
Đ.D.H
Thơ là một điều gì đó mộng mị, là sự mù mờ và đầy mê hoặc. nó mê hoặc người ta ngay từ ngôn từ bóng bấy lẫn chút phù chú. Đặc trưng của thơ ca.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_duy_hiep_mai_van_phan_ban_tap_chi_van_7235.doc