Lý luận nhận thức duy vật biện chứng - Hoàng Thanh Xuân

Hoạt động thực tiễn là con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đổi chúng theo mục đích của con người. Đây là một hoạt động đặc trưng, bản chất của con người và nó được thực hiện một cách khách quan, không ngừng phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

pptx43 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lý luận nhận thức duy vật biện chứng - Hoàng Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý luận nhận thức duy vật biện chứngHoàng Thanh Xuân1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thứca) Thực tiễn và các hình thức tồn tại cơ bản của nóThực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.Hoạt động thực tiễn là con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đổi chúng theo mục đích của con người. Đây là một hoạt động đặc trưng, bản chất của con người và nó được thực hiện một cách khách quan, không ngừng phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.Thực tiễn tồn tại với 3 hình thức cơ bản:Hoạt động sản xuất vật chấtCon người sử dụng các công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.Hoạt động chính trị - xã hộiĐây là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị - xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.Thực nghiệm khoa họcĐây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu.Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác. b) Nhận thức và các cấp độ nhận thứcNhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. Các nguyên tắc cơ bản của nhận thức:Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan; coi nhận thức là quá trình phản ánh thế giới, là hoạt động tìm kiếm khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được, mà nhận thức được nó sớm hay muộn mà thôi.Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; coi là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.“Mọi kim loại đều dẫn điện”Dựa vào bản chất của đối tượng nhận thức, có:Nhận thức kinh nghiệm Đây là trình độ nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có hai loại là loại tri thức kinh nghiệm thông thường và những tri thức kinh nghiệm khoa học. Hai loại tri thức này có thể bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau.Nhận thức lý luận Nhận thức lý luận là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, qui luật của các sự vật, hiện tượng.Nhận thức kinh nghiệmNhận thức lý luậnDựa vào tính chất tự phát hay tự giác của quá trình nhận thức, có:Nhận thức thông thường Được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người nên rất phong phú và đa dạng, chi phối hoạt động của con người trong xã hội.Nhận thức khoa học Được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu.Nhận thức thông thườngNhận thức khoa họcc) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức- Thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc của nhận thức.Thứ nhất, thông qua hoạt động thực tiễn, con người mới nắm bắt được những đặc điểm, thuộc tính, quy luật vận động và phát triển của thế giới khách quan, giúp nhận thức của con người ngày càng được nâng cao.Thứ hai, thông qua hoạt động thực tiễn giúp con người sáng tạo ra những công cụ và phương tiện rất hiện đại và tinh xảo, giúp con người cải tạo thế giới có hiệu quả.Thứ ba, thông qua hoạt động thực tiễn, con người ngày càng hoàn thiện bản thân mình: thể lực và trí lực đều phát triển, tạo điều kiện cho con người nhận thức thế giới sâu sắc, đầy đủ hơn.- Thực tiễn là động lực, là mục đích của nhận thức.- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.Thực tiễn là cơ sở duy nhất để kiểm tra tính đúng đắn của chân lý. Khi kiểm chứng một tri thức, một nhận thức nào đó đúng hay sai thì phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lýa) Lênin với quan điểm về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.- Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính:Nhận thức cảm tínhNhận thức lý tínhCảm giácTri giácBiểu tượngKhái niệmPhán đoánSuy lý+ Nhận thức cảm tính(trực quan sinh động):Đây là giai đoạn con người phản ánh trực tiếp thế giới hiện thực bằng các giác quan, nên còn mang nặng cảm tính, rời rạc bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất của các sự vật, hiện tượng.Cảm giác là hình thức con người sử dụng các giác quan tác động trực tiếp vào các sự vật hiện tượng, nhằm nắm bắt được bề ngoài các sự vật hiện tượng đó.Cảm giác là sự phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.Tri giác là hình ảnh tương đối trọn vẹn về sự vật, hiện tượng khi nó đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.Thực ra, tri giác nảy sinh trên cơ sở cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác.1. Đây là quốc gia ở Bắc Âu, có dân số khoảng hơn 5.700.000 người ?2. Quốc ca là Der er et Yndigt Land ?3. Đây là quê hương của loại bánh ngon Flodebolle ?4. Có thủ đô là Copenhagen ? Sử dụng cảm giác và tri giác để nhận xét hình ảnh sau:(1)(2)Biểu tượng là hình ảnh có tính đặc trưng và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong đầu óc của về sự vật, hiện tượng khi chúng không còn trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta nữa.+ Nhận thức lý tính(tư duy trừu tượng):Đây là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, dựa trên cơ sở tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan, nhưng đã vạch rõ được bản chất, tính quy luật của sự vận động và phát triển của sự vật.Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật hiện tượng. Sự hình thành các khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp sự vật.Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.Xét theo trình độ nhận thức thì có 3 loại phán đoán:Phán đoán đơn nhấtĐồng là kim loạiPhán đoán đặc thùĐồng dẫn điệnPhán đoán phổ biếnMọi kim loại đều dẫn điênSuy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra một tri thức mới về sự vật.A A Nên A được nhận học bổng.- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính với thực tiễn:+ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thường diễn ra đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, song chúng có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.+ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có sự thống nhất biện chứng với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.Nhận thức lý tính là sự phản ánh gián tiếp hiện thực khách quan, nên nó có nguy cơ phản ánh sai lệch hiện thực. Do đó, nhận thức lý tính phải quay trở về thực tiễn để kiểm tra những kết quả đã đạt được, phân biệt những tri thức đúng đắn và những tri thức sai lầmCon người sẽ không chết trong tương lai??b) Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn- Khái niệm: Chân lý là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.- Các tính chất của chân lý:+ Tính khách quan:Chân lý là những tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Nghĩa là nội dung tri thức của chân lý là khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.+ Tính cụ thể: Nghĩa là tri thức phản ánh sự vật, hiện tượng trong một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong một không gian và thời gian xác định nào đó. Nếu thoát khỏi điều kiện cụ thể đó thì không phải là chân lý nữa. + Tính tương đối: Đây là những tri thức đúng đắn về hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, mới phản ánh đúng một mặt, một khía cạnh nào đó của hiện thực khách quan và sẽ được nhận thức của các thế hệ sau bổ sung, phát triển và hoàn thiện.+ Tính tuyệt đối: Đây là những tri thức hoàn toàn đúng đắn, đầy đủ, toàn diện về hiện thực khách quan, các thế hệ sau không thể bác bỏ được, phải công nhận nó là đúng.- Vai trò của chân lý đối với thực tiễn:Chân lý là một nhân tố đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.Chân lý phát triển nhờ vào thực tiễn và thực tiễn phát triển là nhờ sự vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong quá trình hoạt động của mình.Trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình.Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxly_luan_nhan_thuc_duy_vat_bien_chung_1975.pptx