Mục tiêu học tập
• Thảo luận về các lợi ích và nguy cơ của việc
luyện tập đối với bệnh nhân đái tháo đường
• Xác định những hình thức luyện tập cho bệnh
nhân, bao gồm cả những bệnh nhân có biến
chứng và/hoặc bệnh đi kèm
• Giảng giải phương pháp để giới thiệu kế hoạch
luyện tập hằng ngày cho bệnh nhân và giúp duy
trì kế hoạch đó
46 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luyện tập thể lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập thể lực
Mục tiêu học tập
• Thảo luận về các lợi ích và nguy cơ của việc
luyện tập đối với bệnh nhân đái tháo đường
• Xác định những hình thức luyện tập cho bệnh
nhân, bao gồm cả những bệnh nhân có biến
chứng và/hoặc bệnh đi kèm
• Giảng giải phương pháp để giới thiệu kế hoạch
luyện tập hằng ngày cho bệnh nhân và giúp duy
trì kế hoạch đó.
Sự điều hòa đường huyết
Glucose
Liver
Glycogen
Adipose
Tissue
Triglycerides
FFA
Liver
Glucose
Định nghĩa
Physical
activity
Là hoạt động co cơ của cơ thể làm
tăng tiêu hao năng lượng hơn trạng
thái tĩnh
Exercise
Những hoạt động tự ý, có sắp xếp,
lặp đi lặp lại của cơ thể nhằm cải
thiện hay duy trì tình trạng sức khoẻ
Physical
Fitness
khả năng thích ứng về tim mạch, hô
hấp cơ, và độ dẻo dai giúp cơ thể
hoạt động hiệu quả.
Tác động có thể có của sự suy giảm
EGP trên glucose nội sinh trong quá
trình tập thể dục
Sigal RJ, et al. Diabetes Care 2004;27(10):2518-39.
Biểu đồ về sự kiểm soát hấp thu glucose
của cơ trong quá trình tập thể dục
Sigal RJ, et al. Diabetes Care 2004;27(10):2518-39.
Đáp ứng của đường huyết khi luyện
tập
Wahren J, et al. Diabetologia 1978;14(4):213-22.
Carbohydrate sử dụng khi luyện tập
Glucose đưa vào mô cơ
Lợi ích của luyện tập đối với bệnh
nhân đái tháo đường: Lợi ích chung
• Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch
• Hỗ trợ cho chế độ ăn giảm cân
• Cải thiện kiểm soát đường huyết
• Giảm sử dung/nhu cầu các thuốc hạ đường
huyết hoặc insulin
• Tăng cường thể lực, cải thiện chất lượng cuộc
sống và tình trạng khỏe mạnh nói chung
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Lợi ích của luyện tập đối với bệnh
nhân đái tháo đường: Lợi ích đặc
biệt
• Làm giảm nồng độ insulin nền và sau ăn; cải
thiện sự nhạy cảm insulin
• Cải thiện bilan lipid
• Cải thiện tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình
• Tăng sử dụng năng lượng, sức cơ và độ dẻo dai
Daly A, Power MA. Medical Nutrition Therapy.
Diabetes Mellitus and Related Disorders;
Medical Management of típ 2 Diabetes, 7th
Edition. American Diabetes Association, 2012.
BP=blood pressure;
QOL=quality of life
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Lợi ích của tập thể dục đối với bệnh
nhân đái tháo đường: Lợi ích đặc
biệt
• Luyện tập đều đặn có thể ngăn ngừa đái tháo
đường típ 2 ở bệnh nhân nguy cơ cao.1
• Thiết kế can thiệp ≥8 tuần ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 làm giảm trung bình 0.66% A1C,
