Sinh nở là một công việc nặng nhọc, khiến người phụ nữ phải gắng sức
và mất rất nhiều năng lượng. Vì vậy, thời kỳ sau sinh hay còn gọi là thời kỳ
hậu sản, người phụ nữ cần phải được chăm sóc tốt để đảm bảo sức khỏe cho
cả mẹ và con
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lưu ý khi chăm sóc sản phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu ý khi chăm sóc sản phụ
Tranh thủ nghỉ ngơi khi bé ngủ để hồi phục sức khỏe.
Sinh nở là một công việc nặng nhọc, khiến người phụ nữ phải gắng sức
và mất rất nhiều năng lượng. Vì vậy, thời kỳ sau sinh hay còn gọi là thời kỳ
hậu sản, người phụ nữ cần phải được chăm sóc tốt để đảm bảo sức khỏe cho
cả mẹ và con.
Những điều cần lưu ý
Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ
cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày sau sinh. Sau đó sản dịch
chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Từ khoảng ngày thứ
10 trở đi, sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó càng ngày càng nhạt màu và
ít đi rồi hết hẳn thường sau 2 - 4 tuần sau khi sinh.
Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ 6 hoặc
muộn hơn, nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì
kinh nguyệt sẽ trở lại từ 4 - 6 tuần sau sinh. Vì vậy, bạn nên giữ sạch vùng sinh
dục và hậu môn.
Các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch,
giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh, nên dùng loại có bọt, có thể dùng máy sấy
làm khô. Nếu sau 4 ngày sản phụ không thấy giảm đau, nhức thì có thể đã bị dị
ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng.
Thường sau 1 tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn. Khi còn có sản dịch bạn
không nên giao hợp để tránh nhiễm trùng.
Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn
những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Bạn không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì
nhưng nên ăn những thức dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế đồ
lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho
con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày. Nên chọn các loại canh, món
ăn có lợi cho việc sinh sữa theo kinh nghiệm dân gian. Nên tranh thủ ngủ càng
nhiều càng tốt khi bé ngủ để phục hồi sức khỏe.
Sau khi sinh vài ngày, bạn có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng để máu huyết
lưu thông, giúp ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, bạn không nên vận động
quá mạnh hay làm nhiều việc nặng nhọc… Nếu sinh bình thường, không phải sinh
mổ, khoảng 4 - 6 tuần, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể mau chóng hồi
phục.
Đi khám lại từ 7 - 10 ngày sau khi sinh, để chắc chắn rằng bạn và con bạn
đã hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có. Đây cũng là dịp
bạn có thể hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì bạn còn băn khoăn.
Những dấu hiệu nguy hiểm
Khi thấy một trong những dấu hiệu sau bạn cần phải đến bệnh viện ngay để
được thăm khám:
- Ngất hoặc bất tỉnh.
- Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển
sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.
- Sốt.
- Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.
- Nôn và tiêu chảy.
- Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.
- Đau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn bị cắt khâu tầng
sinh môn lúc sinh hoặc phải mổ sinh).
- Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.
- Tiểu buốt.
- Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch
đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.
Áp dụng kế hoạch hóa gia đình
Sinh thưa sẽ giúp bạn có đủ thời gian để hồi phục sức khỏe của bản thân
mình, đồng thời cũng giúp bạn có những đứa con khỏe mạnh. Một nghiên cứu ở
Việt Nam cho thấy, trẻ sinh cách nhau dưới 19 tháng có tỉ lệ tử vong cao gấp 4 lần
so với trẻ sinh cách nhau từ 3 - 5 năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luu_y_khi_cham_soc_san_phu_6661.pdf