Thực hành công tác xã hội là gì?
Bản chất của thực hành công tác xã hội
Các nguồn lực của hệ thống
Mục đích của công tác xã hội
Mô hình công tác xã hội về quy chiếu
Chức năng của thực hành công tác xã hội
28 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lý luận chung về thực hành công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 8/15/2014 ‹#› PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HÀNH CTXH 1.1. QUAN NIỆM VỀ THỰC HÀNH CTXH Thực hành công tác xã hội là gì? Bản chất của thực hành công tác xã hội Các nguồn lực của hệ thống Mục đích của công tác xã hội Mô hình công tác xã hội về quy chiếu Chức năng của thực hành công tác xã hội phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội và sự cố kết xã hội. Giá trị cốt lõi của công tác xã hội là nhằm trợ giúp các cá nhân tạo được sự biến đổi về điều kiện sống nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Công tác xã hội là hoạt động chuyên môn được vận hành dựa trên các lý thuyết chung và hệ thống tri thức bản địa. Các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội đó là vấn đề nhân quyền, trách nhiệm tập thể và công bằng xã hội, đó chính là những vấn đề cơ bản cho hoạt động thực hành công tác xã hội. (IFSW 2013) Công tác xã hội là gì? phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Thực hành công tác xã hội là gì? Thực hành công tác xã hội bao gồm việc ứng dụng các kiến thức, giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật của công tác xã hội đối với một hoặc nhiều mục đích; Giúp các cá nhân đạt được các dịch vụ bền vững; Có được các hoạt động tham vấn và trị liệu tâm lý với cá nhân, gia đình, và nhóm; Giúp các cộng đồng và nhóm xây dựng và tạo dựng được các dịch vụ xã hội và y tế; và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, biện hộ pháp lý; Thực hành công tác xã hội đòi hỏi có được hệ thống tri thức về phát triển con người và hành vi con người; về các điều kiện kinh tế, xã hội và văn hoá; và về sự tương tác giữa các yếu tố này. phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Các mô hình thực hành công tác xã hội? Mô hình nào được xem là phổ biến ở Việt Nam hiện nay? Bản chất của thực hành công tác xã hội phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Thực hành công tác xã hội là hướng đến có mô hình can thiệp phù hợp với các đối tượng thân chủ; Thân chủ trong công tác xã hội có thể là cá nhân, nhóm hay cộng đồng; Mục đích của công tác xã hội là cần xây dựng được các mô hình để giúp nhân viên xã hội có được mô hình quy chiếu xem xét về các bối cảnh sống của thân chủ; Bản chất của thực hành công tác xã hội gắn liền với các tranh luận về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động mà NVXH cần thể hiện để hướng đạt mục đích. Bản chất của thực hành công tác xã hội phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Trọng tâm công tác xã hội là gì? Con người phụ thuộc vào hệ thống nhằm đạt được mục đích gì? Đâu là các nguồn lực cho con người trong cuộc sống hàng ngày? Gia đình có còn là nguồn lực cơ bản? Bối cảnh xã hội và các hệ thống nguồn lực phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Sự thiếu hụt của các hệ thống nguồn lực không chính thức phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Sự thiếu hụt của các hệ thống nguồn lực chính thức phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Sự thiếu hụt của các hệ thống nguồn lực xã hội phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Những hình thức thiếu hụt khác phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh MỤC ĐÍCH CỦA THỰC HÀNH CTXH phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh MÔ HÌNH QUY CHIẾU phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh MÔ HÌNH QUY CHIẾU-Thực hiện các nhiệm vụ Ví dụ: một nam thanh niên 30 tuổi được ra viện sau thời gian điều trị tâm thần Câu hỏi đặt ra: Những điều gì mà nam