Mô tả môn học
Môn học này trang bị cho người học những kiến thức lý luận chuyên sâu về tài chính – tiền tệ, làm nền tảng để nghiên cứu các môn nghiệp vụ thuộc khối ngành Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh. Cụ thể học phần này tập trung vào nghiên cứu: hệ thống tài chính; lý thuyết danh mục đầu tư, lý thuyết cấu trúc lãi suất và lý thuyết định giá tài sản; thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính; quy định/ điều tiết khu vực tài chính; tự do hóa tài chính và khủng hoảng tài chính; chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Mục tiêu môn học
Sau khi học xong học phần này, học viên nâng cao kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu những vấn đề quan trọng thuộc lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung chi tiết môn học:
Chuyên 1: Hệ thống tài chính
1. Hệ thống tài chính và nền kinh tế thực
2. Các định chế tài chính
3. Các thị trường tài chính
4. Đổi mới tài chính
Chuyên 2: Điều tiết/quy định và giám sát hệ thống tài chính
1. Thất bại thị trường tài chính và sự quy định/điều tiết khu vực tài chính
2. Những hạn chế của điều tiết/quy định khu vực tài chính
3. Tác động của toàn cầu hóa đối với sự điều tiết của khu vực tài chính - Basel
Chuyên 3: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính
1. Cấu trúc tài chính ở một số quốc gia trên thế giới
2. Chi phí giao dịch và cấu trúc tài chính
3. Lựa chọn nghịch và cấu trúc tài chính
4. Rủi ro đạo đức và sự lựa chọn giữa nợ và vốn
78 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lý thuyết tổng hợp môn học: Tài chính – Tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ này không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác mức sinh lời từ khoản vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra (chỉ trừ một số trường hợp cá biệt sẽ thấy rõ sau). Cùng một mức lãi suất công bố nhưng nếu cách thức trả lãi khác nhau thì số tiền cuối cùng người đầu tư nhận được cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một phép đo lãi suất mới cho phép xác định chính xác hơn giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay hay mức sinh lời từ một đồng vốn đầu tư vào công cụ nợ. Không chỉ vậy, lãi suất xác định bằng phép đo mới này phải thống nhất giữa các công cụ nợ có cách thức trả lãi khác nhau, tức là các công cụ nợ có cách thức trả lãi khác nhau nếu có cùng mức lãi suất xác định theo phương pháp này thì phải bằng nhau về mức sinh lời.
Phương pháp tính lãi
Trước khi xây dựng phép đo, cần phải xác định phương pháp tính lãi làm cơ sở cho phép đo mới. Hãy cùng xem xét ví dụ sau:
Gửi tiết kiệm 100.000đ, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 0,5%/tháng. Hỏi số tiền thu về sau 3 tháng là bao nhiêu? Giả định lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn vay.
Có hai cách tính:
Cách tính thứ nhất đơn giản và trực tiếp như sau: Lãi suất 0,5%/tháng có nghĩa là cứ mỗi 1đ gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng trả cho người gửi 0,005đ mỗi tháng. Vậy 100.000đ gửi tiết kiệm sẽ đem lại cho người gửi tiền 500đ tiền lãi mỗi tháng. Gửi tiết kiệm 3 tháng, lãi suất không thay đổi, vị chi tổng tiền lãi là 1.500đ. Cộng với vốn gốc được ngân hàng hoàn trả khi hết hạn, người gửi tiền thu về số tiền là 101.500đ. Đây là cách mọi người thường dùng để tính lãi khi cho vay hoặc gửi tiền ngân hàng. Cách tính này có ưu điểm là vừa đơn giản, vừa dễ hiểu theo tư duy lôgíc của mọi người khi cho vay hoặc đi vay tiền. Tuy nhiên nó lại không cho ta thấy được cách thức mà ngân hàng tính lãi trả cho mỗi đồng vốn gửi vào. Cách tính thứ hai sẽ giúp thấy được điều này.
