Lý Cũ là một công ty TNHH chuyên mua bán ô tô cũ. Một hôm Lý Cũ mua
được một chiếc xe đời cổ rất hiếm và đẹp. Lý Cũ đưa xe ra trưng bày để bán
tại một cửa hàng của Lý Cũ tại phố Hai Bà Trưng.
Trung Dung là Chánh văn phòng của Bộ NN & PTNT đang đi tìm mua xe
cho Bộ. Trung Dung rất thích chiếc xe này, nên đề nghị cửa hàng không bán
chiếc xe này cho ai trong vòng ba ngày để Trung Dung trình với Bộ trưởng
về việc quyết định mua chiếc xe này. Phụ trách cửa hàng của Lý Cũ đồng ý.
Ngay ngày hôm sau Trung Dung quay lại để mua xe. Nhưng Lý Cũ đã bán
chiếc xe đó cho Tri Thời.
Trung Dung rất bực, cho rằng Lý Cũ đã vi phạm hợp đồng. Lỹ Cũ lập luận:
Cửa hàng trưởng của Lý Cũ không có thẩm quyền để hứa hẹn như vậy, và
dù có hứa cũng không thể bị ràng buộc bởi lời hứa đó, hơn nữa Trung Dung
không có tư cách đại diện cho Bộ NN & PTNT, vì vậy chưa có hợp đồng
nào tồn tại giữa hai bên. Trung Dung nhấn mạnh, nhiều người mua xe của
cửa hàng này từ trước tới nay chỉ cần đàm phán và ký kết hợp đồng với cửa
hàng trưởng của cửa hàng này là đủ. Lý Cũ phản bác: Những vụ mua bán
trước đều do người đại diện của Lý Cũ uỷ quyền cho cửa hàng trưởng, và
khách mua hàng đều là quen biết, nhưng riêng đối với chiếc xe này, Lý Cũ
đã có văn bản thông báo cho các cửa hàng của Lý Cũ là phải do Tổng giám
đốc của Lý Cũ quyết định.
234 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
atives)
- Luật qui định (lois dispositives)
Lưu ý: các qui tắc của luật thương mại thường thuộc
phân loại thứ hai nhằm giải thích cho các ý chí của
các đương sự
Các đặc tính của các qui tắc
luật thương mại
173
Được giới hạn bởi hai mảng vấn đề:
1- Hành vi thương mại (tiêu chuẩn khách quan)
2- Thương nhân hay hình thức của các công ty (tiêu
chuẩn chủ quan)
Lưu ý: Hai mảng này hoà trộn vào nhau tạo nên ngành
luật thương mại và xác định phạm vi của luật thương
mại, đồng thời chỉ ra cách thức xây dựng đạo luật về
thương mại
IX- Nội dung của LTM
174
X- Thương nhân
Thương nhân là những người
thực hiện các hành vi thương mại
và lấy chúng làm nghề nghiệp
thường xuyên của mình (Điều 1,
Bộ luật Thương mại Pháp 1807)
175
* Nhu cầu sống buộc con người tham gia
vào các hoạt động kinh tế
* Thương gia thể nhân hình thành
* Rủi ro và hạn chế rủi ro
* Sự ra đời của các thương gia pháp nhân
(thương nhân bởi hình thức)
Sự hình thành các thương nhân
176
Thương gia thể nhân
* Được xác định bởi bản chất
của hành vi của họ
* Có các điều kiện riêng về
việc vào nghề
177
Thương gia pháp nhân
* Được xác định bởi hình thức của chúng
(các công ty thương mại)
* Phụ thuộc vào các điều kiện thành lập
178
Bao gồm:
- Điều kiện về tư cách chủ thể
- Điều kiện về hình thức đăng ký
- Điều kiện về hoạt động
Qui chế thương nhân
179
