Lý thuyết tài chính tiền tệ: Ngân hàng thương mại

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải đối phó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá Với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít ngân hàng thương mại. Ví dụ điển hình là trường hợp của Frist Bank of System Inc of Mineapolis lỗ 500 triệu USD vào cuối thập kỷ 80 và phải bán toà nhà trự sở ngân hàng vì gặp phải rủi ro lãi suất.

docx46 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ: Ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác loại) và đề xuất nhiều dạng cho vay cho nhiều khách hàng khác nhau. Cuối cùng, ngân hàng phải quản trị tính thanh khoản của tài sản sao cho có thể đáo ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc mà không tốn kém nhiều chi phí. 5.3 Quản trị nghĩa vụ(quản trị nguồn vốn) Trước những năm 60, công tác quản trị nghĩa vụ khá đơn điệu. Trong phần lớn các ngân hàng người ta coi nghĩa vụ như là thành phần cố định và quản trị ngân hàng tập trung thời gian công sức vào việc đầu tư hiệu quả các tào sản Có hai nguyên nhân chính nhấn mạnh trọng tâm vào quản trị nghĩa vụ trong bảng quyết toán tài sản ngân hàng : Thứ nhất, tỉ lệ lớn các nguồn vốn của ngân hàng là huy động từ các tài khoản phát séc theo yêu cầu mà theo luật định không được chi trả lãi suất. Do đó các ngân hàng không tích cực cạnh tranh với ngân hàng khác để giành lấy tài khoản Thứ 2, bởi vì thị trường thực hiện các khoản vay vốn qua đêm giữa các ngân hàng chưa phát triển hoàn thiện, ngân hàng rất hiếm khi vay của ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu dự trữ. Từ sau những năm 60, trên thế giới có sự mở rộng thị trường nợ qua đêm và phát triển các công cụ tài chính mới ví dụ tài khoản thanh toán theo thỏa thuận theo đó cho phép các ngân hàng huy động vốn một cách nhanh chóng. Tính linh động này của quản trị nghĩa vụ có nghĩa là các ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp tiếp cận khác nhau đối với quản trị ngân hàng. Họ không cần phụ thuộc nhiều vào các tài khoản séc như nguồn huy động vốn chủ chốt nữa. Thay vào đó họ tích cực đặt ra các mục tiêu tăng trưởng tài sản của mình và huy động vốn bằng cách phát hành các khoản nghĩa vụ khi ngân hàng thấy cần thiết. Việc nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị nghĩa vụ được giải thích bởi các thay đổi quan trọng trong cấu trúc nghĩa vụ trong bảng kết toán của ngân hàng. Trong khi các tài khoản theo thỏa thuận ngày càng tăng và chiếm tỉ lệ lớn thì tỉ lệ tài khoản phát séc ngày càng giảm. Tính linh hoạt trong quản trị nghĩa vụ và tìm kiếm lợi nhuận cao thúc đẩy các ngân hàng tăng tỉ lệ tài sản của mình trong các khoản cho vay bởi vì các khoản cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. 5.4 Quản trị tính phù hợp của vốn chủ sở hữu ngân hàng Vốn chủ sở hữu ngân hàng hay thường gọi chung là vốn của ngân hàng là phần vốn góp của các cổ đông, là chủ sở hữu thành lập nên ngân hàng. Vốn chủ sở hữu ngân hàng được hình thành từ các thành viên sáng lập ngân hàng hay do phát hành cổ phiếu ngân hàng. Có 3 nguyên nhân chính để các ngân hàng phải ra quyết định phù hợp về quy mô vốn chủ sở hữu họ cần giữ Thứ nhất vốn chủ sở hữu ngân hàng giúp ngăn ngừa sự phá sản của ngân hàng( là tình thế ngân hàng không thể đáp ứng nghĩa vụ chi trả cho các chủ nợ và từ đó các khách hàng, người đi vay cũng muốn tiếp tục không làm ăn với ngân hàng nữa) Thứ hai, quy mô vốn chủ sở hữu tác động lên thu nhập của các chủ sở hữu( các cổ đông) của ngân hàng. Thứ ba, ngân hàng buộc phải có vốn tối thiểu bắt buộc theo các chính sách điều hành ngân hàng của ngân hàng trung ương Ta xem xét VỐN