Nghiên cứu về NNPQ nói chung không chỉ dừng lại ở khái niệm của nó mà cần
thiết phải nghiên cứu lịch sử tư tưởng, lịch sử hình thành và phát triển. Vì nghiên
cứu khoa học đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, quan điểmlịch sử cụ thể.
Từ thời cổ đại, mầm mống về tư tưởng NNPQ đã xuất hiện cả ở phương Đông và
ở phương Tây. Ở phương Đông, đó được xem là tư tưởng pháp trị của các nhà
pháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi.Quản Trọng chủ trương đề
cao "Luật, lệnh,hình, chính", vua phải giữ pháp, "không vì vua muốn mà thay đổi
lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua". Hàn Phi coi pháp là chuẩn mực cao nhất của việc cai
trị đất nước, khi thi hành pháp luật thì không kể đến tình cảm riêng, không câu nệ
chuyện thân sơ, sang hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật .
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Lược sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lược sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền
Nghiên cứu về NNPQ nói chung không chỉ dừng lại ở khái niệm của nó mà cần
thiết phải nghiên cứu lịch sử tư tưởng, lịch sử hình thành và phát triển. Vì nghiên
cứu khoa học đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể.
Từ thời cổ đại, mầm mống về tư tưởng NNPQ đã xuất hiện cả ở phương Đông và
ở phương Tây. Ở phương Đông, đó được xem là tư tưởng pháp trị của các nhà
pháp gia như: Quản Trọng, Thương Ưởng, Hàn Phi...Quản Trọng chủ trương đề
cao "Luật, lệnh, hình, chính", vua phải giữ pháp, "không vì vua muốn mà thay đổi
lệnh, lệnh đáng tôn hơn vua". Hàn Phi coi pháp là chuẩn mực cao nhất của việc cai
trị đất nước, khi thi hành pháp luật thì không kể đến tình cảm riêng, không câu nệ
chuyện thân sơ, sang hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật .
Theo ông, "pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình
theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ
dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái
đúng không bỏ sót kẻ thất phu".[1]
Ở phương Tây, mầm mống tư tưởng pháp quyền lúc bấy giờ là chống lại "thuyết
đặc miễn trách nhiệm của nhà vua", tư tưởng về NNPQ ra đời chống lại sự chuyên
quyền, độc đóan, gắn liền với việc xác lập và phát triển nền dân chủ; bạo lực, lộng
quyền và hỗn lọan là cái tương phản với công bằng, pháp luật, cần phải xóa bỏ.
Các nhà tư tửơng pháp quyền thời kì này tiêu biểu là Solon(638-
559TCN),Heraclite (530-470 TCN), Socrate (469-399TCN), Platon (427-347
TCN), Aristote (384-322 TCN), Ceceron (106-43 TCN),...Solon chủ trương:"giải
phóng tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp giữa sức
mạnh và pháp luật", Platon cho rằng Nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật là
điều kiện tồn tại của pháp luật, Aristote khẳng định pháp luật phải thống trị trên tất
cả, ông đề ra "thuyết ba chức năng", phân biệt ba loại quyền lực Nhà nước: nghị
viện, chấp hành và xét xử...Ceceron thể hiện tư tưởng của pháp luật bằng cách đặt
câu hỏi:"pháp luật là gì nếu không phải là trật tự chung?".
Theo ông, pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ Nhà nước và cho rằng:" Nhà nước
là NNPQ không phải do Nhà nước tuân thủ pháp luật của mình mà là vì về cội
nguồn, về bản chất, Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân
dân".[2]
Thời trung cổ, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng thời kì này không có mầm mống
tư tưởng về NNPQ vì sự ngự trị của bóng đêm thần học. Tuy nhiên,cũng có người
cho rằng vẫn có những mầm mống về NNPQ trong chính các nhà tư tưởng thần
học.Tác giả công trình này đồng ý với quan điểm này.Vì tư tưởng về NNPQ là tư
tưởng tiến bộ hướng đến bình đẳng, công bằng, dân chủ...