Cách tính thứ hai được tổng quát hoá như sau:
Sau tháng thứ nhất số tiền FV1 mà người gửi có trong tài khoản tiết kiệm của mình sẽ bao gồm vốn gốc cộng lãi phát sinh trong tháng đó:
FV1 = PV + PV × i = PV × (1 + i) = 100.000 × (1 + 0,005) = 100.500đ
Hết tháng thứ hai, số tiền FV2 trong tài khoản sẽ bằng số tiền có được sau tháng thứ nhất cộng với lãi phát sinh trong tháng thứ 2:
FV2 = FV1 + PV × i = PV × (1 + i) + PV × i = PV × (1 + 2i) = 100.000 × (1 + 0,05 × 2) = 101.000đ
Tương tự, số tiền FV3 trong tài khoản sau tháng thứ 3 là:
FV3 =FV2 + PV × i = PV × (1 + 2i) + PV × i = PV × (1 + 3i) = 100.000 × (1 + 0,05 × 3) = 101.500đ
Một cách tổng quát, số tiền tiết kiệm FVn mà người gửi tiền nhận được n tháng sau khi gửi số tiền ban đầu PV tiết kiệm với lãi suất i%/tháng là:
FV PV (1 n i) n = × + ×
Cách tính này cho thấy ngân hàng tính lãi trả hàng tháng cho người gửi tiền trên cơ sở vốn gốc. Vì vậy khoản lãi mà người gửi tiền nhận được hàng tháng là như nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế số tiền mà ngân hàng được sử dụng trong tháng thứ hai không phải chỉ có 100.000đ vốn gốc mà cả phần lãi phát sinh trong tháng thứ nhất, tức là 100.500đ. Trong khi đó, ngân hàng vẫn chỉ tính lãi trên số tiền 100.000đ ban đầu. Đây là sự bất hợp lý và gây thiệt hại cho người gửi tiền.
Phương pháp tính lãi này được gọi là tính lãi đơn (simple interest). Cách tính này ngày nay chỉ áp dụng trong các khoản vay mượn mang tính truyền thống như vay mượn cá nhân, vay thương mại, gửi tiết kiệm và thường là ngắn hạn do cách tính lãi đơn giản, dễ hiểu, không đòi hỏi kỹ thuật tính toán phức tạp, rất phù hợp trong điều kiện không có các phương tiện tính toán hiện đại. Hơn nữa với thời hạn ngắn, thường là dưới 1 năm, quy mô vay mượn lại nhỏ nên mức độ thiệt hại của người cho vay là chấp nhận được. Tuy nhiên, trong trường hợp vay dài hạn hoặc vay các khoản tiền lớn để đảm bảo công bằng và chính xác, phương pháp tính lãi đơn được thay bằng một phương pháp khác, chính xác hơn, đó là phương pháp tính lãi ghép/kép/gộp (compound interest). Phương pháp này được thực hiện như sau:
Vẫn sử dụng ví dụ cũ, ta có số tiền mà người gửi nhận được sau tháng thứ nhất là:
FV1 = PV + PV × i = PV × (1 + i)
Sau tháng thứ hai:
FV2 = FV1 + FV1 × i = PV × (1 + i)2
Sau tháng thứ ba:
FV3 = FV2 + FV2 × i = PV × (1 + i)3
Cứ như vậy sau tháng thứ n, tổng số tiền thu về sẽ là:
FVn = PV × (1 + i)n
Thay số vào ta có: FV3 = 100.000 × (1 + 0,005)3 ≈ 101.507,5đ > 101.500đ
Theo cách tính này, ta thấy tiền lãi không chỉ được tính trên vốn gốc ban đầu mà còn trên cả các khoản lãi gộp từ các kỳ trước, số tiền cuối cùng vì thế cũng cao hơn so với phương pháp tính lãi đơn (Nếu theo phương pháp tính lãi gộp thì số tiền lãi mà người gửi tiền nhận được sẽ là 1.507,5đ chứ không phải là 1.500đ như cách tính lãi đơn). Căn cứ để đưa ra phương pháp tính là người đi vay bắt đầu từ tháng thứ hai không chỉ sử dụng mỗi vốn gốc mà cả phần lãi phát sinh từ tháng trước, vì thế người cho vay cũng phải được hưởng lãi từ khoản lãi phát sinh này, nói theo cách thông thường thì “lãi mẹ đẻ lãi con”. Tiền lãi hàng tháng mà người cho vay được hưởng bây giờ bao gồm hai bộ phận: bộ phận lãi tính trên vốn gốc (gọi là lãi đơn – simple interest) không thay đổi giữa các tháng và bộ phận lãi tính trên phần lãi đã trả trước đó (gọi là lãi gộp – compound interest) tăng dần qua các tháng. Số vốn của người cho vay tăng lên hàng tháng theo cấp số nhân với công bội (1+i) (gọi là compound rate).