CHỦ SỞ HỮU NGÂN HÀNG GIÚP NGĂN NGỪA NGÂN HÀNG PHÁ SẢN NHƯ THẾ NÀO ? Giả sử ta có hai ngân hàng với cùng một kết quả của bảng cân đối kế toán, trừ một điểm là Ngân Hàng Vốn Nhiều có tỉ lệ vốn trên tài sản là 10% trong khi Ngân Hàng Ít Vốn chỉ có tỉ lệ vốn trên tài sản là 4% NGÂN HÀNG VỐN NHIỀU NGÂN HÀNG VỐN ÍT Tài sản Nghĩa vụ Tài sản Nghĩa vụ Dự trữ 10 triệu Các tài khoản 90 triệu Dự trữ 10 triệu Các tài khoản 96 triệu Cho vay 90 triệu Vốn ngân hàng 10 triệu Cho vay 90 triệu Vốn ngân hàng 4 triệu Giả sử cả hai ngân hàng đều kẹt vào cơn sốt nhà đất những năm 80 và đến những năm 90 thì cả hai nhận ra rằng 5 triệu các khoản cho vay nhà đất của họ trở thành không còn giá trị nữa. Khi các khoản nợ xấu này được thanh lí( đánh giá thành zero), tổng giá trị tài sản giảm đi 5 triệu và như thế, vốn ngân hàng( bằng tổng tài sản trừ nghĩa vụ nợ) cũng giảm đi 5 triệu. Bảng kết toán vủa hai ngân hàng sẽ như sau : NGÂN HÀNG VỐN NHIỀU NGÂN HÀNG VỐN ÍT Tài sản Nghĩa vụ Tài sản Nghĩa vụ Dự trữ 10 triệu Các tài khoản 90 triệu Dự trữ 10 triệu Các tài khoản 96 triệu Cho vay 85 triệu Vốn ngân hàng 5 triệu Cho vay 85 triệu Vốn ngân hàng -1 triệu Ngân Hàng Vốn Nhiều chấp nhận khoản thua lỗ này khá dễ dàng bởi vì với số vốn ngân hàng ban đầu là 10 triệu thì ngân hàng vẫn có tổng giá trị thuần vốn còn lại là 5 triệu. Ngược lại đối với Ngân Hàng Vốn Ít thì đây là một vấn đề đau đầu. Bây giờ giá trị tài sản của ngân hàng thấp hơn giá trị nghĩa vụ từ các tài khoản, giá trị thuần của nó là âm 1 triệu. Bởi vì ngân hàng có giá trị tài sản ròng là âm nên ngân hàng sẽ bị coi là phá sản, ngân hàng không có đủ tài sản để chi trả cho các khoản nghĩa vụ của nó. Khi ngân hàng bị công bố phá sản thì các cơ quan điều hành chính phủ sẽ đóng của ngân hàng, bán thanh lí tài sản và đuổi việc ban giám đốc. Nếu các chủ sở hữu của Ngân Hàng Vốn Ít biết rằng số vốn đầu tư của mình có khả năng bị mất thì họ sẽ chọn những phương án ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn hơn như trường hợp Ngân Hàng Vốn Nhiều như trên. Do vậy ta có một nguyên nhân cơ bản và quan trọng cho việc tại sao ngân hàng phải duy trì mức vốn cao : Ngân hàng duy trì vốn ngân hàng để giảm khả năng phá sản TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ VỐN NGÂN HÀNG LÊN SUẤT SINH LỜI CỦA CỔ ĐÔNG Bởi vì các chủ sở hữu của ngân hàng luôn quan tâm và muốn biết ngân hàng mình có được quản trị tốt không, họ cần phải có thước đo đánh giá lợi nhuận của ngân hàng. Đơn vị cơ bản đánh giá lợi nhuận ngân hàng là suất sinh lời trên tài sản( return on assets) hay lợi nhuận thuần sau thuế trên mỗi tài sản : Suất sinh lời trên tài sản cung cấp các thông tin về việc ngân hàng hoạt động hiệu quả như thế nào bởi vì nó cho thấy bao nhiêu lợi nhuận được sinh ra trên trung bình mỗi đồng tài sản Dù vậy, điều các chủ sở hữu ngân hàng quan tâm nhiều nhất là ngân hàng thu nhập được bao nhiêu trên khoản đầu tư cổ phần trong ngân hàng của họ. Thông tin này được cung cấp trên cơ sỏ đánh giá lợi nhuận của ngân hàng là suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu( return on equity ROE) hay lợi nhuận thuần sau thuế trên mỗi vốn chủ sở hữu : Đây là mối quan hệ trực tiếp giữa suất sinh lời trên tài sản( đánh giá hiệu quả đầu tư của người chủ sỏ hữu). Mối liên hệ này thể hiện qua số nhân vốn chủ sở hữu( equity multiplier EM) là quy mô tài sản trên vốn chủ sở hũu : Ta chú ý rằng : Biểu thức này cho ta thấy xảy ra đối với suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu khi một ngân hàng giữ một khoản vốn bé hơn cho một khoản tài sản cho trước. Như ta thấy Ngân Hàng Vốn Nhiều đầu tiên có 100 triệu tài sản và 10 triệu vốn chủ sở hữu, cho ta thấy số nhân vốn chủ sở hữu EM là 10 (=100/10). Ngân Hàng Vốn Ít thì ngược lại chỉ có vốn chủ sở hữu là 4 triệu, do đó số nhân EM sẽ lớn hơn và bằng 25(=100/4). Giả sử cả hai ngân hàng đều hoạt động tốt như nhau và cùng có suất sinh lời trên tài sản như nhau là 1%. Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Ngân Hàng Vốn Nhiều là 1%*10, trong khi đó suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Ngân Hàng Vốn Ít là 1%*25=25%. Cổ đông chủ sở hữu của Ngân Hàng Vốn Ít rõ ràng sẽ hài lòng nhiều so với cổ đông của Ngân Hàng Vốn Nhiều bởi vì họ có thu nhập gấp hai lần rưỡi cao hơn Bây giờ chúng ta đã thấy tại sao các chủ sở hữu của các ngân hàng có thể không muốn giữ quá nhiều vốn. Với suất sinh lời trên tài sản định trước, vốn ngân hàng càng thấp thì thu nhập cho chủ sở hữu ngân hàng càng cao. CÂN BẰNG GIỮA SỰ AN TOÀN CỦA NGÂN HÀNG VÀ SUẤT SINH LỜI TRÊN VỐN CỔ ĐÔNG- chúng ta đã thấy giữ vốn ngân hàng vừa có lợi ích vừa tốn chi phí. Vốn ngân hàng mang lại lợi ích cho chủ sở hữu ở chổ nó làm cho khoản đầu tư vào ngân hàng được an toàn hơn bằng cách giảm thiểu khả năng phá sản ngân hàng. Nhưng vốn ngân hàng buộc người chủ phải hi sinh chi phí bởi vì càng giữ vốn nhiều thì suất sinh lời trên vốn càng thấp đi( Với khoản lợi nhuận định trước trên tài sản). Trong quá trình xác định quy mô vốn ngân hàng, ban quản trị phải quyết định họ sẵn sàng cân bằng bao nhiêu mức an toàn đầu tư với lợi nhuận thu được. Trong những thời điểm tình hình kinh tế xã hội không ổn định khi khả năng thua lỗ của các món cho vay tăng lên thì quản trị ngân hàng sẽ muốn giữ vốn ngân hàng nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho vốn cổ đông. Ngược lại nếu họ tin rằng việc thua lỗ sẽ không xảy ra thì quản trị sẽ muốn giảm vốn ngân hàng, số nhân vốn chủ sở hữu cao hơn và do đó tăng suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. CÁC YÊU CẦU BẮT BUỘC CỦA VỐN NGÂN HÀNG- các ngân hàng phải giữ vốn bởi vì các tổ chức điều hành ngân hàng quy định như vậy. Như ta đã biết do chi phí cao cho việc giữ vốn ngân hàng, các quản trị gia ngân hàng thường không muốn giữ nhiều vốn và duy trì số vốn ngân hàng thấp hơn yêu cầu vốn bắt buộc của các cấp điều hành. Trong trường hợp này, quy mô vốn ngân hàng được quy định bởi các quy định vốn bắt buộc của ngân hàng. 6. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHTM : 6.1 Định nghĩa rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay xảy ra khi những người mang rủi ro tín dụng và thực hiện các khoản cho vay thành công. Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay xảy ra khi những người mang rủi ro tín dụng xấu (những người có nhiều khả năng phá sản trên khoản vay nợ của họ) lại là những người luôn xếp hàng đi vay. Nói cách khác, những người đi vay có khả năng tạo ra kết quả xấu lại là những người thường hay được chọn nhất. Người đi vay (với những dự án đầu tư rủi ro) sẽ được lợi ích rất nhiều nếu dự án thành công và do đó họ là những người muốn được vay nhất. Nhưng ta biết rõ rằng chính họ là những người không nên được cho vay nhất bỡi vì khả năng rất lớn là họ sẽ không thể trả nợ. Rủi ro đạo đức xuất hiện trong thị trường cho vay bỡi vì sau khi kí hợp đồng, sau khi đã nhận tiền vay rồi, người vay có thể có động cơ tham gia vào các hoạt động không nên làm từ quan điểm của người cho vay. Trong trường hợp này, người cho vay là nạn nhân của rủi ro phá sản. Một khi người vay đã nhận được tiền rồi, họ sẽ đầu tư vào các dự án có suất sinh lời cao nếu dự án thành công. Nhưng gắn liền với thu nhập cao này sẽ có rủi ro rất lớn rằng họ khó có khả năng trả lại tiền cho người