Lưu ý khi mang thai (Phần 1)

Phụ nữ có thai thường than phiền về chứng đau lưng, nhưng có những việc

bạn có thể làm để giảm bớt áp lực lên lưng. Hiệp hội thai sản Mĩ đã đưa ra một số

lời khuyên:

Hãy cố gắng thực hiện những bài tập thể dục được bác sĩ khuyên làm.

Những bài tập này sẽ giúp tăng cường sức đỡ cho phần lưng dưới và phần bụng.

Đừng khom người xuống để nhặt thứ gì. Thay vì vậy, hãy ngồi xuống và

nhặt nó.

Nên mang những loại giày thoải mái và có sức nâng đỡ.Không nên đi giày

cao gót khi đang mang thai.

Đừng ngủ ngồi, hãy thư giãn hết mức có thể, và giữ cho đôi chân thoải mái.

Hãy thử đeo đai hỗ trợ

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lưu ý khi mang thai (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu ý khi mang thai (Phần 1) Phòng tránh đau lưng khi mang thai Phụ nữ có thai thường than phiền về chứng đau lưng, nhưng có những việc bạn có thể làm để giảm bớt áp lực lên lưng. Hiệp hội thai sản Mĩ đã đưa ra một số lời khuyên: Hãy cố gắng thực hiện những bài tập thể dục được bác sĩ khuyên làm. Những bài tập này sẽ giúp tăng cường sức đỡ cho phần lưng dưới và phần bụng. Đừng khom người xuống để nhặt thứ gì. Thay vì vậy, hãy ngồi xuống và nhặt nó. Nên mang những loại giày thoải mái và có sức nâng đỡ. Không nên đi giày cao gót khi đang mang thai. Đừng ngủ ngồi, hãy thư giãn hết mức có thể, và giữ cho đôi chân thoải mái. Hãy thử đeo đai hỗ trợ Tránh mùi khó chịu khi có thai Phụ nữ có thai trở nên nhạy cảm với nhiều mùi khác nhau, một số mùi có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo Hiệp hội thai sản Mĩ, những thay đổi về mùi hương sau sẽ giúp cho phụ nữ có thai cảm thấy dễ chịu hơn: Tránh dùng hoặc tiếp xúc với những mùi nặng đến khi bạn biết được mình có thể thích nghi với mùi nào. Thử dùng xịt khử mùi cơ thể có hương thơm nhẹ hoặc lotion thay vì dùng nước hoa. Chọn những mùi chống lại cảm giác buồn nôn như: bạc hà, gừng và mùi cây bạch đậu khấu Các mùi thuộc họ cam quýt cũng có tác dụng giảm bớt cảm giác buồn nôn Một số mùi hương nhẹ nhàng khác có thể dùng là hoa oải hương, cúc la mã hoặc hoa hồng. Đau bụng sau sinh Vợ tôi sau khi sinh em bé được 2 tháng thì thỉnh thoảng bị đau bụng. Vợ tôi sinh hút tại BV Hùng Vương. Cho tôi hỏi nguyên nhân là gì? Cách điều trị? Trả lời của Phòng mạch Online: Sau khi sinh (sinh thường, sinh hút hay sinh mổ), người phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn hậu sản. Hậu sản là khoảng thời gian 6 tuần lễ sau sinh. Trong khoảng thời gian này, các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục, sẽ dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai, trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để chế tiết sữa. Các hiện tượng chính của thời kỳ hậu sản: - Sự thu hồi của tử cung: ngay sau sinh tử cung sẽ co nhỏ lại thành một khối nằm dưới rốn. Những ngày sau đó tử cung sẽ tiếp tục co thắt, thu nhỏ lại và người mẹ cảm thấy đau khi tử cung co thắt, nhất là khi cho con bú. Đến ngày 12-13 sau sinh, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa. - Sự lên sữa và tiết sữa. - Những thay đổi khác: tổng trạng mẹ tốt lên, có thể dễ bị táo bón sau sinh do nhu động ruột giảm… Trường hợp của vợ anh đau bụng sau sinh 2 tháng nghĩa là sau giai đoạn hậu sản, cho nên nguyên nhân đau bụng có thể không liên quan tới cuộc sinh, do đó: - Vợ anh nên đi khám phụ khoa để đánh giá các cơ quan sinh dục đã trở về bình thường chưa (thường tất cả các thai phụ đều được hẹn kiểm tra sau sinh 1 tháng)? - Khám nội khoa để tìm nguyên nhân đau bụng, nếu sau khi khám kiểm tra các cơ quan sinh dục đã về bình thường. Lưu ý khi mang thai (Phần 2) Thai phụ tại sao phải uống canxi? Ảnh minh hoạ Xin hỏi có nhất thiết phải uống viên canxi không nếu trong giai đoạn có thai không có biểu hiện thiếu canci và xét nghiệm máu thấy bình thường? Tại sao các bác sĩ thường kê viên thuốc bổ sung canxi mà không cần biết bệnh nhân có thiếu hay không? (nguyen ngoc mai, 32 tuổi, ngocmai@...) - Trả lời của phòng mạch online: Calcium: Phụ nữ có thai trong độ tuổi 19 - 50 nên có 1.000 mg calcium mỗi