Giá trị thời gian của tiền tệ và kỹ thuật chiết khấu
Phép đo lãi suất mới được xây dựng dựa trên cơ sở khái niệm giá trị thời gian của tiền tệ (the time value of money) và kỹ thuật chiết khấu các luồng tiền (discounted cash flow analysis). Giá trị thời gian của tiền tệ được hiểu là số tiền có trong tay ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một số lượng tiền tệ tương tự nhưng dự tính nhận được trong tương lai. Có ít nhất ba lý do giải thích cho sự khác biệt này:
Thứ nhất là chúng ta có thể cho vay số tiền hiện có để hưởng lãi và do vậy tổng số tiền nhận được trong tương lai sẽ lớn hơn (vì cộng thêm cả khoản lãi).
Tiền tệ bị mất giá qua thời gian do ảnh hưởng của lạm phát.
Có rủi ro là khả năng nhận được số tiền trong tương lai là không hoàn toàn chắc chắn.
Tạm thời ta chỉ xét ảnh hưởng từ lý do đầu tiên, đó là đồng tiền qua thời gian sẽ sinh lãi. Để xác định giá trị tương lai của một lượng tiền tệ hiện tại, áp dụng công thức sau:
FVn = PV × (1 + i)n
Trong đó (1 + i)n được gọi là hệ số giá trị tương lai (future value factor). Như vậy, với bất kỳ một số tiền tại thời điểm hiện tại, để xác định giá trị tương lai của nó sau một khoảng thời gian n xác định, với mức lãi suất đầu tư i cho trước, ta chỉ việc tính hệ số giá trị tương lai rồi nhân số tiền hiện có với hệ số này.
Một số lý thuyết về lãi suất
Lý thuyết ưa thích thanh khoản – Liquidity Preference Theory
Giả định của Keynes:
Trong nền kinh tế, của cải chỉ nằm dưới hai dạng: Tiền, Trái phiếu
ó
Yếu tố tác động cung tiền:
Tác động đến cung tiền
Tác động đến lãi suất
Thu nhập
MD Tăng
Tăng
Mức giá
MD Tăng
Tăng
Cung tiền
MS Tăng
Giảm
Hiệu ứng thanh khoản lớn hơn các hiệu ứng khác
Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn các hiệu ứng khác và hiệu ứng lạm phát dự tính điều chỉnh chậm
Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn các hiệu ứng khác và hiệu ứng lạm phát dự tính điều chỉnh nhanh
Các lý thuyết giải thích cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
Lý thuyết dự tính (expectations theory)
Giả định: Các loại công cụ nợ (trái phiếu) có kỳ hạn khác nhau và là những vật thay thế hoàn hảo
Lãi suất của một công cụ nợ dài hạn sẽ bằng với bình quân của lãi suất ngắn hạn mà người ta kỳ vọng trong suốt vòng đời của công cụ nợ dài hạn đó.
=> Độ dốc của đường lãi suất hoàn vốn phụ thuộc vào kỳ vọng về thay đổi lãi suất ngắn hạn
Lý thuyết thị trường phân lập (segmented theory)
Giả định: trái phiếu có các kỳ hạn khác nhau nhưng không phải là vật thay thế cho nhau
Lãi suất của mỗi loại trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau được xác định bởi cung cầu của loại trái phiếu đó, không chịu ảnh hưởng của lãi dự tính của các trái phiếu với các kỳ hạn khác.
=> Người ta thường thích nắm trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn, do vậy đường lãi suất hoàn vốn thường là đường dốc lên
Lý thuyết về mức bù thanh khoản (liquidity premium theory)
Giả định: Trái phiếu có kỳ hạn khác nhau là những vật thay thế, nhưng không phải là những vật thay thế hoàn hảo
Lãi suất của một công cụ nợ dài hạn sẽ bằng với bình quân của lãi suất ngắn hạn mà người ta kỳ vọng trong suốt vòng đời của công cụ nợ dài hạn đó cộng với mức bù thanh khoản (còn được gọi là mức bù kỳ hạn) tương ứng với cung cầu đối với trái phiếu đó
Chuyên đề 6: RỦI RO – LỢI NHUẬN – THUYẾT DANH MỤC
Phần I:
Thuyết danh mục: hình thành theo phương sai trung bình, có 2 cách tiếp cận
Tối thiểu hóa rủi ro với mức tiền lời cho trước
Với một mức rủi ro cho trước, tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng
Trong chương này cũng ước lượng các khác biệt về rủi ro giữa các công cụ đầu tư. Phương sai là một cách tiếp cận nhằm tinh toán. Làm thế nào chọn cơ hội đầu tư mà tối thiểu hóa rủi ro. Vậy chúng ta dùng phương sai để đo lường rủi ro nhằm đưa ra một cơ hội đầu tư với việc tối thiểu hóa rủi ro.