cho vay. Để hoạt động có lãi, các tổ chức trung gian tài chính cụ thể đây là các ngân hàng thương mại phải giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức làm cho sự phá sản các khoản cho vay có khả năng xảy ra. Những nổ lực không ngừng của các tổ chức tài chính giải quyết vấn đề trên là cơ sở giải thích cho hàng loạt các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng : sàng lọc và giám sát, quan hệ khách hàng lâu dài, các cam kết cho vay, thế chấp và số dư bù, xếp hạng tín dụng 6.2 Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng Sàng lọc và giám sát Chênh lệch thông tin xuất hiện trong thị trường cho vay bởi vì người cho vay không có đủ thông tin về các khả năng cơ hội đầu tư và hoạt động của người vay( ít thông tin người đi vay có). Tình hình này dẫn đến hai hoạt động « sản suất thông tin » của các tổ chức tài chính tín dụng : sàng lọc và giám sát. CHUYÊN MÔN HÓA TRONG CHO VAY- trong thực tế một số ngân hàng chỉ chuyên môn cho vay cho một số tổ chức,doanh nghiệp trong địa phương hay một số ngành sản xuất đặc trưng cụ thể như ngành năng lượng, bưu điện, thông tin hay khai thác mỏ… Đối với ngân hàng việc thu thập thông tin từ các công ty địa phương sẽ dễ hơn các công ty ở xa. Tương tự như vậy, chuyên môn hóa vào một số ngành, ngân hàng sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về ngành đó và có khả năng dự đoán tốt hơn về các công ty trong ngành và xác định được công ty nào có khả năng dự đoán tốt hơn về các công ty trong ngành và xác định được công ty nào có khả năng chi trả nợ tốt nhât. THEO DÕI VÀ BẮT BUỘC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUY ĐỊNH HẠN CHẾ. Một trong những nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng là giảm thiểu rủi ro đạo đức này bằng cách quy định cụ thể vào trong hợp đồng cho vay những cam kết hạn chế không cho phép người đi vay tham gia vào các hoạt động rủi ro. Bằng cách theo dõi hoạt động của người vay xem họ có thực hiện các cam kết vay hay không, người cho vay có thể đảm bảo rằng người đi vay không tham gia vào các hoạt động rủi ro bằng chi phí của người cho vay Quan hệ khách hàng lâu dài Một cách khác thu thập thông tin từ người đi vay là thông qua các quan hệ khách hàng dài hạn- đây cũng là nguyên tắc quan trọng của rủi ro tín dụng. Quan hệ khách hàng lâu dài giảm được cho phí thu thập thông tin và làm cho việc sàng lọc rủi ro tín dụng được dễ dàng hơn. Không những thế, nếu ngân hàng đã thực hiện các quy trình kiểm tra ra chọn lọc với khách hàng cụ thê này trước đó thì chi phí cho kiểm tra khoản vay mới cũng được giảm đi rất nhiều. Mối quan hệ lâu dài cũng mang lại lợi ích cho khách hàng, công ty với mối quan hệ từ trước sẽ mất ít thời gian để vay khoản vốn cần thiết với lãi suất vừa phải do ngân hàng đã tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm tra sàng lọc Ưu điểm của quan hệ khách hàng lâu dài cho thấy nó có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên ngân hàng và các công ty. Một trong các phương pháp thực hiện mối quan hệ gắn bó này trong thực tế là ngân hàng có thể nắm một số tỉ lệ cổ phần trong công ty họ cho vay và ngược lại một số lãnh đạo công ty có thể tham gia vào hội đồng quản trị ngân hàng. Bảo đảm cho vay Các ngân hàng còn tạo ra các mối quan hệ lâu dài và thu thập thông tin bằng cách phát hành các đảm bảo cho vay cho khách hàng. Đây là sự đảm bảo của ngân hàng( trong thời hạn nhất định cụ thể) hứa cung cấp cho công ty khoản cho vay với số lượng nhất định với lãi suất thị trường. Phần lớn các khoản cho vay tín dụng thương mại và công nghiệp hiện nay đều thực hiện qua các bảo đảm cho vay này. Ưu điểm dành