Luật thương mại - Chương 5: Hoạt động thương mại

Về hình thức thì hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn

bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá

mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Theo Luật thương mại năm 2005, mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới

các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển

khẩu.

Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc

đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng

theo quy định của pháp luật.

pdf49 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật thương mại - Chương 5: Hoạt động thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật về thủ tục hòa giải. Và cũng như thương lượng, kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành. So với thương lượng, hòa giải có những ưu điểm hơn, là có sự tham gia của bên thứ ba, thường là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp. Khi những người này hiểu rõ được nguyên nhân, hoàn cảnh phát sinh mâu thuẫn cũng như quan điểm, nhận thức của mỗi bên, họ sẽ biết cách làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau để loại trừ tranh chấp. Ưu điểm thứ hai là kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ cao hơn thương lượng. 114 Nhược điểm của hòa giải so với thương lượng chính là sự tham gia của bên thứ ba. Đó là bí mật kinh doanh, uy tín của các bên tranh chấp dễ bị ảnh hưởng hơn do các bên tranh chấp phải trao đổi, cung cấp thông tin cho người thứ ba về hoạt động kinh doanh của các bên kiên quan đến tranh chấp. Và chi phí cho hòa giải tốn kém hơn do phải trả khoản dịch vụ phí cho người hòa giải. 1.2.3. Trọng tài thương mại Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách giao vụ việc cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùng trong trường hợp các bên không dàn xếp được với nhau bằng con đường thương lượng trực tiếp, đồng thời không muốn đưa vụ tranh chấp ra xét xử tại tòa án. Các hình thức trọng tài thương mại là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực. Trong đó, trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Còn trọng tài thường trực là trọng tài được thành lập để hoạt động một cách thường xuyên, có tổ chức, có trụ sở cố định, có danh sách trọng tài viên, hoạt động theo điều lệ tổ chức và có quy tắc tố tụng riêng. 1.2.4. Tòa án Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạng cưỡng chế của nhà nước. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án được xác định trên ba cơ sở: Thứ nhất, thẩm quyền theo cấp tòa án. Có ba cấp tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại, đó là Tòa án nhân dân cấp huyện, tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp thương mại được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Tòa án nhân dân cấp tỉnh: (1) Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm đối với các tranh chấp thương mại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện hoặc lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện; thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng 115 nghị; (2) Ủy ban thẩm phán Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị theo đúng trình tự, thủ tục. Tòa án nhân dân tối cao: (1) Tòa kinh tế Tòa án tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị kháng nghị theo đúng trình tự, thủ tục; (2) Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; (3) Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các tòa thuộc Tòa án tối cao bị kháng nghị theo đúng trình tự, thủ tục. Thứ hai, thẩm quyền theo lãnh thổ. Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (với bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại. Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Đương sự có quyền thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cứ trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp thương mại. Thứ ba, thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Nguyên đơn được chọn tòa án để giải quyết tranh chấp thương mại trong các trường hợp sau: - Không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. - Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh của tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi trụ sở có chi nhánh giải quyết. - Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. - Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. - Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. - Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 116 Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án bao gồm: thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án sơ thẩm, thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án phúc thẩm, thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm. Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án chính là: quá trình giải quyết tranh chấp tuân theo trình tự, thủ tục luật định; kết quả giải quyết tranh chấp được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh nhà nước, cụ thể là thông qua sự cưỡng chế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Nhược điểm của phương thức này chính là: tốn kém, không linh hoạt; không bảo đảm được bí mật kinh doanh và uy tín của các bên tranh chấp do thủ tục xét xử tại tòa án là thủ tục xét xử công khai. 2. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 2.1.1. Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Về mặt hình thức, thỏa thuận trọng tài phải bằng văn bản, và có thể là một thỏa thuận riêng hoặc là một điều khoản trong hợp đồng. Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp sau: - Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài. Các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của trọng tài được quy định tại điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010, bao gồm:  Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.  Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.  Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. - Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. - Hình thức của thỏa thuận trọng tài không phù hợp với quy định của pháp luật. - Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thỏa thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu. 117 - Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. Tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết tại trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài đó có hiệu lực. Nếu không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà hội đồng trọng tài vẫn giải quyết thì quyết định của hội đồng sẽ bị hủy. 2.1.2. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật Đối với việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng thì tính độc lập của các trọng tài viên đối với các bên là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Trọng tài viên phải có đủ các điều kiện nhất định để đảm bảo rằng họ độc lập, vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp. Đó là các điều kiện quy định tại điều 20 Luật trọng tài thương mại năm 2010, bao gồm: a, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b, có bằng đại học và đã qua thực tế công tác trong ngành đã học từ 05 năm trở lên; c, trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu tại điểm b thì cũng có thể được chọn làm trọng tài viên. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên vụ tranh chấp trong các trường hợp: - Trọng tài viên là người thân thích hoặc đại diện của một bên. - Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong việc tranh chấp. - Có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan. - Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sự của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản. Nếu trọng tài viên không vô tư, khách quan trong việc giải quyết tranh chấp, vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên đó sẽ bị hủy. Trọng tài viên là người được các bên tranh chấp chọn giải quyết tranh chấp. Để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên thì trọng tài viên phải tuân theo pháp luật. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong mọi thủ tục tố tụng cũng như giải quyết mọi vấn đề của đời sống xã hội trong điều kiện nhà nước pháp quyền. Và chỉ khi căn cứ vào pháp luật thì trọng tài viên mới giải quyết được các tranh chấp một cách vô tư, khách quan và được các nhà kinh doanh tín nhiệm. 118 2.1.3. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên Tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết tại trọng tài nếu có thỏa thuận trọng tài. Nói cách khác, quyền hạn của hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp là do các bên giao cho họ. Các bên lựa chọn hình thức trọng tài nào, trọng tài viên nào hay trung tâm trọng tài nào thì chỉ hình thức trọng tài, trọng tài viên hay trung tâm trọng tài đó có thẩm quyền giải quyết. Việc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên thể hiện trước hết ở việc các bên có quyền thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không thỏa thuận thì hội đồng trọng tài mới quyết định. Các bên còn có quyền thỏa thuận thời hạn thực hiện các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết, ví dụ: cách thức và trình tự gửi thông báo trong tố tụng trọng tài. Và Hội đồng trọng tài phải tiến hành hòa giải theo yêu cầu của các bên trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhân sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài. 2.1.4. Nguyên tắc giải quyết một lần Trọng tài thương mại không có cơ quan cấp trên nên phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm như bản án sơ thẩm của Tòa án, và cũng không có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tố tụng trọng tài chỉ có một trình tự giải quyết, tức là các tranh chấp thương mại chỉ được giải quyết một lần tại trọng tài. Việc này làm cho vụ tranh chấp được giải quyết đơn giản, ngắn gọn và nhanh chóng 2.2. Thẩm quyền của trọng tài thương mại Một tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại khi có cả hai điều kiện sau: (1) tranh chấp được gửi đến trọng tài thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại; (2) giữa các bên tranh chấp phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận đó không vô hiệu. Thẩm quyền của trọng tài thương mại là thẩm quyền theo vụ việc, tức là chỉ khi được các bên có “vụ việc” lựa chọn đích danh thì trọng tài thương mại mới có thẩm quyền giải quyết. Các nguyên tắc phân định thẩm quyền theo lãnh thổ, nơi cư trú hoặc trụ sở của bị đơn, của nguyên đơn, không được áp dụng trong tố tụng trọng tài. 2.3. Trình tự giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại 2.3.1. Khởi kiện 119 Nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi tới Trung tâm trọng tài (đối với trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài) hoặc gửi cho bị đơn (đối với trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trọng tài vụ việc). Đơn khởi kiện phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 điều 30 Luật trọng tài thương mại 2010. Thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, bị đơn phải gửi cho Trung tâm bản tự bảo vệ. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm trọng tài viên. Nếu bị đơn không nộp bản tự bảo vệ thì quá trình giải quyết tranh chấp vẫn được tiến hành. Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Trước khi Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài thì các bên có quyền rút đơn khởi kiện, đơn kiện lại. Và kể từ thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài, các bên vẫn có quyền tự mình thương lượng, thỏa thuận chấm dứt việc giải quyết tranh chấp. 2.3.2.Thành lập hội đồng trọng tài Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên, nếu không thì Hội đồng gồm 03 trọng tài viên. a. Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì việc thành lập Hội đồng trọng tài diễn ra như sau: - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết, hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên. Nếu bị đơn không tiến hành việc này thì trong 07 ngày kể từ ngày hết hạn, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày các trọng tài viên được chọn hoặc chỉ định, các trọng tài viên này bầu một trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà không bầu được thì Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định. 120 - Trường hợp các bên thỏa thuận tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, trong thời hạn 15 ngày, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất đó. b. Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được tiến hành như sau: - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn trọng tài viên cho mình và báo cho nguyên đơn biết. Hết thời hạn này mà bị đơn không tiến hành và các bên không có thỏa thuận khác thì nguyên đơn có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên cho bị đơn. - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày các trọng tài viên được chọn hoặc chỉ định, các trọng tài viên này bầu một trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà không bầu được và các bên không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài. - Trường hợp các bên thỏa thuận tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, và các bên không thỏa thuận một Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất đó. 2.3.3. Phiên họp giải quyết tranh chấp Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham dự phiên họp, có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định hoặc do các bên thỏa thuận đối với Trọng tài vụ việc. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Khi đó Hội đồng vẫn tiếp tục giải quyết nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại. Còn bị đơn rơi vào trường hợp này thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. Và theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp mà không cần sự có mặt của các bên. 121 Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải. Khi các bên thỏa thuận được về giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài. 2.3.4. Ra phán quyết trọng tài Hội đồng trọng tài ra phán quyết bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Nếu biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết được lập ra theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài phải được lập thành văn bản và có các nội dung chủ yếu quy định tại điều 61 Luật trọng tài thương mại năm 2010. 2.4. Thi hành phán quyết trọng tài Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày công bố. Phán quyết của trọng tài không bị kháng cáo, kháng nghị. Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài được thi hành ngay sau khi hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 2.5. Sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại 2.5.1. Tòa án có thể chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng vụ việc Tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng vụ việc là Tòa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc là Tòa án nơi cư trú, có trụ sở của bị đơn, trường hợp có nhiều bị đơn thì là Tòa án nơi cư trú, có trụ sở của một trong số các bị đơn, trường hợp bị đơn có nơi cư trú, trụ sở ở nước ngoài thì là Tòa án nơi cư trú, nơi có trụ sở của nguyên đơn. Theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án có thẩm quyền có thể chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng vụ việc khi sau 30 ngày kể từ ngày bị đơn/các bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn mà bị đơn/các bị đơn không chọn được trọng tài viên và các bên không có thỏa thuận khác về việc chỉ định trọng tài viên. 122 Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ trọng tài viên duy nhất giải quyết tranh chấp khi các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do 1 trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện và các bên không có thỏa thuận yêu cầu một Trung tâm trọng tài chỉ định. 2.5.2. Tòa án có thể quyết định thay đổi trọng tài viên Tòa án có thẩm quyền quyết định thay đổi trọng tài viên là Tòa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài viên theo quy định tại khoản 1 điều 42 Luật trọng tài thương mại 2010. Đối với tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Nếu các thành viên này không quyết định được hoặc các trọng tài viên hay trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Tòa án quyết định thay đổi trọng tài viên. 2.5.3. Tòa án có thể ra quyết định giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài Tòa án có thẩm quyền ở đây là Tòa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng trọng tài thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Tòa án có thể ra quyết định tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Khi đó Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp. Nếu không có thỏa thuận khác, các nên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Tòa án. 2.5.4. Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ Tòa án có thẩm quyền tiến hành thu thập chứng cư là Tòa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc là Tòa án nơi có chứng cứ cần thu thập. Trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc 123 được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp. Và khi đó, Tòa án phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án. 2.5.5. Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc là Tòa án nơi nơi có biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng. Trong quá trình hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời sau: - Cấm thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp. - Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài. - Kê biên tài sản đang tranh chấp. - Yêu cầu bảo tồn, cất giữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp. - Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên. - Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Bên có yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc người thứ ba thì phải bồi thường. 2.5.6. Tòa án có thể triệu tập người làm chứng Tòa án có thẩm quyền triệu tập người làm chứng là Tòa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc là Tòa án nơi người làm chứng cư trú. Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt đó gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng. Và Tòa án phải ra quyết định triệu tập người làm chứng. 2.5.7. Tòa án có thể quyết định hủy phán quyết trọng tài 124 Tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy phán quyết trọng tài là Tòa án do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết. Tố tụng trọng tài không có nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0032_p2_7432.pdf