mức BMI thay đổi không ý nghĩa 1
• Luyện tập nên là một phần của điều trị, bất kể có
yêu cầu giảm cân hay không.2
1. ADA Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(1):S14-80.
2. ADA Medical Management of típ 2 Diabetes. 7th edition. Burant C, Young A, Eds. 2012.
Vận động thể lực giúp ngăn ngừa
đái tháo đường típ 2
Nghiên cứu
Đặc điểm và thời gian
nghiên cứu
Can thiệp Kết quả
Nghiên cứu
Da Qing
(Trung quốc)
2007
577 người tham gia
>25 tuổi
Phân nhóm ngẫu nhiên tại
các trung tâm
Theo dõi 6 năm
Chế độ ăn +
luyện tập
67.7% tần suất mới mắc tích
lũy ở nhóm chứng
43.8% (giảm 31%)
41.1% (giảm 46%)
46% (giảm 42%)
Nghiên cứu
Finnish
Diabetes
Prevention
(Phần Lan)
2001
522 người tham gia,
40-64 tuổi
BMI >25
Phân nhóm bệnh nhân ngẫu
nhiên
Theo dõi 3.2 năm
Chế độ ăn +
luyện tập
Giảm 58% tần suất mới
mắc ở nhóm “chế độ ăn
và luyện tập”
Pan XR, et al. Diabetes Care 1997;20(4):537-44.
Tuomilehto J, et al. N Eng J Med 2001;344:1343-50.
Vận động thể lực giúp ngăn ngừa
đái tháo đường típ 2 (tiếp theo)
Nghiên cứu
Đặc điểm và thời gian
nghiên cứu
Can thiệp Kết quả
Chương
trình dự
phòng ĐTĐ
(Hoa Kỳ)
2002
3234 Người tham gia =
>25 tuổi
BMI = >22 (nhóm châu Á),
>24 (các nhóm khác)
Phân nhóm ngẫu nhiên
theo dõi 2.8 năm
Giả dược
Metformin
Chế độ ăn +
tập thể dục
Giảm 31% tần suất mới
mắc đái tháo đường ở
nhóm “metformin”
Giảm 58% tần suất mới
mắc ở nhóm “chế độ ăn
và luyện tập”
Diabetes Prevention Program. Diabetes Care 2002;25(12):2165-71.
Tần số và kết cấu các bài tập
• Hoạt động thể lực mức trung bình (đạt 50-75%
nhịp tim tối đa) ít nhất 150 phút/tuần, thực hiện ít
nhất 3 ngày/tuần
• Không nghỉ tập quá 2 ngày
• Gia tăng dần cường độ và thời gian tập luyện
ADA Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(suppl1):S14-80.
Nhịp tim tối đa(HRmax)
• Dựa vào tuổi của bệnh nhân:
• HRmax = 220 – tuổi của BN
• Dựa vào công thức Best-Fit:
• HRmax = 210 – 50% của tuổi BN – 5% trọng
lượng cơ thể (lbs) + 4 (nếu là nam; 0 nếu là
nữ)
Nhịp tim tối đa (HRmax)
Ví dụ:
BN nam 24 tuổi, trọng lượng cơ thể= 145 lbs
• Dựa vào tuổi BN:
• HRmax = 220 – 24 = 196
• Dựa vào công thức Best-Fit:
• HRmax = 210 – 0.50(24) – 0.05 (145) + 4
• HRmax = 194.75 195
Luyện tập các bài tập kháng lực
• Nếu không có chống chỉ định, luyện tập các bài tập
kháng lực (tập với máy hoặc nâng tự do) ít nhất 2
lần/tuần
• Lợi ích:
• Cải thiện độ nhạy cảm insulin ở nam giới cao tuổi với cùng
mức độ hay cao hơn tập aerobic
• Giảm A1C ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi
• Kết hợp tập aerobic + luyện tập các bài tập kháng lực = lợi
ích phối hợp
ADA Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(1):S14-80.
Lời khuyên trước khi tập
Đối với những người chưa từng tập:
•Kiểm tra
• Bệnh tim mạch
• Bệnh mạch máu ngoại biên, đau cách hồi, giảm hoặc
mất mạch, v.v.
• Khám chân (bao gồm sự lành lặn và biến dạng)
• Bệnh lý thần kinh
• Huyết áp
• Bệnh lý võng mạc
ADA Medical Management of típ 2 Diabetes. 7th edition. Burant C, Young A, Eds. 2012.