cho công ty là họ có được một nguồn tín dụng khi cần đến. Bảo đảm cho vay cũng là phương pháp giảm thiểu chi phí sàng lọc và thu thập thông tin cho ngân hàng Thế chấp và số dư bù Yêu cầu thế chấp cho các khoản cho vay là một trong những công cụ quan trọng quản trị rủi ro tín dụng. Thế chấp là khoản tài sản được hứa chuyển giao cho người cho vay để đền bù cho trường hợp phá sản của người đi vay, giảm bớt hậu quả của lựa chọn nghịch bởi vì nó giảm bớt thiệt hại của người cho vay trong trường hợp người đi vay phá sản. Do đó đây là công cụ quản trị rủi ro tín dụng khá quan trọng, tạo điều kiện cho ngân hàng giám sát người vay được hiệu quả hơn. Hạn chế tín dụng Người cho vay từ chối hay hạn chế cho vay ngay cả khi người vay sẵn sàng chi trả lãi suất đặt ra và có khi với mức cao hơn. Hạn chế tín dụng có 2 hình thức : Thứ nhất người cho vay hoàn toàn từ chối không cho vay bất kì mọi khoản vay nào Thứ 2 người cho vay đồng ý cho vay nhưng hạn chế số tiền cho vay ít hơn người đi vay muốn. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT Khái niệm Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại phải đối phó với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá… Với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng đi vay và nhận tiền gửi để cho vay thì việc lãi suất thị trường có sự biến động lớn có thể sẽ gây ra rủi ro lãi suất, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây ra thua lỗ cho không ít ngân hàng thương mại. Ví dụ điển hình là trường hợp của Frist Bank of System Inc of Mineapolis lỗ 500 triệu USD vào cuối thập kỷ 80 và phải bán toà nhà trự sở ngân hàng vì gặp phải rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Rủi ro lãi suất là tính rủi ro của thu nhập và suất sinh lợi liên quan đến các thay đổi của lãi suất. ví dụ 1: xét bảng cân đối kế toán của ngân hàng 1 Tài sản Nghĩa vụ và vốn chủ sở hữu Tài sản nhạy cảm với lãi suất : 20 triệu Cho vay có thay đổi lãi suất Chứng khoán ngắn hạn Tài sản không nhạy cảm với lãi suất : 80 triệu Dự trữ Cho vay dài hạn Chứng khoán dài hạn Nghĩa vụ nhạy cảm với lãi suất : 50 triệu Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn Tài khoản thị trưởng tiền Nghĩa vụ không nhạy cảm với lãi suất: 50 triệu Tài khoản phát séc Tài khoản tiết kiệm Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng dài hạn vốn chủ sở hữu Giả sử: ∆r=5% ∆In tài sản= 5%*20 triệu =1 triệu (1) ( với 20 triệu là TS nhạy cảm với lãi suất) ∆In nghĩa vụ =5%* 50 triệu= 2.5 triệu (2) Mà (1)<(2) èthu nhập từ nghĩa vụ tăng nhiều hơn tài sản. Lợi nhuận của ngân hàng sẽ thay đổi : 1 triệu – 2.5 triệu =-1.5 triệu ==è Nếu ngân hàng có nghĩa vụ nhạy cảm với lãi suất nhiều hơn tài sản nhạy cảm với lãi suất, lãi suất tăng sẽ là giảm lợi nhuận ngân hàng và lãi suất giảm sẽ tăng lợi nhuận ngân hàng. Phân tích khoản chênh lệch và phân tích thời gian đáo hạn bình quân. Phân tích khoản chênh lệch là phương pháp trực tiếp để tính tính nhạy cảm của lợi nhuận ngân hàng với các thay đổi lãi suất. Như kết quả của Vd 1 thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm 1.5 triệu nếu lãi suất tăng 5 %. Phân tích thời gian đáo hạn bình quân: là phương pháp đánh giá rủi ro đạo đức trong đó kiểm tra tính nhạy cảm của giá trị thị trường của tổng tài sản và nghĩa vụ của ngân hàng đối các thay đổi lãi suất. Cơ sở : Khái niệm thời gian đáo hạn của Macaulay. Phần trăm thay đổi giá trị thị trường của chứng khoán ≈ - phần trăm thay đổi lãi suất * thời gian (theo năm). Giả sử Thời gian đáo hạn trung bình của tài sản là 3 năm; Thời gian đáo hạn trung bình của nghĩa vụ là 2 năm; Tài sản là 100 triệu; nghĩa vụ là 80 triệu; Lãi