Harry là người đầu tiên đưa ra cách thức xử lý vấn đề này theo phương sai tb. Ngày này được biết đến như lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
Ý tưởng chính của Harry là “đa dạng hóa” và “tương quan không hoàn hảo”. Nghĩa là khi lựa chọn một danh mục đầu tư thì càng nhiều tài sản, càng khác biệt càng tốt.
Lợi nhuận đầu tư đo lường kết quả tài chính của một hoạt động đầu tư. Nó có thể là con số lịch sử hoặc con số tương lai và có thể đo bằng số tương đối(%) hoặc tuyệt đối (usd).
Rủi ro: là
không biết chắc chắn.
xác suất kiếm lợi nhuận ít hơn kỳ vọng
cơ hội tiền lời càng thấp hơn tiền lời kỳ vọng => rr càng lớn
Chứng khoán riêng lẻ: đặc tính
tiền lời kỳ vọng
phương sai (), độ lệch chuẩn(sai số thứ i của biến thứ i so với tb kỳ vọng)
hiệp phương sai và hệ số tương quan
r là tiền lời kỳ vọng tb thì:
r = ∑ri.Pi
ri: tiền lời kì vọng thứ i
Pi : xác xuất thứ i
Độ lẹch chuẩn nói lên cái sai số thứ i của biến thứ i so với trung bình. Sai số càng lớn rủi ro càng cao. Độ lệch chuẩn càng lớn thì xác suất tiền lời thấp hơn tiền lời kỳ vọng càng cao.
Rủi ro chưa đa dạng hóa
Hiệp phương sai cũng là công cụ đo lường cho rủi ro chưa đa dạng hóa.
XEM THÊM PHẦN VÍ DỤ
Hệ số tương quan (p)
-1.0 ≤ ρ ≤ +1.0: tương quan càng thấp thì giảm thiểu rủi ro càng lớn
P: bằng 1 là không có sự khác biệt
Hệ số tương quan càng nhỏ sẽ giảm được rủi ro càng lớn
Chuyện gì sẽ xảy ra với rr danh mục khi thêm vào ngẫu nhiên các chứng khoán?
Độ lệch chuẩn của danh muc càng giảm vì các stock them vào không có tương quan hoàn hảo, tiền lời kỳ vọng tương đối là ổn định
Rủi ro của danh mục là một hàm số của các loại ck trong danh mục: Trong một danh mục lớn, phương sai sẽ đa dạng hóa một cách có hiệu quả nhưng hiệp phương sai thì không.
Với:
N: số chứng khoán trong danh mục
Ϭ: độ lệch chuẩn
N càng nhỏ thì rủi ro Ϭ càng lớn=> càng rủi ro (rủi ro: đa dạng hóa, hệ thống, chi tiết của từng công ty, đơn lẻ), và ngược lại.
Tuy nhiên danh mục đa dạng hóa cũng không thể loại bỏ hết all rủi ro như rr hệ thống, rr thị trường chứa đựng trong từng ck. Trong từng loại chứng khoán riêng lẻ có rủi ro của nó.
rr chưa đa dạng hóa = rr thị trường + rr đa dạng hóa
(1) (2) (3)
(3) mang tính chất đặc biệt công ty (rr hệ thống)
(2)không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa
(1)có thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hóa, tuy nhiên vẫn không thể loại bỏ rr thị trường. Vì vậy đầu tư là phải chập nhận rủi ro.
Khi đưa vào nhiều chứng khoán thì mỗi chứng khoán có tác dụng làm giảm rui ro tới danh mục của mình. Độ lệch chuẩn của danh mục sẽ giảm dần sau khoản 40 chứng khoán.
Phần II:
Định giá tài sản (CAPM)
B1: Trong DMDT, ta có một tập hợp các tài sản => tính được phương sai, độ lệnh chuẩn và tiền lời. => vẽ đường cong: tập hợp của mối quan hệ giữa rủi ro (được đo bằng độ lệch chuẩn) và tiền lời.