thanh niên này phải đối mặt trong quá trình chuyển dịch từ môi trường bệnh viện bị hạn chế nhiều vào cộng đồng? Điều gì mà anh ta bị gán nhãn? Anh ấy muốn có được cuộc sống như thế nào? Qua việc xem xét các điều kiện xã hội, mối quan tâm chính là về các nhiệm vụ trong cuộc sống mà cá nhân phải đối mặt, các điều kiện và các nguồn lực thúc đẩy cơ chế đối mặt với các nhiệm vu, giúp họ hiện thực hoá được cá giá trị sống, và xoá bỏ đi các áp lực; phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Tương tác với các hệ thống nguồn lực Ví dụ: trong việc xem xét những khó khăn mà cha mẹ trẻ khuyết tật gặp phải, nhân viên xã hội sẽ xem xét những tương tác của gia đình như một nguồn lực cho các thành viên Câu hỏi đặt ra: sự hiện diện của đứa trẻ khuyết tật có ảnh hưởng ntn đối với các thành viên trong gia đình? cha mẹ có đồng thuận việc đứa trẻ khuyết tật đó cần can thiệp không? Cách thức nào mà các thành viên trong gia đình hỗ trợ lẫn nhau? Những đứa trẻ khác phản ứng như thế nào đối với việc cha mẹ quá dành nhiều thời gian, quan tâm đến trẻ khuyết tật; Đây là quá trình nhìn các vấn đề xã hội không phải là đặc tính riêng của cá nhân, mà là sự tương tác của cá nhân đối với mạng lưới các hệ thống nguồn lực; phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Mối quan hệ với các vấn đề xã hội Ví dụ: Ông A, đã nghỉ hưu được 10 năm, có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng nhưng ông khó tìm được cơ sở như vậy do hiện tại cộng đồng còn thiếu hụt đội ngũ bác sĩ và phạm vi phục vụ, cũng như còn nhiều rắc rối để sử dụng bảo hiểm y tế. Câu hỏi đặt ra: Đâu là vấn đề cá nhân hay vấn đề xã hội? Sự thiếu hụt các y tá, bác sĩ có chuyên môn : Là vấn đề xã hội Hành động của CTXH Nếu nhấn mạnh đến vấn đề cá nhân, giúp họ tiếp cận đến các cơ sở chăm sóc y tế: Chỉ là cách giải quyết vấn đề cá nhân; Chỉ có thể mở rộng chất lượng và dịch vụ chăm sóc mới là cách giải quyết vấn đề xã hội vấn đề cá nhân: nằm trong chính các cá nhân, qua mối quan hệ với những cá nhân khác, có liên quan đến cái tôi và với những khía cạnh mang tính bị hạn chế trong đời sống xã hội mà cá nhân trực tiếp nhận thức được vấn đề xã hội nằm ẩn chứa trong môi trường sống Giúp cá nhân nâng cao và sử dụng hiệu quả các khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề; Thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân và các hệ thống nguồn lực; Thúc đẩy tương tác và điều chỉnh, xây dựng các mối quan hệ mới giữa cá nhân và các nguồn lực của hệ thống; Đóng góp vào quá trình phát triển và điều chỉnh các chính sách xã hội Phân phối các nguồn lực vật chất; Thực hiện với tư cách là tác nhân của kiểm soát xã hội phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh CHỨC NĂNG CỦA THỰC HÀNH CTXH Các vấn đề của cá nhân có thể làm hạn chế các cá nhân tạo dựng các mối quan hệ với các hệ thống xã hội; làm thay đổi việc thực hiện các chức năng hiệu quả; các cá nhân có thể bị quá tải trong cuộc sống, nhầm lẫn với các nhiệm vụ phải thực hiện: các cá nhân cần giúp việc thiết lập các mục tiêu hiện thực và quyết định những điều gì cần làm để thực hiện điều đó Nhân viên xã hội được xem là một nguồn lực để giúp các cá nhân hình thành và thực hiện mục tiêu; phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Giúp cá nhân nâng cao và sử dụng hiệu quả các khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề; Các nhiệm vụ và hoạt động của nhân viên xã hội: Thứ nhất, nhân viên xã hội xác định và liên lạc với các cá nhân có nhu cầu cần trợ giúp các vấn đề cuộc sống. Mặc dù, một số cá nhân có nhu cầu có thể tiếp cận dịch vụ công tác xã hội trực tiếp, người khác lại gián tiếp. Thông thường, các cá nhân có vấn đề ít tiếp cận đến các dịch vụ công tác xã hội một cách chủ động; Nhân viên xã hội có thể giúp các cá nhân có các vấn đề khủng hoảng nâng cao sự hiểu biến và khuyến khích họ. (nhân viên xã hội