suất tăng 5%; Thì Giá trị thị trường của tài sản giảm 15% = 15 triệu (-5%*3 năm); Giá trị thị trường của nghĩa vụ giảm 10%=8 triệu (-5%*2 năm); Giá trị thuần là 7 triệu ( giá trị thị trường của tài sản trừ đi nghĩa vụ ) hay 7% giá trị tài sản; Nhận xét Ngân hàng sẽ bị tổn thất nếu lãi suất tăng và ngược lại; Là các công cụ hữu hiệu để cấp quản trị ngân hàng biết được mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng. CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG QUYẾT TOÁN Bán nợ - sự cho vay lần hai . -Là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản, đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tượng này sang đối tượng khác. Thực chất, là việc chuyển nhượng lại “quyền thu hồi nợ” từ một “khoản nợ phải thu” của bên bán nợ (chủ nợ) đối với khách nợ sang cho bên mua nợ để bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của bên khách nợ. Ưu điểm: Giải phóng được lượng “vốn chết” trở lại thành vốn hoạt động, làm trong sạch tình hình tài chính để cổ phần hóa, tăng giá trị doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh để phát triển. Nhược điểm Các thông tin tài chính của ngân hàng sẽ được công bố rộng rãi và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp,đặc biệt doanh nghiệp là khách nợ, sẽ bị các đối tác cắt bỏ các hợp đồng. Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thành lập năm 2003. Huy động tạo thu nhập từ phí Là các dạng phí ngân hàng thu được tư việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho khách hàng : Thực hiện các giao dịch buôn bán ngoại tệ với ủy thác của khách hàng. Bảo đảm các chứng khoán nợ Thực hiện các hạn mức tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Các hoạt động kinh doanh và kỹ thuật quản trị rủi ro Vấn đề chủ chốt phải giải quyết trong quản trị hoạt động kinh doanh là vấn đề quan hệ của người chủ sở hữu ngân hàng và người quản lý ngân hàng. Để giảm rủi ro từ vấn đê ngươi chủ sở hữu và người quản lý Phương pháp giá trị trong rủi ro (value-at-risk VAR) Kiểm tra áp lực (stress testing) CÁC PHÁT KIẾN TÀI CHÍNH   Phát minh phát kiến la vô cùng quan trọng và hữu ích đối với nền kinh tế, được điều hành bởi nhu cầu và mong muốn trở nên giàu có. Thay đổi trong môi trường tài chính sẽ thúc đẩy các tổ chức tài chính tìm kiếm những phát kiến mới có lợi nhuận. Ưu điểm : nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận Nhược điểm : rủi ro càng cao Nhiệm vụ đặt ra :kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng, đảm bảo sự an toàn từng ngân hàng và cả hệ thống. ------------------------------------------------------------------- BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT HỌ TÊN MSSV NỘI DUNG TÌM HIỂU 1 Lã Thị Thùy Dung K104050826 Định nghĩa – Chức năng và các dịch vụ của Ngân hàng hiện đại 2 Phạm Trà Duyên K104050830 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 3 Trần Thị Thanh Tâm K104050896 Phân tích hoạt động NHTM – Đọc và hiểu bảng cân đối kế toán Ngân hàng 4 Đỗ Thị liên Tâm K104050895 Quản trị rủi ro lãi suất – Các hoạt động ngoài bảng quyết toán (hoạt động ngoại bảng) – Các phát kiến tài chính. 5 Nguyễn Thị Thanh Thủy K104050908 Quản trị ngân hàng – Các nguyên lý cơ bản và Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM Nguồn tham khảo: Giáo trình các nguyên lý Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính The Economics of Money, Banking And Finance Markets (Mishkin) Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính (Nguyễn Văn Tiến) www.Situ.vn www.baomoi.com www.vinacorp.vn www.vneconomy.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxK10405B_Nh=m 09_NgGn Hang Th²)ng M_i.docx