B2: Vẽ đường thẳng ssong với trục tung, tiếp tuyến với đường cong, được gọi là điểm phương sai nhỏ nhất của dmdt (M).
B3: Phần trên điểm M gọi là tập hợp các đường cong hiệu quả.
B4: Thêm vào một loại ck không rủi ro (:tín phiếu, hay trái phiếu chính phủ). rf thuộc trục tung (vì độ lệch chuẩn bằng 0)
B5: từ rf vẽ đường tiếp tuyến đường cong, gọi là CML: đường tối ưu nhất vì độ đốc lớn nhất, là đường có độ dốc lớn nhất.
B6: với đường phân phối vốn xác định, all các nhà đầu tư sẽ chọn 1 điểm dọc theo đường CML. M là điểm tốt nhất. M là điểm mà nhà đầu tư nào cũng mong muốn.
M là danh mục giống nhau cho tất cả các nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể phòng chống cái tủi ro từ lựa chọn danh mục đầu tư đi trước.
CML là nối giữa những tài sản không có rủi ro và tập hợp các điểm M. Lựa chọn danh mục: có rủi ro tối ưu và trên đường CML.
Thuyết tách rời tài sản:
M là danh mục giống nhau cho all nhà đầu tư, và các nhà các nhà đầu tư có thể tách rời phồng chống rủi ro từ việc lựa chọn một danh mục thị trường, đó chính là M. Khi lựa chọn của nhà đầu tư nằm trên đường CML, và tùy thuộc vào sự chấp nhận rủi ro thì Mo là điểm rủi ro tối ưu nhất. Nghĩa là: xác định dmdt và rf là 2 yếu tố chính để xác định Mo – điểm tối ưu.
Làm thế nào rủi ro của một chứng khoán?
Hệ số β của một ck nói lên mức độ rr của nó lên thị trường. ck có rr thị trường được xác định như là sự đóng góp/sự chi phối của ck đó vào rr của danh mục theo tỷ trọng của nó (mức độ kỳ vọng tiền lời)
β: đo phản ứng của ck đó đối với thay đổi của danh mục thị trường. Cho thấy sự chi phối tiền lời kì vọng của chứng khoán i so với tổng thể
hiệp phương sai (tiền lời kvong của ck đó & tiền lời kvongcủa dm thi trường )
= __________________________________________________________
Phương sai ( tiền lời kỳ vọng của danh mục thị trường)
Tính bằng cách chạy hồi quy thể hiện tương quan giữa tiền lời chứng khoán đó với tiền lời của danh mục.
Hệ số góc của đường hồi quy thể hiện mức độ rủi ro liên quan của chứng khoán, chính là hệ số beta.
β : _________________1_______________________
thấp tb cao
b=1: ckhoan có rủi ro trung bình
b>1: ckhoan1 rủi ro hơn trung bình
b<1: chứng khoán ít rủi ro hơn trung bình
Hầu hết chứng khoán có beta từ 0.5 đến 1.5
Bài 7: Chính sách tiền tệ - Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
Mục tiêu:
- Mục tiêu & công cụ của chính sách tiền tệ
- Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
- Mô hình Keynes
- Tác động đến sản lượng
- Tác động về lãi suất
- Thị Trường Tiền Tệ
- Cung và cầu
NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ
* Tiền là gì? Theo quan điểm của nhà kinh tế-tiền tệ, người ta xem xét tiền theo nghĩa rộng:
Currency (đồng tiền), Demand and time deposits (khoản gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn), Financial assets (tài sản tài chính(cổ phiếu, trái phiếu), tài sản có tính lỏng khác (other liquid assets) chứng nhận nhà ở, chứng nhận các quyền có thể đem giao dịch hoặc có thể chuyển hóa thành tiền gởi )
* Tại sao người ta cần tiền?
Medium of Exchange
(phương tiện trao đổi) quan điểm cổ điển
Unit of account
(Đơn vị tính toán)
quan điểm Keynes
Và nhà kinh tế tiền tệ
Standard for differed payment
(Chuẩn để thanh toán các khoản nợ
Store of Value
(cất trữ giá trị)
Giá trị của tiền 1/P è Giá tăng thì giá trị của tiền tệ sẽ giảm đi. Việc cất trữ giá trị của tiền sẽ khó khăn, thường chọn phương tiện khác để bảo toàn tính lỏng của nó- ví dụ như vàng hoặc các loại tài sản khác.
MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
* Mục tiêu cuối cùng : Ổn định (P (giá), r (Lãi suất), E (Tỷ giá hối đoái), high growth rate (tỷ lệ tăng trưởng đầu ra cao), tỷ lệ thất nghiệp thấp (low unemployment rate).
à Đây là mục tiêu của chính sách vĩ mô vì người ta quan niệm chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách vĩ mô
*Các mục tiêu cụ thể: Lạm phát, cung tiền, tỷ lệ ngoại hối, tất cả chúng, hoặc 2 trong số chúng hoặc không có các yếu tố nào. Khuynh hướng: Người ta vào tập trung thế mạnh của từng chính sách (đơn mục tiêu); vì nếu theo đuổi đa mục tiêu quá thì sẽ khó cho nhà điều hành chính sách, khó có thể vừa kiểm soát lạm phát vừa kiểm soát cung tiền.Đây là thách thức của Việt Nam.
* Công cụ:
+ Hoạt động của thị trường mở dựa trên chiết khấu thêm 1 lần
+ Cố định tỷ số sinh lời, kiểm soát tín dụng
+ Quy định cung tiền, yêu cầu về dự trữ bắt buộc
+ Bảo hiểm tiền gửi
Tùy theo mỗi quốc gia mà việc sử dụng công cụ sẽ khác nhau. Ở Mỹ, công cụ thị trường mở phát huy rất tốt. Ở VN, công cụ chưa tác động mạnh đến thị trường nhưng cũng có bước phát triển nhất định.
Tính hiệu lực của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào:
Sự độc lập của ngân hàng TW và sự tin cậy: Ai sẽ bổ nhiệm thống đốc?
Moral hazards, tình hình của ngân hàng, rủi ro hệ thống, giám sát ngân hàng hợp pháp.
* Cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ: Cung tiền tác động đến chỉ số giá như thế nào?
Lãi suất thực
Lãi suất danh nghĩa
5
* Cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ: Cung tiền tác động đến chỉ số giá như thế nào?
Two Conditions to have real effect of Monetary policy
Central bank controls monetary base M1 = R + Cu
Prices do not adjust instantaneously
Y
C+I+G
i,r,er,Pe
π
P
X,M
MS
Tùy vào quan điểm cách nhìn.
Nếu thiếu dữ liệu sẽ khó đưa ra quyết định. Nếu muốn phân tích dữ liệu phải thiết lập hệ thống dữ liệu. Hiện nay, chúng VN đang thiếu vấn đề này. Bên Mỹ, kho dữ liệu luôn sẳn có.
Hai điều kiện ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ:
Kiểm soát của ngân hàng TW dựa vào: M1 = R + Cu
Gía không điều chỉnh kịp thời.
Cung tiền (M) tăng, lãi suất (i, r) giảm, chi tiêu, đầu tư, xuất khẩu, chi tiêu chính phủ tăng, sản lượng (Y) tăng, giá (P) lợi nhuận tăng cung tiền thực (M/P) giảm, lãi suất tăng
CƠ CẤU TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Tình huống xem xét khi cung tiền tăng
è Kênh lãi suất, khi cung tiền tăng:
Lãi suất giảm
Vay và chi tiêu tăng
Tổng cầu tăng
=> Được tác động bởi công cụ thị trường mở
è Kênh tín dụng, khi cung tiền tăng:
Lãi suất giảm
Dự trữ tăng
Cho vay tăng
Tổng cầu tăng
=> Dùng để tài trợ các khoản thâm hụt tài chính, thực hiện thông qua con đường trái phiếu kho bạc..
è Kênh tỷ giá hối đoái, khi cung tiền tăng:
Lãi suất giảm
Đồng nội tệ mất giá
Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm
Tổng cầu tăng
=> Mua lại nội tệ bằng cách bán hàng hóa nước ngoài để tránh mất giá –
Nói chung, phù hợp khi nền kich tế suy thoái, kích thích sự tăng trưởng
Kênh cán cân - (Kênh cân đối thu chi)
Lãi suất thấp hơn
Chứng khoán, trái phiếu và các tài sản khác tăng
Giàu có hơn
Tổng nhu cầu nhiều hơn
Rủi ro về đạo đức (Moral hazards) , sự bất ổn của ngân hàng, rủi ro hệ thống, luật lệ, sự giám sát các ngân hàng
SỰ MỞ RỘNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Khi mở rộng cung tiền:
è Ngăn hạn:
Ngân hàng trung ương giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc
Các ngân hàng thương mại và định chế tài chính tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bán các trái phiếu cho ngân hàng trung ương.