* Điều 1 của Luật Thương Mại Việt Nam 1997 xác định
luật thuơng mại điều chỉnh các hành vi thương mại
* Bộ luật Thương mại 1972 của Sài gòn xác định luật
thương mại chi phối những hành vi thương mại và
nghề nghiệp thương gia (Điều thứ nhất)
* Những quan điểm này thừa kế quan điểm của Bộ luật
Thương mại Pháp
* BLTM của Bỉ, Tây Ban Nha, Brazil... cũng quan niệm
như trên
XI- Hành vi thương mại
180
Khái niệm hành vi thương mại theo pháp luật
Việt Nam
* Gây ra nhiều tranh luận và có nhiều cách định nghĩa
khác nhau
* LTM 1997 định nghĩa có nhiều khiếm khuyết, sau đó
liệt kê 14 hành vi hạn hẹp
* Pháp lệnh Trọng tài Thương mại không sử dụng thuật
ngữ hành vi thương mại và định nghĩa hoạt động
thương mại rộng hơn theo định nghĩa thuật ngữ
thương mại của đạo luật mẫu về thương mại điện tử
do Uỷ ban Liên hiệp Quốc về luật thương mại soạn
thảo
181
Định nghĩa hành vi thương mại theo pháp
luật các nước
* Hành vi thương mại bao gồm các hành vi trong các
lĩnh vực sản xuất, lưu chuyển và trung gian nhằm
mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp
* Có hai cách định nghĩa: theo logic, theo kiểu liệt kê
182
Phân loại hành vi thương mại
* Pháp luật của Pháp chia hành vi thương mại thành 3
loại :
- Hành vi thương mại do bản chất
- Hành vi thương mại do hình thức
- Hành vi thương mại do phụ thuộc
* Điều 341 của BLTM Sài gòn cũ qui định: “Các hành
vi pháp lý có tính cách thương mại hoặc vì bản chất
hoặc vì hình thức hay vì phụ thuộc vào thương
nghiệp”
183
Giải thích
* HVTM do bản chất có hai loại: (1) được coi là HVTM
ngay cả khi chúng được thực hiện một cách riêng rẽ; (2)
chỉ được coi là HVTM do thương nhân thực hiện
* HVTM do hình thức là các hành vi không cần do thương
nhân thực hiện như lập hối phiếu, lập công ty
* HVTM phụ thuộc là hành vi phụ thuộc vào hoạt động
thương mại hoặc các thương nhân như trái vụ của các
thương nhân với nhau
184
Phân loại hành vi thương mại của những
nước khác
* BLTM Bỉ phân làm 2 loại: hành vi thương mại do bản
chất và các hành vi khác do thương nhân thực hiện trong
phạm vi nghè nghiệp của họ
* BLTM Tây Ban Nha chỉ dựa vào bản chất của hành vi và
được luật công nhận
185
* Hành vi thương mại thuần tuý là các hành vi mà bản chất
của nó đã có tính cách thương mại hoặc hình thức của nó
khiến pháp luật qui định là đương nhiên có tính cách
thưong mại
* Hành vi thương mại phụ thuộc là hành vi có bản chất dân
sự nhưng do thương nhân thực hiện khi hoạt động nghề
nghệp của mình
* Hành vi thương mại lại được coi là hành vi dân sự vì
người thực hiện chúng không phải là thương nhân
Cách phân loại khác theo học thuật
186
* Mua về:
bán ra
* T - H - T’ Các yếu tố
của hành vi
thương mại
187
* Có một chế độ pháp lý riêng về năng lực, chứng cứ, thời
hiệu...