Lời khuyên trước khi tập
• Thảo luận với chuyên viên y tế về mức độ luyện
tập thích hợp; không nên để huyết áp cao hơn
180 mmHg trước và trong khi luyện tập
• Không tập nặng nếu đường huyết > 250-270
mg/dL, và/hoặc có ceton dương tính
VADE 2014.
Hướng dẫn an toàn luyện tập
• Đeo vài vật dụng giúp nhận dạng người bệnh
đái tháo đường, như vòng tay hay vòng cổ.
• Đối với bệnh nhân đang dùng insulin, tránh
luyện tập trong thời gian đỉnh tác dụng của
insulin, và tiêm insulin trong khi đang hoạt động
thể lực.
• Đối với bệnh nhân sử dụng insulin tác dụng
trung bình tiêm 1 mũi trong ngày, giảm 30-35%
liều.
ADA Medical Management of típ 2 Diabetes. 7th edition. Burant C, Young A, Eds. 2012.
Hướng dẫn an toàn luyện tập
• Phối hợp Insulin tác dụng nhanh + trung bình: giảm hoặc
bỏ liều tác dụng ngắn và giảm 33% liều tác dụng trung
bình khi luyện tập (điều này có thể làm tăng đường
huyết sau đó và đòi hỏi phải tiêm 1 mũi insulin tác dụng
nhanh)
• Chỉ sử dụng insulin tác dụng nhanh: giảm liều trước và
sau tập dựa theo đường huyết tự theo dõi, tổng liều nên
giảm 30-50%
• Cảnh giác với hạ đường huyết trong và vài giờ sau
luyện tập, phải có sẵn carbohydrate
ADA Medical Management of típ 2 Diabetes. 7th edition. Burant C, Young A, Eds. 2012.
Hướng dẫn an toàn luyện tập
• Cảnh giác với hạ đường huyết trong và vài giờ sau
luyện tập. Phải có sẵn carbohydrate hấp thu nhanh
• Uống đủ nước trước, trong và sau luyện tập để tránh
mất nước
• Hạ đường huyết ít xảy ra ở bệnh nhân không sử dụng
insulin hoặc các thuốc tăng tiết insulin. Không khuyến
cáo các biện pháp dự phòng hạ đường huyết ở những
bệnh nhân này.
ADA Medical Management of típ 2 Diabetes. 7th edition. Burant C, Young A, Eds. 2012.
Đái tháo đường típ 1: Trước khi
luyện tập
• Đo đường huyết trước khi tập
Nếu đường huyết trước khi tập <100 mg/dL (<5.5
mmol/L), ăn thêm bữa nhỏ
•Nếu đường huyết 100-250 mg/dL (>14 mmol/L), kiểm
tra ceton niệu
• Ceton niệu âm tính = có thể tập
• Ceton niệu dương tính = tiêm insulin và không tập
cho đến khi ketones âm tính
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. American Diabetes Association, 2009.
Quản lý tập luyện ở bệnh nhân đái
tháo đường típ 1
• Chiến lược để tránh hạ và tăng đường huyết
• Ăn trong 1-3 giờ trước khi tập, và bổ sung thêm
carbohydrate trong khi luyện tập kéo dài và gắng sức
• Ăn nhiều hơn trong 24 giờ sau tập
• Tiêm insulin 1 giờ trước khi tập và giảm liều
• Theo dõi đường huyết trước/trong/sau tập
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Ed. American Diabetes Association, 2009.
Chương trình luyện tập cho bệnh
nhân đái tháo đường típ 2
• Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thể lớn tuổi
hơn bệnh nhân đái tháo đường típ 1, thường
béo phì, và có nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do
đó, khởi đầu tập luyện có thể khó khăn hơn
• Lựa chọn các hình thức tập luyện giúp tăng
động lực và khuyến khích bệnh nhân tham gia,
đồng thời ít nguy cơ chấn thương
• Chương trình tập luyện nên bắt đầu chậm và
tăng từ từ
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Lựa chọn luyện tập
• Lựa chọn các hình thức tập luyện nên dựa vào sở
thích/khả năng/động lực của bệnh nhân
• Chương trình tập luyện an toàn cần được kiểm tra
sức khỏe và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý
• Thời gian
• Tần suất
• Mức độ
• Khuyến cáo nên giám sát ban đầu và đánh giá định
kỳ bởi một chuyên gia.
