Luật kế toán Việt Nam thời kì hội nhập - Những vấn đề cần hoàn thiện

Sau hơn 10 năm Luật Kế toán đi vào thực tiễn cuộc sống, những qui định trong Luật

Kế toán Việt Nam ban hành năm 2003 đã bộc lộ những bất cập trong qui định của Luật,

không phù hợp với những khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán, không đáp ứng được

những đòi hỏi có tính cấp bách của yêu cầu hội nhập khi Việt Nam tham gia vào các hiệp

định đối tác chiến lược với nhiều nước trên thế giới, những cam kết thực hiện công nhận lẫn

nhau trong hành nghề kế toán khu vực và quốc tế . Để đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn,

Luật Kế toán VN số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2015

với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu đã định. Tuy nhiên,

khi nghiên cứu những nội dung cụ thể của Luật sửa đổi bổ sung này, vẫn còn một số những

vấn đề được đặt ra và cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của quá trình

hội nhập, tạo điều kiện pháp lí để phát triển ngành nghề dịch vụ kế toán và các doanh nghiệp

cung cấp dịch vụ kế toán ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Luật kế toán Việt Nam thời kì hội nhập - Những vấn đề cần hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y chịu trách nhiệm vô hạn. Quy định này trong Luật Kế toán không hợp lí, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, thể hiện trên các mặt sau: - Qui định về vốn được áp đặt sai bản chất: Điều kiện về vốn được áp đặt nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của doanh nghiệp theo lĩnh vực kinh doanh có yêu cầu về vốn chứ không phải theo loại hình doanh nghiệp. Luật Kế toán đã qui định có tính phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán về điều kiện vốn là không hợp lí. - Về trách nhiệm đối với dịch vụ kế toán cung cấp: Điều kiện về bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp nhằm ràng buộc trách nhiệm của kế toán viên hành nghề đối với doanh nghiệp, nhưng khi cung cấp dịch vụ kế toán, trách nhiệm trong hợp đồng là trách nhiệm của doanh nghiệp, không phải trách nhiệm cá nhân. 305 - Về trách nhiệm xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng: Yêu cầu về vốn được đặt ra đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên để thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, đảm bảo yếu tố an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Vậy đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, nếu không có vốn như công ty TNHH hai thành viên trở lên nếu khi thiệt hại xảy ra thì quyền lợi của khách hàng cũng không được đảm bảo mặc dù thuộc loại chịu trách nhiệm vô hạn. Ngoài ra, nếu một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ cho một công ty có qui mô lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thì việc chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ là không có ý nghĩa, theo đó qui định bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp là không phù hợp. Theo kinh nghiệm của một số nước như Nga, Nhật bản, Armenia, Belarus, Thái Lan đều không qui định vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp kế toán. Từ những phân tích trên và kinh nghiệm của các nước, có thể thấy quy định này đã gây khó khăn cho các cá nhân hành nghề, không tạo được động lực để khuyến khích các cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ kế toán và công khai, minh bạch. Do đó, Luật Kế toán cần đưa ra qui định đảm bảo tính bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp về điều kiện này. Trên cơ sở nhận thức bản chất của hoạt động dịch vụ kế toán là cần chú trọng đến vấn đề nhân lực là chủ yếu hơn là vấn đề về vốn, theo đó nên thống nhất không qui định về mức vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán. Để đảm bảo chất lượng và trách nhiệm nghề nghiệp, nên thay bằng yêu cầu kí quĩ hoặc mua bảo hiểm nghề nghiệp thì phù hợp hơn, và đây cũng kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Trung quốc, Singapore. Thứ ba: Qui định về điều kiện hành nghề của cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán Tại điều 58 của Luật Kế toán qui định một cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán muốn cung cấp dịch vụ kế toán phải đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Qui định phải có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là không cần thiết, làm tăng các thủ tục hành chính, đi ngược lại xu hướng cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Bởi việc cấp chứng chỉ hành nghề kế toán đã đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực thực tế, tư cách đạo đức cùng các thông tin về cá nhân..., việc đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán dưới hình thức hộ kinh doanh là đủ để nhà nước quản lí hoạt động và thu thuế đối với cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán. Như vậy, nếu kiểm soát việc kinh doanh của các cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán thì nhà nước đã có thể quản lí bằng hình thức Đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán, nếu