* Phụ thuộc vào qui tắc tố tụng riêng
* Sự phân biệt này gây ra sự phức tạp riêng về xác định
thẩm quyền của toà án khi một hành vi có tính chất
thương mại đối với một bên. Bên không phải là thương
nhân có thể dùng qui tắc thương mại chống lại bên
thương nhân, nhưng bên thương nhân phải dùng qui tắc
dân sự chống lại bên không phải thương nhân
Hệ quả của việc xác định
hành vi thương mại
188
* Khoa học pháp lý không có khái niệm hành vi
kinh doanh, bởi không có một ngành luật kinh
doanh mà chỉ có một lĩnh vự kinh doanh
* Điều này cho thấy chỉ có các định nghĩa kinh tế
về kinh doanh
Hành vi kinh doanh
189
Kinh doanh là bất kỳ hoạt động kinh tế hợp
pháp nào liên quan tới việc sản xuất hàng hoá
có giá trị, cung như cung ứng các dịch vụ hữu
ích cho những người có nhu cầu
Định nghĩa của Miranda
190
Kinh doanh là bất kỳ cố gắng liên quan trước
hết tới việc cung ứng các lợi ích cho nhu cầu
hợp pháp của công chúng tại nơi và thời điểm
yêu cầu, với giá cả hợp lý, và có thu nhập hợp
lý để bù đắp cho những cố gắng và rủi ro của
người kinh doanh
Định nghĩa của Ignacio
191
Kinh doanh bao gồm việc cung ứng và buôn bán
các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận của các chủ sở hữu tư nhân
Định nghĩa của Oxenfeld
192
* Có nhiều định nghĩa khác nhau, đều có các yếu
tố:
- Cung ứng hàng hoá, dịch vụ
- Thị trường
- Kiếm lời
* Hoạt động này thực chất là hoạt động mà trong
đó các chủ thể thực hiện các hành vi thương mại
Tóm lại
193
* Hoạt động thương mại là một từ ngữ thông dụng
* Hành vi thương mại là một thuật ngữ pháp lý
* Luật thương mại không điều tiết toàn bộ hoạt
động thương mại mà chỉ điều tiết:
- Tổ chức của thương nhân
- Giao dịch thương mại hay hành vi thương mại, có
nghĩa là sự biểu lộ ý chí mà pháp luật nhằm tới
Về thuật ngữ hoạt động thương mại và
hành vi thương mại
194
* Mua bán hàng hoá là một hành vi thương mại hay
một giao dịch thương mại điển hình
* Các luật gia thường mượn các thành tố của hành
vi này làm tiêu chí để phân tích các hành vi khác
* Hợp đồng mua bán hàng hoá có sự khác biệt với
nhiều loại hợp đồng khác vì đối tượng của nó là
chuyển giao hàng hoá. Vậy hàng hoá là gì là câu
hỏi lớn cần được giải đáp trước hết
XII- Hợp đồng mua bán hàng hoá
195
Định nghĩa hợp đồng mua bán
hàng hoá
“HĐMBHH là hợp đồng theo đó người bán
chuyển giao hoặc đồng ý chuyển giao tài sản là
hàng hoá cho người mua để nhận được một
khoản tiền đối ứng (for a money consideration)
được gọi là giá bán”
(H. R. Light, The legal aspects of business and
general principles of law, Sir Isaac Pitman &
Sons LTD, London, 1965, p. 241)
196
Điểm cần nhấn mạnh trong hợp đồng mua bán
hàng hoá
Vấn đề quan trọng nhất cần biết khi nào
quyền sở hữu hàng hoá được chuyển từ người
bán sang người mua để nếu hàng hoá bị hư
hỏng thì chủ sở hữu phải gánh chịu tổn thất,
res perit domino, ngụ ý rủi ro chuyển cùng với
tài sản
(H. R. Light, The legal aspects of business
and general principles of law, Sir Isaac Pitman
& Sons LTD, London, 1965, p. 241).