Ngân hàng trung ương tăng dự trữ bắt buộc
Các ngân hàng thương mại có thêm tiền để cho vay
Doanh nghiệp và các hộ gia đình có thể mượn với lãi suất thấp hơn
Họ mượn nhiều hơn và tạo ra nhiều khoản tiền gửi
Nhu cầu cho hàng hóa và dịch vụ tăng
Cung tiền mở rộng
è Trong dài hạn:
Giá cả sẽ tăng cùng với nhu cầu cao hơn
Nguồn cung tiền thật bị thu hẹp
Tiền lãi tăng về với trạng thái ban đầu của nó (tự nhiên )
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THU HẸP:
è Tác động trong ngắn hạn:
Ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên
Các ngân hàng thương mại và định chế tài chính tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua các trái phiếu cho ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương bán trái phiếu và giảm dự trữ của các định chế tài chính
Các ngân hàng thương mại không có tiền để cho vay
Doanh nghiệp và hộ gia đình phải vay với lãi suất cao
Họ trả nợ vay và thu hẹp các khoản vay
Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ giảm
Nguồn cung tiền thắt chặt
è Trong dài hạn:
Giá cả sẽ giảm xuống
Nguồn cung tiền thật tăng
Lãi suất trở về với trạng thái tự nhiên
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TRONG LÃI SUẤT
Tác động thứ nhất: (Ảnh hưởng đến vốn)
Hộ gia đình: tiết kiệm, ăn ở, giàu có, tài sản nước ngoài, phân bổ danh mục đầu tư (
Doanh nghiệp: chi phí vốn, tài sản-nợ, phân bổ danh mục đầu tư
Tác động thứ hai: Ảnh hưởng đến hàng hóa dịch vụ chi cho tiêu dùng, nhu cầu tăng thêm cho hàng hóa dịch vụ
Độ trễ thời gian: sự thay đổi trong chính sách tiền tệ được lường trước hoặc không.
Chính sách tiền tệ có thể đem tới những tác động thật sự trong ngắn hạn nhưng sẽ không hiệu quả trong dài hạn. Ngắn hạn sẽ trở nên ngắn hơn với những trông đợi chính xác hơn???
CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ VỐN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG MỘT NỀN KINH TẾ
NH Trung ương
Tài sản ( Acess)
Nguồn vốn
Cho vay chính phủ
Cho vay các NHTM
Tài sản nước ngoài
Vàng và các tài sản kim loại quý khác
Tiền trong lưu thông
Dữ trữ bắt buộc của các NHTM
Tiền gửi của chính phủ
Nợ nước ngoài
Ngân hàng TM
Tài sản
Nguồn vốn
Cho vay chính phủ
Cho vay khu vực tư nhân
Tiền gửi và dự trữ bắt buộc tại NHTW
Cho vay nước ngoài
Tiền gửi của khu vực tư nhân
Tiền gửi của khu vực chính phủ
Cam kết đối với nước ngoài
Mạng lưới
Khu vực chính phủ
Tài sản
Nguồn vốn
Tiền gửi tại NHTM
Tiền gửi tại NHTW
Cho vay nước ngoài
Tài sản khác
Vay từ NHTW
Vay từ khu vực tư nhân
Nợ nước ngoài
Mạng lưới
Doanh Khu vực tư nhân
Tài sản
Nguồn vốn
Tiền gửi tại NHTM
Tài sản hữu hình
Tiền mặt và kim loại quý
Nợ ngân hàng
Nợ chính phủ
Mạng lưới
Cục dự trữ liên bang Mỹ theo dõi thông tin dựa trên bảng cân đối này.
Lý thuyết định lượng cầu tiền tệ: quan điểm cổ điển
Trường phái Cambridge:
Phương trình cầu cầu tiền tệ => Sau khi biến đổi, 1/k = v : tốc độ chu chuyển của đồng tiền
à Y và V là hằng số, thì mối quan hệ giữa giá cả và cung tiền sẽ như thế nào?