kiểm soát về chuyên môn thì đã có thể quản lí bằng Chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, tại khoản 3 điều 58 lại qui định “Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán”, điều này không hợp lí vì đăng kí hành nghề có nghĩa là đăng kí để hoạt động kinh doanh với tư cách cá nhân, tuy nhiên Luật lại qui định phải có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, lúc này cá nhân hoạt động với tư cách là người lao động trong doanh nghiệp và khi hành nghề sẽ với tư cách là doanh nghiệp, không phải tư cách là cá nhân. Mặt khác, qui định này cho thấy nếu một cá nhân khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thì cũng có nghĩa là họ đã có đầy đủ điều kiện để hành nghề kế toán, vấn đề đặt ra là tại sao giấy chứng nhận đăng kí hành nghề này lại chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (?), qui định này vừa làm mất đi tính pháp lí của giấy chứng nhận này, vừa thiếu tính khả thi vì sẽ khó kiểm soát được người đăng kí hành nghề dịch vụ kế toán có hợp đồng lao động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán khi hành nghề hay không. 306 Từ những phân tích trên, việc yêu cầu thêm một Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán sẽ không có ý nghĩa về mặt quản lí, phủ nhận giá trị của chứng chỉ hành nghề cũng như không thể hiện được sự phối hợp của các cơ quan quản lí nhà nước trong quản lí hoạt động của người cung cấp dịch vụ. Theo đó, Luật Kế toán nên bỏ qui định này trong qui định về điều kiện hành nghề của cá nhân cung cấp dịch vụ kế toán. Thứ tư: Qui định về điều kiện hành nghề của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán Tại điều 60 của Luật Kế toán qui định về điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và điều 63 qui định về cấp lại, điều chỉnh giấy chứng nhận này. Qui định này được xem là không cần thiết bởi theo nghị định số 56/2006/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ kế toán được xếp vào nhóm kinh doanh chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo qui định, không cần phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đây là ngành nghề kinh doanh được thực hiện theo qui trình và những nguyên tắc, qui định được hướng dẫn thống nhất trên phạm vi cả nước. Mặc dù là ngành nghề kinh doanh có quan hệ mật thiết với tình hình tài chính của mỗi đơn vị, nhưng những sai phạm trong kế toán (nếu có) thì thường phải xuất phát từ ý chí chủ quan của những người lãnh đạo doanh nghiệp, việc kiểm tra giám sát của cơ quan thuế, tài chính và các bên liên quan khác, không hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Việc siết chặt quản lí, đặt ra yêu cầu phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán là không cần thiết, không phải là cách thức nhằm đạt tới mục đích nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kế toán, cũng không phù hợp với chủ chương, quan điểm cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Theo đó, không nên qui định vấn đề này trong Luật Kế toán. Thứ năm: Qui định về điều kiện của người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty Tại điểm c, khoản 1, 2 và 3 điều 60 của Luật Kế toán qui định Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc phải là kế toán viên hành nghề. Qui định cho các đối tượng này nên chăng chỉ cần có chứng chỉ hành nghề kế toán là phù hợp, bởi đối với các chức danh này thì phải đặt trọng tâm cho vấn đề về năng lực quản lí, năng lực điều hành là chủ yếu, còn những người tham gia trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán mới yêu cầu phải là kế toán viên hành nghề. 4. Kết luận: Trên đây là những tổng kết có tính khái quát về những thay đổi căn bản trong Luật Kế toán Việt Nam thời kì hội nhập, những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu hoàn thiện liên quan chủ yếu đến những qui định còn chưa hợp lí, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân hành nghề kế toán. Các đề xuất mang tính định hướng nhằm góp phần hoàn thiện qui định pháp lí về hành nghề kế toán và cung cấp dịch vụ kế toán, tạo điều kiện để thành lập và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, phát triển ngành nghề dịch vụ kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội và những đòi hỏi của quá trình hội nhập, sẵn sàng cho Việt Nam thực hiện những cam kết công nhận lẫn nhau trong hành nghề kế toán ở phạm vi khu vực và quốc tế. Tài liệu tham khảo: 1. Luật Kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 ban hành ngày 17/6/2003 2. Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 sửa đổi, bổ sung ban hành ngày 20/11/2015 3. PGS.TS Đặng Văn Thanh, Giải pháp đưa kế toán Việt Nam ngang tầm khu vực quốc tế. www.kiemtoanasc.com.vn 4. Tài liệu hội thảo Luật Kế toán sửa đổi, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam tổ chức tại hà nội, ngày 27 tháng 8 năm 2015 5. Báo cáo tóm tắt kinh nghiệm các nước về một số nội dung của Luật Kế toán- Bộ Tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_ke_toan_viet_nam_thoi_ki_hoi_nhap_nhung_van_de_can_hoan.pdf
Tài liệu liên quan