197
Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH NGHĨA HÀNG HOÁ
* Phân biệt giao dịch
* áp dụng các qui tắc của hợp đồng mua bán hàng
hoá
198
Điều 5 khoản 2 đưa ra định nghĩa hàng hoá gồm:
* Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai
* Những vật gắn liền với đất đai
Định nghĩa hàng hoá của Luật Thương
mại Việt Nam 2005
199
Đạo luật mua bán hàng hoá của Anh định nghĩa:
“Hàng hoá bao gồm tất cả những động sản khác
hơn các quyền vô hình (things in action or
chose in action) và tiền”
Lưu ý: Quyền chỉ được thừa nhận là tài sản khi
được đặt vấn đề thảo luận trước toà án
Định nghĩa của Anh
200
Giải nghĩa về hàng hoá của Australia &
New Zealand
Hàng hoá là động sản hữu hình, không phải là tài sản vô hình
và tiền, bao gồm cả mùa màng, hoa lợi, và những vật gắn liền
với đất hoặc tạo thành một phần của đất mà được thoả thuận
tách rời khỏi đất trước khi bán hoặc trong hợp đồng bán.
Lưu ý: Khi bán cây cối nếu hợp đồng cho phép người mua có thể
lựa chọn việc có cắt cây cối hay không, có nghĩa là người mua
có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải cắt cây cối, thì đó
không phải là hợp đồng mua bán hàng hoá, giống như không
có thoả thuận cây cối buộc phải cắt rời.
(K.C.T. Sutton, The Law of sale of goods in Australia & New
Zealand, Second Edition, The Law Book Company Limited,
1974, Sydney- Melbourne- Brisbane, p.34)
201
* Bộ luật Thương mại Nhất thể định nghĩa:
“Hàng hoá có nghĩa là tất cả những vật (bao gồm
cả những hàng hoá được sản xuất đặc biệt) mà là
động sản tại thời điểm tham gia hợp đồng mua
bán, khác hơn tiền mà giá cả phải được trả,
chứng khoán đầu tư và những quyền vô hình
khác”
* Tiếp theo Bộ luật này còn có nhiều giải thích khác
về hàng hoá
Định nghĩa của Hoa Kỳ
202
Hàng hoá cũng bao gồm súc vật chưa ra đời,
cây trồng và những vật được nhận biết khác
gắn liền với bất động sản như được mô tả
trong phần nói về hàng hoá được tách rời từ
bất động sản
Giải thích số 1
203
Hàng hoá nhất thiết phải tồn tại và được
nhận biết trước khi bất kỳ một lợi ích nào
trong chúng có thể được chuyển giao.
Không có hai yếu tố tồn tại và nhận biết thì
gọi là hàng hoá trong tương lai. Việc mua bán
hàng hoá trong tương lai hoặc bất kỳ lợi ích
nào trong đó áp dụng như hợp đồng mua bán.
Giải thích số 2
204
Có thể mua một phần lợi ích của hàng hoá
tồn tại được nhận biết
Giải thích số 3
205
Vấn đề rất khó xem xét khi một giao dịch bao
gồm cả mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
Giải thích số 4
206
Những điều khoản chủ yếu
của hợp đồng mua bán hàng hoá
• Tên hàng
• Số lượng
• Qui cách, chất lượng
• Giá cả
• Phương thức thanh toán
• Địa điểm và thời hạn giao
nhận hàng
• Điều khoản nào không thể
thiếu?
• Tên hàng và số lượng
• Những điều khoản khác thiếu
thì sao?
• Pháp luật đã dự liệu
• Công ước Viên 1980: hàng
hoá, số lượng, giá cả (trực tiếp
hoặc gián tiếp hoặc thể thức
xác định những yếu tố này)
207
- Mô tả kỹ lưỡng đối tượng của hợp đồng
-Nếu không mô tả được chi tiết, thì mô tả
cách thức xác định những yếu tố như: tên
hàng, số lượng, chất lượng
- Cách thức mô tả:
+ Bản hợp đồng chính hay
+ Phụ lục của hợp đồng
Lưu ý: Nếu mô tả trong phần phụ lục hay các
tài liệu khác, thì cần nói tại bản hợp đồng
chính rằng: phụ lục, tài liệu mô tả hay các
giấy tờ giao dịch khác hoặc bất kỳ sủa đổi, bổ
sung nào đều là những bộ phận không thể
chia tách của hợp đồng này. Bác bỏ một số
thư từ giao dịch không phù hợp
Những điểm cần lưu ý khi lập hợp đồng
208
Hợp đồng được ký kết như thế nào
Gặp gỡ nhau
đàm phán, ký kết
Chào hàng và
chấp nhận chào hàng
209
Có gì trong chào hàng?
Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng
Một số điều khoản khác
Thời hạn chấp nhận chào hàng
210
Tình huống 3
Tiến Tùng thành lập một doanh nghiệp tư nhân chuyên thu
mua phế liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất. Ngày
24/2/2005, Tiến Tùng gửi thư hỏi mua của công ty Đá Mòn 10
tấn sắt phế liệu. Trước khi cho nhân viên ra bưu điện gửi thư,
Tiến Tùng điện thoại báo cho giám đốc công ty Đá Mòn rằng
Tiến Tùng xin mua số sắt phế liệu nói trên và bức thư hỏi mua
đang trên đường tới Đá Mòn. Ngày hôm sau Tiến Tùng lại gọi
điện thoại cho giám đốc Đá Mòn xin rút lại bức thư hỏi mua
đó. Giám đốc Đá Mòn không trả lời về việc có cho rút lại bức
thư hay không. Theo đúng nội dung bức thư, Đá Mòn vận
chuyển 10 tấn sắt phế liệu tới kho của Tiến Tùng. Nhưng Tiến
Tùng dứt khoát không nhận hàng với lý do chưa có quan hệ
hợp đồng nào tồn tại giữa Tiến Tùng và Đá Mòn trong trường
hợp này.
Câu hỏi: Đề bài ra thiếu dữ kiện gì? Theo anh, chị, trường hợp
nào có quan hệ hợp đồng giữa hai bên và trường hợp nào
không? Qua đây anh, chị rút được bài học gì cho mình?
211
Tình huống 4
Kim Chi là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn
Thích Tài, gửi thư chào bán cho công ty cổ phần Lệ
Quyên một số đồ thủ công mỹ nghệ. Sau khi bức thư
được gửi đi, Kim Chi phát hiện ra trong thư không ghi
thời hạn chấp nhận chào hàng, nên đã gửi chuyển phát
nhanh bổ sung thời hạn đó. Hôm sau, Kim Chi cử người
tới công ty Lệ Quyên gửi văn bản xin rút lại lời chào bán
trong hai bức thư trước. Hai hôm sau, Lệ Quyên gửi thư
chấp nhận toàn bộ các điều kiện chào bán của Thích Tài
và cử một đoàn xe đi nhận hàng theo bức thư chào bán.
Thích Tài không giao hàng với lý do không có quan hệ
hợp đồng tồn tại giữa hai bên. Lệ Quyên đòi bồi thường.
Câu hỏi: Đầu bài thiếu dữ kiện gì? Theo anh, chị, trường
hợp nào Lệ Quyên được bồi thường? Vì sao?
212
- Chào hàng ràng buộc gì?
- Bên chào hàng có trách nhiệm với lời chào hàng
kể từ tời điểm chào hàng được chuyển đi đến
hết thời hạn cháp nhận chào hàng
Trong thời hạn trách nhiệm của mình,
tại thời điểm ngưòi chào hàng nhận được
thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi
trong chào hàng là thời điểm hợp đồng đựoc ký kết
Lưu ý: Cần thiết lập các qui tắc quản lý
chào hàng và chấp nhận chào hàng
213
Các nhóm nghĩa vụ căn bản của
người bán
Giữ gìn và coi sóc tài sản
Chuyển giao tài sản
Bảo đảm cho người mua: Bảo đảm sự chiếm
hữu, hưởng dụng yên ổn; Bảo đảm về những
khuyết tật
214
Phần đầu bản hợp đồng có gì?
