Ly hôn xanh

Không ai cần ai

324 người đã ly hôn, lứa tuổi từ 20 đến 30 đã tình nguyện

tham gia cuộc khảo sát. Trong đó, nữ chiếm 59%, nam

41%. Hơn 60% gia đìnhchỉ tồn tại không đến hai năm.

Nhìn lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi của mình với sự khách

quan, bình tĩnh trả lời bản khảo sát, những người tham gia

cũng đã tự rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân khi

đi bước nữa, chia sẻ được cho cả những ai sắp và đã lập gia

đình.

pdf8 trang | Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ly hôn xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ly hôn xanh Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý – thể chất TP.HCM vừa hoàn tất cuộc khảo sát “Tình hình ly hôn trong thanh niên ở TP.HCM” nhằm tìm hiểu tâm lý của giới trẻ về “sự cố” tan vỡ gia đình. Cuộc khảo sát còn rút tỉa những trải nghiệm của người trong cuộc, nâng lên thành các giải pháp giáo dục để xây dựng “cẩm nang” phòng chống tình trạng ly hôn. Không ai cần ai 324 người đã ly hôn, lứa tuổi từ 20 đến 30 đã tình nguyện tham gia cuộc khảo sát. Trong đó, nữ chiếm 59%, nam 41%. Hơn 60% gia đình chỉ tồn tại không đến hai năm. Nhìn lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi của mình với sự khách quan, bình tĩnh trả lời bản khảo sát, những người tham gia cũng đã tự rút được bài học kinh nghiệm cho bản thân khi đi bước nữa, chia sẻ được cho cả những ai sắp và đã lập gia đình. Hai người đến với nhau vì sợ bị ế, muốn thoát cảnh cô đơn, bị sức ép của cha mẹ, muốn lợi dụng người bạn đời, bị hấp dẫn vẻ bề ngoài… là những nguyên nhân rõ ràng để giải thích vì sao cuộc hôn nhân không thể bền vững. Tuy nhiên, những trường hợp đó chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cuộc khảo sát… Với những gia đình mà người trong cuộc cho rằng cơ sở của hôn nhân là tình yêu thì vì sao tan vỡ? Có 49% các cặp vợ chồng thừa nhận lấy nhau vì “yêu nhau, sống không thể thiếu nhau”, 38% lấy nhau vì đồng cảm trong quan điểm, suy nghĩ, hoàn cảnh… 28% đã tìm hiểu nhau sâu sắc… nhưng chỉ sau một thời gian ngắn chung sống, họ bắt đầu thất vọng về nhau. 36,9% đổ vỡ những ấn tượng đẹp khi yêu. Họ nhận ra, ngày mới quen, mới yêu, vợ (chồng) mình đã “diễn” rất đạt vai người bạn đời lý tưởng. Các cô gái dịu dàng bỗng trở nên ngoa ngoắt, các anh chàng ga-lăng, giờ mới “thòi” ra tính gia trưởng, lười biếng, đổ hết mọi lo toan lên đầu vợ. 39,5% bất đồng nặng nề trong cá tính, quan điểm. 25,2% gặp khó khăn về kinh tế. Đây là những cặp vợ chồng không hẳn thiếu tiền, mà thiếu kế hoạch chi tiêu hợp lý. Khi đứa con ra đời trong tình hình chưa chuẩn bị kỹ về vật chất, cũng là thời điểm hai vợ chồng lên đô “chí chóe”. 21,2% chia tay vì tính cố chấp, không độ lượng của cả hai. Ở họ, đã không có chỗ cho lòng kiên nhẫn và sự nỗ lực hòa nhập, thích nghi để có thể cùng chung sống trong một mái nhà. Họ cũng không có đủ thời gian, cũng chẳng còn nhu cầu được tiếp tục tìm hiểu nhau. Các nhà tâm lý nhận định: Đối với người “có học”, chiếm đa số trong cuộc khảo sát (cụ thể là đã tốt nghiệp phổ thông, đại học), tỷ lệ ly hôn có yếu tố “bị đánh đập, ngược đãi” thấp. Bạo lực gia đình không phải là nguyên nhân phổ biến. Đáng chú ý là con số 17,6% chia tay vì “không hòa hợp trong cuộc sống tình dục”. Họ thiếu kỹ năng giao tiếp và thái độ ứng xử đúng mực trước nhu cầu “nhạy cảm” của vợ chồng. 