giúp người thất nghiệp cần tin tưởng hơn vào tương lai, trợ giúp các góa phụ lập kế hoạch cho tương lai…) Nhân viên xã hội có thể giúp các cá nhân có vấn đề thêm các cơ hội trong cuộc sống qua việc cùng phân tích tình huống, khuyến khích biểu lộ cảm xúc; suy nghĩ lại về chính điều kiện sống của bản thân; phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Giúp cá nhân nâng cao và sử dụng hiệu quả các khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề Các nhiệm vụ và hoạt động của nhân viên xã hội: Nhân viên xã hội có thể giúp các cá nhân đánh giá, lựa chọn các phương thức giải quyết vấn đề và giúp họ có thêm các thông tin để đưa ra quyết định (ví dụ, một sinh viên mang thai ngoài ý muốn cần giúp để hiểu các điều kiện trong cuộc sống của mình khi phải nạo phá thai hay nuôi con, và các vấn đề cần đối mặt khi có quyết định này); Nhân viên xã hội có thể giúp các cá nhân đối mặt với thực tại khi giúp họ các nguồn thông tin để hướng đến tạo sự cân bằng và thúc đẩy họ đạt được sự thay đổi (với niềm tin về sự thay đổi; ví dụ cha mẹ hay ruồng bỏ con cái có thể bị cảnh báo việc mất quyền làm cha mẹ) Nhân viên xã hội có thể giảng dạy các kỹ năng để giúp các cá nhân hiện thực hóa những mong muốn, những khát vọng trong cuộc sống (người nhập cư ở thành thị cần giúp có được hệ thống tri thức và kỹ năng đối mặt với các vấn đề ở cuộc sống đô thị…) phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Giúp cá nhân nâng cao và sử dụng hiệu quả các khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề Điều cần lưu ý là ai cần các nguồn lực lại không có mối quan hệ với các hệ thống chính thức, phi chính thức hay xã hội bỏi vì họ không biết được sự tồn tại của các nguồn lực hay vấn đề tiếp cận tới các nguồn lực như vậy. Các nhiệm vụ của nhân viên xã hội Nhân viên xã hội giúp việc xác định vị trí các cá nhân cần có nguồn lực cần tiếp cận đến các nguồn lực nào, ai là người phù hợp (nhân viên xã hội cần biết được các nguồn lực như vậy); Nhân viên xã hội giúp các cá nhân có được các thông tin về các nguồn lực đó, đối tượng hướng đến của các nguồn lực này, và các bước để tiếp cận đến nguồn lực như vậy (ví dụ, một thanh niên bị mãn hạn tù, cần có việc làm; một thanh niên sau thời gian chữa trị bệnh tâm thần cần thông tin việc làm…) phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân và các hệ thống nguồn lực Các nhiệm vụ của nhân viên xã hội (tiếp) NVXH có thể giúp các cá nhân vượt qua các vấn đề thực tại của cuộc sống để giúp họ tránh được việc sử dụng một nguồn lực cần thiết (người mẹ trẻ có thể được tham gia vào một chương trình đào tạo nghề nếu được bố trí và hỗ trợ việc nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ…) NVXH có thể đưa các hình thức giới thiệu và giúp các cá nhân đạt được nguồn lực theo yêu cầu NVXH có thể hành động đại diện cho các cá nhân đang trải nghiệm những vấn đề khó khăn trong cuộc sống để đạt được nguồn lực hoặc thương thuyết thêm một hệ thống nguồn lực nào đó; NVXH qua việc cung cấp thông tin và biện hộ có thể thúc đẩy hệ thống nguồn lực xã hội hiện có để đánh giá các chính sách làm cản trở họ thực hiện nhiệm vụ-trách nhiệm xã hội (như việc đề xuất các mô hình dịch vụ dễ tiếp cận hơn, đường đi lối lại dễ); NVXH có thể giúp các cá nhân thể hiện mình như một nguồn lực để cùng giúp các cá nhân khác hình thành một hệ thống mới để gắn kết các cá nhân lại với nhau phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Thiết lập được các mối quan hệ giữa cá nhân và các hệ thống nguồn lực Thúc đẩy tương tác và điều chỉnh, xây dựng các mối quan hệ mới giữa cá nhân và các nguồn lực của hệ thống; Một số hệ thống xã hội chưa đủ điều kiện để đáp ứng ngay những nhu cầu của các thành viên; Hoạt động của nhân viên xã hội hướng đến thay đổi cách thức hệ thống xã hội tương tác với các cá nhân: phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Thúc