Tiêu đề
Thời gian
Nơi ký kết
Các bên
Sự thống nhất ý chí
215
Phần nội dung của bản hợp đồng có gì?
Xác định bản chất của hợp
đồng
Mô tả đối tượng của hợp
đồng
Số lượng hàng hoá
Chất lượng và qui cách
Giá cả
Phương thức thanh toán
Địa điểm giao nhận hàng
Thời gian giao nhận hàng
Vận chuyển
Chuyển giao sở hữu và rủi ro
Bảo hiểm
Các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ
Giải thích hợp đồng
Giải quyết tranh chấp
Các trường hợp miễn trách
Sửa đổi, bổ sung
Thanh lý và chấm dứt hợp
đồng
Thông báo
216
Phần cuối của bản hợp đồng có gì?
Hiệu lực
Số bản
Chữ ký của các bên
Người chứng kiến
Phụ lục
217
Tiêu đề, thời gian và nơi ký kết
Chủng loại hợp đồng
Số của hợp đồng: Phân biệt và viện dẫn
Giờ, ngày tháng năm ký kết
Địa điểm cụ thể
218
Các bên và sự thống nhất ý chí
* Các bên:
- Tên đầy đủ và tên giao dịch
- Trụ sở
- Người đại diện ký kết
- Xác nhận uỷ quyền hợp lệ và căn cứ uỷ quyền
* Sự thống nhất ý chí: Nói rõ các bên đã nhất trí
hay thoả thuận các điều khoản sau đây
219
Bản chất và đối tượng của hợp đồng
Nêu rõ hợp đồng đó là hợp đồng gì
Xác định địa vị của các bên
Xác định đối tượng của hợp đồng
Mô tả chi tiết đối tượng của hợp đồng
220
Số lượng, chất lượng và
qui cách
Mô tả số lượng
Mô tả cách thức tính số lượng
Mô tả chất lượng và qui cách
Mô tả cáh thức tính chất lưọng
221
Giá cả và phương thức thanh toán
Giá cho từng đơn vị hàng hoá và giá cho tất cả
hàng hoá được bán theo hợp đồng
Các chi phí khác
Cách thức tính giá
Thay đổi giá
Ngân hàng và tài khoản
Đồng tiền
Trường hợp có vi phạm nghĩa vụ thanh toán
222
Địa điểm và thời gian giao nhận
Mô tả địa điểm
Trường hợp thay đổi địa điểm và hậu quả
Mô tả thời gian giao tất cả hay từng đợt
Nghĩa vụ tiếp nhận và hậu quả của sự không
tiếp nhận
223
Chuyển quyền sở hữu, rủi ro và
bảo hiểm
Thời điểm chuyển quyền sở hữu, rủi ro
Nếu hợp đồng có qui định bên mua phải thực
hiện một số biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thanh
toán, thì hợp đồng nên qui định việc giao hàng
chỉ được thực hiện khi bên mua đã thiết lập
biện pháp bảo đảm theo thoả thuận.