MV=PY
P
M
Theo quan điểm cổ điển: Tiền tệ chỉ quan hệ với giá cả. Khi giá tăng thì tiền tăng.
mức giá tương hợp với cung tiền; không có mối liên kết giữa khu vực tiền và các khu vực thực khác, tiền chỉ quan hệ với giá
Không có mối liên kết giữa cung tiền và lãi suất và khía cạnh của nền kinh tế, thiếu liên kết theo lý thuyết Keynes (không có tác động chiều ngược lại
Mối liên kết giữa mức giá tiền tệ, lạm phát, lãi suất danh nghĩa trong mô hình cổ điển :
QUAN ĐIỂM CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: CÁC QUAN ĐIỂM CHÍNH
@ Học thuyết Keynes để lại nhiều vấn đề trong học thuyết kinh tế hiện đại hay trong việc hoạch định chính sách, bị tác động rất mạnh bởi học thuyết Keynes
Tiền ảnh hưởng nền kinh tế thực thông qua lãi suất (Lãi suất là một loại giá rất quan trọng trong nền kinh tế -liên quan đến tiết kiệm, chi phí đầu tư)
Lãi suất được quyết định do cung cầu tiền trên thị trường.
3 loại cầu tiền:
Cầu đầu cơ
Cầu giao dịch
Cầu dự phòng
* Cầu tiền không ổn định do sự thay đổi tốc độ vòng quay của đồng tiền. Thời kỳ suy thoái thì tốc độ vòng quay của đồng tiền thấp và tốc độ của đồng tiền cao trong thời kỳ phát triển nóng
CẤU TRÚC CỦA MÔ HÌNH TĨNH KEYNES VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Tiêu dùng hộ gia đình (Consumption) (1)
Thu nhập dùng một lần (Disposable income): (2)
Đầu tư (Investment): (3)
Nhu cầu tại điểm cân bằng thực(Demand for real balances): (4)
Thu nhập quốc gia (National income identity)
: (5)
Cân bằng thị trường tiền tệ (Money Market Equilibrium):
(6)
Aggregate Demand Consistent with Goods and Money Market Equilibrium:
; (7)
Lãi suất cân bằng thị trường (Equilibrium Interest Rate):
(8)
Tác động đa chiều của việc tăng cung tiền tệ lên sản lương và tỷ lệ lãi suất
(9)
Tác động của cung tiền đến sản lượng:
Impact on Output from Increase in Money Supply :
(10)
Tác động của chi tiêu công đến sản lương:
(Impact on Output from Increase in Public Spending):
(11)
Tác động của cung tiền lên tỷ lệ lãi suất :
(Impact on Interest rate from Increase in Money Supply) :
(12)
(Tác động của chi tiêu công đến tỷ lệ lãi suất)
Impact on Interest rate from Increase in Public Spending:
(13)
Giải thích:
Mô hình IS ; Liên quan đến chính sách tài khóa
Mô hình LM liên quan đến chính sách tiền tệ
Giả sử tại một điểm a cân bằng giữa IS0 và LM0, Keynes cho rằng một sự thay đổi của chính sách tiền tệ làm LM0 dịch chuyển đến LM1 chỉ một lượng nhỏ (đến điểm c. Tuy nhiên, nếu thay đổi chính sách tài khóa một lượng nhỏ làm cho IS à IS1, ( đến điểm b)à Sản lượng tăng so với chính sách tiền tệ,
Tuy nhiên, trường phái tiền tệ thì ngược lại
è quan trọng ở đây là hàm tiền tệ của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, người tta có những lập luận riêng & họ vẫn tôn trọng nhau về mặt học thuật
CUNG TIỀN TỆ
Các loại tiền khác nhau sắp theo tính lỏng giảm dần: M0, M1, M2, M3, M4 ;
Người ta rất quan tâm đến số nhân tiền m: Trong đó = tiền gửi/ tiền dự trữ
Biền đổi công thức số nhân tiền như sau:
Số nhân tiền m sẽ là bao nhiêu khi r = 10% và c = 20 %
M = 4
where
(a)
(b)
Sau đó lấy (b) chia cho (a) .
Nếu người dân giữ tiền nhiều hơn thì số nhân tiền ngày càng nhỏ hơn.
CẦU TIỀN TỆ
Lý thuyết định lương của Fisher: Phương trình trao đổi tiền hàng
(QTM): MV = PT
Phương trình Cambridge về cầu tiền tệ: Ông chú trọng đến cầu tiền tệ trong sự tác động của P
=>
Cầu tiền tệ theo trường phái Keynes: Chú ý giải thích lượng tiền thực, loại yếu tố đầu cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on_tap_tc_tt_lythuyet_tong_hop_9813.doc