• Bài tập trên ghế bành đối với Bn phải ngồi trên ghế .
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Đi bộ- Thích hợp cho hầu hết bệnh
nhân đái tháo đường
• Đi bộ là loại hình phổ biến và dễ thực hiện nhất
• Hướng dẫn bệnh nhân đi bộ ít nhất 30 phút mỗi
ngày, không nghỉ quá 2 ngày.
• Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có thể chia ra đi bộ
quãng ngắn (như 10-15 phút, 3 lần/ngày)
VADE 2014.
Hiệu quả của đi bộ sau ăn
Chọn lựa luyện tập
Tập luyện thì an toàn cho bệnh nhân đái tháo
đường típ 2, nhưng có một số cảnh báo:
•Thiếu máu cơ tim im lặng/bệnh thần kinh tự
chủ/sử dụng ức chế beta: nhịp tim mục tiêu thấp
hơn, mức độ gắng sức ít hơn
•Đau thắt ngực: chương trình giám sát phục hồi
chức năng tim mạch
•Kiểm soát chuyển hóa kém hoặc đái tháo đường
có biến chứng: chống chỉ định luyện tập gắng sức
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Chọn lựa luyện tập
• Khiếm khuyết bàn chân: tránh chấn thương
chân, mang giày vừa chân
• Bệnh lý võng mạc tăng sinh đang diễn tiến
và/hoặc tăng huyết áp: tránh cử tạ và các hình
thức tương tự
• Bệnh lý thận đái tháo đường: không hạn chế
• Bệnh mạch máu ngoại biên: khuyến cáo tập
luyện
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Các hình thức tập luyện
• Tập aerobic sử dụng
nhiều nhóm cơ và cần
nhiều oxy
• Anarobic(có kháng lực)
sử dụng những cơ lớn
không tiêu thụ oxy trong
khoảng thời gian luyện
tập ngắn
Các bài tập kháng lực, Aerobic và các
bài tập phối hợp
Tập 9 tháng với aerobic, kháng lực, hoặc bài tập phối hợp
A1c giảm tốt nhất
Church TS, et al. JAMA 2010;304(20):2253-62.
Tần suất: Mỗi ngày so với cách ngày
□ 48 hrs response to no exercise
■ 48 hrs response to 60 min cycling every
other day
▨ 48 hrs response to 30 min cycling daily
van Dijk JW, et al. Diabetes Care 2012 May;35(5):948-54.
Hoạt động thể lực
• Định nghĩa:
• Bất cứ hoạt động nào làm tăng sức mạnh và tiêu
thụ năng lượng
• Ví dụ
–Lau nhà
–Giặt quần áo
–Ủi quần áo
–Nấu ăn
–Làm vườn
–Rửa xe
Indonesian Ministry of Health 2012.
Hoạt động thể lực và thể thao
• Định nghĩa
• Tất cả các hoạt động thể lực được thiết kế và lên
kế hoạch, với mục đích gia tăng thể chất
• Ví dụ
–Đi bộ
–Chạy bộ
–Luyện tập các
bài tập kháng lực
–Bài tập kéo dãn
cơ
–Khiêu vũ
–Chạy xe đạp
–Bơi lội
–Chơi tennis
Indonesian Ministry of Health 2012.