Trách nhiệm bảo hiểm đối với hàng hoá, chi phí
bảo hiểm
224
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Biện pháp này có thể được xác lập đầy đủ cụ
thể trong hợp đồng chính hay tách ra thành một
hợp dồng phụ. Tuy nhiên cần nhắc tới trong
hợp đồng chính
Mô tả rõ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
225
Giải thích hợp đồng và giải quyết tranh
chấp
Nêu trường hợp có sự hiểu khác nhau đối với
hợp đồng và nguyên tắc giải thích
Cách thức giải quyết tranh chấp về việc hiểu
hợp đồng và việc vi phạm nghĩa vụ
226
Các trường hợp miễn trách
Bất khả kháng
Trường hợp không thể kiểm soát, không thể
tính trước được hoặc không thể tránh được hậu
quả
Nghĩa vụ của các bên trong trường hợp gặp
phải các trở ngại nói trên
227
Sửa đổi, bổ sung, thanh lý và thông báo
Hiệu lực của các sửa đổi, bổ sung
Thủ tục sửa đổi, bổ sung
Trường hợp thanh lý
Nghĩa vụ thông báo của các bên
228
Sự cần thiết của các biện pháp bảo đảm
Pháp luật có chức năng bảo đảm cho các dự
định hoặc kế hoặch trở thành hiện thực, nên
việc thực hiện nghĩa vụ của người thụ trái hay
sự thoả mãn quyền lợi của trái chủ có ý nghĩa
quan trọng
Việc thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào hành vi
của người thụ trái, nên cần có biện pháp thúc
buộc sự thi hành, nếu họ không tự nguyện
229
* Quyền sở hữu được chuyển, theo nguyên tắc, từ
thời điểm người bán giao hàng cho người mua
* Pháp luật hoặc các bên có thể qui định khác
Chuyển quyền sở hữu hàng hoá
230
Chuyển rủi ro
Gắn liền với thời điểm chuyển quyền sở hữu là
trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hoá
231
Hợp đồng có yếu tố quốc tế: Trụ sở ở nước khác nhau;
hàng hoá được di chuyển từ nước này sang nước khác;
việc trao đổi ý chí ký kết giữa các bên được thiết lập ở
những nước khác nhau (CW La Hay 1964 ): CW Viena
1980 áp dụng cho các bên có trụ sở thương mại ở những
nước khác nhau
Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài theo
LTM 1997 chưa phải là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế xét một cách toàn diện
Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
232
Giáo trình: ĐWQT; luật quốc gia; tập quán thương
mại quốc tế
Các quan điểm khác: ĐWQT; tập quán quốc tế; tiền
lệ pháp; luật quốc gia
Lưu ý: Incoterms được thừa nhận như một nguyên
tắc mặc nhiên phải tuân thủ trong thương mại quốc
tế vì nó giúp người bán chào giá trong đó có sự phân
bổ rõ ràng về chi phí và rủi ro trong vận chuyển
quốc tế, cũng như nêu rõ trách nhiệm bảo hiểm và
thủ tục hải quan
Nguồn của luật
233
Điều kiện giao hàng
Cần thiết để xác định trách nhiệm của người bán và
người mua khi giao nhận hàng
Qui định về việc gánh chịu rủi ro, chi phí bảo hiểm,
cước vận chuyển, thuế và các loại lệ phí thông quan
Tuỳ theo điều kiện giao hàng, các chi phí này được
tính vào giá hàng hoá
Để núi về cỏc nội dung này, người ta cú nhiều thuật
ngữ khỏc nhau như giao tại xưởng (ex work), giao
lờn tầu (free on board)...
234
Giải thích và thống nhất điều kiện giao
hàng
Do nội dung của điều kiện cơ sở giao hàng khá rộng nên
mỗi khu vực hay mỗi nước có cách hiểu khác nhau về
cùng một điều kiện giao hàng
Nhiều tổ chức quốc tế đã cố gắng thống nhất cách giải
thích chúng. Tuy nhiên Incoterms do Phòng thương mại
quốc tế soạn thảo và phát hành là được áp dụng nhiều hơn
cả
C¸c bªn tù tho¶ thuËn ¸p dông c¸c ®iÒu kiÖn theo Incoterms
(1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000)
Các qui tắc tập quán khác vẫn giữ vai trò rất quan trọng,
bởi Incoterms cũng vẫn dẫn chiếu tới tập quán cảng khẩu
Khi hợp đồng không nói rõ áp dụng Incoterms, thì điều kiện
cơ sở giao hàng được hiểu theo tập quán buôn bán địa
phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_phap_luat_kinh_te_bai_giang_538.pdf