ngày. Những phụ nữ trẻ hơn khi mang thai cần nhiều hơn - tới 1.300 mg ngày. Hầu hết phụ nữ đều không ăn đủ calcium (cả phụ nữ Mỹ). Vì vậy, nhiều phụ nữ khi có thai phải thay đổi chế độ ăn để có đủ khoáng chất quan trọng. Các thức ăn như sữa ít hay không chất béo, yogurt, phômai là các chất giàu calcium. Ăn các loại rau có màu xanh đậm và thức ăn giàu calcium như nước cam và các loại ngũ cốc cũng có thể cung cấp calcium. Nếu ăn không đủ nên dùng thêm thuốc có chứa calcium. Calcium trong cơ thể ở dạng tự do trong máu, tích lũy trong xương. Khi có tình trạng thiếu calcium sẽ có sự huy động calcium từ xương, cho nên khi có biểu hiện thiếu calcium hay xét nghiệm máu bất thường thì tình trạng thiếu đã rất nặng, do đó bác sĩ thường có xu hướng khuyến cáo bổ sung calcium. * Trong ba tháng đầu người mẹ bị tụt huyết áp có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? (huynh thi thuy vien, 27 tuổi, huynhvien2004@...)? -Trường hợp tụt huyết áp chị nêu ra không rõ. Khi có tình trạng thai ngoài tử cung vỡ, máu chảy trong ổ bụng gây ra tình trạng huyết áp giảm gây sốc thì đây là tình trạng nguy hiểm, cần phải mổ cấp cứu, thậm chí cần phải truyền máu. Đôi khi tình trạng hạ đường huyết (do ăn uống kém trong 3 tháng đầu) sẽ gây cảm giác mệt, chóng mặt, đổ mồ hôi… bị tưởng nhầm là tụt huyết áp. Tình trạng hạ đường huyết này không ảnh hưởng tới thai và thai phụ chỉ cần uống ít nước đường, ngậm kẹo sẽ có cảm giác dễ chịu. Nỗi lo dây rốn cạnh cổ thai nhi Ảnh minh hoạ Em mang thai được 35 tuần, kết quả siêu âm ghi vùng cổ thai nhi có dạng một vòng dây rốn. BS cho hỏi vậy có ảnh hưởng gì đến bé và việc sinh thường hay sinh mổ không? Xin cảm ơn. Trả lời của Phòng mạch Online: Hình ảnh dây rốn nằm cạnh cổ thai nhi luôn là nỗi lo cho tất cả các thai phụ. Thật sự cũng có những trường hợp thai bị đột tử trong ổ bụng hay trong quá trình sinh do dây rốn gây ra như sa dây rốn, dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn… Nhưng cũng có nhiều trường hợp thai vẫn phát triển bình thường và sinh thường dù có tới 2-3 vòng dây rốn quấn cố. Khi siêu âm ghi nhận dấu hiệu dây rốn cạnh cổ thai nhi, quá trình khám thai cũng như quá trình theo dõi chuyển dạ sẽ được sát sao hơn. Người mẹ sẽ được hướng dẫn theo dõi thai máy mỗi ngày, khi có dấu hiệu thai máy ít, thai máy yếu thì lập tức khám lại ngay và thực hiện khám thai đầy đủ. Cách theo dõi thai máy: - Đếm ba lần trong ngày sau khi ăn trong vòng một giờ, nếu trên bốn cử động thai/một giờ thì thai ổn định. - Đếm liên tục trong 12 giờ/ngày, nếu trên 10 cử động thai/ngày là trong giới hạn bình thường. - Số lần đếm dưới mức trên là bất thường, cần đến BS kịp thời. Xuất hiện khí hư khi mang thai phải làm sao? Tôi đang mang thai 3 tháng, thấy xuất hiện chút khí hư. Những lần trước bị, tôi thường đặt thuốc viêm âm đạo và uống một ít kháng sinh, nhưng nay tôi vẫn đang chần chừ chưa dám thực hiện. Tôi nên như thế nào? Trả lời: Thường thì khi phụ nữ bình thường bị viêm âm đạo, bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh và thuốc đặt. Nhưng khi mang thai lại là chuyện khác. Trong lúc có thai, do sự xung huyết tăng lên nhiều ở bộ phận sinh dục, âm đạo thường xuất hiện dịch thấm ra nhiều hơn lúc không có thai. Chất dịch này không phải là khí hư và không có mầm bệnh, vì thế không cần điều trị. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày là được. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị viêm âm đạo trong lúc mang thai bắt buộc phải dùng thuốc (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi). Nhưng bác sĩ trước khi kê đơn đều phải cân nhắc rất kỹ những thiệt hơn khi dùng thuốc, sao cho bệnh thì vẫn chữa được mà thai nhi vẫn an toàn, tình trạng thai nghén của mẹ không bị ảnh hưởng. Thường thì trong lúc mang thai, các kháng sinh thuộc nhóm Penicilin (còn gọi là nhóm Bêta lactam) hoặc nhóm Cephalosprin và thuốc đặt âm đạo là loại viên Polygynax hay Colposeptin thì không đáng ngại. Tuy nhiên, chị không nên tự ý dùng thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluu_y_khi_mang_thai_5361_2654.pdf
Tài liệu liên quan