Đó là nguyện vọng, khát khao của con người, dù trong hoàn cảnh nào, trong xã hội
nào, các thế lực thống trị có làm gì đi chăng nữa thì những tư tưởng đó vẫn tồn tại
dưới hình thức này, hình thức khác.Các nhà thần học thời kì này tiếp thu tư tưởng
từ các triết gia cổ đại. Vì vậy, tiếp cận đến tư tưởng về NNPQ là hoàn toàn có thể
xảy ra."Cũng như Saint Thomas đã cơ đốc giáo hóa triết học Aristote thì Saint
Augustin đã cơ đốc giáo hóa triết học Platon mà ông đã tu dưỡng qua Ceceron".
Cũng chính vì điều này, tư tưởng pháp quyền trung cổ gắn liền với Saint Augustin
(357-430) và Saint Thomas D'Aquin (1225-1247). Saint Augustin cho rằng quyền
lực Nhà nước phải được thực hiện như một thứ quyền lực phục vụ. Đó là công cụ
để thực hiện tình yêu và sự công bằng...Saint Thomas D'Aquin cho rằng trật tự
pháp lí đem đến cho con người cái thuộc về họ và làm cho họ có thể đạt đến sự dồi
dào về vật chất, tinh thần; xã hội công dân sẽ thay thế xã hội thần dân. Ông chia ra
bốn loại pháp luật: luật vĩnh cửu, luật tự nhiên, nhân luật và thần luật...
Thời kì cận đại, tư tưởng về NNPQ thực sự có bước phát triển mới. Nó đã trở
thành một học thuyết và đã trở thành hiện thực, được vận dụng ở một số quốc gia
phương Tây, mà ta gọi là NNPQ TBCN hay NNPQ Tư sản để phân biệt với
NNPQ XHCN sau này. Sự phát triển lí luận học thuyết NNPQ Tư sản chịu ảnh
hưởng của hai luồng tư tưởng: Một là, sự khẳng định ngày càng cao những quan
điểm mới về tự do của con người, thông qua việc tôn trọng tính tối cao của pháp
luật - pháp luật tự nhiên. Hai là, xác lập mói tương quan giữa quyền lực chính trị
mới giữa giai cấp tư sản đang lên và chế độ phong kiến đã lỗi thời. Hơn nữa, cần
loại trừ tình trạng (khả năng ) độc quyền, bán quyềnlực trong cơ quan hay cá nhan
cụ thể. Học thuyết NNPQ vì lẽ đó gắn liền với chủ nghĩa lập hiến tư sản.[3]
Thời kì này, học thuyết NNPQ được bổ sung, hoàn thiện, phát triển qua các giai
đoan lịch sử khác nhau. Đó là lí thuyết về pháp quyền tự nhiên của các nhà triết
học Hà Lan thế kỷ XVI-XVII với các đại diện: B. Spinoza (1632-1677), H.
