1. Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thực phẩm
2. Vai trò của kinh doanh thực phẩm
3. Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)
4. Nội dung của kinh doanh thực phẩm
5. Quá trình sản xuất sản phẩm
6. Tiêu thụ sản phẩm
7. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp
8. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp
9. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm ở doanh nghiệp
10. Hiệu quả
43 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Lý luận chung về kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên vật liệu cho doanh nghiệp, liên quan trực tiếp tới chi phí đầu
vào và giá thành trên một đơn vị sản phẩm. Địa điểm thuận lợi cho việc giao dịch, mua
bán của khách hàng: nơi tập trung đông dân cư, trung tâm mua bán, trung tâm sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, liên quan đến hình thức bán, xây dựng kênh phân phối.
26/41
Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu
vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng của khách hàng. Liên quan đến
khâu bảo quản dự trữ, vận chuyển đều ảnh hưởng tới chi phí.
27/41
Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Tiềm lực phản ánh những nhân tố mang tính chất chủ quan và dường như có thể kiểm
soát được ở một mức độ nào đó mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác cơ hội
kinh doanh và thu lợi nhuận. Tiềm lực của doanh nghiệp không phải là bất biến, có thể
phát triển theo hướng mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay một vài bộ phận.
Đánh giá tiềm lực hiện tại đẻ lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác đưa vào chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển,
tiềm lực tiềm năng của doanh nghiệp để đón bắt cơ hội mới và thích ứng với sự biến
động theo hướng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, an toàn và phát triển trong
kinh doanh.
Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng
nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối (đầu
tư) có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh
doanh được biểu hiện qua các chỉ tiêu:
+ Vốn chủ sở hữu (vốn tự có): số tiền của chủ sở hữu hoặc của các cổ đông tham gia
góp vốn vào doanh nghiệp là yếu tố chủ chốt quyêt định đến qui mô của doanh nghiệp
và tầm cỡ cơ hội có thể khai thác.
+ Vốn huy động: vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp phản ánh khả năng, thu hút các
nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố này
tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Tỷ lệ được tính theo % từ nguồn lợi nhuận thu được
dành cho bổ sung nguồn vốn tự có, phản ánh khả năng tăng trưởng vốn, quy mô kinh
doanh.
+ Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: phản ánh xu thế phát triển của doanh
nghiệp và sự đánh giá của thị trường về sức mạnh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
+ Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: gồm các khả năng trả lãi cho nợ dài hạn và trả
vốn trong nợ dài hạn, nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thường thể hiện qua vòng quay của vốn lưu động,
vòng quay dự trữ hàng hoá, tài khoản thu chi phản ánh mức độ "lành mạnh" của tài
chính doanh nghiệp, có thể trực tiếp liên quan đến phá sản hoặc vỡ nợ.
28/41
+ Các tỷ lệ về khả năng sinh lời: phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh
nghiệp. Thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản như: phần % lợi nhuận trên doanh thu (lượng
lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị tiền tệ doanh thu), tỷ suất thu hồi đầu tư (phần % về số
lợi nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư)
Tiềm lực con người
Tiềm lực con người là một trong các yếu tố đảm bảo thành công trong kinh doanh. Tiềm
lực con người của doanh nghiệp thể hiện khả năng ở tất cả các cán bộ công nhân viên
với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà
họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ một cách có hiệu quả để khai thác cơ
hội.
Lực lượng lao động có khả năng, có năng suất, có tinh thần tự giác, sáng tạo: liên quan
đến khả năng tập hợp và đào tạo một đội ngũ những người lao động có khả năng đáp
ứng cao yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con
người là doanh nghiệp có khả năng (và thực hiện) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao
động cho từng vị trí công tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất theo
yêu cầu của công việc. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực liên quan đến
sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp. Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân
lực cho thấy khả năng chủ động phát triển sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm
đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi của nền
kinh tế thị trường. Chiến lược này còn có khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm
kiến tạo cho doanh nghiệp nguồn đội ngũ lao động trung thành và luôn hướng về doanh
nghiệp, có khả năng chuyên môn cao, văn hoá giỏi, năng suất và sáng tạo, có sức khoẻ,
có khả năng hoà nhập và đoàn kết tốt.
Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh thông qua "bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp". Sức mạnh thể hiện ở khả năng
ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của khách
hàng.
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: một hình ảnh tốt về doanh
nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả là cơ sở tạo ra
sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sự cảm tình tin cậy, hiểu
biết đầy đủ về doanh nghiệp có thể giúp đỡ nhiều đến công việc quyết định có tính ưu
tiên khi mua hàng của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp dễ bán được sản
phẩm của mình hơn.
Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá liên quan đến một loại sản phẩm với nhãn hiệu
cụ thể của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và ra quyết định
29/41
của khách hàng. Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến các
giao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng ở "cấp cao nhất", trong các hợp
đồng lớn mặt khác nó có thể tạo ra các bạn hàng, nhóm khách hàng trung thành với
doanh nghiệp.
Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá và dự trữ
hợp lý hàng hoá của doanh nghiệp
Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả
thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.
Không kiểm soát, chi phối hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn
cung cấp hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cho doanh nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm
hỏng toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức, quản lý
Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quản
lý sẽ tạo ra sự ổn định ăn khớp giữa các bộ phận, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
đi tới hiệu quả cao nhất. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng
thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức quản lý của
doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ
tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh
nghiệp.
Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh
nghiệp
Ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hoá được đưa
ra đáp ứng thị trường. Liên quan đến mức độ chất lượng thoả mãn nhu cầu, khả năng
cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.
Vị trí địa lý, cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sở hữu và khai thác những địa điểm đẹp, hệ thống cửa hàng được thiết kế
sạch đẹp, khoa học sẽ tạo cơ hội lớn cho thúc đẩy tiêu thụ. Doanh nghiệp được trang bị
một hệ thống máy móc, công nghệ phục vụ cho sản xuất, quản lý sẽ là điều kiện để tăng
năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Cơ sở vật chất-kỹ thuật phản ánh nguồn
tài sản cố định, doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh (thiết bị, máy móc, nhà
xưởng, văn phòng) phản ánh tiềm lực vật chất và liên quan đến quy mô, khả năng, lợi
thế kinh doanh của doanh nghiệp.
30/41
Mục tiêu, khả năng theo đuổi mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Ban lãnh đạo giỏi sẽ đề ra, xây dựng được mục tiêu và biện pháp để thực hiện được mục
tiêu sao cho có hiệu quả nhất.
31/41
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh
doanh hàng thực phẩm ở doanh nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm ở doanh
nghiệp
Kết quả
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ tạo ra kết quả (sản phẩm, dịch vụ)
mà còn phải bán được các kết quả đó và quá trình bán hàng với quá trình tạo ra kết quả
luôn không trùng nhau. Một doanh nghiệp ở một thời điểm nào đó có thể sản xuất được
rất nhiều sản phẩm song lại tiêu thụ được rất ít, như thế không thể nói doanh nghiệp đã
đạt kết quả (mục tiêu). Nếu xét trên góc độ giá trị, đại lượng kết quả của đại lượng sản
xuất kinh doanh không phải là đại lượng được đánh giá dễ dàng vì ngoài những nhân tố
ảnh hưởng trên, kết quả sản xuất kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của thước đo giá trị -
đồng tiền với những thay đổi của nó trên thị trường.
Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng
dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại, thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp
các hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và các nguồn thu khác. Doanh thu
thực hiện trong năm từ hoạt động bán hàng và dịch vụ được xác định bằng cách nhân
giá bán với số lượng hàng hoá, khối lượng dịch vụ.
DT = ∑1
n Pi.Qi
DT: tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ
Pi: giá cả một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ thứ i
Qi: Khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ
n: Loại hàng hoá hay dịch vụ
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng
dịch vụ sau khi trừ đi cac khoản giảm trừ gồm các khoản phí thu thêm ngoài giá bán
(nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy đinh của Nhà nước mà doanh nghiệp được hưởng đối
32/41
với hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ, giá trị các sản phẩm đem biếu, tặng, trao đổi
hoặc tiêu dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp.
Còn doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư
tài chính và các hoạt động bất thường. Thu nhập từ hoạt động tài chính gồm các khoản
như: thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay,
tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp, tiền hỗ trợ lãi suất của nhà nước trong kinh
doanh nếu, thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếuThu từ hoạt động
bất thường gồm những khoản thu như: thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, bán
công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản
phải trả nhưng không trả được từ nguyên nhân chủ nợ; thu từ chuyển nhượng, thanh lý
tài sản, nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được, hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá
hàng hoá tồn kho; thu do sử dụng hoặc chuyển quyền sở hữu trí tuệ, thu về tiền phạt do
vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản thuế phải nộp được Nhà nước giảm.
Chi phí kinh doanh
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí cho hoạt
động khác. Chi phí hoạt động kinh doanh gồm các chi phí có liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên nhiên vật liệu, khấu hao tài
sản cố định, tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương, các khoản trích nộp theo
quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí bằng tiền
Chi phí từ hoạt động khác gồm chi phí hoạt động tài chính và chi phí cho hoạt động bất
thường. Chi cho hoạt động tài chính là các khoản đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp
nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp như chi cho mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, chi phí
cho thuê tài sản Chi phí bất thường là các khoản chi không thường xuyên như chi phí
nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, giá trị tài sản tổn thất thực tế sau khi đã giảm trừ
tiền đền bù của người phạm lỗi và tổ chức bảo hiểm, chi phí tiền phạt do vi phạm hợp
đồng kinh tế.