28,7% trong số này đã “sống thử” trước khi kết hôn. Khi “sống thật” với người cũ, hoặc với người mới, thì những trải nghiệm tiền hôn nhân chẳng những không có lợi, mà còn làm khó cho cuộc sống chung. Trước khi ly hôn, có 79% người đã qua hòa giải. Trong đó, 47% nhờ các thành viên trong gia đình, 19% nhờ bạn bè, 17% nhờ các chuyên viên tư vấn. Tuy nhiên, có đến 71% cuộc hòa giải thất bại. Nguyên nhân chính là gia đình hai bên đều tán thành việc ly hôn của con mình. Điều này cho thấy, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ cũng không đủ kiên nhẫn, hoặc cho rằng “không sống được thì chia tay, cũng là chuyện bình thường”. Ai thiệt? Khi bản án ly hôn được tuyên, đồng nghĩa với việc mọi mối quan hệ giữa hai người đã chấm dứt. Tuy nhiên, ly hôn không có nghĩa là họ đã thoát được đau khổ. Ngay cả những người cảm thấy thoải mái, tự do, vẫn phải ray rứt khi nghĩ về con cái. 31,2% cho rằng thiệt thòi thuộc về bà vợ, các ông chồng bị thiệt thòi chỉ chiếm 6,3%. 62% số người đồng ý con cái mới thật sự bị thiệt thòi. Ngay cả những người chưa có con cũng nhận thấy hậu quả này. Cũng vì lý do đó, khi cảm thấy cuộc hôn nhân của mình không ổn, có người đã quyết định chia tay trước khi có con, để đỡ phức tạp. Những người có trình độ học vấn đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… càng ý thức hơn về việc giảm thiểu thiệt thòi cho con cái, nhưng họ vẫn chọn con đường ly hôn như cách giải thoát duy nhất. Những bà vợ vừa qua “một đời chồng” cho biết: “Dù chưa có con hay đã có con, người phụ nữ rất ít cơ hội để tìm kiếm một mái ấm khác. Không dễ để vượt qua cảm giác đổ vỡ, thất bại trong cuộc sống chung với người mà mình đã tự nguyện ký vào giấy đăng ký kết hôn”. 25% nam và 33% nữ cảm thấy khủng hoảng tâm lý khi phải chấp nhận đổ vỡ trong hôn nhân. Ly hôn không chỉ là biểu hiện phá vỡ mối quan hệ giữa hai vợ chồng, mà còn là sự thất bại về lối sống được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ này. Không ít người dù đã chuẩn bị tâm thế cho cuộc sống “còn lại một mình”, nhưng cũng không dễ thích nghi ngay được khi mọi sinh hoạt, cảm xúc không còn như xưa. Một trong những khó khăn thường gặp nhất ở đối tượng ly hôn là kinh tế gia đình và việc nuôi dạy con của những bà vợ (ông chồng) nhận được quyền nuôi con. Có 12,9% trẻ được cha nuôi, 65,6% trẻ sống với mẹ và 21,4% trẻ do ông bà, người thân nhận nuôi. Trước những khó khăn bộn bề của cuộc mưu sinh, người nhận nuôi con thú nhận, họ không có nhiều thời gian chăm sóc con. Đứa trẻ rất khó được bù đắp khi phải sống trong môi trường giáo dục thiếu vai trò của cha hoặc mẹ. Trước, trong và một thời gian sau ly hôn, năng lực làm việc, sự sáng tạo, trí nhớ của cá nhân cũng bị giảm sút trầm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc… Dư luận xã hội cũng là một thử thách mà những người đã ly hôn không dễ vượt qua. Thạc sĩ giáo dục học Nguyễn Ngọc Tài, trưởng nhóm khảo sát cho biết: “Trong quá trình khảo sát, qua các cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy ly hôn cũng là một giải pháp khi mâu thuẫn không còn cách giải quyết, hoặc người trong cuộc không muốn giải quyết. Tuy nhiên, số gia đình chia tay khi chưa đến nỗi phải chia tay lại chiếm đa số trong cuộc khảo sát. Những nhà tâm lý gọi đó là hiện tượng ly hôn… xanh. Nó phản ánh nhận thức hời hợt của giới trẻ về giá trị của gia đình, sự vội vã khi quyết định, thái độ quá nóng nảy trong cách hành xử”. Các cuộc hôn nhân thất bại cho thấy: với những ai sống cho mình thì cuộc hôn nhân tất yếu chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Mọi thành viên trong một mái nhà cần quan tâm đến nhu cầu của nhau, hợp tác với nhau, gia đình mới có thể thành “nơi chốn bình yên”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfly_hon_xanh_9892.pdf