Grotius (1583-1645);lí thuyết về tự do của các nhà duy vật Anh thế kỷ XVII với
các đại diện như : J. Locke (1632-1704)-"người thể hiện rõ rệt nhất các quan điểm
pháp quyền của xã hội TBCN" (Nguyễn Văn Niên), T. Hobbs (1588-1679),
J.S.Mill (1806-1873); lí thuyết về phân quyền, chủ quyền nhân dân và khế ước xã
hộ của các nhà khai sáng Pháp thé kỷ XVIII với các đại diện: Montesquieu - người
đưa ra học thuyết phân quyền được các nước Tư sản sau này áp dụng dưới các
hình thức khác nhau, Rousseau (1712-1788) - người đưa ra lí thuyết về chủ quyền
nhân dân và "khế ước xã hội"; lí thuyết về pháp quyền của các nhà triết học cổ
diển Đức với các dại diện như : I. Kant (1724-1804), Hegel (1770-1831)...Bước
sang thế kỷ XIX-XX, lí thuyết về NNPQ tiếp tục được các nhà triết học Đức quan
tâm như: Mohn và Valker, Stein...[4]
"Mặc dù với những góc nhìn và quan niệm hết sức đa dạng nhưng các học thuyết
này đều mang những nội dung cơ bản và chung nhất sau: Sự hiện diện của chủ
nghĩa lập hiến và coi đó là bằng chứng hữu hình về sự đồng thuận của người dân;
Nhà nước phải tự đặt dưới pháp luật không hành động độc đóan; Nhà nước phải
tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người và quyền công dân; quyền lực
Nhà nước được chia thành ba quyền: quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giao cho
ba cơ quan Nhà nước tương ứng theo nguyên tắc quyền lực giám sát kiềm chế
quyền lực"[5]
Học thuyết NNPQ không chỉ có những tư tưởng của các triết gia tư sản mà còn có
cả sự đóng góp của những nhà kinh điển CNXH. Marx, Engels và Lenin dù không
chính thức nói đến NNPQ như là một trong những nội dung chính yếu trong học
thuyết của mình nhưng các ông luôn quan tâm đến Nhà nước và cách mạng, Nhà
nước và pháp luật. Trong các bài viết,bài nói ít nhiều họ đã thể hiện tư tưởng về
pháp quyền. Đó là những tư tưởng đầu tiên về NNPQ XHCN.
Quan điểm của Marx và Engels được thể hiện trong các tác phẩm như: "Sự khốn
cùng của triết học", "Phê phán triết học pháp quyền Hegel"..Marx chỉ ra cơ sở xã
hội như nền tảng vật chất của pháp luật:"(...) xã hội không lấy pháp luật làm cơ sở.
Đó chỉ là những ảo của những nhà Luật học. Ngược lại, pháp luật phải lấy xã hội
làm cơ sở, pháp luật phải là sự biểu hiện của lợi ích và nhu cầu chung của xã hội
do một phương thức sản xuất vật chất nhất định sản sinh ra, mà không phải do ý
muốn tùy tiện của một cá nhân". Marx cho rằng "chế độ dân chủ không phải con
người tồn tại vì luật pháp mà luật pháp tồn tại vì con nguời"...”
Thực tế, với việc trình bày luật pháp, quyền lực của luật pháp trong tương quan
với sở hữu, sự phát triển, sự phát triển công, thương nghiệp với mỗi giai cấp, quan
điểm của các ông là về tính giai cấp của pháp luật , pháp quyền nói riêng và Nhà
nước noí chung"[6]. Marx và Engels đặt vấn đề xây dựng một xã hội mới, trong đó
"tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người", là "sự
phát triển tòan diện của con người". Có thể nói,"vì con người" và "giải phóng con
người" là mục tiêu của một NNPQ kiểu mới.
Về mặt Nhà nước, Marx và Engels chủ trương xác lập một chế độ dân chủ triệt để,
"do nhân dân tự quy định". Trong xã hội mới sẽ tạo ra nhiều điều kiện để giải
phóng cá nhân, rằng "xã hội sẽ không giải phóng cho mình được nếu không giải
phóng mỗi một cá nhân riêng biệt" (Engels) và xã hội đó phải được xây dựng trên
cơ sờ pháp luật, Engels viết: "đối với chúng ta...điều bất di bất dịch là quan hệ
giữa người cầm quyền và người bị lãnh đạo phải được thiết lập trên cở sở pháp
luật"[7]
Lenin tiếp thu và phát triển tư tưởng của Marx và Engels và đã đưa học thuyết của
các ông đến mức độ hoàn bị hơn. Về NNPQ, trong tư tưởng về Nhà nước và cách
mạng, về xây dựng xã hội mới của Lenin cũng có chứa yếu tố pháp quyền.Lenin
hướng đến một xã hội dân chủ rộng rãi, giải phóng con người và phát triển tòan
diện con người. Lenin nói: "Nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ
rằng sau khi lật đổ chủ nghĩa Tư bản, người ta tức khắc có thể làm việc cho CNXH
mà không cần phải có một tiêu chuẩn pháp quyền nào cả".