Trong đánh giá kết quả của sự hạ thấp chi phí người ta có thể sử dụng chỉ tiêu chi phí
trung bình. Chi phí này được xác định trên cơ sở của tổng chi phí với số lượng hàng hoá,
dịch vụ bán ra. Thường thì khối lượng hàng hoá dịch vụ bán ra càng nhiều thì chi phí
trung bình cho một đơn vị sản phẩm càng ít đi. Chi phí lưu thông được kế hoạch hoá
theo 4 chỉ tiêu cụ thể: tổng chi phí lưu thông, tỷ lệ phí lưu thông, mức giảm phí nhịp độ
giảm phí.
33/41
Tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng
Để đánh giá kết quả tình hình hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng trong kỳ của doanh
nghiệp, có thể dùng thước đo hiện vật. So sánh số lượng thực tế với số lượng kế hoạch
của từng loại sản phẩm chủ yếu, nếu thấy các loại sản phẩm đều đạt hay vượt kế hoạch
sản xuất sẽ kết luận doanh nghiệp đó hoàn thành kế hoạch mặt hàng. do giá trị sử dụng
các loại sản phẩm khác nhau, nên khi tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất mặt hàng
không lấy số vượt kế hoạch sản xuất của loại sản phẩm này bù cho số hụt kế hoạch của
loại sản phẩm khác
34/41
Hiệu quả
Hiệu quả
Chỉ tiêu khái quát
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân
tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh
với chi phí thấp nhất. Để hiệu quả hoạt động kinh doanh cao thì khi sử dụng các yếu tố
cơ bản lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động của quá trình kinh doanh phải có
hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần
phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp (khái quát), các
chỉ tiêu chi tiết (cụ thể). Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí
cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức
đáng giá hiệu quả chung.
Kết quả đầu ra được đo bằng chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần,
lợi nhuận thuần, lợi tức gộp còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động,
đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay
Những chỉ tiêu cụ thể
Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do
người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp biểu hiện hiệu quả của quá trính sản xuất kinh doanh, nó phản ánh đầy
đủ số lượng, chất lượng, kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao
động, vật tư, tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp. Lợi nhuận là một đòn bẩy quan trọng
có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.
P = DT - CP
P- Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
35/41
DT- Doanh thu của doanh nghiệp
CP- Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thu được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, bộ phận
này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào
các yếu tố như: khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra trên thị trường, giá mua và bán hàng
hóa, dịch vụ, các chi phí
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định bằng khoản chênh lệch giữa khoản thu
về và chi cho hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi cho
vay vốn, lợi tức cổ phần
Lợi nhuận bất thường là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước
hoặc có khả năng dự tính nhưng khó thực hiện được, hoặc những khoản thu không
thường xuyên như: khoản phải trả nhưng không phải trả do phía chủ nợ, lợi nhuận từ
quyền sở hữu, nhượng bán tài sản, dự phòng nợ phải thu khó đòi...
Chỉ tiêu lãi suất sản xuất được xác định bằng cách so sánh lợi nhuận với tổng giá thành
sản xuất, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh tế theo lợi nhuận và chi phí sản xuất.
Mức doanh lợi trên doanh số bán
P1
' = PDS × 100
Trong đó:
36/41
P'1: Mức doanh lợi của doan số bán trong kỳ (%)
P: Lợi nhuận thực hiện trong kỳ
DS: Doanh số bán thực hiện trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu lợi nhuận
cho doanh nghiệp trong kỳ. Do đó nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra cho doanh
nghiệp thấy kinh doanh những mặt hàng nào, thị trường nào mang lại lợi nhuận cao cho
doanh nghiệp.
Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
P2
' = PVKD × 100
Trong đó:
P'2: Mức doanh lợi của vốn kinh doanh trong kỳ (%)
VKD: Tổng vốn kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Một
đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
P3
' = PCFKD × 100
Trong đó:
P'3: Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ (%)
CFKD: Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Năng suất lao động bình quân của một lao động
W = DTLDbq hoặc W =
TN
LDbq
Trong đó:
37/41
W: Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ
DT: Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ.
TN: Tổng thu nhập
LDbq: Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được bao
nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ.
38/41
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Lý luận chung về kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp
Biên tập bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thực phẩm
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Vai trò của kinh doanh thực phẩm
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Hoạt động mua sắm vật tư cho sản xuất (tạo nguồn)
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Nội dung của kinh doanh thực phẩm
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Quá trình sản xuất sản phẩm
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Tiêu thụ sản phẩm
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
39/41
Giấy phép:
Module: Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh
nghiệp
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm ở doanh
nghiệp
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
Module: Hiệu quả
Các tác giả: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
URL:
Giấy phép:
40/41
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
41/41
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_luan_chung_ve_kinh_doanh_thuc_pham_cua_doanh_nghiep.pdf