Tập luyện và tiêu thụ năng lượng
Hoạt động (30
phút)
150
lbs/68
kg
180
lbs/82
kg
200
lbs/91
kg
240
lbs/109
kg
280
lbs/127
kg
300
lbs/136
kg
Chạy xe đạp (16
km/h)
188 225 250 300 350 375
Chơi golf (không
xe vận chuyển)
150 180 200 240 280 300
Làm việc nhà 135 162 180 216 252 270
Chạy bộ (5
dặm/giờ)
278 333 370 444 518 555
Đi thang bộ 210 252 280 336 392 420
Bơi lội
(2.3 mét/phút)
180 216 240 288 336 360
Chơi tennis 165 198 220 264 308 330
Đi bộ (3 km/h) 90 108 120 144 168 180
Exercise Calorie Expenditures. Phoenix(AZ): NutriBase; 2013. Available:
Những hoạt động tăng Adrenaline làm
gia tăng đường huyết
• Các môn thể thao gắng sức dữ dội
• Chạy nước rút
• Nâng tạ nặng
• Cạnh tranh dữ dội (áp lực lên tinh thần)
• Cải thiện huyết áp từ nhẹ đến vừa
• Tăng tiêu tốn năng lượng, độ mạnh, sự dẻo dai
Nguy cơ khi tập luyện
• Hạ đường huyết nếu bệnh nhân được điều trị insulin hoặc thuốc
viên hạ đường huyết
• Tăng đường huyết sau khi gắng sức nhiều
• Tăng đường huyết và nhiễm ceton ở bệnh nhân phụ thuộc
insulin
• Dễ đưa đến hoặc đợt kịch phát bệnh mạch vành
• Làm nặng hơn các biến chứng mạn
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Bệnh thần kinh ngoại biên và tự
chủ
Khuyến cáo:
•Hoạt động không mang
trọng lực
•Bơi lội
•Chạy xe đạp
•Chèo thuyền
•Tập tại ghế và tập tay
Chống chỉ định:
•Thảm lăn
•Đi bộ kéo dài
•Chạy bộ
Bệnh thần kinh ngoại biên
• Giảm cảm giác đau và ngưỡng đau cao hơn có thể
dẫn đến nguy cơ tổn thương da và nhiễm trùng
• Gắng sức trung bình có thể không làm gia tăng
nguy cơ loét chân hoặc tái loét
• Tập luyện mức trung bình 150 phút/tuần giúp cải
thiện kết cục ở bệnh nhân bệnh thần kinh thể nhẹ
• Hướng dẫn bệnh nhân mang giày vừa chân và kiểm
tra chân để phát hiện tổn thương sớm
ADA Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014;37(S1).
Bệnh thận
Khuyến cáo:
•Các hình thức luyện tập
từ nhẹ đến trung bình
Chống chỉ định:
•Các hình thức luyện tập
gắng sức
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường
Khuyến cáo:
•Ít tác động đến tim mạch
như:
• Bơi lội
• Đi bộ
• Aerobics không gắng
sức
• Đạp xe tại chỗ
Chống chỉ định:
•Các hoạt động làm tăng
huyết áp như cử tạ1
•Các bài tập gắng sức hoặc
kéo dài2
•Các bài tập liên quan đến
thao tác Valsalva.1
1. Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
2. ADA. Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care 2014; 37(S1):S14-80.
Theo dõi và tuân thủ
• Những chương trình luyện tập được giám sát có ích
lợi đối với những bệnh nhân:
• Không luyện tập đều đặn trước đây
• Gặp trở ngại về thể chất để có thể luyện tập
• Cải thiện động lực của bệnh nhân liên quan đến:
• Các hình thức tập luyện khác nhau, thời gian và không gian phù
hợp
• Tham gia các hoạt động nhóm
• Lượng giá tiến độ để cung cấp phản hồi tích cực
Horton ES. Therapy for Diabetes Mellitus and Related Disorders. 5th Edition. American Diabetes Association, 2009.
Tóm tắt
• Luyện tập đều đặn cải thiện sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 1 và típ 2
• Để thực hiện các bài tập phù hợp hằng ngày, nên xem xét:
• Khả năng tập luyện
• Các biến chứng hiện có (bệnh lý thần kinh, bệnh võng mạc)
• Sở thích của bệnh nhân
• Cung cấp nguồn lực cho chương trình tập luyện (đánh giá, đo
lường, hướng dẫn)
Cảm ơn sự chú ý của quý bác sĩ
Bác sĩ vui lòng nhận xét vào phiếu góp
ý đánh giá nội dung lớp học
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vn_may_001_deck_4_exercise_v1_2p_7385.pdf