Trong việc xây dựng Nhà nước Xôviết, Lenin đã nhiều lần đòi hỏi bộ máy chính
quyền phải thật sự là của nhân dân lao động, phải thật sự bảo đảm dân chủ, phải
dùng pháp luật (pháp luật Xô viết) để đấu tranh chống sự lề mề, quan liêu, hối lộ
(tức là phải sử dụng pháp luật, đưa pháp luật lên trên hết) [8]...Như vậy, các nhà
kinh điển của CNXH dù không xem NNPQ là bộ phận trong học thuyết của mình
nhưng đâu đó trong toàn bộ học thuyết vĩ đại ấy vẫn có những yếu tố pháp quyền
trong tư tưởng của các ông, góp phần làm phong phú các tư tưởng về NNPQ và
đặt ra những ý tưởng mầm mống về xây dựng NNPQ XHCN.
Như vậy, NNPQ là một Nhà nước thượng tôn pháp luật và phải bảo đảm dân chủ.
Lịch sử NNPQ đã có từ xa xưa và ngày càng hoàn thiện qua các giai đọan lịch sử
khác nhau và trở thành học thuyết vào thế kỷ XVII- XVIII, gắn liền với Nhà nước
Tư sản, nền dân chủ Tư sản.Bên cạnh đó, các nhà kinh điển của CNXH cũng đã có
sự đóng góp nhất định vào học thuyết NNPQ nói chung, và định hướng cho việc
xây dựng Nhà nước kiểu mới ở các nước XHCN - NNPQ XHCN của dân, do dân,
vì dân sau này. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng về NNPQ chúng ta có thể rút ra những
dấu hiệu cơ bản chung nhất của một NNPQ nói chung gồm các yếu tố sau đây:
- Sự thống trị của pháp luật trong đời sống xã hội
- Sự ràng buộc của Nhà nước và cơ quan Nhà nước bởi pháp luật
- NNPQ định rõ trách nhiệm hai chiều giữa Nhà nước và công dân trên cở sở pháp
luật
- NNPQ có những hình thức kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc tuân theo pháp
luật.
[1] Dẫn theo Dõan Chính-Nguyễn Văn Trịnh,2007, Pháp gia với sự nghiệp xây
dựng NNPQ Việt Nam, NXB Chính trị Q ốc gia, trang 47,49,71,73.
[2] Dẫn theo Nguyễn Văn Thảo, 2006, Xây dựng NNPQ dư ới sự lãnh đạo của
Đảng, NXB Tư pháp, trang 10,11.
[3] Nguyễn Văn Thảo, 2006, Xây dựng NNPQ dư ới sự lãnh đạo của Đảng, NXB
Tư pháp, trang 12
[4] Xem thêm Đào Trí Úc,2007, Mô hình tổ chức và họat động của NNPQ XHCN
Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội
[5] Đào Trí Úc, 2007, Mô hình tổ chức và họat động của NNPQ XHCN Việt Nam,
NXB Tư pháp, Hà Nội,
trang 142
[6] Lê Tuấn Huy, 2006, Triết học chính trị Montesquieu với việc xây dựng NNPQ
Việt Nam, NXB Tổng Hợp TpHCM, trang 161, 162.
[7] Dẫn theo Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp
luật, Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập I, NXB Lí luận chính trị,trang
118,119.
[8] Dẫn theo Lê Tuấn Huy, 2006, Triết học chính trị Montesquieu với việc xây
dựng NNPQ Việt Nam, NXB Tổng Hợp TpHCM, trang 164.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 159_7393.pdf