đẩy tương tác giữa các nguồn lực Các nhiệm vụ: Nhân viên xã hội có thể đảm bảo được mọi thông tin được tạo ra đối với hệ thống nguồn lực xã hội để chứng minh được các vấn đề đang tồn tại; Nhân viên xã hội có thể đóng vai như nhà tham vấn đối với một hệ thống xã hội và đề xuất những phương pháp vận hành khác nhau (một nhân viên xã hội ở bệnh viện hay trường học có thể giúp các bác sĩ và giảng viên triển khai các bước để xác định những cá nhân có các dịch vụ xã hội đặc biệt, như các hoạt động ngoại trú hay các hoạt động tư vấn, thảo luận học tập) Nhân viên xã hội có thể tham vấn cho hệ thống chính thức để có thêm các dịch vụ cho hệ thống (nhân viên xã hội có thể giúp một em học sinh có khó khăn học tập trong việc lý giải các chính sách xã hội, mô tả các dịch vụ khác nhau, giúp gia đình quyết định những dịch vụ nào cần có, và cần điều chỉnh từ trường học, và giúp họ ra quyết định nói chuyện với nhà trường; có thể có thêm những tư vấn về kỹ năng sống, kỹ năng giảng dạy những đứa trẻ như vậy) phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Thúc đẩy tương tác giữa các nguồn lực Các nhiệm vụ: NVXH có thể giúp cá nhân trong một hệ thống tạo thành một liên kết để giúp họ đạt được một kế hoạch hợp tác và tiếp cận đến một gia đình hoặc một cá nhân NVXH có thể thực hiện như một khách hàng để tư vấn cho toàn bộ hệ thống, qua việc đưa ra sự đồng thuận với các hệ thống tự nhiên và hệ thống thành viên để thực hiện hoạt động biện hộ cho nhau); NVXH có thể tổ chức các thân chủ thành những tổ chức có mối quan hệ mới để biện hộ hoặc giúp một tổ chức hiện có giúp đỡ; NVXH có thể giải quyết những khủng hoảng và xung đột giữa các hệ thống không chính thức tự nhiên, các tổ chức thành viên và các hệ thống xã hội phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Thúc đẩy tương tác giữa các nguồn lực Trách nhiệm của nhân viên xã hội là tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội có tác động đến các vấn đề cá nhân trong hệ thống xã hội đó để có được những phản ứng tức thì Tạo được tác động, thay đổi của các hệ thống nguồn lực xã hội, chính thức, không chính thức Những thay đổi về chính sách kéo theo những thay đổi về thiết chế xã hội phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Đóng góp vào quá trình phát triển và điều chỉnh các chính sách xã hội Nhiệm vụ của nhân viên xã hội: Nhân viên xã hội tập hợp và phân tích thông tin về các vấn đề và các điều kiện nảy ra nhu cầu cần thay đổi chính sách; Nhân viên xã hội cần khuyến khích cơ sở xã hội và các nguồn lực khác có trách nhiệm đối với vấn đề xã hội đang phát sinh (xây dựng các phong trào truyền thông, gặp mặt nhóm…) Nhân viên xã hội có thể hình thành những hệ thống mới để tạo ra những biến đổi về chính sách (nhóm nghiên cứu, nhóm chuyên trách…) Nhân viên xã hội có thể cung cấp thông tin cho người hoạt định chính sách và biện hộ cho sự thay đổi; phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Đóng góp vào quá trình phát triển và điều chỉnh các chính sách xã hội Nhiệm vụ của nhân viên xã hội: Nhân viên xã hội có thể khuyến khích những cá nhân khác cùng biện hộ đối với người hoạt định chính sách cho sự thay đổi; Nhân viên xã hội có thể giúp phổ biến thông tin, nhất là các bản thảo của luật, chính sách xã hội; nhân viên xã hội cũng có thể xây dựng các chương trình, đề xuất những dịch vụ xã hội cần thiết; Nhân viên xã hội trong sự hợp tác cùng những nhà chuyên môn khác có thể kiểm tra các bộ luật, chính sách hiện có qua việc tham dự các phiên toàn xét xử; các nhân viên xã hội không chỉ kiểm tra nội dung của các bộ luật mà còn hướng đến thay đổi các chính sách đối với từng ca. phần 1.1. quan niệm về thực hành ctxh Đóng góp vào quá trình phát triển và điều chỉnh các chính sách xã hội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_phan_1_1_ly_thuyet_chung_ve_thuc_hanh_ctxh_4018.pptx